TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Phạm Công Thiện của các năm 1966, 1967 và 1969
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Phạm Công Thiện của các năm 1966, 1967 và 1969

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Feb 10, 2018 3:16 am    Tiêu đề: Phạm Công Thiện của các năm 1966, 1967 và 1969



Phạm Công Thiện của các năm 1966, 1967 và 1969


      PHẠM CÔNG THIỆN của các năm 1966, 1967 và 1969

      Nhân mới đây mình mua được bốn quyển sách còn thiếu trong bộ sách của Phạm Công Thiện (1941-2011) do Thư viện Huệ Quang, Saigon phát hành với châm ngôn “giữ gìn nét xưa phát huy vốn cổ” của Thích Không Hanh5, vị tu sĩ chủ trương “ giữ gìn di sản của những thời huy hoàng đó, người Việt mình bao phen lỗi hẹn với tiền nhân, và mãi là niềm ngậm ngùi của những người có tâm hồn hoài cổ. Nhằm lượm lặt đôi phần di sản còn sót lại đâu đó sau 1975, tìm chút đồngđiệu nơi những người muốn phát huy vốn cổ, thư viện Huệ Quang ấn hành lại một số thư tịch trước 1975, dưới dạng ảnh ấn, cốt làm sao lưu giữ được nội dung trong cái dáng hình “khả ái” mà nó đã được sinh ra, trong một giai đoạn lịch sử đáng nhớ. ”

      Sách được ấn loát rất đẹp trên các giấy láng nhưng không thay đổi cái cốt lõi của sách nguyên thủy. Bốn quyển sách mà mình thiếu nay có được lại là:

      - Anh ngữ tinh âm tự điển (Hoàng Long xuất bản năm 1957)
      - Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (An Tiêm xb 1966)
      - Hố thẳm của tư tưởng (An Tiêm xb 1967)
      - Henry Miller (Phạm Hòang xb 1969)

      Chính vì mình, cũng như hầu hết các sinh viên văn khoa 1966 đến 1970 rất yêu mến Phạm Công Thiện với nhiều lý lẽ khác nhau, cho nên lúc nào cũng mua hết những sách của ông khi mới vừa ra mắt, và sau này khi ông ở nước ngoài đến khi ông mất.

      Để cho các hậu duệ biết rõ suy tư của Phạm Công Thiện về đất nước con người, mình xin được trích dẫn ra đây từ hai trong ba quyển sách nói trên khi ông có đề cập đến ba nhân vật nổi tiếng của VN trong giai đoạn 1966 đến 1970: thượng tọa Nhất Hạnh (1926 -...), GS Nguyễn Văn Trung (sinh 1930 -...) và linh mục Nguyễn Ngọc Lan (1930-2007)

      1- Sách HỐ THẲM CỦA TƯ TƯỞNG. Xin trích vài đoạn:
      1. 1. Trang cuối của sách này 236 có câu: ”Hố Thẳm của Tư Tưởng ra đời để đánh dấu ngày tôi chấm dứt mọi liên hệ tình cảm với Bùi Giáng và Nhất Hạnh không còn gì để nói. ”

      1. 2. Vì lý do rất tế nhị, mình không thể trích dẫn những lời phê bình gay gắt của PCT đối với luận án tiến sĩ của GS Nguyễn Văn Trung (Le Conception Buddhique du Dvenir; đệ trình tại Institut Supérieur de Philosophie ở Louvain) ; nhà Nam Sơn xuất bản tại SG năm 1962. Mình chỉ trích ra câu sau đây để thấy nhãn quan sâu rộng của PCT vào thời đó - 1966 đến 1975 -: “Nguyễn văn Trung có chịu khó học hành lại để suy tư cho đúng đắn mà ý thức nỗi Mất Quê Hương (Heidegger: Heimatlosigkeit) của tất cả chúng ta? ” Sđd. trang 169.

      2- Sách HENRY MILLER. Xin trích vài đoạn:
      2. 1. “Mà dù nước mắt có chảy đi nữa thì nước mắt ấy không phải là nước mắt của những kẻ tự nhận rằng chỉ riêng họ là biết khóc (như Nhất Hạnh và nhóm của ông ta, như linh mục Nguyễn Ngọc Lan chẳng hạn) để rồi mỉa mai khinh bỉ rằng những kẻ khác chỉ là những kẻ vô lại, vô lương tâm, cười trên đất mẹ đau thương, vì lý do duy nhất là những kẻ khác không chịu đi chung con đường của họ: có lẽ lý tưởng của Nhất Hạnh và Nguyễn Ngọc Lan là cao cả, đẹp đẽ, đáng kính. Nhưng tại sao họ không thể sống hòa bình với những người gần gũi họ nhất, mà họ lại đi rêu rao hòa bình ở khắp thế giới? “ (sđd trang 100)

      2. 2. “Tôi có cần phơi bày ra lý do thấp hèn đã khiến cho Nhất Hạnh phải viết những lời lẽ mạt sát tôi một cách”cao thượng” ”đứng trên ngó xuống” trong quyển “Nói Với Tuổi Hai Mươi” (do Lá Bối in lại lần thứ tư)? Tại sao Nhất Hạnh có thể đối với tôi như thế, tôi, một người ăn chung bàn, đã nằm chung phòng với ông ta? có phải vì tôi đã bỏ Nhất Hạnh, bỏ đi vào chính ngày trọng đại mà ông muốn tấn phong tôi một cách công khai làm “đệ nhất tổ” của dòng Tiếp Hiện do ông là “sơ tổ khai sáng”? Lý do tôi bỏ ông là vì tôi chỉ muốn coi ông là thi sĩ (ông lại muốn làm lãnh tụ chính trị!) ; rồi ông lại cấm Lá Bối không cho tái bản cuốn Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học của tôi. Thôi còn nhiều điều bí ẩn về Nhất Hạnh, tôi đã thấy trái tim đencủa ông ta, nhưng tôi xin thề từ đây trở đi sẽ ngậm miệng kín tiếng và không muốn nói gì với ông ấy nữa. (sđd. trang 101)

      2. 3. “Tôi muốn cho đất nước Việt Nam hiện nay được sống ngọt ngào với ảo tưởng của Nhất Hạnh. Một ngày nào đó khi Nhất Hạnh bị bỏ rơi hoàn toàn ở nước Việt Nam này thì ngày ấy tôi sẽ trở lại tìm ông và sẽ mỉm cười đầy tình thương yêu trìu mến, nhưng ngày nay thì Nhất Hạnh là đang là “đứa con cưng” của “Mẹ Việt Nam”, nên tôi phải xin tự nguyện làm “đứa con hoang đàng”. (Sđd. trang 102)

      2. 4. “TÁI BÚT: Mới đây có người cắt một đoạn trong tạp chí Đất Nước số tháng 8 & 9năm 1969, số 13, trang 103-104, linh mục Nguyễn Ngọc Lan viết như vầy “Trong khi người-hùng-mỹ-quốc-Henry-Miller của-người-hùng-“giáo-sư-Phạm-công-Thiện-của-đại-học-Vạn-hạnh tự do biểu dương cái “sex” ra mà cười trên đất nước này. Bình yên cho Lê Văn Siêu. Bình yên cho quốc sư Vạn Hạnh! (trang 103). Đối với những kẻ chưa bao giờ đọc nổi Henry Miller, chưa bao giờ biết gì về Henry Miller, thì chúng ta có cần trích lại đoạn sau đây của Henry Miller trong quyển The Book in My Life, trang 134-135 (...).
      Ông có tự trọng không, khi ông chẳng biết gì về Henry Miller mà lại lên giọng “tình cảm cải lương” để tự cho rằng mình là “yêu nước”.
(Sđd. trang 105).
      ********
      Lời cuối:
      1) Phạm Công Thiện đã rời bỏ Việt Nam năm 1970; từ đó ông không bao giờ trở lại quê hương và qua đời ở tuổi 70, đúng như lời ông đã viết:
      “Tôi vẫn muôn đời là đứa con hoang đàng của nước Việt Nam, tôi sẽ không bao giờ trở về nhà nữa. ” (sđd. trang 102).

      Ông viết tiếp, cho Vĩnh Ấn, người bạn thân nhất đời ông, như sau: “Hiện nay tôi là một trong vài ba người bị thù ghét nhiều nhất tại chính quê hương này, một số đông Phật tử (chạy theo Nhất Hạnh) đã thù ghét tôi như “một con chó ghẻ” một số đông chạy theo Mỹ cho tôi là “lừng khừng, khuynh tả, vô trách nhiệm, chống Mỹ”, một số đông chạy theo Cộng sản cho tôi là “phản động, tiêu cực, cá nhân, tiểu tư sản”, một số đông chạy theo Quốc gia thì cho tôi là “xuẩn động, đào ngũ, phá hoại, phản quốc”. Ngay ở viện Đại học Vạn Hạnh, nơi tôi làm khoa trưởng văn khoa, thử hỏi có mấy người chấp nhận tôi đúng như là tôi. Họ coi tôi như một quái vật, một thứ “đồ nghệ sĩ” vô trật tự, vô kỷ luật, kiêu ngạo, bất thường, lập dị, gàn, ương ngạnh, điên điên tàng tàng, đôi khi lố bịch.

      Một ngày nào đó, tôi sẽ bỏ Vạn Hạnh mà đi, giống như Nietzsche bỏ đại học Bâle mà đi, làm một “kẻ lang thang với bóng mình.

      (...) Nhưng đến bước đường cùng tuyệt lộ thì vẫn có phép lạ hiện đến. TÔI TIN TƯỞNG VÀO PHÉP LẠ. Tôi tin tưởng rằng mọi sự đều là phép lạ, đều tuyệt vời. Tôi tin tưởng rằng mọi người đều tuyệt diệu giống như họ họ vẫn tuyệt diệu ngay từ bản chất (Henry Miller: “People are wonderful as they are) ” (sđd. trang 103).

      Ông viết những dòng trên vào ngày 30-11-1969, tức vài tháng trước khi ông vĩnh viễn rời bỏ quê hương.

      2) Sau năm 1975 và cho đến bây giờ chắc hẳn chúng mình đều đã rõ ba nhân vật mà Phạm Công Thiện đã viết rồi. Nguyễn Ngọc Lan cởi bỏ áo linh mục và kết hôn năm 1976, có đăng Tin Mừng trên tạp chí ĐỨNG DẬY (hậu thân của tạp chí ĐỐI DIỆN trước 1975) và những năm sau đó... Còn hai nhân vật kia, quí vị ở nước ngoài chắc đều biết rõ rồi.

      3) Mới thấy nhãn quan siêu tuyệt của ông về đất nước con người; mình không dám nói ông đã tu theo một dòng tu kín, mà nói theo PLATO (427-347): “Tìm biết được Đấng Sáng Tạo, cha chung của toàn thể vũ trụ vạn vật này, là một việc rất khó khăn, và một khi đã nhận biết đựơc Ngài thì cũng chẳng thế nào thông tri cho mọi người được. ”. Hay như J. KRISHNAMURTI (1895-1986):

      ” Để nắm bắt được vận hành toàn diện của đời sống đòi hỏi một trí thông minh, không phải thứ thông minh của tư tưởng, sách vở, hay kiến thức, mà là sự thông minh của tình thương, lòng trắc ẩn cùng sự nhạy cảm của nó. ”
[b]
      Tây đô, chiều nhạt nắng,
      Tiết Lập Xuân, 25 tháng chạp Đinh Dậu (Feb. 10th 2018)
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân