TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những bất lợi khi thêm tên con cháu vào giấy chủ quyền nhà
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những bất lợi khi thêm tên con cháu vào giấy chủ quyền nhà

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9550

Bài gửiGửi: Sun Feb 11, 2018 12:02 am    Tiêu đề: Những bất lợi khi thêm tên con cháu vào giấy chủ quyền nhà

Những bất lợi khi thêm tên con cháu vào giấy chủ quyền nhà

Khi thêm một đồng sở hữu chủ, để bán một bất động sản đồng sở hữu trong khi bạn còn sống, bạn phải có chữ ký của cả hai người chủ.


Nhiều người lớn tuổi đã thêm một người con (hoặc cháu) trưởng thành vào giấy chủ quyền các tài sản của họ (đặc biệt là căn nhà) với tính cách một đồng sở hữu chủ để khỏi phải làm di chúc.



Tuy nhiên, phương pháp này có thể tạo ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như:

    1. Khi thêm một đồng sở hữu chủ, người chủ nguyên thủy sẽ mất quyền kiểm soát. Để bán một bất động sản đồng sở hữu trong khi bạn còn sống, bạn phải có chữ ký của cả hai người chủ. Nếu người cùng làm chủ với bạn không hợp tác hoặc bị mất năng lực, có thể bạn sẽ gặp trở ngại trong việc bán hoặc chuyển nhượng bất động sản của bạn.

    2. Một phần tài sản có thể bị mất cho các chủ nợ của người đồng sở hữu. Nếu người cùng sở hữu với bạn có các vấn nạn nợ nần, chủ nợ của người đó có thể xin tòa án cho sai áp tài sản chung để trừ nợ. Điều này cuối cùng có thể làm cho bạn mất tài sản đó!

    3. Các tài sản có thể trở thành một phần trong thủ tục ly dị của một đồng sở hữu chủ. Dĩ nhiên bạn không muốn bất động sản của bạn bị lôi kéo qua các thủ tục ly dị của tòa án với những phí tổn và mất thì giờ vì phải tham dự các phiên tòa.

    4. Người ta thường nhìn vào cộng đồng sở hữu như một phương tiện để khỏi phải lập di chúc. Tuy nhiên, khi cha mẹ đặt một người con vào giấy chủ quyền như một đồng sở hữu chủ đối với bất động sản của họ, họ thường không ý thức rằng họ đã thực hiện một vụ hiến tặng một nửa trị giá của bất động sản. Nếu trị giá đó vượt quá $14,000 trong một năm, tặng phẩm là một khoản hiến tặng phải đóng thuế, do đó cha mẹ sẽ phải nộp một tờ khai thuế tặng dữ.

    5. Khi một người thừa hưởng một tài sản, trị giá của tài sản sẽ được xét lại theo trị giá hiện hữu đã tăng lên vào ngày chết của người để lại di sản. Chẳng hạn cha mẹ già để lại một căn nhà cho con cái họ trị giá $400,000 vào ngày họ qua đời, trong khi trị giá của bất động sản chỉ là $100,000 (giả dụ căn nhà đã được mua từ 20 năm trước). Trong khi những người thừa hưởng có thể phải trả thuế bất động sản tùy theo cỡ của bất động sản, họ sẽ không chịu trách nhiệm về thuế tăng vốn đối với số tiền $300,000 mà trị giá đã tăng lên. Họ sẽ chỉ chịu trách nhiệm về những khoản tăng vốn có thể xảy ra từ thời điểm họ thừa hưởng di sản và rồi bán đi. Mặt khác, trong trường hợp đồng sở hữu, khoản tăng vốn là $300,000 và người thừa hưởng sẽ phải trả thuế cho một nửa số tiền gia tăng về trị giá tính thuế (tức $150,000).

Tóm lại, mặc dù giải pháp đồng sở hữu có những lợi điểm, chúng ít được sử dụng vì có nhiều bất lợi.

N.N.
Nguồn: nguoi-viet.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân