TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN BÓI TOÁN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN BÓI TOÁN
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Thu Feb 24, 2011 4:50 am    Tiêu đề:

Phần bài viết vừa qua, chỉ có ý muốn dẫn chứng từ thời sự liên quan đến kinh dịch. Quý vị nên hiểu như thế nầy, Khi chúng ta học hành, rồi tốt nghiệp và sau đó kiếm công ăn việc làm, quý vị có thể có chỗ làm trong công hay tư sở, có thể nắm giữ chức vụ cao hay thấp, và có thể là cố vấn cao cấp trong chính phủ nào đó, điều này chỉ quan trọng là khi so sánh chức vụ và địa vị giữa mình với kẻ cùng khốn trong xã hội mà thôi. Còn Kinh Dịch, đứng trên cả thể chế chính trị. Vì lời xưa nói vật có thay đổi, sao có dời ngôi, đất nước có tuần, non sông có vận, thời thế xoay vần, năm tháng qua mau, và bốn mùa chuyển tiếp. Học phải là thực học, chớ có học theo thói trộm đạo, như bắt chước câu nói của Quản Trọng với Tề Hoàn Công, vì lợi ích mười năm người ta trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người, thay vì nói đào tạo nhân tài, lại biến thành câu nói mà mọi người khi nghe đã biết tư cách mình ra sao rồi. Nói như thế là bắt chước, học như thế là trộm cướp, trộm tinh hoa, và cướp chiến công của "kẻ khác". Chớ quên câu: Cọp Chết Để Da, Người Ta chết Để Tiếng, tiếng thơm hay tiếng thúi thì tự hỏi sẽ có câu trả lời. Chết như Hồ Quý Ly, Lê Chiêu Thống, để lại tiếng thơm hay tiếng Thúi. Vì thế, nên cẩn thận khi học hỏi, và công đức mà ta để lại cho đời. Đó mới là điều đáng nói.

       Mời quý vị xem tiếp theo:

       
ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN BÓI TOÁN (TIẾP THEO)


       Sở dĩ bài viết có một vài đoạn nhắc sơ qua về chuyện thời sự, đó là ý của người viết muốn chhứng minh cho phần luận cứ, về thời sự đương đại; tức là những sự kiện đang xẩy ra. Quý vị nên hiểu rằng, khi người xưa đã nhận xét qua câu văn của Trương Hoành Cứ; một Cao thủ về kinh dịch, ông viết Dịch Vi Quân Tử Mưu, Bất Vi Tiểu nhân Mưu, là có ý khuyên bảo người đời sau, rằng: khi đã lĩnh hội được những điều cao siêu trong kinh dịch, thì chớ có dùng nó, để đem sự cao siêu đó mà phụng sự cho lũ buôn dân hại nước, và loại đầu trộm đuôi cướp, vì kinh dịch là đạo trị quốc, nếu vô tình hay cố ý phạm vào, nhẹ thì bị anh linh của tiền nhân quở trách, nặng thì uy trời trừng phạt. Biết bao nhiều thời đại đã qua, biết bao nhiêu nguồn văn minh xuất hiện trên quả đất, vậy mà một sớm một chiều tan biến, do các triều đại đó ăn chơi xa xỉ, sống đọa lạc, như Châu Atlantic; Là chuyện có thật, như thành Babilon. Uy trời thì chúng ta không thể nhận ra, nhưng trời đã trừng phạt thì đó là sự kiện có thật. Hiện thời, có nhiều sự kiện xẩy đến, nhưng giới bác học, vẫn bảo đó là những sự việc chưa giải thích được.

       Bây giờ xin trở lại phần chính của bài viết, đó là các phương pháp để Bói, trong đó, có các sự giải thích chung chung chưa đầy đủ, qua các tác phẩm được bày bán trên thị trường sách. Tại sao thế??? Xin Thưa, vì Dịch là Truyền đạt lẫn cho nhau, và không được tự ý truyền dạy, mà không chọn lựa người cẩn thận. Kể cả các quyển Binh Thư được bày bán, thực ra, người xưa khi soạn các thiên binh thư, đều không có ý viết sách để bán. Đời nay người ta kinh doanh, và buôn bán chữ nghĩa để trục lợi (dù có nói gì cốt để biện hộ cho hành động này, cũng chỉ là ngụy biện) cho nên sách thì bán đầy, mà thực để xem cho vui mà thôi. Ai dám vỗ ngực xưng tên rằng mình lĩnh hội được yếu chỉ của kinh văn qua các sách bày bán trên thị trường, nói thế đúng là nổ văng miểng hơn lựu đạn. Trong Binh Thư Yếu Lược được bán ra, có vẽ hình các thế trận, nhưng chỉ có hình vẽ, mà hoàn toàn không có cách hướng dẫn??? dạy thì dạy tới nơi tới chốn, dạy như thế, thì dạy làm gì????? Dạy mà dạy bậy bạ, dạy nửa vời là một trọng tội, nhưng ai xét xử ai được thời nay. Ngày xưa thời cũ, nhiều anh lính binh nhì, dám mang lon thiếu úy đi cua gái, ra đến ngoại quốc dám xưng là thiếu tá, để lòe thiên hạ, xạo sự cho vui thôi, những cái ba vớ vẩn đó xin miễn bàn.

       Trước khi đi vào các phương pháp bói: chúng ta cũng cần nên biết một chút qua sự sắp xếp quẻ dịch, Thứ nhất, cách sắp xếp quẻ Dịch: Quẻ dịch gồm có Tên, Do hình thể của quẻ mà chúng ta có tên quẻ. ví dụ như: quẻ gồm hai quẻ chính hợi lại mà thành. Ví dụ: ta nghe nói sự việc xẩy ra, mới nghe qua chúng ta vẫn tưởng sự và việc là một. Thưa không phải thế. Khi sự việc được nói chung, nhưng khi chia ra ta biết sự và việc là hai. Lẽ ra sự đứng trước, và việc đi theo sau, nhưng trong cách sắp xếp quẻ dịch, cách xem xét sự kiện; ta bắt đầu ngay từ nơi gốc rễ. dưới gốc cây là rễ cây. Vậy gốc cây ở trên, rễ cây ở dưới, để hút phân, hay hút các chất dinh dưỡng để nuôi thân cây. Nguyên tắc, tính toán sự việc, chúng ta bắt đâu xem xét các yếu tố ở bên dưới, nên dịch viết, ở trong là chủ, ở ngoài là khách (quẻ trong hay quẻ nội, còn được gọi là "quẻ hạ ở dưới", quẻ ngoài là khách) đó là cách nói theo chuyên môn, nơi phần kỹ thuật, thực hành, nội là bên trong, ngoại là bên ngoài. Nguyên do dịch khó học là vì phần nhiều lời văn đều phát xuất từ tiếng Hán Việt, nên đôi khi ta biết chữ mà không hiểu nghĩa. Rắc rối cuộc đời là ở chỗ đó. Sau đây là phần trình bày về quẻ dịch cũng như cách sắp xếp.

       Ví dụ như: Quẻ dịch gồm có Tám quẻ chính, gọi là bát quái, khi đem Tám quẻ chính đặt chồng lên thì ta có 64 quẻ. Điều nầy ta nên hiểu như sau. Khi đọc dịch hay học dịch, chúng ta đọc được trong các quyển Kinh Dịch dù là tác giả nào viết, đều không giải thích tại sao lại bắt đầu với quẻ thuần Càn, kết thúc với quẻ Vị Tế. Xem cách đó chỉ hiểu được có một phần mà thôi, Dịch còn nhiều phần khác nữa, Xin thưa, Dịch chia ra làm Hai phần chính yếu. Phần Lý Thuyết phần kỹ thuật ứng dụng thực hành. Chính vì có nhiều lý do nên phương pháp giảng dạy của tiền nhân cũng chỉ nửa vời, cốt để cho hậu học, tự phát triển thêm về thiên tư của mình.

       Nguyên lý Dịch có ghi rõ, chúng ta có tám quẻ dịch chính. Mỗi quẻ được xem như là quẻ mẹ, từ quẻ mẹ sinh ra bẩy quẻ con, mỗi quẻ chính được gọi là nhà.

       Ví dụ như quẻ Càn: Càn Cấu Độn, Bĩ, Quán, Bát, Tấn, Đại Hữu. chúng ta hãy xem: từ quẻ Càn, nếu đem một quẻ Càn thứ hai chồng lên quẻ Cán thứ Nhất; ta được quẻ thuần Càn, thực ra không phải chúng ta tự bày ra; mà ở đây chính là sự hiển hiện của thế giới sự việc; Cách xem xét sự kiện của tiền nhân như sau, trước hết, chúng ta nhìn thấy trên mặt đất cảnh vật như trên đường phố, hay trên vách tường, hoặc trên nền nhà, chỉ có sàn nhà tráng ciment hay nền đất, đột nhiên, trên nền đất xuất hiện ra một vật, đó là sự, hay là hiện tượng, (hiện ra tượng) khi sự xuất hiện sẻ xin ra việc, gọi là sự việc. Vậy thì xem xét từ gốc rễ, tức là khi vẽ ra hình thể quẻ dịch, sự việc phát nguồn từ dưới đi lên, từ trong ra ngoài, nên lời xưa nói: Tiên tu kỳ thân, thứ đến trị kỳ gia, hậu trị kỳ quốc. Sau cùng bình thiên hạ, Bình ở đây là thiên hạ thái bình. Nhưng người hán họ tham lam nên hiểu sai câu nầy. Chữ trị không mang nghĩa cai trị, mà nghĩa thực sự chính là yên ổn, làm cho nước yên chính là Trị quốc. Các phương pháp trong Quan Mai dịch số cũng đã có đề cập, quan là xem xét, Mai là Hoa mai, hay cây Mai, Thứ nhất, hoa mai là sự vật, phương hướng là nền tảng, theo dịch hễ có vật thì có số; số là số tiêu biểu, tiêu biểu cho vạn vật, như nhóm sao Thái Ất có mang các nhóm số. do hình thể quẻ ta có tên quẻ, ví dụ như sau quẻ Càn, là quẻ Cấu, như Thiên Phong Cấu.

       Trong dịch viết,

       Càn vi thiên, (tượng trời) nên nhớ, các câu nói trong dịch chỉ là các ẩn dụ,
       Khảm vi thủy (nước) (tượng trưng cho nước)
       Cấn vi Sơn (Sơn là núi)
       Chấn vi lội (Lôi là Sấm chớp)
       Tốn vi phong (như là gíó thổi)
       Ly vi Hỏa (Hỏa là lửa cháy)
       Khôn vi địa (như đất đai)
       Đoài vi khẩu (khẩu là cái miệng)

       Qua Gia đình hà Càn: Nếu thấy quẻ Càn trên quẻ Càn ở dưới ta đọc là Thuần Càn, quẻ Càn trên tốn dưới ta nhớ Càn vi thiên, Tốn vi phong, thiên phong tên quẻ là Cấu. Càn trên kkhôn dưới đọc là thiên địa bĩ, đó là phương pháp đọc tên quẻ dịch. Đây là một trong các quy tắc, cần phải thuộc nằm lòng,

       Thường thường ta thấy trong quẻ dịch thường có ghi thêm tên của thiên can và địa chi, nhưng thường được ghi tắt, vì theo khoa Bốc Phệ, người ta chỉ ghi tắt các chi, để cho tiện, và cho các sự việc tương đối ngắn, gần, và không hệ trọng. ví dụ như:
       
Nhâm Tuất ___ Thế
Nhâm thân ___
Nhâm Ngọ ___
Giáp Thìn ___ Ứng
Giáp Dần ___
Giáp Tý ___

       Trên đây là một trong 64 quẻ dịch. Ví dụ như quẻ tứ hai trong Gia đình Càn là quẻ Thiên phong Cấu, ta nhớ Càn Vi Thiên, Tốn vi phong, nên vẻ hình quẻ Càn bên trên, quẻ Tốn bên dưới,
       
Nhâm Tuất ___
Nhâm thân ___
Nhâm Ngọ ___ Ứng
Tân Dậu ___
Tân Hợi ___
Tân Sửu ___ Thế

       Ở đây ta thấy người xưa quả nhiên tài tình và thông minh khi bày ra những đìều nấy. Quẻ thì có quẻ âm quẻ dương, hào cũng có hào âm hào dương, bởi thế, nếu người hậu học dịch không được chân truyền thì khi lấy quẻ, chúng ta sẻ lầm lẫn hết mọi sự. Khi nhìn hình thể của quẻ Dịch, chúng ta có thể mường tượng ra các biểu tượng, Bởi thế nên chúng ta nhận thấy, Dịch là cả một thế giới huyền ảo. Khi đọc Dịch xem quẻ, hay cứu xét tình thế, chúng ta cần nên biết, nếu làm việc chẳng có phương pháp, thì chúng ta tựa hồ như đứng trước ngã ba, ngã tư, ngã năm của con đường phố. Nếu ở ngã ba, ngã tư, ngã Năm đó, không có bảng chỉ đường hướng dẫn, thì ta làm sao biết phải đi về hướng nào. Bởi thế, các quy tắc, nguyên tắc, như định đề, định lý rất hệ trọng, như người lính, thường phải trải qua các khóa huấn luyện quân sự, Học cách đi đứng nằm ngồi, học tập cách ăn sao cho nhanh,, làm sao có thể tạo ra được mái che, làm sao căng võng trong rừng, làm sao khi biến động, người lính sẽ nhanh chóng phản ứng. V… v……

       Quý vị đã từng xem qua những phim được trình chiếu, về hình ảnh người lính qua các trận chiến trong các trận đại chiến thế giới lần thứ Nhất, và đệ nhị thế chiến, Ngày nay các chiến lược, các chiến thuật đều được thay đổi để thích hợp với thời đại nguyên tử, kể cả chính trị, quân sự, kinh tế, và từ khi thế giới phát sinh ra Hệ-thống internet (nghĩa là Chương trình Liên lục địa,) Tuy nhiên, sự thay đổi chỉ ở hình thức, còn nôi dung thì hầu như không có gì mới lạ. Như ngày xưa, trong lãnh vực quân sự, khi tấn công, ngưới ta thường dùng TIỀN PHÁP HẬU XA, nghĩa là như trong cờ tường, dùng con pháo trước khi để tấn công vượt qua đầu (dùng pháo binh hay hỏa lực) đế tiêu diệt lực lượng đối phương, Sau đó dùng chiến xa tấn công, và sau cùng là đưa bộ binh tiến chiếm mục tiêu. Nhắc lại một người quân nhân, trước khi tham dự hành quân, người lính đã được huấn luyện cẩn thận và trang bị đầy đủ, để dự phòng khi tác chiến lâm trận họ có thể chiến đấu, cũng như đạt lấy thành công. Trong chiến tranh không có quyền thua, vì thắng là sống, thua là chết; một mất một còn. Không hề có chuyện tranh đấu hay chiến đấu nửa vời.

       Cũng vì thế nếu không được chân truyền (truyền đạt thực sự) thì chúng ta sẻ bỡ ngỡ và khi đi vào hệ thống kinh dịch, ta sẽ lạc đường, như người viết đã từng đi lạc đường vào lịch sử. Xin trở lại với chuyện cứu xét quẻ dịch,

       Lấy được quẻ dịch (người ta có nhiều phương pháp) nhưng khi đã lấy được quẻ dịch, vẽ được hình thể quẻ dịch, gầy thêm can chi vào quẻ, ghi thêm Thế và Ứng (Thế là mình Ứng là người,) nghĩa là, khi tình hình đã đến, gồm có ta và người, người đó là ai, chữ là ai, không phải là tên tuổi, mà đó là người nào, theo như quẻ dịch, quẻ có 6 hào; vậy thế hào đứng ở vị trí nào, và Ứng hào đứng ở vị trí nào?? thế đứng có vững chắc hay không?? có trung chính hay không?? có đúng thời hợp lý hay không?? v…. v… Rắc rối quá, phải không quý vị. Bởi thế, Khi học để làm thầy bói, cũng đã sói trán rồi, nói chi hộ để làm cố vấn (Tôi rất ghét từ tư vấn, mặc dù tôi hiểu người ta muốn nói gì) Hầu như sau ngày 30 / 04 / 1975, Những người cầm quyền cho đến dân chúng đều có một cái tật rất lớn, đó là cái lối nói chuyện đao to búa lớn. Hàm hồ, lớn lối, tùy tiện. Xin trở lại vấn đề cứu xét quẻ dịch. Sai khi đã ghi thêm phần thế ứng vào quẻ, người ta còn ghi thêm phần Lục thân, (lục là 6; thân được hiểu như người thân trong gia đình, (không phải trong bà con, mà phải hiểu, 6 nhân vật đó như là cha mẹ, con cái, anh chị em, công việc hay bệnh tật, tài chính hay vợ hoặc chồng. Từ ngữ chuyên môn ghi: Phụ Mẫu, Huynh đệ, Tử tôn, Thê tài, Quan Quỷ, và nơi mà thế hào dựa vào.

       Người viết không có ý truyền bá tư tưởng mê tín dị đoan, mà người viết chỉ mong muốn, những ai xem được bài viết, nên có sự suy nghĩ khác hơn như từ trước đến nay vẫn hiểu lầm về khoa bói toán. Người viết không thích tranh luận hay tranh cãi, nếu có xẩy ra, thì sẽ không nhận được câu trả lời của người viết. Ai thích thì xem, không thích thì đừng có xem, vậy thôi, chúng ta đang sống ở một thế giới khác hơn với thế giới nhà tù. Trăm người bán vạn người mua.

       Ngoài phần lục thân, còn có phần ghi thêm về lục thần, lục thần, đừng nên nghĩ đó là thần thánh. Đó chỉ là 6 nhóm sao tiêu biểu cho vòng sao Nhị Thập Bát Tú. (Hai Mươi Tám Vị Sao) trên bầu trời, và có nhiều ảnh hưởng, như các vị Cố vấn trong Hội đồng An Ninh Quốc Gia, chuyện dưới mặt đất và chuyện ở trên trời như nhau; như độ ở tâm tương ứng với độ ở cung. Tâm là ở trong, cung là vòng ngoài biên. Tâm như thủ đô hành chánh, cung như biên giới của đất nước. Xin lưu ý, bài viết nầy là bài soạn ra, để đưa lên diễn đàn, không phải là bài soạn để hướng dẫn, hay để dạy, hoặc để truyền đạt, và Quý vị nên nhớ cho, sự khôn ngoan và trí thông minh tự nhiên là hai điều khác biệt, sự khôn ngoan và ngu si như bóng với hình, hôm nay ngu, nhưng ngày mai hiểu ra sẽ hết ngu, nhưng thông minh thì khác hẳn, khôn ngoan thì thành công chuyện nhỏ, lặt vặt, còn thông minh thì hiểu biết lớn hơn. Ở xứ sở Việt Nam, chúng ta hẳn thường nghe nói đến chuyện các thần đồng, Tinh hoa phát tiết ngay khi tuổi còn thơ ấu.
Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Thu Feb 24, 2011 1:35 pm    Tiêu đề:

WOW !!!

Bài "Đầu năm bói toán "của Lam sơn đến đây đã thấy linh động qúa khiến DH không thể không xen dzô, không hỏi sợ bỏ lỡ cơ hội .Lam Sơn đừng giận nhen .Hồi xưa ông cố DH từ ngòai bắc vaò mang họ Vũ nhưng vaò đến Phanrang chữ U biến thành chữ O nên ba DH mang họ Võ đến bây giờ, mà chị Diệu Huyền nghe Lam Sơn noí thích gọi chị Diệu Huyền là chị Huyền Võ vì trong nhóm sao Nhị Thập Bát Tú có ngôi sao Huyền Vũ. Vậy ngôi sao Huyền Vũ trong nhóm sao Nhị thập bát tú đóng vai trò gì nhân tiện đây nhờ Lam Sơn giải thích về bộ sao nhị thập bát tú là chuyện trên trời được không ? Chị DHV hồi nhỏ thích nghe những chuyện Thần đồng Na Tra và Tề thiên đại thánh đại náo thiên đình lắm .  
Merci !!!

_________________

Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Thu Feb 24, 2011 6:17 pm    Tiêu đề:

Chị Huyền Võ,
Chị xem lại bài viết mới vừa gởi lên diễn đàn đó, nhưng chỉ giải thích sơ qua, Sao Huyền võ Hay Huyền vũ, là một nhóm sao áng về phương bắc, còn lại ba nhóm sao kia áng về tây, đông, nam, nhóm áng ở phương bắc: đấu, ngưu, nữ, hư, nguy, thất, bích. Nhóm ở phương tây gọi là; Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chuỷ, Sâm. Ở phương nam là: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, như trong Chinh phụ ngâm khúc có nhắc đến qua sao Sâm và sao thương, mỗi nhóm gồm có 7 ngôi, nhân cho 4 thành 28 ngôi, ngoài ra còn nhiều nữa, chỉ tạm dùng hai mươi tám ngôi là đại diện, theo phương pháp đồn trú quân sự, đóng ở trung tâm, nhìn ra phía trước, đằng sau, tay phải, tay trái. Trước mặt bộ chỉ huy gọi là tiền (trước mặt) sau lưng bộ chỉ huy gọi là hậu Huyền vũ, phía trái gọi là tả thanh long (tả là bên trái, bên phải là hữu bạch hổ) hữu là tay phải.
Về Đầu Trang
Dư khánh



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 436

Bài gửiGửi: Thu Feb 24, 2011 9:07 pm    Tiêu đề:

Tiền hô hậu ứng .
Đó chị Huyền vũ ạ ka...ka...ka...
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Sun Feb 27, 2011 5:08 am    Tiêu đề: DAU NAM NOI CHUYEN BOI TOAN

Anh Bạn DuKhanh ơi, không phải thế đâu, khi nói Tiền Hô Hậu ủng, có nghĩa là một vị quan chức nào đó trên đường đi công vụ, phía trước có xe moto dẫn đường hụ còi, phía sau có đoàn xe hố tống, gọi là tiền hô hậu ủng.
Còn về điều mà tôi viết, đó là các an bày phương vị cố định của 4 nhóm sao gọi là nhị thập bát tú, nhưng ở vị trí đầu tiên, như khi ta mới sinh ra đời, còn sau đó trên đường đời có nhiều khúc quanh co, có thể tốt hay xấu, thuận lợi hay trở ngại, là chuyện khác, chị Huyền Võ có ý muốn biết về tên Huyền Vũ, Huyền vũ là nhóm sao an về phương bắc trên bầu trời, trong nhóm đó có sao tên là Sao Ngưu hay Ngưu lang, là vị thứ hai trong nhóm huyền vũ khi làm nhà ấn định trên nền đất, căn cứ vào phương vị của địa thế, trên trời xem thiên văn, để quyết đoán lành dữ về mai hậu, khi lập kinh đô cũng vậy, nhất là thời Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Thăng Long là vì đã xem thiên văn tính đến vận mệnh đất nước, Huyền vũ có hình như con Rùa, bạch hổ có hình như con hổ nằm, thanh long như con rồng, và chu tước như chim Phượng Hoàng. nhưng chòm này lại di chuyển theo quỹ đạo lạc thư, nên đời có lúc tốt lúc xấu, có lúc từ tối, có lúc vinh quang, gọi là thiên đỉnh, khi học kinh dịch, hoặc xem kinh dịch, không nên để cho tư tưởng cá nhân nhỏ bé của mình xen lẫn, khi xen lẫn vào mình sẽ mất tính sáng suốt, vì bị che khuất bởi màng vô minh, cái tâm phải thăng bằng nằm ngang như cán cân công lý, và phải sáng suốt, giống như khi vào trong giảng đường ở đại học, nếu không chăm chú lắng nghe lời giảng thì sẽ không hiểu được bài vở thuyết trình. khi soạn bài, hay khi nói về kinh dịch, bản thân người viết trở nên khó khăn và nghiêm khắc, người mà có thể TIỀN HÔ HẬU ỦNG thì như bảng tử vi đã nói TIỀN MÃ HẬU CÁI, nghĩa là cung mệnh ở giữa, cung trước mặt có sao thiên mã, sau lưng có hoa cái, gọi là tướng mệnh quý nhân, nói nôm na, như nhà phía trước có nhà chứa xe hay công xa, phía sau có cây cao bóng mát như vườn hoa loại Dinh Thự của bậc đại nhân như hàng bộ trưởng hay thủ tướng
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Mon Feb 28, 2011 3:04 am    Tiêu đề:

Chị Huyền Võ thân ,

Trên đây là phần giải thích sơ qua về những gì chị hỏi mà thôi , thật ra , trã lời chị như thế chưa đầy đủ , Mình sẻ poste thêm về bài viết , Vì cuối tuần lể vưà qua , đang bận rộn với việc sinh hoạt cùng các đoàn thể tại Paris ; Chị hảy xem phần giải thích cho thật kỹ , và nhớ lưu lại ( nếu chị cảm thấy đó là điều cần thiết ) bằng không thì thôi , xem chơi cho biết . Nội cái chuyện năm 2011 mang tên Tâm Mão , người Việt gọi là Mẹo hay Mèo , người Tàu gọi là Con thỏ , chuyện đã thấy không rỏ ràng gì hết , với lời giải thích lung tung .
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Mon Feb 28, 2011 2:37 pm    Tiêu đề: ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN BÓI TOÁN TIẾP THEO

ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN BÓI TOÁN ( Tiếp theo )

Tiếp theo những phần đã được trình bày đã qua , nay người viết giải thích thêm về lai lịch và ý nghiả cuả hai chử Kinh Dịch .
   GIẢI NGHIÃ CHỬ KINH DỊCH :
Chử KINH : theo tự điễn Huỳnh Tịnh Cuã :  KInh tức là Giềng mối , Kinh còn mang ý nghiả như Kinh Tuyến , Vĩ tuyến . Kinh Tuyến là đường dọc từ Bắc xuống Nam , Vĩ tuyến là đường ngang . KInh tuyến và Vĩ tuyến gặp nhau tại một điểm trên mặt đất gọi là Tọa độ . Chử KInh còn có nghiả là đã trải qua . Nhưng ở đây chỉ mang nghiả là Tọa độ , vì sau chử KInh là chử Dịch .
DỊCH nghiả là thay đổi , biến đổi , và chuyễn động , sự chuyễn động cuả một vật thể , đi ngang qua một tôa độ trên mặt đất . Người Pháp họ định nghiả theo người Tàu , le livre de Transformation . Nghiả là quyển sách trình bày về sự chuyễn động cuả vạn vật .
Như vậy Kinh Dịch là bộ sách trình bày về sự vận chuyễn cuà vạn vật đi qua tọa độ trên mặt đất . hay trên bầu trời . Nhưng luôn luôn chúng ta cần phải lấy điểm chuẩn từ nơi ta đang đứng . Chúng ta thấy rỏ quan điểm nầy qua những tác phẩm Quan Mai Dịch do Thiệu Vĩ Hoa ( xưng là cháu mấy đời cuả Thiệu Khang Tiết , nhân vật đời nhà Tống ở Trung Hoa ) Không riêng gì Thiệu Vĩ Hoa , và Thiệu Khang Tiết , nhiều học giả Trung Hoa , và Việt Nam Như Cụ Phan Bội Châu , Phan Chu Trinh củng thế . Khi hiểu được KInh Dịch , thì không nghỉ rằng Kinh Dịch là sách bói toán , nhưng không thể phủ nhận vai trò  cuả bói toán ở trong sách .
Kinh Dịch chia ra làm nhiều phần , nhhung có hai phần chính yếu quan trọng hơn hết . đó là phần lý thuyết và phần kỹ thuật thực hành . chính vì hoàn cảnh loạn lạc , và lãnh thỗ VN bị chiếm đóng thời Bắc thuộc , Nên ít ai hiểu được hai phần nầy đều xuất phát từ một nguồn góc , Cả hai đều chỉ là một mà thôi .
Phần lý thuyết trình bày về 64 quẽ trùng , trùng là quẽ nầy đặt chồng lên quẻ kia . Nguyên do từ  Tám quẽ đầu tiên hay Tám Quẽ chính . Như Càn , Khãm,  Cấn,  chấn , tốn , Ly , Khôn , Đoài . Mổi quẻ chính lại sinh ra 7 quẽ phụ ; là 8 quẽ ( bát quái ) đem Tám Quẽ nhân với nhau thành ra 64 quẻ . Khi học Dịch , ta phải học hết , học toàn thể , học toàn phần . Khi hiểu thì hiểu từ gốc đến ngọn . Phân lý thuyết chỉ trình bày về   64 quẽ và phần đạo lý  ,  Chữ đạo ở đây không phải là tôn giáo như khi ta nói Đạo Phật , Đạo Thiên chuá . Chhữ đạo ở đây có nghiả là con đường , hay nói đúng hơn , là bảng hướng dẩn về các hướng phải đi . chử đạo nghiả là ( direction ) hay Orientation . Kinh dịch trình bày thế giới tự nhiên trong vũ trụ , và trên mặt đất , cùng với lý lẽ tự nhiên . Nguyên tắc học dịch , là học từ điểm dể hiểu , đi dần đến những điểm khó hiểu , từ chổ dể dàng , đến chổ rắc rối , đôi khi không thể hiểu được . Phần lớn kinh dịch được ghi lại theo kiểu thơ phú . Cách dạy , và cách học theo lối đơn giảng cuả người Việt phần nhiều dể hiểu , dể biết , vì như Dịch nói : điều gì dể hiểu thì dể biết , điều gì dể biết thì dể làm . Ví dụ như hể có nhỏ thì sẻ có lớn , hể có vợ thì có chồng , có trẻ rồi sẻ già đi , khi già đi thi sẻ yếu đuối , sẻ bẹnh tật , và sẻ chết , đó là sự chuyển biến tư nhiên . đôi khi sự đời đôi khi xảy ra biến đổi là do sư gặp gở thình lình . Sự gặp gỡ do giao tiếp , giao tiếp mà sinh ra biến đổi , biến đổi sẻ làm thay đổi hoàn toàn , như khi học hết tiểu ọc , ta vào trung học , để tiếp tục việc học , NHưng vì tai biến trong gia đình nên không thể tiếp tục việc học , và đi kiếm việc làm , khi đi kiếm việc làm , chúng ta không còn là học trò nưả , mà đời ta sẻ biến đổi , vì ta đã ra đời , đo đời và hoàn cảnh tự nhiên mà ta có cuộc sống khác . Đây chỉ là một trong nhiều sự kiện xảy ra trong đời .
Đại để , Kinh dịch trình bày những nét chung về thế giới sự vật , và hơn thế nưả , khi đi vào hệ thống không gian kinh dịch , chúng ta có cảm tưởng ta đang ỡ trong thế giới không có ai hiện hưũ ( hay cái Tôi được thể hiện ) . Nhưng đôi khi ta lại có cảm giác như kinh dịch là người bạn chí thân , là tri âm tri kỷ , kinh dịch có những lời khuyên chí lý , vì qua từng quẻ , Kinh dịch đã có sẳn bản phân tích , gần như cặn kẻ với lời khuyên chí tình . Những lời khuyên , đôi khi có vẻ chung chung , không cụ rthể vào công việc mình đang làm , Nhưng …. Khi đã là một người có nhiều kinh nghiệm , và nhất là qua một quá trình được truyền dạy , và đã lĩnh hội được ý tứ sâu xa cuả tiền nhân , tất nhiên , người ta sẻ biết phải làm gì , với nhửng trường hợp nào , Nói tóm lại , những gì được chân truyền , thì không được tiết lộ ra cho người ngoài , dù người đó là ai , Đều quan trọng bậc nhất là không được khinh xuất khi tiết lộ mình là người được chân truyền . Chuyện tiết lộ chẳng lợi lộc gì , mà đôi khi còn vô tình chính mình bị hại đến mất mạng do lời tiết lộ vì vui miệng , hay vi lý do nào khác .  NHững người lĩnh hội được thường thường họ xuât hiện trong đời , đôi khi họ giử trọng trách trong phần hành nào đó trong chính phủ nào đó .

Ngoài các phần được trình bày gần như công khai trên các sách bày bán trên thị trường , phần còn lại tương đói bí hiểm , chẳng hạn như cách sữ dụng lịch ngày để xem chuyện tốt xấu cuả ngày , và xem các điều nên làm hay không nên làm . Phần nhiều , trên các cuốn lịch bày bán , có ghi một số ngày nên làm các công việc và không nên làm một số công việc . Sách vở chỉ trình bày chung ( en générale ) , nhưng … thực ra vấn đề không chỉ đơn giản như thế . Các phần trình bày về năm ( gọi là thái tuế ) tháng gọi là nguyệt kiến , ngày gọi là nhật thần , giờ gọi là thời thần ) các phần nầy đều rất quan trọng , nhưng người viết sách thì không bán sách , còn kẻ bán sách lại không phải là người viết sách , vì thêé có chuyện phỏng dịch , thành sách để bán sách trục lợi , Bản thân người viết đã có kinh nghiệm về điều nầy , Ngày xưa , khi mới tham khão , xem sách , vì phần Hán Việt quá nhiều , nên có nhờ một ông cụ gốc người miền bắc , ( có thể nói là ông cụ tinh thông Hán văn , nhưng ông cụ nhìn bản văn , ông cụ lắc đầu , bảo mình không hiểu nổi . vậy thì tại sao ???  Về sau khi đã trải qua thời gian dài , đối chiếu với nhiều sách , nhiều tài liệu khác nhau , nên hiểu được phần lớn các câu kinh văn như : TRong bài Huỳnh Kim Phú có viết : Động Tịnh Âm Dương Phản phúc Thiên biến . Nếu không phải là chuyên viên ( vì đây là ngữ học về kỹ thuật thực hành ) thì không thể dịch ra một cách bình thưòng mà hiểu được . Kinh dịch đả quy định , động tức là dương , Tinh là âm , vì dương thường động , âm thường tiịnh , như hư không , dương là thực âm là hư , nghiả là duơng thì có , âm thì không , có như là có , hư như là không (đừng có hiểu là không có gì ) một động ( dương ) một tịnh (âm , ) phản là ngược lại , vì kinh dịch quy định , nếu chuyễn động theo chiều kim đồng hồ, đó là đi thuận chiều , nếu đi ngược lại gọi là phản hành , phục là trở lại , mình quen nói phản phúc , nhưng không đúng , vì phải nói là phản phục , phản phục là đi ngược chiều để trờ lại . thiên  là trời , biến , là thay đôi từ cái nầy qua cái khác , thay đổi cà về hình thức và bản chất , chử thiên ngụ ý nói trong trời đất . Nếu không được chân truyền , hoặc không rành về từ ngữ chuyên môn kỹ thuật thì không thể hiểu được đoạn văn  trên .
Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Mon Feb 28, 2011 3:43 pm    Tiêu đề:

Rất qúy công trình nghiên cứu và sự chia sẻ của anh Lê Hàn Sinh .
Đã đọc và giữ gìn kỹ, vui lắm, sẽ có ngày hữu dụng .

Merci !!!

PS: Không biết nếu đem KINH DỊCH áp dụng vào tình hình kinh tế của thế giới hay VN thì thế nào nhỉ ?
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Tue Mar 01, 2011 1:59 pm    Tiêu đề: TÌM HIỂU VỀ KINH DỊCH

TÌM HIỂU VỀ KINH DỊCH


        Theo bài viết vừa qua, còn rất nhiều điều có vẻ bí hiểm một chút, nếu như không được truyền dạy (gọi là chân truyền) thì chắc chắn sẽ không thể hiểu được, sở dĩ viết thế là vì bản thân người viết đã từng là kẻ ngốc nghếch khi đứng trước bộ Kinh dịch như là người ngu si đứng trước Tàng Kinh Cát (Tàng là cất giữ,) lưu trữ, chứa đựng, kinh là sách vở, những tài liệu như ngày nay người ta gọi là Thư Viện Quốc Gia, hay văn khố quốc gia, đó là trung tâm lưu trữ hồ sơ tài liệu, nếu không có trách nhiệm, và không được phép, thì chưa chắc mình đã được vào xem tài liệu, thứ đến, đó là việc tìm tài liệu; Nếu những ai đã từng là Nhân Viên trách Nhiệm về Hồ Sơ Phiếu của quân đội thời xưa, có lẽ hiểu điều nầy. Nói tóm lại, muốn hiểu được Kinh Dịch, thì chúng ta cần phải được người đã hiểu biết hướng dẫn tận tình, may ra mới có thể hiểu được đôi phần, chưa thể nói là tinh thông toàn bộ Kinh Dịch. Ngay Chính Khổng Tử còn than, phải chi ta được sống thêm năm mười năm nữa để xem Kinh Dịch. Ngày trước (Theo sử Tàu) Ngay khi Lão Tử, được giao trách nhiệm Quản trị thư viện (QUÃN THỦ THƯ VIỆN) tức là nơi mà sau nầy Trụ Vượng dùng là nhà ngục, Dũ Lý. Ngày xưa thời thượng cổ, không có chế độ nhà tù, giam giữ tù nhân thì không có nơi chốn, người đời thượng cổ chất phát hồn nhiên, họ sống theo tự nhiên, cho nên người cầm quyền (thường được dân bầu lên) không có chuyện trách phạt hay giam tù dân chúng. Lúc ấy, khi được giao trọng trách quản trị Dữu Lý, thì Lão Tử vội vào xem qua, ông ta vui mừng khôn xiết, vì ông ta không biết tìm ở đâu những tài liệu cần thiết để xem, nay đúng là dịp may, hay cơ hội để có thể xem được nhiều loại tài liệu bài vở. Ngay đến bản thân người viết, nếu có đủ tiền để sống qua ngày, thì có lẽ chỉ chuyên tâm xem sách mà thôi. Dù là người đời xưa hay người đời nay, tâm tình đôi khi cũng giống như nhau.
        Trở lại vấn đề nếu muốn hiểu được Kinh Dịch và nếu muốn sử dụng lý thuyết kinh dịch để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, thì ít ra, cũng phải được hướng dẫn tận tình. Đó là kinh nghiệm riêng của người viết. Ngoài ra, thì dù thông minh đến đâu chăng nữa, cũng sẽ không thể rõ, và khi nói chuyện sẽ không chính xác (nếu không muốn nói là nói bậy bạ,) và khi áp dụng thì sẽ áp dụng bậy bạ, kết quả Sống chết mặc bây, Tiến thầy bỏ túi. Cứ mỗi một khoa (môn) trong phần kỹ thuật ứng dụng thực hành, đều có những định lý và nguyên tắc khác nhau. Như phần Đại, Tiểu độn, Nhâm cầm v…v…… đều khác nhau, không có phần nào giống phần nào, Có loại Bói Độn, gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ Toán Pháp, tương truyền ngày xưa Nữ Tướng Lê Chân, một vị Nữ tướng thời Nhị Trưng, đã thường sử dụng khi hành binh, đó là khi đọc qua, thấy ghi ở phần mở đầu, mà thực hư chưa rõ. Ngoài ra chưa kể các loại man thư (nghĩa là tài liệu giả mạo, được in ra và bày bán, nếu người hậu học không biết, mua nhầm sẽ không thể hiểu, và khi hiểu thì hiểu sai đi. Có thể thâm ý của kẻ làm tài liệu giả, cốt bán sách như thế để trục lợi, điều nầy cũng đáng trách, nhưng cái thâm độc của người Tàu là, họ đã tạo ra man thư ngay từ ý định của triều đình nhà Minh và Mãn Thanh, đã cho in ấn tài liệu và bán ra, đưa sang Việt Nam; Những thành phần đã được truyền đạt cẩn thận thì khi xem qua sẽ biết ngay, nhưng họ cũng đâu có cần phải kiếm sách ở ngoài. Ý định thâm độc của họ là cố ý tạo ra tình trạng in sách sai lầm để đánh lừa và khiến cho người Việt khi đọc sẽ bị rối mù và tẩu hỏa nhập ma. Phương pháp độn theo Cửu Thiên Huyền Nữ toán pháp chỉ là một trong các phương pháp rất đơn giản, nhưng mức độ chính xác thì còn tùy nơi người xem có thành tâm hay không, khi nói đến chữ thành tâm nghĩa là, có thực sự muốn biết, hay chỉ là chuyện coi chơi cho vui mà thôi, đôi khi lại còn thử xem thầy có giỏi hay không, để nhận biết ra cái tâm hay giỡn hớt của khách đến xem. Nguyên tắc, khi có việc cần thiết mà chúng ta không thể quyết đoán, hay vẫn còn hồ nghi, thì mới phải nhờ đến Bói Toán. Ngay cả người thầy xem hộ cho người khác, cũng phải coi chừng, nếu bản thân thầy chưa tỉnh táo hay sáng suốt thì đừng có nói bậy bạ.
        Thông thường, trong các quyển sách dạy bói, đều có những lời lẽ nghiêm trang đứng đắn, vì không ai dám viết sách bậy bạ rồi bán ra, Vì lời nói sẽ là biểu tượng cho danh tiếng của mình. Lời xưa nói: Nhất sự bất tín vạn sự bất tín. Ngay trong việc chính trị cũng vậy, Nếu vì ham muốn danh vọng quyền lực, với tâm địa bất chính gian manh; khi ban hành chính sách cai tri: Ngôn thuyết đồng hành, Lời nói và hành động đi đôi, còn chính sách nói một đường, hành vi làm điều khác, dùng thủ đoạn gian manh đánh lừa người khác với thủ đoạn của quân tiểu nhân, thì đó là một trọng tội. Sau khi mình qua đời, di họa lại cho con cháu, tên tuổi lưu xú vạn năm. Vì thế, khi học dịch, không được có tâm địa gian manh, vì với tâm địa gian manh, mình sẽ dùng lý thuyết kinh dịch để làm trộm cướp. Người làm chính trị như thế, dù có thành công nhất thời, nhưng chắc chắn sẽ di họa lại cho cả dân tộc khốn đốn.
        Vì thế, nguyên tắc lập ra khi vào cuộc bói toán, phải thực nghiêm trang, và câu hỏi cũng như lời giải đáp thực rõ ràng chính xác. Phương Pháp Cửu Thiên Huyền Nữ Toán Pháp sử dụng các lóng trên các ngón tay nơi bàn tay trái, vì bàn tay phải dùng để ghi chép. Khi tính toán về Bói Độn, phải sử dùng bàn tay trái, và dùng ngón tay cái của bàn tay trái để bấm lên các lóng cùa bốn ngón tay, cả bàn tay trái dùng cả 5 ngón. Ngón tay cái dùng để bấm lên các lóng của các ngón tay, các lóng của các ngón tay được xem nhu là các cung hay các vị trí bên ngoài vị trí địa lý thực tế. Ví dụ như:
Ngón tay TrỏNgón tay Út
Dậu
Tháng Năm
Mão
Tháng 11
Tuất
Tháng 4 + 6
Dần
Tháng chạp
Sửu
Tháng 1 + 9

Tháng 2 + 8
Hợi
Tháng 7

   
        Theo phương pháp nầy, người ta chỉ dùng tháng và ngày, giờ. Nguyên tắc, khi bói, ta xem ta đang ở tháng nào, ngày nào giờ nào??? Ví dụ như sự việc xẩy ra và ngày rắm tháng giêng ngày 12, gìờ ngọ. Xin nhăc lại các phương pháp bói nầy đều phải theo năm tháng ngày giờ theo âm lịch hay theo tuần trăng. Mỗi tháng tùy theo tháng đủ hay thiếu, tháng đủ thì có 30 ngày, tháng thiếu đôi khi chỉ có hai mươi chín ngày hay 28 ngày v… v.. Năm thì có nhuận hai tháng, tháng có thể thiếu hay tháng đủ 30 ngày, còn ngày thì không thiếu giờ, vì mỗi ngày có 12 giờ dương, và 12 gìờ âm. Như thế, có khi trong cách áp dụng, nếu không tinh thông, chắc chắn người dung sẽ bị sai lệch. Sai lệch ở chỗ, năm có năm thuộc âm, như năm nay Tân Mão thuộc âm, và năm tới sẽ là năm Canh Thìn thuộc dương. Tháng cũng có tháng âm và tháng dương. Ngày cũng thế. Nên ngày giờ năm tháng ta thấy âm dương xen kẽ nhau, như cài răng lược. Giờ thi phân ra làm 6 giờ thuộc dương từ giờ tý đến giờ Tỵ, thuộc dương, và từ giờ ngọ đến giờ hợi thuộc âm. Từ 23 giờ đến 1 giờ là giờ tý,

01 - 03Sửu
03 - 05Dần
05 - 07Mão
07 - 09Thìn
09 - 11Tỵ
11 - 13Ngọ
13 - 15Mùi
15 - 17Thân
17 - 19Dậu
19 - 21Tuất
21 - 23Hợi
23 - 01

        Như vậy các giờ thuộc dương từ 01 giờ sáng đến 11 giờ; từ 11 giờ đến 23 giờ thuộc âm. Tại sao??? Vì khi sự việc xẩy ra trong giờ thuộc dương, thì bản chất sẽ mạnh hơn những sự việc xẩy ra trong giờ thuộc âm. Chính vì thế, chúng ta mới thầy rõ không phải vô cớ mà tiền nhân đã phân chia âm dương thuận nghịch, và ngũ hành sinh khắc ra sao??? Giờ thuộc dương thì sự việc đi thuận, giờ thuộc âm, sự việc đi nghịch. Còn rất nhiều lý lẽ, mà người viết không thể giải bày đầy đủ được.
        Theo Cửu Thiên Huyền Nữ toán pháp tương đối hơi đơn giản vì phần giải đáp đã được soạn sẵn, không cần phải tính toán cho mệt.
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Wed Mar 02, 2011 5:57 pm    Tiêu đề: TÌM HIỂU VỂ KINH DỊCH ( Tiếp theo )

TÌM HIỂU VỀ KINH DỊCH (Phần I I)


        Đối với các loại sách bói, được bày bán trên thị trường (trong các tiệm bán sách,) thường thì ngày trước, khi sách được xuất bản, và bày bán, đó là sách mới phát hành, nhưng qua chừng năm mười năm, đã trở thành sách cũ, lại được bày bán trên vỉa hè của đường phố. Giá cả tùy theo người bán sách. Phần nhiều những người đứng bán sách, ngày trước có thể là học sinh, hay sinh viên, hoặc ít ra cũng đã là học sinh hay một thời đọc sách, còn biết đôi chút về sách. Nhưng sau nầy nhiều người bán sách, họ chỉ biết thu mua sách, khi mua ví dụ quyển sách, giá là 5 đồng, họ bán lại 7 đồng, lời 2 đồng, còn trong sách ấy nội dung ra sao, họ chẳng lưu ý, vì thế có một điểm khác nhau về trình độ văn hóa, và nhận thức. Ngày xưa khi còn phục vụ trong quân đội, đơn vị đồn trú tại Hậu Nghĩa, những ngày giờ rỗi rảnh, lang thang ra phố chợ, Hậu nghĩa là thị trấn nhỏ, cũng có vài tiệm bán sách, thường thì các thầy giáo có tiệm bán sách để tăng thêm thu nhập, vì thế, mỗi khi ghé qua tiệm sách, tìm xem sách mới, tiện thể mua giúp anh chủ tiệm một hai cuốn, để làm quen, đôi khi qua câu chuyện làm quà, anh chủ tiệm sách cũng có thể góp chuyện về sách vở, và nhân đó, anh ta mới có thể giới thiệu sách mới về, giới thiệu những quyển truyện đáng xem. Ngày nay thì không thế, ở thành phố Sài Gòn, có nhiều tiệm bán sách mới, sách cũ được tái bản, nhiều lắm, nhưng nhân viên bán sách lại ít đọc sách, hay vì nhu cầu cuộc sống bận bịu, nên ít chú ý đến sách vở. Nói về trình độ hiểu biết thì có dư, nhưng kiến thức thực sự thì thiếu hẳn.
        Hẳn là quý vị cũng thấy chuyện nọ xọ vào chuyện kia, nhưng không phải là người viết viết lung tung, thật ra các bài soạn ra có hai phần. Phần được đưa lên các diễn đàn, chỉ để xem và mở mang kiến thức về một vài vấn đề, còn phần bài soạn ra để giảng dạy, hay để hướng dẫn vê kỹ thuật ứng dụng thực hành; thì không được đưa lên diễn đàn. Vì phần nầy rất khô khan, khó nuốt, giống như khi xem bài vở viết về Toán Học, Hình học, Vật lý học. Vì vào đó để học hỏi, nghiên cứu, còn ở đây qua các phần bài viết đưa lên diễn đàn đôi khi có lẫn các đìều khác hơn là môn học khô khan.
        Trở lại phần Bói Độn, các sách viết (thực ra chỉ được sao chép các phương pháp, các cách thức) để bói, và có ghi sẵn các kết quả. Các phương thưc như thế, rất giản dị, không đòi hỏi chúng ta phải suy tư, phân tích, và tính toán. Phần nhiều, khi chúng ta đi nhờ các thầy họ bói cho một quẻ, xem về gia sự, tài chính, hay tình duyên, các vị thầy đều biết qua phương pháp để tìm hiểu xem ý của người khách đến xem thực sự là gì?? Chẳng hạn như, các vị chân sư họ có các nguyên tắc như sau: Thứ Nhất: nếu các vị ấy ở sơ cấp, thì khi khách đến họ sẽ theo sự hướng dẫn qua các bài thơ (gọi là bái Phú Đoán để biết ý khách, các bài phú (thơ) được gọi là Phú Hà Tri, (hay là Muốn Biết Nhà Người??) ví dụ như câu văn: Muốn biết nhà người có cháu con, Thanh Long quẽ thượng Phúc Thần tôn, nghĩa là ngày xem quẻ, được một quẻ dịch, sau khi theo bốc phệ, an bày Lục Thân (sáu lĩnh vực liên quan đến bản thân người muốn coi quẻ, ngay nơi hào Tử Tôn (tức là Phúc Thần), có sao thanh Long đóng tại đó, động, như lời nói Long Động Gia hữu hỷ. nghĩa là hào thanh long Động trong nhà có niềm vui. Đại khái như thế. Nhưng nếu vị chân sư đó, có trình độ cao siêu, tức thì như câu văn: Không Động không chiêm bốc, không bàn cát hung. Tại sao, theo như quẻ Quan Mai Dịch: Mỗi quẻ lấy theo tứ trụ Năm, Tháng, Ngày, Giờ, thì trong quẻ sẽ có một hào động, vậy thì tại sao lời kinh lại viết như thế. Quẻ nào cũng có hào động, tại sao lời kinh dặn, không động thì không bói???? Có mâu thuẫn hay sao?? Xin thưa không hề có mâu thuẫn gì hết, chỉ vì chúng ta chưa được truyền thụ đạo lý bởi chân sư, nên không biết thế thôi. Chữ động ở đây không phải là nói về quẻ, mà nói về Tâm Linh Máy Động, nếu tâm không máy động, thì đừng có xem bói. Tâm động có thể qua hình thức máy mắt, thịt giựt. Riêng bản thân người viết, đã có kinh nghiệm về chuyện hắt hơi, máy mắt, những điềm báo chính xác gần như 99 %. Bảng Điềm Báo có ghi sẵn, người viết đã theo dõi từ xa xưa, cách nay đã mấy mươi năm. Khi đã đạt tới trình độ cao siêu, thì tự khắc sẽ biết điềm báo đó là báo về việc gì?? Nếu cao siêu nữa sẽ biết được (có khi ngồi một nơi, mà vạn vật tự mở bày ra trước mắt các thế giới sự vật (điềm mà người xưa gọi là tiên tri) khách đến thăm là ai, đến thăm vì việc gì?? Nói tóm lại, nếu là người thực học, tất nhiên sẽ biết trước, sau đó mới dùng bấm độn để xem xét. Bấm độn cũng có nhiều loại. Như Đại Tiễu Độn, công thức có khác nhau, kết quả giống nhau. Riêng bản thân người viết được truyền qua phương pháp vừa dễ hiểu, vừa đơn giản, đôi khi đang đi giữa đường, gặp người hỏi chuyện (vấn sự) mình có thể ứng khẩu trả lời ngay, dù đang ở đâu, dù không nhớ được ngày hôm đó là ngày nào, vì khi ra đường chẳng có lưu ý hôm nay là ngày nào?? Thành thử bảng Cửu Cung Lạc Thư rất quan trọng khi ta sử dụng để cứu xét vấn đề của bản thân hay của người.

TÂY BẮC CànBẮC Khảm ĐÔNG BẮC Cấn
TÂY Đoài
ĐÔNG Chấn
TÂY NAM KhônNAM LyĐÔNG NAM Tốn


        Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, ví dụ như: ngày mùng năm, tháng hai, (phương pháp nầy không dùng năm. chỉ dùng tháng ngày giờ. Giờ Tỵ, (khoảng 9 giờ đến 11 giờ sáng).
        Ta khởi tính; tháng giêng, tháng 12 tại cung Cấn, tháng hai tại cung mão tháng ba thánh Tư cung Tốn; Tháng Năm cung Ly, tháng Sáu Bẩy cung Khôn, tháng tám cung Đoài. Tháng Chín tháng Mười cung Càn. Tháng 11 cung Khảm. Tại sao tháng 12 và Tháng giêng tại cung Cấn, xin Thưa, đó là vì ta tính theo 12 quẻ tháng cho một năm, Từ tháng Tý 11 khởi tại cung khảm (Dương bắt đầu sinh, âm cực dương sinh), Tháng sửu Dần tại cung cấn ví đó là quẻ cấn, từ đó xoay vần mãi Chấn, Tốn Ly Khôn Đoài. với lại phân chia theo Tiết khí, Từ tháng 11, khởi đầu quẻ phục, tháng chạp, quẻ Địa trach Lâm, tháng Giêng dần, Địa thiên Thái, tháng hai quẻ Lôi Thiên đại Tráng, tháng ba quẻ trạch thiên Quải, Tháng Tư thuần Càn. từ đó khởi âm ở tháng năm, vì dương cực âm sinh. Tháng tư là quẻ thuấn càn, tức là tiết khí thuần dương, dương cùng cực thì âm sinh ở tháng năm, là quẻ Thiên phong Cấu, Từ đó đế cuối tháng Mười ta, là ấm đến cùng cực, nên sinh dương ở tháng 11 qua quẻ Địa lôi Phục, nghĩa là dương trở lại. Năm tháng xoay vần, bốn mùa chuyển tiếp. Hàng triệu năm vẫn như thế, nếu có rối loạn thì cả Ngân hà, (Galaxie) Thiên hà đều rối loạn. Chúng ta nên hiểu lý thuyết kinh dịch từ Ấn Độ, truyền qua cho Bách Việt, còn trước đó không biết ai là tác giả???? Trở lại với ví dụ trên; ta thấy tháng hai tại cung chấn, ngay cung Chấn ta khởi ngày mùng một, mùng hai tại Tốn, mùng ba tại Ly, mùng bốn tại khôn, mùng Năm tại cung đoài, ngay tại cung đoài khởi giờ Tý. đến giờ Tỵ là giờ thứ 6 trong ngày, ta đếm, Một tại đoài, hai tại Càn, ba tại Cấn, Bốn tại chấn, năm tại tốn, Sáu tại Ly, như vậy giờ xem giờ Tỵ, tại cung Ly, theo nguyên tắc, lấy năm tháng tính việc đại sự, lấy ngày giờ tính tiểu sự, ta có ngày mùng Năm tại cụng đoài, ta được quẻ đoài, tính đến giờ Tỵ ta được quẻ ly, vậy ngày là chủ giờ là khách, phân chia chủ khách, định vị âm dương, chủ khách trong ngoài. Lời kinh nói, khi quẻ đã thành hình ta biết được họa phúc, tại sao biết? Xin thưa xem tên quẻ tất biết lành dữ, như bước đến cửa nhà người định được cát hung. Quẻ dịch chính là thời cuộc và hoàn cảnh, tình huống mà bản thân ta đang trải qua. Lời kinh nói, quẻ như thế nào, thì thân ta như thế ấy.
        Trở lại quẻ trên, ta được quẻ Ly (giờ là khách ở trên) trạch đoài là chủ ở dưới (là quẻ thượng và quẻ hạ) quẻ ly hỏa ở ngoài khắc trạch đoài ở trong. Tượng quẻ cho thấy triệu chia rẽ, trong nhà có chuyện lộn xộn do phụ nữ. Vì trong ngoài đều thuần âm, lời kinh nói Nhị nữ cùng nhà, coi chừng chuyện mẹ chồng nàng dâu, hay chị dâu em chồng, Trên đây là ví dụ cách thức bấm độn để suy đoán sự việc, lời kinh nói Nhất ẩm Nhất Trác, giai Do Tiền Định là thế.
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Sat Mar 05, 2011 1:31 pm    Tiêu đề: TÌM HIỂU VỂ KINH DỊCH ( Tiếp theo )

Loạt bài Đầu Năm nói chuyện bói Toán quá dài , vậy xin đổi Tiêu Đề một Chút

TÌM HIỂU KINH DỊCH
Lam Sơn họ Lê
Nói tóm lại , Bấm độn chính là một phương thức , dùng để biết , và xem xét các sự việc hay tình huống có thể xảy đến , để ta chuẩn bị đối phó , vì trong các quẽ dịch , thường có kèm theo các lời khuyên , từ đại ý toàn quẻ , cho đến các hào , củng đều có lời khuyên kèm theo . Vì thế ; dịch gần giống như  vị thầy , hay người bạn , người tri âm tri kỹ .
Dịch có những lời khuyên chí lý . vả dụ như tuỳ theo tình thế ( quẽ , hay tuỳ theo vị trí cuả mình đang đứng ở trong hoàn cảnh nào đó . ) không phải đợi đến khi sự việc xảy ra rồi ta mới phán đoán , mà ta đã chủ động biết trước , Dịch có nguyên tắc . bất cứ tình huống nào ta củng phải làm chủ , nghiã là làm chủ tinh thần cuả chính mình .
Phần kỷ thuật thực hành có nhiều phương thức cách thức khác nhau , có nhiều cách thức không chỉ là bấm độn , như Tọa đoan Pháp Thuật ; trong Quan Mai Dịch . Nghiả là ngồi một nơi nào đó , bất kỳ . chúng ta củng đều phải xem chung quanh , các hướng Đông Tây nam Bắc ở đâu , củng giống nhu ngừơi lính đều phải biết mình đứng nơi nào trên mặt đất trên  vùng đang hành quân . Điều nầy , năm xưa , khi người viết còn đang phục vụ trong đơn vị trinh sát Quân Khu I , Khi đon vị đi đến đâu , củng đều phải xác định cho được mình đang ở trên tọa độ nào , để khi cần xin yễm trợ hoả lực , Bộ Chĩ Huy phải biết mình đang ở đâu , để mà yễm trợ phi pháo . Trên mặt đất , chúng ta đang đứng , nơi đó làm trung ương , trung tâm , rồi dùng bản đồ đối chiếu với điạ hình thực tế , nhắc lại về Tọa Đoan Pháp Thuật , củng như thế , cốt để xem người đến từ đâu ; từ đó xác địng bằng quẽ dịch , khi quẻ dịch đã  thành hình , thì ta đả rỏ họa phúc . vì quẻ dịch đã ẩn chưá họa phúc . khi chưa thành quẻ thì hoạ phúc vẩn xảy ra , nhưng khi đã thành quẽ ta thấy rổ họa phúc như giửa  ban ngày . Có nhiều cách thức đẻ biết sự việc khi nào xảy ra , xảy ra ở đâu , và như thế nào , rồi chúng ta tiên liệu phải làm gì ????
Ngày nay dể hơn , khi dịch không dùng trong quân sự , mà dùng trên thương trường , trong xây dựng nhà cưả , trung tâm thương mại . kể cả xây dựng dinh thự .
Tuy vậy , nhưng trong dịch vẩn thấy ghi lại Di Ngôn cuả người đời trước , nhưng có lẻ di ngôn nẩy không phải cuả người Tàu . mà chính là cuả người Việt khi sống trên lãnh thổ đả bị quân thù chiếm đóng . Lời di ngôn rất thâm sâu , người viết đã đọc thấy nhiều lần , ngẩm đi nghỉ lại thấy ý tứ sâu xa .
Chẳng hạn như câu kinh văn viết : Người đời trong tam ( ba ) thế , quá khứ , hiện tại , tương lai chưa thấu rổ sự huyền vi cuả cái tâm , mà chưa mở được thất khiếu : tai , mắt  , mùi miệng , lưởi , và các giác quan khác , củng chưa lỉng hội được diệu ý , Cho nên , hiểu được thuật , cần phải kín đáo , người chẳng đáng truyền thì chẳng nên truyèn ( chử đáng ở đây nghiã là xứng đáng , vì thiêeu tư cách , phẩm chất thanh cao . ) Khinh thì làm tiết lộ thiên cơ ( cơ trời ) trọng thì vướng phải trách nhiệm cỏi âm . Gầy đấp sâu rộng thì lĩnh hội được đạo lý . áp dụng lâu ngày ắt đạt được thần thông . Đủ thấy tiền nhân cẩn trọng dặn dò người đời sau , như thế . đủ thấy đời xưa tuyễn chọn nhân tài rất nghiêm cẫn .
Nói về phướng thức để cứu xét quẻ dịch có rất nhiều , không thể nói hết được . Đôi khi , người viết học nhiều , nhiều lắm , nhưng khi dùng , có lẻ chỉ một món lằ đủ . Nhiều khi đối đáp với bạn hưũ thân cận , người nghe thường cười cười , và ngầm cho lời mình nói vu vơ , không có chứng cớ xác thực , nếu không nói là mông lung , quanh co , nhưng kỳ thực , họ nghe mà chẳng hội được ý tứ sâu xa , mải nhiều năm tháng về sau , khi tái ngộ , họ mới nói , ngày đó nghe ông nói mà không hiểu , nay nghỉ lại thấy sự việc xảy đến như lời ông nói . Bởi thế , chuyện đi tìm tri âm tri kỹ , dưới lòng đời có lẻ đốt đưốc giưả ban ngày , củng không thể gặp được . Đời xưa cho đến nay , những ai tinh thông kinh dịch , tinh thông không chỉ hiểu rỏ , mà còn có thể đem lý thuyết áp dụng vào cuộc sống cho mình và cho đời . Phần nhiều họ rất cô đơn , có cuộc sống và thu nhập khiêm tốn , có người tự hỏi tại sao biết quá nhiều mà không biết áp dụng để làm giàu cho sung sướng , mà tại sao lại sống nghèo nàn như thế . Biết trả lời thế nào cho câu hỏi nầy , Xin thưa cuộc sống có giàu hay nghèo , tích cực hay sống tiêu cực , đó là do quan điểm cá nhân , mọi người đều có quan đìểm và cách sống tự do theo ý riêng , không có tiêu chuẩn nhất định cho mọi người .
Người thì chọn lựa cuộc sống định cư ỏ ngoại quốc , người còn lại có người không dời chổ , dù thế sự thăng trầm , nhưng tâm tình không thay đổi . Chuyện giàu nghèo , vinh hoa phú quý như : Như vó ngựa phi qua cưả sổ . Như Cụ Nguyễn Công Trứ đả nói : Ở đời muôn sự cuả chung , hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi . Cụ có quan điểm sống khác người , thắng không kieê , bại không nản , khi thăng quan nhất phẩm triều đình cụ không lấy đó làm vui , khi bị đày đi làm lính thú , cụ không lấy đó làm nhục , Nên Dịch viết : Quân tử thân tuy khốn cùn , mà tâm vẩn hanh thông .
Từ ngày tiền nhân lập quốc đến nay đả hơn ngàn năm , biết bao lần nước non đổi chủ , biết bao thăng trầm củ mệnh nước nổi trôi .
Ngay cái sự kiện dùng bàn tay với ba ngón , mà ta có thể dùng làm bàn toán để tính việc trăm năm . Nếu chúng ta biết Lục Thập Hoa Giáp , gồm có 60 can giáp , tứ giáp tý đến Quý Hợi , là 60 năm . mổi 60 năm là một hoa giáp hay một đơn vi . Nhân cho 3 thành ra 180 năm , như cách tính vận ; mổi vận có 2O năm . gọi là Tam nguyên ( thượng nguyên , trung nguyên , hạ nguyên , tiếng nam gọi là thương ngươn , trung ngươn , hay hạ ngươn ) Cưũ vận , ( cưũ vận là 9 vận ) từ ngữ chuyên môn gọi là cưũ nghiả là 9 , tức là hào dương là 9 , hào âm là lục 6 ) dương vận đi 9 ngày 9 tuần , 9 tháng 9 năm , vận âm đi 6 ngày , 6 tuần lể , 6 tháng , hay 6 năm , tất cả đề có định sẳn , không hề có chuyện vu vơ , nói càn nói bậy bạ ; mổi vận là 20 năm , nhân cho 9 vận = 180 năm ; Tính từ ngày Hãi quân Pháp tấn công vào cảng Vũng Tàu năm 1864 ; kết thúc chiến tranh Việt Pháp vào năm 1954 , việc gì củng đều có ngày giờ định sẵn . Người Tàu đến VN người tàu phải ra đi đúng ngày giờ , Người Pháp và người Mỹ củng thế , kể cả người cộng sãn , củng đồng chung số phận , Khi họ tàn ác với đồng bào miền nam chứng tỏ họ là quân ngoại nhập . nếu là đồng bào với nhau , thì họ không nhớ câu : Bầu ơi thương lấy bí cùng , tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ??????? Đừng có nguỵ biện nưả , hảy nhìn vào biện chứng lịch sữ thi thấy rỏ . Khi họ trở thành người chiến bại , chứng tỏ việc gì điều gì củng điều có giới hạn , hề thể chế chính trị có sinh ra , thì thể chế chính trị củng sẻ phải chết mà thôi , không có chuyện lãnh tụ muôn năm đâu . Chử muôn năm sẻ biến thành chử muốn nằm khi đã đến hạn kỳ nhất định .
Theo phương pháp cưú xét về quẻ dịch , người xưa có nói , không phải việc cuả mình thì không làm , không phải chổ cuả mình thì không ngồi , nếu vô tình hay vì lớn lối ngồi vào ngôi vị cuả Quý Nhân , thì đó là Tiếm quyền , Tiếm vị , sẻ rước lấy tai họa thảm khốc . Đìều nầy đã xảy ra trong lịch sử cận đại qua thời kỳ đệ nhất và đệ nhị cộng Hoà . Đât nước đả trải qua mấy trăm năm hổn quan hổn quân , nên vũ đài chính trị trở thành sân kháu cho các vị mang hia đội mão cân đai , nhưng họ chỉ là vua chua trên  sân khấu . Rặc lũ phường tuồng , hẳn quý vị đã thấy rỏ rồi , không cần nhắc đến nưả .
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Fri Mar 18, 2011 12:37 pm    Tiêu đề: CÁC TIẾT KHÍ TRONG MỘT NĂM

CÁC TIẾT KHÍ TRONG MỘT NĂM  .
Theo âm lịch , ( hay lịch Ta lịch Việt Nam ) Mổi năm lại chia ra làm 12 tháng , chia làm hai thời kỳ , thời kỳ thuộc dương và thời kỳ thuộc âm . Thời kỳ thuộc dương khỡi đầu từ tháng 11 âm lịch , đến tháng Tư ta , Từ tháng năm cho đến tháng Mười âm lịch thuộc âm , Nói cho rỏ hơn , đó là sự phân chia thời tiết theo lý thuyết âm dương , điều nầy không phải là sư vô căn cứ vu vơ . Mổi năm lại gồm có 24 tiết khí , Mổi tháng sẻ có hai tiết khí , mổi tiết khí gồm có 15 ngày , lại chia ra làm thương nguyên , trung nguyên và hạ nguyên , mổi một nguyên sẽ mang số ký hiệu gọi là cục . Như khoa Tữ vi chia ra làm 4 cục , Kim tứ cục , Thổ ngủ cục  , mộc tam cuc , thuý nhất cục . hoả ngủ cực ,
Các cục gồm có : Tỵ dậu sữu :            là kim tứ cục ,
                              Hợi , Mão Mùi           Mộc Tam Cục
                              Thủy nhị Cục           Thân Tý THìn
                              Thổ ngủ Cục            Thìn Tuất Sưũ Mùi
                              Hoả Lục cục             Dần ngọ Tuất
Trên đây là một trong các thì dụ cho thấy , không phải điều gì làm ra bời tiền nhân đều vu vơ vô căn cứ . Can cứ theo tiết khí , khởi từ ngày Giáp Tý cuả tháng 11 hàng năm , dương bắt đầu khỡi dậy , thời kỳ dương hay là Càn , Đi từ quẻ khôn cuả tháng 10 âm lịch , là tháng Thuần âm . Âm cực dương sinh , Nên trong quẻ bát thuần khôn có 6 hào âm , đến cuối tháng 1O , trong dương đã có chưá sẳn mầm âm , và trong âm có chưá sẳn mấm dương . Vì thế hào dương đầu tiên cuả quẻ khôn tạo thành quẻ mới , đó là quẻ địa lôi phục, chứng tỏ có dương sinh trong âm , Âm cực dương sinh ,  Khi dương đã có một , sẻ sinh sản thêm hai ; đó là quẽ Địa Trạch Lâm tháng 12 ( mình quen gọi là tháng Chạp ) khi đã có hai hào thì phải có hào thứ ba , đó là sự lý đương nhiên .  Đó là quẻ  muà xuân Địa thiên thái tức là trời đất quân bình , nên có thái bình , là quẽ tháng giêng , tháng hai là quẻ Lôi Thiên Đại Tráng tức là trong quẻ có 4 hào dương . quẻ tháng ba là quẽ trạch thiên quái , đến thời kỳ nầy âm sắp sưả bị triệt tiêu , quải nghiã là dương đầy lên , nên âm phải tiêu đi , dương thịnh âm suy là thế . Từ đó thêm hào nưả thành quẻ thuấn càn là quẽ gồm có 6 hào dương . Quẽ thuần Càn là quẻ tháng tư . sang tháng năm , dương thịnh âm sinh , nghiã là trong quẻ tuấn Càn sẻ thấy một hào âm sinh ra , quẻ thiên phong Cấu , là quẻ tháng năm ; sang tháng Sáu là quẻ thiên sơn Độn , Độn nghiã là trốn tránh , ẩn náu đi , qua tháng bảy là quẻ thiên địa Bĩ . Tức là âm dương mất cân bằng , vì dương ở trên đi lên , âm ở dưới đi xuống , như vậy gọi là Thiên địa cách ly , giao thông bế tắc . qua tháng tám ta thấy  quẻ phong địa quán , quán là xem xét . tháng chín là quẻ Sơn Địa bát , bát nghiả là âm tiêu dương , đây là giai đọan sáp sưả biến mất dưong để thành thuần âm . Sang tháng 10 âm lịch là  giai đọan âm đả thành hình , Nên dương biến mất . Tất cả đều vận hành theo một trật tự vô hình . củng thế ; Trong một ngày củng chia ra thành hai giai đọan âm và dương , giờ đầu tiên là giờ Tý , Sưũ , Dần , Mão , Thìn , Tỵ , Ngọ , Mùi , Thân , Dậu , Tuất , Hợi . Từ giờ Tý đến giờ tỵ là thuộc dương , từ Ngọ đến Hợi thuộc âm . nên trong dương có âm , và trong âm có dương . Khi áp dụng các lý thuyết nầy vào đời sống (đây là cả một sự rắc rồi về chuyên môn không thể nói hết trên vài trang giấy ) Ngay caq » trên cách sữ dụng lịch ngày , chúng ta nếu không phải là bác sỹ thì chớ có mách thuốc cho người khác . củng như thế , trên phương diện sữ dụng lịch ngày , đôi khi rất nguy hiểm , đôi khi dùng không đúng cách , củng vô ích ( may mà không gây ra tai họa ) Tất cả đề có phương pháp va kỹ thuật hẵn hòi . Nhất là chọn năm , chọn tháng , sau nưả là chọn ngày lựa giờ . Dịch có hai điều cốt yếu ; Nếu tính về dịch chỉ tính về lẽ âm dương thuận hay nghịch , nếu tính vể bốc phệ ta dùng ngũ hành sinh khắc . Đièu nầy lại thuộc về chuyên môn .
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Sat Apr 09, 2011 5:48 am    Tiêu đề: MỘT CHÚT TÃN MẠN VỀ KINH DỊCH QUA THẾ LỰC , THỜI VẬN .

MỘT CHÚT TẢN MẠN VỀ KINH DỊCH QUA THẾ LỰC, THỜI VẬN.
THẾ LỰC, THỜI VẬN.


      Chúng ta thường nghe nói đến các từ ngữ nầy rất nhiều, nhưng thường thì chúng ta chỉ hiểu biết chung chung, nhưng không thực sự hiểu đươc ý nghĩa đích thực của các từ ngữ nói trên. Các từ ngữ nầy xuất phát từ Lý Thuyết Kinh Dịch. Ngày trước dưới thời kỳ Quân Chủ Phong Kiến, khi người ta còn dùng mưu chước để hảm hại lẫn nhau, cả trong chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ của nhau.

      Ngày nay tuy không còn là thời đại phong kiến, nhưng mưu chước vẫn còn được áp dụng. Vì mưu chước và kế sách vẫn còn có chổ đắc dụng trong cuộc sống. Vì thế nên, khi chúng ta cần làm ăn, hay làm điều gì đó. chúng ta củng vẫn cần phải hiểu qua, ý nghĩa đích thực của từ ngữ nói trên, và cần nên áp dụng vào cuộc sống, để tránh được các thất bại trong công việc làm ăn sinh sống, hay trong các lỉnh vực chính trị.

      Chúng ta thường nghe thế lực, ta tưởng là một, nhưng kỳ thực đó là hai, Thế là một, và lực là điều khác. Trước hết, ta nên biết qua một chút về lý thuyết kinh dịch, nhưng ở phần nầy chúng ta chỉ nên nói sơ qua, và không đi sâu vào phần chuyên môn hay kỹ thuật thực hành. Kinh dịch chia ra làm Hai phần, phần Lý thuyết và phần kỹ thuật thực hành. Phần lý thuyết chỉ nói sơ qua về 64 quẻ dịch, Từ quẻ thuần Càn cho đến quẻ Vị Tế thứ 64 là quẻ cuối cùng. Nhưng khi qua đến phần Kỹ thuật ứng dụng thực hành, ở phần nầy trình bày rõ hơn, khúc chiết hơn. Ví dụ như nói nếu muốn cho tinh thông kinh dịch, không gì hơn là bói, vì khi bói phải an bài ra quẻ Dịch.

      Mỗi quẻ dịch gồm có hai quẻ hợp lại. Quẻ chính chỉ có một gọi là quẻ đơn (hay đơn quái, quái là quẻ) quẻ trùng là hai quẻ hợp lại. Khi hai quẻ hợp lại có 6 hào. Trong Quẻ lại có hai hào Thế Và hào Ứng. Dịch viết Thế là mình, Ứng là người đối tác. khi vào công việc làm ăn, Thế tức là mình và ứng tức là người cùng mình hợp tác trong việc làm. Dịch đã khẳng định rằng: Quẻ như thế nào thì bản thân ta như thế đó, nghĩa là, khi ta xin được quẻ dịch (vì lý do gì đó) quẻ dịch được hiểu là hoàn cảnh tình thế mà chúng ta đang ở trong, hoặc đang phải đối mặt. Trong quân sự và chính trị, những điều nầy rất hệ trọng. Ví dụ như ta nghe nói: TRI BỈ TRI KỶ BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG. Hiểu mình, hiểu người, đánh trăm trận trăm thắng. Vậy thì, như thế nào mới là hiểu mình và hiểu người.

      Trong quân sự chính trị, và trong nhiều lĩnh vực, không ai dám vỗ ngực xưng rằng ta đây cóc cần đến thế lực và thời vận. Điều nầy chưa hề xảy ra bao giờ trong lòng đời. Vì thế, các yếu tố, các điều kiện mà chúng ta cần, chúng ta lại không hiểu biết đến nơi đến chốn, thì làm sao ta có thể thành công?? khi mà thành công đòi hỏi chúng ta cần đến rất nhiều yếu tố ắt có và đủ. Thế lực quốc gia năm xưa vì chủ quan khinh địch, nên kết cục bi thảm, hằng mấy trăm ngàn chui vô tù. Đó là bài học xương máu do cái đầu óc chủ quan khinh địch. Liệu chúng ta có muốn điều nầy tái diễn hay không??

      Người đời xưa, trước vấn đề hệ trọng của quốc gia, Tiền nhân (có thể là do các vị quân sư, đời nay gọi là cố vấn hay ở Việt nam hiện nay gọi là tư vấn) thường dùng các phương pháp của Lý thuyết kinh dịch, mà bày ra quẻ dịch, có nhiều phương pháp khác nhau (như Kỳ Môn Độn Giáp, Thái Ất, Bắm Độn, v… v.) Khi bày ra được quẻ Dịch rồi mới xem xét đến quẻ. Mổi quẻ gồm có 6 hào, mỗi hào có kèm theo thiên can và địa chi, căn cứ nơi hành của quẻ, mà người ta lập ra Lục Thân (Sáu thành phần nhân sự liên hệ trực tiếp với bản thân người xem quẻ) Lục thân gồm các thành phần nhân sự sau đây:

      Phụ Mẫu: như cha mẹ, ông bà, hàng trưỡng thượng, cấp chĩ huy, nhà cửa bất động sản, hay xe cộ thuyền bè.
      Huynh Đệ: Anh em, người cộng tác với mình, nhân viên hay bạn bè,
      Tử tôn: con cháu, người được sai phái đi công vụ, giấy tờ,
      Thê tài: Vợ, hay tài chính
      Quan quỷ: công việc, nhà chức trách, chính quyền, người cản trở công việc,

      Thường thì trong quẻ có hai hào trùng với nhau.

      Thông thường khi sử dụng đến phương pháp bốc phệ, ngưòi ta chỉ thường dùng khi ở yên một chỗ, còn trên đường đi, hay gặp chuyện khẩn cấp, người ta dùng phương pháp như bấm độn và chì tính ngôi vị chủ khách, chủ tức là mình, và khách là người mình gặp.

      Kế đến người ta còn phố hợp với Bảng Cửu cung Lạc Thư để xem xét tình thế. ví dụ như nói đối phương, là các phương vị đối chiếu với nhau, như đông đối phương của Tây, phương nam đối với phương bắc. Trong lý thuyết Dịch, thường đòi hỏi yếu tố chính xác, không thể nói có thể thế nầy hay có thể thế kia, cho nên tính chính xác được tôn trọng, có chính xác thì mới dễ hành động, và khi hành động ta không mắc phải khuyết điểm khinh xuất, chính vì thế kết quả mới có thể tốt đẹp.

      Trở lại hai chữ Thế lực, ta cần nên biết vị trí của ta trong tình thế đó ra sao?, Ta đang ở vị trí nào? ở đâu, và Ta đang nương tựa vào đâu, Lục thân trong Bốc Phệ chỉ nói chung chung, còn ngoài ra, khi là tham mưu, ta cần nên hiểu một cách khác, như Phụ mẫu chẳng hạn, phụ mẫu chẳng còn có nghĩa là cha mẹ, mà còn có nghĩa là thượng cấp, của chúng ta hay của đối phương. Tử tôn không hẳn là con cháu, mà còn ám chỉ đến sách lược chiến lược, hay sản phẩm mà chúng ta tạo ra, như quan quỷ, là quyền lực, nếu thuộc về quan thì đó là quyền lực mà ta thấy được, còn nếu quỷ thì nên hiểu: đó là quyền lực trong bóng tối. hoặc ta được hổ trợ ngầm. hoặc ta bị đối phương chơi đòn ngầm, Những điều nầy không được trình bày trên sách vở, mà phải được chân truyền hoặc được Tâm truyền thì mới thấu rõ được.

      Xin nhắc lại, chúng ta nên biết hoàn cảnh và tình thế ta đang đối mặt, đang đương đầu là gì?? Thế của ta nương tựa vào đâu?? vào thành phần nào?? chúng ta cần nên khai thác điểm nầy, để củng cố vị thế, và tạo nên lực, vì có thế thì sẽ có lực, Đôi khi người xưa còn xử dụng đến LIÊN HOÀN KẾ, đời nay gọi là liên minh, sở dĩ liên minh ngày nay không có lực là vì liên minh không đúng đối tượng, và đó chỉ là sự liên minh trên hình thức các cường quốc đang thực hiện các liên minh như Mỹ Nhật và Âu Châu. Đó là trục tam giác tuyến, Mỹ ở phiá Tây Bắc, Âu Châu ở phía Tây, và Nhật bản ở phía đông. Trong chuyên môn, người ta gọi là Thế Tam hợp, như thân tý thìn, hợi mão Mùi, Tỵ Dậu Sữu, Dần Ngọ Tuất. Gọi là Tam hợp thế, hay nhị hợp thế. Khi biết được Thiên thời, chúng ta lợi dụng địa bàn (gọi là điạ lợi) và kết hợp thành thế nhân hòa.

      Lẽ tất nhiên chúng ta cần nên biết mình đã gặp được thời cơ thuận lợi hay chưa?? Nếu đã gặp được, chúng ta nên lợi dụng thời cơ mà hành động. Nếu chưa gặp được, thì ta nằm chờ đó. Dịch dạy, không thái quá (thời đã qua rồi) không bất cập, (thời chưa đến) nên dịch viết; Nuôi quân ba năm, dụng quân nhất thời, nên nhớ là nhất thời. Phần nhiều các vị nguyên thủ đời xưa thường được những nhân sự tài giỏi phụ giúp ý kiến, bằng các phương pháp chuyên môn mà họ đã học hỏi được. Như Bình Định Vường Lê Lợi nhờ có Nguyẽn Trãi trợ giúp. Lưu Bị thời Tam quốc được Không Minh Gia Cát Lượng phụ tá. Những vị phụ tá nầy rất tinh thông lý thuyết kinh dịch.

      Muốn biết thời cơ đã đến hay chưa, thì chúng ta cần nên biết rõ về bản thân, không chỉ biết về khả năng, còn phải biết về Mệnh Số. Lẽ tất nhiên, một con người không thể hiểu hết về mọi sự, và cũng không thể làm hết được mọi việc.

      Muốn biết về mệnh số, thì nên biết năm sinh, để xem coi mình sinh ra đời năm nào; Rồi mới tính xem bản thân chịu ảnh hưởng của nhóm tinh tú nào, nếu tài giỏi tất nhiên sẽ biết cách nhìn thiên văn, nhìn xem chân mệnh của bản thân đang ở đâu? và khi đã lập được bản số (giống như bảng Tử vi) Thì ban đêm, trời quang mây tạnh, đứng ngoài trời, nhin lên trời, để xem ngôi sao thủ mệnh đang ở đâu? Đây chính là câu ngửa xem, cúi xét. Cấp lãnh đạo quốc gia, nếu dốt nát mà cầm quyền, chỉ gây ra tai họa và tội ác với dân, với nước.

      Khi đã biết về mệnh số, thì ta cần phải đối chiếu với năm tháng hiện tại, như năm nay, năm Tân Mão, Năm Mão thuộc Mộc, nếu ta mệnh hỏa, thì mộc hỏa tương sinh, nếu ta mệnh thổ, thì mộc khắc thổ, như thế năm thuộc Mộc sẽ là năm Thổ mệnh bị xung khắc, không thuận lợi, chúng ta có thể tính trước được do năm tháng và mệnh số, mà ta biết được năm nào tháng nào, thời kỳ nào ta có thể làm được điều ta muốn làm. Điều đó chính là chúng ta lợi dụng thời cơ, để hoạt động và hành động, gọi là kịp thời hay hợp thời.

      Một ví dụ cổ ngày trước, Thời Bình Định Vương khởi nghĩa, vào khoảng năm 1415, vào một đêm khuya, trong vùng đồi núi chập chùng Lam Sơn. Buổi hội họp bí mật của Bình Định Vương Lê Lợi diễn ra trong đêm, như một tình cờ khi Nguyẽn Trãi có mặt, tuy không dự họp, nhưng ông đã lên tiếng khi nghe Bình Định Vương tuyên bố: Sẽ khởi động cuôc kháng chiến vào năm Kỷ Hợi 1419. Nguyễn Trãi vì sự bất khả kháng, nên đành phải xuất đầu lộ diện trước mặt Bình Định Vương;

      Nguyễn Trãi nói: Thưa minh chủ, Ngài đã tính sai rồi.

      Câu nói đó làm cho Lê Lợi bàng hoàng, và Ông muốn chém ngay người vừa mới lên tiếng, nhưng Nguyễn Trãi vội xưng danh tính. Đến đây Nguyễn trải mới trình bày về Thời cơ và các yếu tố cần nên làm. Sau khi cân nhắc về Mệnh số của Bình Định Vương, và đối chiều các điểm phù hợp với thời cơ, Nguyễn Trãi cho biết cuộc Tổng Khởi nghĩa sẽ phải làm vào năm Mậu Tuất 1418.
      Bởi thế, chúng ta nên biết, đời xưa tiền nhân tôn trọng lý thuyết Kinh Dịch, Các Yếu tố Năm Tháng Ngày Giờ rất hệ trọng. Bốn yếu tố nói trên có ảnh hưởng và tác động trực tiếp vào cuộc sống của chúng ta. Thêm vào đó chính là sự tác động nầy mắt thường không nhìn thấy được. Ngay trong thời Ngô Đình Diệm, bất cứ vị Sĩ quan nào trước khi được bổ nhiệm, cũng phải trình diện ông, để chính ông nhìn thấy diện mạo của Sĩ quan đương sự, sau đó ông sẽ phê chuẩn. Đủ thấy phép xem tướng và chân tướng được áp dụng qua thuật lãnh đạo, chính trị.

HÀN SINH HỌ LÊ
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Sun Apr 17, 2011 5:14 pm    Tiêu đề: TÌM HIỂU BÓI TOÁN QUA KINH DỊCH

TÌM HIỂU MỘT CHÚT VỀ KINH DỊCH.


      Trước khi đi sâu vào đề tài NÓI CHUYỆN BÓI TOÁN, chúng ta cũng cần nên biết qua kinh dịch, vì ngoài các loại bói bình thường, nếu không nói là tầm thường của những tay thuật số kiếm cơm, phần còn lại tất cả những loại Bói Độn (hay Bấm độn) hoặc bói quẻ, đều thuộc về loại toán pháp cao cấp. Tại sao lại nói Bói là loại Toán pháp cao cấp. Xin thưa, đời xưa qua các khóa thi cử do triều đình thời quân chủ tổ chức để tuyển chọn nhân tài. Ban Giám khảo sẽ có nhiều đề tài, mà thí sinh cần phải trả lời qua bài viết, trong đó có phần khảo hạch, một trong các câu hỏi ấy có liên quan đến kinh dịch. Thí sinh phải trả lời các vấn đề được đặt ra, theo sự hiểu biết riêng, cuối cùng qua phần khảo hạch do đích thân nhà Vua làm Chính Chủ Khảo. Người được chọn là thí sinh xuất sắc nhất sẽ được hạch hỏi tận tình, Bởi thế, đời xưa ta thấy khi tuyển chọn nhân tài ra giúp nước thường thường tiền nhân rất nghiêm khắc.

       Khi đi vào không gian Bói Toán, tức là chúng ta nên hiểu nguyên lai của từ ngữ Bói Toán, Bói chính là đặt ra vấn đề nào đó, hay khi quý vị đứng trước, hay là đối phó với vấn đề nào đó, tất nhiên, chúng ta sẽ phải nhức đầu để tìm cách đối phó, khi vấn đề đối phó quá nan giải, (xem như sự việc đó hoàn toàn bế tắc,) thì chúng ta phải làm sao??

       Dịch dạy: khi nào còn nghi ngờ thì mới dùng đến phương pháp bói toán, vì thế dịch viết: quẻ tức là người, trong sách chỉ nói rằng: quẻ như thế nào thì bản thân ta sẽ như thế ấy, tức là khi ta đứng trước vấn đề nào đó, khi ta lấy quẻ, cách lấy quẻ thì theo cách nào không quan trọng, sự quan trọng chính là chúng ta có thể tìm ra phương cách hay biện pháp để đối phó hay không, vì Dịch cũng viết, kèm theo những lời khuyên, chúng ta tựa hồ như đang hỏi chuyện người tâm phúc, và người ấy sẽ đưa cho chúng ta một số các điều cần nên. Nghe theo thì sống, không nghe thì chết, vì dịch chủ trương lánh cái hung hại, và tìm lối thoát. Tức là cách nói: Lánh hung tìm cát. Ví dụ dễ hiểu, chẳng hạn như trên đường đi, chúng ta nên định hướng rõ ràng, lấy nơi ta đứng làm trung tâm điểm, phân ra bắc sau lưng, đông bên tay trái (tả thanh long) tây bên tay phải, nam ở trước mặt, giữa đông và bắc là đông bắc, giữa nam và đông là đông nam, giữa tây và nam là tây nam. Bấy giờ ta mới dùng quẻ dịch đã lấy được, mà tính, đi về đâu sẽ có lợi. Và nơi ta đến sẽ gặp ai, người đó sẽ làm gì để giúp ta, bao giờ thì gặp.

       Tin hay không tin ở những gì được trình bày trên đây, xin thưa đó là quyền tự do của quý vị, vì đó là vấn đề liên quan đến bản thân của quý vị, và đôi khi liên quan đến tính mệnh nữa. Phương pháp này đời xưa Thiệu Khang Tiết gọi là Tọa đoan Pháp Thuật. Bất cứ quý vị đi nơi đâu, ở đâu, đều có thể tính toán được theo phương pháp này. Như người lính trinh sát, khi xâm nhập vào mật khu của đối phương năm xưa, cốt để tìm hiểu tình hình của lực lượng đối phương ẩn tàng nơi chốn rừng núi. Khi cần thì có thể xin yểm trợ bởi trọng pháo, vì khi muốn yểm trợ, các đơn vị pháo binh luôn luôn yêu cầu người lính trinh sát xác định điểm người lính đang đứng tại tọa độ nào trên bản đồ hành quân. Sau đó đơn vi pháo binh mới bắn yểm trợ được. Người viết nghĩ rằng, tất cả những ai đã từng là cấp chỉ huy các đơn vị tác chiến năm xưa đều biết đây là lời nói đúng. Thêm vào đó kinh dịch phần kỹ thuật thực hành còn nhièu điều chưa được giải thích, nếu không được chân truyền..

       Còn một điều thú vị nữa là, khi đã đạt được trình độ cao siêu, thì không cần phải lấy quẻ nữa, vì khi cần cứu xét một vấn đề (bất cứ là vấn đề gì??) tự dựng vấn đề đó hiện ra trước mắt chúng ta như cả một thế giới hiển hiện. Muốn biết sự hưng vong của một người hãy xem gia đình người ấy sống như thế nào?? muốn biết vận mệnh của một quốc gia ra sao?? chúng ta hãy xem xét cả nước đang như thế nào?? điều đó đã được chứng minh qua lịch sử của đời Nhà Tống bên Trung Hoa. Nhiều vị quan đời Tống giỏi Tử Vi, đã biết trước được vận mệnh nhà Tống đến ngày sụp đổ mất nước, nên họ đã chạy về phương nam đầu hàng với triều Trần. Như hiện tại, nhiều người nghèo nàn, chẳng mấy chốc do chuyên làm ăn phi pháp, do bất nhân bất nghĩa mà làm giàu, nhà cao cửa rộng, lợi dụng quyền thế chức vị mà kiếm tiền phi pháp. Gọi là đóa hoa sớm nở tối tàn, sự sụp đổ sẽ xẩy ra một sớm, một chiều. Tất cả những ai làm giàu trên xương máu nhân dân, do bất nhân bất nghĩa mà được vinh hoa phú quý, thì những loại người đó đều đã xây nhà lầu trên nền cát ở bờ biển. Điều này miễn bàn, bởi thế, nên cụ Nguyễn Hiến Lê đã viết thêm một tựa đề, cho quyển Kinh Dịch khi cụ cho in ra. DỊCH LÀ ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ. DỊCH KHÔNG PHẢI LÀ CỦA QUÂN TIỂU NHÂN. Đó là câu Trương Hoành Cứ đời xưa đã phê (không phải do cụ Nguyễn chế tác ra.) DỊCH VI QUÂN TỬ MƯU, BẤT VI TIỂU NHÂN MƯU. Dùng dịch để yểm hộ cho bọn mất dạy trộm cướp hà hiếp nhân dân thì trời sẽ phạt người đó. Đôi khi mang họa vào thân, để rước lấy cái chết thảm khốc.


Về Đầu Trang
doan thai thuy



Ngày tham gia: 12 Jul 2008
Số bài: 37

Bài gửiGửi: Thu Apr 21, 2011 8:48 am    Tiêu đề:

Bài viết rất hay và lý thú, cám ơn anh LE HAN SINH rất nhiều. Tôi đang cố gắng theo dõi và tìm hiểu, tuy nhiên vẫn chưa lãnh hội được gì cả, khi nào hiểu được chút ít, chắc chắn sẽ làm phiền anh giải đáp dùm đấy.

Năm xưa, tôi vượt biên êm ả và thành công cũng nhờ 1 ông thầy bói dịch gần nhà.

Khi nào ông thầy bảo tôi: "Đi không được đâu. Chắc chắn bị bắt đấy!" là tôi từ chối với người tổ chức ngay. Y như trong kinh, chuyến đi bại lộ. Có lần toàn thể hành khách, ghe và tài công bị bắt. Có lần khách vừa đổ bến, vừa xuống xe đò đã bị tóm ngay. Cũng có lần, ghe ra khơi đã một ngày, nhưng biển động quá, nhắm đi tới thì chỉ có nước "con nuôi cá", tài công lái ghe quay về và cả bọn ngậm ngùi "má nuôi con".

Khi nào ông thầy bảo tôi: "Đi không được đâu. Nhưng bình an vô sự trở về, cứ đi chơi một chuyến rút kinh nghiệm thêm". Tôi yên tâm ra đi và trở về vô sự, chỉ vì thằng tài công nhát gan, thấy ghe của du kích là hoảng sợ và chuồn mất, báo hại ghe taxi chờ mãi mà không thấy cá lớn đến, đành giải tán.

Khi thầy bảo tôi: "Đi không được đâu. Bị một phen sợ hãi đấy nhưng trở về bình an. Cứ yên tâm mà đi đi". Tôi cũng đánh liều nghe lời thầy ra đi và cả bọn bị du kích rượt chạy trối chết, tôi chui vào bụi rậm trốn hết một ngày một đêm, rồi cũng thoát về được nhà.

Khi ông thầy bảo tôi: "Đi không được, trở về bình an nhưng mà có hao tài đấy, đừng đem tiền bạc theo, cũng đừng giao tiền hay đồ đạc cho tổ chức trước". Lần họp sau cùng, tên tổ chức dặn: đừng đi xích lô hay xe ôm, tụi nó mà báo công an là ở tù cả, đi xe đạp đến đây, không bị ai đế ý, xe sẽ có người giao lại tận nhà . Nghe lời ông thầy, tôi nhờ thằng em chở đến nhà tên tổ chức . Đúng như lời ông thầy, bao nhiêu xe đạp của khách đem đến, bị tên tổ chức đem cầm cả đế lấy tiền trả cho taxi, mà cá lớn thì bất ngờ hỏng máy.

Lần đi cuối cùng thành công, thì ông thầy bảo: "Đi được rồi, bình an vô sự, không gặp nguy hiểm nào, tao chờ ba mày đem điện tín mày gởi về báo tin vui". Tôi có hỏi lại: "Trên đường di chuyển ra cá lớn, có gặp trở ngại nào không? vì phải xuống Mỹ Tho ngủ một đêm, sáng hôm sau đón phà đi Bến Tre, và phải đi bộ khoảng hơn 10 cây số mới đến điểm tập trung ra cá lớn". Ông thầy cười và nói nhiều câu tôi không hiểu gì cả, chỉ nhớ có câu "quan không động" gì gì nữa đó, và thầy phán: "Yên tâm. Mày mà có chửi tụi công an, nó cũng làm lơ cho mày đi". Chuyến đi này bình yên và trót lọt, trên đường đi đã vài lần gặp mấy tên du kích nhìn tôi soi mói, nhưng tôi vững tin lời thầy, bình tĩnh bước (không dám có gan chửi tụi nó đâu). Người dẫn đường là dân địa phương đi trước tôi khoảng năm chục thước, tôi lò dò theo sau. Sắp đến điểm tập trung, thì gặp hai tên du kích đang ngồi chơi trên bậc thềm của UBND xã, một tên đứng dậy xách súng bước về phía tôi, nhưng tên thứ hai gọi giật tên kia lại và nói gì đó, tên thứ nhất lại ngồi xuống, tôi vẫn thản nhiên ôm cái túi xách bước đi dù rằng tim đánh trống.

Tôi có duyên với bói dịch thế đó, mà ông thầy nổi tiếng nhiều năm trời không hề bói sai bao giờ và cũng không bao giờ lấy tiền với bất cứ ai, cùng lắm thì thầy chỉ nhận cho gói trái cây, còn đồ đạc; tiền bạc hay tài sản quý giá là thầy từ chối ngay tức khắc. Hồi đó khi tôi mở miệng xin ông thầy này dạy cho, thì thầy hỏi ngày sinh tháng đẻ và bấm tử vi, xong thày phán một câu xanh rờn: "Số mày Tham Lang tại Mệnh, mày không thể nào thành thầy tướng số hay bói toán được, đừng tốn công vô ích". Khi tôi hỏi thầy: "Khoa bói toán là khoa học hay huyền bí?". Thì thày nói: "Tao cũng không biết là khoa học hay huyền bí, nhưng tao tin là có thần linh, thần linh làm tao sáng dạ ra và nhìn thấy ngay vấn đề cần giải khi bói. Vì vậy tao không bao giờ xem bói dịch lấy tiền, nếu thần linh thấy tao có lòng tham và bỏ đi, thì tao không còn xem bói dịch được nữa".

Có lẽ ông thày nói đúng cả về tử vi nữa, tôi cố gắng tìm hiểu bài viết của anh nhưng vẫn mù tịt, có công mài sắt có ngày nên kim, cũng cố thử xem sao?
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Thu Apr 21, 2011 10:53 am    Tiêu đề: MỘT CHÚT TÃN MẠN VỀ BÓI TOÁN

Đoan thai thuy đã viết :
Bài viết rất hay và lý thú, cám ơn anh LE HAN SINH rất nhiều. Tôi đang cố gắng theo dõi và tìm hiểu, tuy nhiên vẫn chưa lãnh hội được gì cả, khi nào hiểu được chút ít, chắc chắn sẽ làm phiền anh giải đáp dùm đấy.

Năm xưa, tôi vượt biên êm ả và thành công cũng nhờ 1 ông thầy bói dịch gần nhà.

Khi nào ông thầy bảo tôi: "Đi không được đâu. Chắc chắn bị bắt đấy!" là tôi từ chối với người tổ chức ngay. Y như trong kinh, chuyến đi bại lộ. Có lần toàn thể hành khách, ghe và tài công bị bắt. Có lần khách vừa đổ bến, vừa xuống xe đò đã bị tóm ngay. Cũng có lần, ghe ra khơi đã một ngày, nhưng biển động quá, nhắm đi tới thì chỉ có nước "con nuôi cá", tài công lái ghe quay về và cả bọn ngậm ngùi "má nuôi con".

Khi nào ông thầy bảo tôi: "Đi không được đâu. Nhưng bình an vô sự trở về, cứ đi chơi một chuyến rút kinh nghiệm thêm". Tôi yên tâm ra đi và trở về vô sự, chỉ vì thằng tài công nhát gan, thấy ghe của du kích là hoảng sợ và chuồn mất, báo hại ghe taxi chờ mãi mà không thấy cá lớn đến, đành giải tán.

Khi thầy bảo tôi: "Đi không được đâu. Bị một phen sợ hãi đấy nhưng trở về bình an. Cứ yên tâm mà đi đi". Tôi cũng đánh liều nghe lời thầy ra đi và cả bọn bị du kích rượt chạy trối chết, tôi chui vào bụi rậm trốn hết một ngày một đêm, rồi cũng thoát về được nhà.

Khi ông thầy bảo tôi: "Đi không được, trở về bình an nhưng mà có hao tài đấy, đừng đem tiền bạc theo, cũng đừng giao tiền hay đồ đạc cho tổ chức trước". Lần họp sau cùng, tên tổ chức dặn: đừng đi xích lô hay xe ôm, tụi nó mà báo công an là ở tù cả, đi xe đạp đến đây, không bị ai đế ý, xe sẽ có người giao lại tận nhà . Nghe lời ông thầy, tôi nhờ thằng em chở đến nhà tên tổ chức . Đúng như lời ông thầy, bao nhiêu xe đạp của khách đem đến, bị tên tổ chức đem cầm cả đế lấy tiền trả cho taxi, mà cá lớn thì bất ngờ hỏng máy.

Lần đi cuối cùng thành công, thì ông thầy bảo: "Đi được rồi, bình an vô sự, không gặp nguy hiểm nào, tao chờ ba mày đem điện tín mày gởi về báo tin vui". Tôi có hỏi lại: "Trên đường di chuyển ra cá lớn, có gặp trở ngại nào không? vì phải xuống Mỹ Tho ngủ một đêm, sáng hôm sau đón phà đi Bến Tre, và phải đi bộ khoảng hơn 10 cây số mới đến điểm tập trung ra cá lớn". Ông thầy cười và nói nhiều câu tôi không hiểu gì cả, chỉ nhớ có câu "quan không động" gì gì nữa đó, và thầy phán: "Yên tâm. Mày mà có chửi tụi công an, nó cũng làm lơ cho mày đi". Chuyến đi này bình yên và trót lọt, trên đường đi đã vài lần gặp mấy tên du kích nhìn tôi soi mói, nhưng tôi vững tin lời thầy, bình tĩnh bước (không dám có gan chửi tụi nó đâu). Người dẫn đường là dân địa phương đi trước tôi khoảng năm chục thước, tôi lò dò theo sau. Sắp đến điểm tập trung, thì gặp hai tên du kích đang ngồi chơi trên bậc thềm của UBND xã, một tên đứng dậy xách súng bước về phía tôi, nhưng tên thứ hai gọi giật tên kia lại và nói gì đó, tên thứ nhất lại ngồi xuống, tôi vẫn thản nhiên ôm cái túi xách bước đi dù rằng tim đánh trống.

Tôi có duyên với bói dịch thế đó, mà ông thầy nổi tiếng nhiều năm trời không hề bói sai bao giờ và cũng không bao giờ lấy tiền với bất cứ ai, cùng lắm thì thầy chỉ nhận cho gói trái cây, còn đồ đạc; tiền bạc hay tài sản quý giá là thầy từ chối ngay tức khắc. Hồi đó khi tôi mở miệng xin ông thầy này dạy cho, thì thầy hỏi ngày sinh tháng đẻ và bấm tử vi, xong thày phán một câu xanh rờn: "Số mày Tham Lang tại Mệnh, mày không thể nào thành thầy tướng số hay bói toán được, đừng tốn công vô ích". Khi tôi hỏi thầy: "Khoa bói toán là khoa học hay huyền bí?". Thì thày nói: "Tao cũng không biết là khoa học hay huyền bí, nhưng tao tin là có thần linh, thần linh làm tao sáng dạ ra và nhìn thấy ngay vấn đề cần giải khi bói. Vì vậy tao không bao giờ xem bói dịch lấy tiền, nếu thần linh thấy tao có lòng tham và bỏ đi, thì tao không còn xem bói dịch được nữa".

Có lẽ ông thày nói đúng cả về tử vi nữa, tôi cố gắng tìm hiểu bài viết của anh nhưng vẫn mù tịt, có công mài sắt có ngày nên kim, cũng cố thử xem sao
?

Thưa bạn Đoàn Thái Thuỵ ,

Biết nói làm sao đây , Nói như thế nầy không phải là không nói được vị không biết , hay vì quá dốt , mà thật ra , trước khi hồi đáp ; mình cần phải tìm cách nói như thế nào để cho người nghe hiểu được . Đây không phải là lối nói chuyẹn lòng vòng , lại càng không phải là nói quanh nói co , thật ra khi đưa ra loạt bài Đầu năm nói chuyeên Bói Toán là có nguyên , bất cứ chuyện lớn nhỏ gì củng đều phải có duyên cớ . Thứ nhất : đã từ lâu lắm , mình đã viết nhiều , nhưng chưa bao giờ cả gan đưa lên diẽn đàn , vì diễn đàn ngang hàng với Thập Mục Sỡ Thị . nói nôm na là ở giưả chợ , Nói đúng quá thì chết , còn nói bậy bạ thiên hạ cười chê . Loạt bài nầy chính là một thông điệp , được gởi đến cho một ai đó , mình không biết là ai , ai hiểu được thì cùng luận bàn trao đổi , vậy thôi , Bây giờ trở lại chuyện người bạn mình bảo rằng có duyên phần với Bói Dịch , nghe như thế nầy thì cần phải xét lại , vì xin thưa , khi muốn bắt chuyện , tất nhiên  phải tìm ra cái cớ , hay trước khi đưa bài viét lên diễn đàn , ít ra củng phải có đôi dòng tâm sự gọi là Mào đầu : Người bạn viết về những lần đi vượt biên , nhờ ông thầy bói Dịch , có lẻ là quẻ Dịch , mình đâu có biết ông thầy đả lấy quẻ hay dùng phương pháp bấm độn để bói . Có rất nhiều phương cách để bói ( xem xét vấn đề , rôi mới đưa ra biện pháp , lời đề nghị hay lời khuyên , cho thân chủ hay khách hàng )
Tưởng nên nhắc lại , năm xưa khoản năm 1982 , sau bao chuyến vượt biên , lần đó mình định đi bải Long Sơn Bà Riạ , đêm hôm đó ở nhờ nhà cuả một người quen với gia đình , lúc ấy mình chỉ mớ vỏ vẻ hơc qua MAI HOA DỊCH , HAY QUAN MAI DỊCH . Đêm hôm đó , củng thử lấy quẻ dịch theo năm tháng ngày giờ , lấy được quẽ dịch :
 Thuỹ Thiên Nhu    động hào 5 biến thành ra quẽ Địa Thiên Thái ,
Sau đó , mình đã gặp thất bại về chuyến đi không thành , từ đó bỏ đi ý định vượt biên , khi đã hiểu dịch , thời vận là quan trọng bậc nhất ,

 Quẽ Thuỹ Thiên Nhu có nghiả là khó khăn , lời khuyên nên chờ đợi , lúc đó cho đến bây giờ nguyên tắc xem dịch chỉ lấy ý nghiả thoán từ đại ý cuả toàn quẻ để xem xét vấn đề . Mải đến khi được bà chị vận động với chính phủ Pháp , nên mình cùng gia đình đi định cư lập nghiệp tại Pháp , chứng đó mới nhớ lại quẽ Dịch đã xin được năm xưa , kể ra từ năm 1982 đến năm đi được là năm 1991 , Vì hồm mới học xem , củng chỉ biết lõm bõm mà thôi . Nhất là khi vào để phỏng vấn tại Tỗng lãnh Sự Pháp ở Sài Gòn , Khi vào gặp Bà Thái người giử nhiệm vụ cấp Visa , thì mình chợt nhớ lài quẻ bói , Thuỹ Thiên Nhu biến Địa Thiên Thái . chừng đó mới hiểu ý cuả thánh nhân , thứ nhất , nghiả là quẽ Nhu tượng trưng cho thời vận đang gặp khó khăn , phải chờ đến khi thơì hanh thông mới được việc ,  sau nầy khi tham gia vào công việc nghiên cưú học hõi nơi kinh dịch , mới hiểu rỏ hơn nưả .

Xem qua những gì bạn viết củng hiểu đôi phần , Ý cuả bạn , sau khi xem qua bài viết cuả mình bạn có phần khó hiểu , khó hiểu là phải , vì dịch củng như các bộ môn khoa học khác , như hình học , khi muốn tính được chu vi hình vuông chúng ta cần nên biết qua định lý : muốn biết chu vi hình vuông ta láy số đo cuả một cạnh mà nhân cho Bốn , vì hình vuông thì các cạnh có số đo bằng nhau , nếu số đo khác nhau thì không phải là hình vuông , vì rthề chỉ cần biết số đo cuả một cạnh , ta nhân cho bốn là được tổng số đo cuả bốn cạnh , ta gọi đó là chu vi , chu là vòng tròn , giáp một vòng , vi là hàng rào , như chữ phạm vi , Như muốn biết diện tích cuả hình vuông ta lấy số đo cuả một cạnh đem nhân cho số đo cuả một cạnh , tất cả mọi thứ khoa học đều có định lý , định đề , và có nguyên tắc ;v...v .

Nếu không có người hướng dẩn ta sẻ không thể nào hiểu được , hoặc có hiểu thì chỉ hiểu lờ mờ mà thôi . Dịch có hệ thống , có nguyên tắc rõ ràng , khúc chiết , không có sự đoán mò đoán bậy bạ mà được , ví như thời xưa , khi một vị làm tham mưu hàng cố vấn , khi trình bày với nhà Vua , tất nhieê phải rỏ ràng mạch lạc , nói bậy là mất đầu , không giống như đời nay . ai muốn nói cái gì củng được , đâu có ai bắt tội mình chết đâu mà sợ.

Đó là lẻ thứ nhất , kế đến học dịch phải đi từng bước , dịch có hệ thống , có nguyên tắc, và có nhiều định lý cần phải học thuộc lòng , như khi xem quẽ dịch phải biết cách xem quẻ , như quan sát một người , mà ngày nay khi thẫm vấn tội phạm , người ta dùng khoa tâm lý học để biết xem người bị cáo , có nói thật hay nói láo .
Kế đến là một điều rất hệ trọng , đó là suy nghỉ thì phải suy nghỉ và suy luận theo phương pháp nhất định ,

Dịch chú trọng vào tính cách chính xác , không nói là may hay rủi , mà nói là có thể làm hay không thể làm , Học thì học theo thư tự , làm thì chọn cái dể ta làm trước ,

PHƯONG PHÁP CỨU XÉT QUẺ DỊCH .


Kinh dịch gồm có hai phần chính , ( không phải là thượng kinh hay hạ kinh )  Hai phần nầy la phần lý thuyết và phẩn kỵ thuật ứng dụng , Phần ứng dụng cuả kinh dịch rất hệ trọng , vì Dịch có viết , muốn tinh thông kinh dịch không gì hơn Bói , Tức là dùng quẻ bói , khi yên  ổn không có chuyện gì , Thì lấy quẻ dịch , xem xét lời Thoán (đại ý cuả toàn quẽ ) Từ , Khi hưũ sự , xem hào biến để tiên liệu các diễn biến có thể xảy đến ,  Điều nầy nghiã là gì ?? điều nầy có nghiã là : chúng ta cần phải thông suốt cả 64 quẻ dịch . Hình thể và ý nghiả cuả từng quẽ . Trong phần lý thuyết có 64 quẻ , Sáu mươi bốn quẻ chính là chu kỳ vận hành cuả một sự việc hay một vật thể , Quẻ đầu là thuần Càn , quẻ cuối cùng thứ 64 là quẻ Vị Tế . Ai muốn biết qua Dịch đều phải có Bộ kinh dịch , hai quyễn  thượng và quyển hạ ,

Đó là phần lý thuyết , trình bày về sự vận hành trong trời đất , qua phần Kỷ thuật ứng dụng thực hành , củng có 64 quẻ , nhưng từ 8 quẻ chính sinh ra . Tám Quẻ chính : Càn , Khãm , Cấn , Chấn , Tốn , Ly , Khôn , Đoài , đó là các quẻ dịch theo vòng tròn . Mổi một quẻ chính lại sinh ra thêm 7 quẻ phụ , Mổi quẻ như thế 1 thêm 7 quẻ = 8 đem nhân cho 8 quẽ thành ra 64 ; đó là hệ thống  thứ nhì cuả 64 quẽ dịch . Người học dịch như kẻ đi lạc vào rừng núi , nếu không có người biết đường hướng dẩn rthì chắc chắn sẻ bị lạc lối .
Mổi quẻ dịch đơn có 3 hào , hai quẻ hợp lại thành ra 6 hào . Chúng ta nên biết , khi nào , trong trường hợp nào người ta dùng quẻ chính , hay quẻ đơn , và trong trường hợp nào người ta dùng quẻ trùng , ( là hai quẻ hợp lại ) Tất cà đều  có phương cách và công thức chính xác ; Người học dịch , cân nên có thứ nhất :
1 / phầm cách tốt đẹp .
2 / Có thiên bẩm .
3 / có nhiệm vụ nào đó đới với nhân sinh ,
4 / Có trí tuệ thông minh ,
5 / Cần nên có nhiều kiên nhẩn , vì thường thì kẻ học dịch hay bị anh linh cuả tiền nhân thử thách . Và trong cuộc sống , đôi khi gặp nhiều nghịch cảnh , Nhưng lời xưa có nói : Có chí thì nên , nghiả là có ý chí , có đeo đuổi đến nơi đến chốn thì sẻ lĩnh hội được tinh hoa . Và khi lĩnh hội được chưa chắc bản thân đả đắc dụng , hưũ dụng , mà còn phải chờ đợi tinh hoa phát tiết đúng lúc , đúng thời  .
Trong mổi quẻ dịch trùng có  6 hào , mổi vạch gọi là hào , kèm theo hào là thiên can và địa chi , và  mổi hào có vị trí âm dương , có thế ứng , và có lục thân . cùng với nhóm Nhị thập bát tú . v… v …
Nguyên lý dịch , dương trên âm dưới thì đó là thuận lý lẻ , , còn âm trên dương dưới , là nghịch lý , vì tuỳ thời mà âm dương đi thuận hay đi nghịch .
Về Đầu Trang
doan thai thuy



Ngày tham gia: 12 Jul 2008
Số bài: 37

Bài gửiGửi: Sun Apr 24, 2011 11:33 pm    Tiêu đề:

Xin lỗi anh LE HAN SINH, tôi đã viết không rõ ràng: Ông thày đã dùng quẻ dịch đoán cho tôi. Khi có người cần xem, ông thầy lấy ra cái chén gốm đỏ cỡ cái tô, và 3 đồng xu thời xưa có đục ô vuông ở giữa, một mặt có khắc chữ nho . Sau khi ông thầy khấn "Tuế thứ ..." gì gì đó, và đưa 3 đồng xu đó cho người cần xem gieo 3 lần vào cái chén và thày bắt đầu bấm đốt ngón tay tiên đoán . Tuy nhiên nếu khách có hỏi thêm điều gì mà liên quan đến câu hỏi chính trước khi gieo quẻ, thi thày chỉ bấm ngón tay và nói là bấm độn. Nếu khách hỏi vấn đề hoàn toàn khác với câu hỏi trước, thì thày lại lấy đồng xu ra đưa cho khách gieo quẻ mới.

Một chuyến đi không thành mà anh chán nản sao ? Không kể những lần từ chối vì quẻ xấu, thì trong  3 năm (1980-1983), tôi tham dự 6 chuyến đi với 3 nhóm tổ chức khác nhau mới thành công. Nhóm đầu tiên, sau lần thất bại mất cả ghe, họ tuyên bố hết tiền không tổ chức nữa . Tôi theo nhóm khác trong 3 năm, với ba chuyến di không được . Thày giới thiệu tôi với nhóm thứ ba, và năm ngày sau đó khởi hành, nhưng cũng không đi được vì tài công và hoa tiêu không đến được mà hoa tiêu lại giữ hải bàn, nên đành giải tán . Chờ đợi thêm hai tuần vì biển động và tiếp tục chuyến hái hành chót đến bến bờ bình an .

Điểm đặc biệt trong chuyến đi cuối cùng là tất cả hành khách khoảng 50 người phần đông là họ hàng bạn bè của nhau, đã lần lượt đến nhà thày xem quẻ (cứ 1, 2 người vô một lần, sau khi xong ra đường chính ra dấu cho người kế tiếp chờ 10 hay 15' hãy vô, đế tránh công an chú ý). Thày doán quẻ tất cả đều thành công và tốt đẹp, duy nhất một gia đình người bạn cũ của thày, thì thày lại nói khác: "Gia đình anh đi không được đâu, anh ở lại với tôi có bầu có bạn". Ra về, ông bạn cũ cúa thày bực lắm và nói: "Vô lý, tại sao mọi người cùng chuyến thì đi được mà tôi đi không được". Nhưng kết quả thì đúng như thày đoán, gia đình người bạn cũ của thày vì chờ đợi người con gái đi lạc đã không đến được điểm hẹn kịp giờ, bị bỏ lại . Còn người tổ chức cũng đi trong chuyến đó sau này tiết lộ: "những chuyến trước tuy thất bại, nhưng tôi đều có mua bến bãi cả . Riêng chuyến này thì tin tưởng thày quá, tôi đánh chui, không chi cho tụi nó đồng nào".

Thời đó, câu nói đùa của dân vuợt biên: Nếu thành công thì "con nuôi má", nếu thất bại thì "con nuôi cá", nếu bị bắt thì "má nuôi con".
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Mon Apr 25, 2011 6:43 am    Tiêu đề:

Vậy thì tôi hiểu rằng ông thày bói đã dùng KIM TIỀN SÁCH để bói quẻ dịch ; nghiả là dùng 3 đồng tiền để gieo quẻ , gieo làm 6 lần , vì quẻ xem theo âm dương , mổi lần gieo cả 3 đồng tiền ; đây là phương pháp Loại Trừ , nếu 3 đòng cùng gióng nhau về cùng sấp hay cùng ngưã ( sấp là âm , ngưã là dương ) nếu cùng giống nhau thì gọi là trùng , đó là hào đồng tiền  , một lần gieo là một hào ( hay một vạch ) gieo 6 lần vì quẻ dịch có 6 hào , đễ  xem có động hay tịnh gì không ??? Nếu anh thích thì tôi sẻ hướng dần cho anh , nhưng qua email riêng , đừng có đưa lên diễn đàn kỳ lắm . khi quẻ có hào động , ta xem hào động là gì ?? từ hào động tất nhiên có hào biến , ta quen nói là biến động cho êm tai , ký thực phải nói là động biến mới đúng , khi quẻ có hào động thì tất cả quẽ sẻ thay đổi biến đổi .

Ngoài ra bói theo cách nầy còn được gọi là Bốc Phệ , Bốc là Bói , Phệ là hỏi . có khi thầy coi , sẻ chẳng dùng đế bóc phệ để xem xét , mà chỉ dùng các quẻ đơn đẻ xem , nhưng thường khi đã dùng 3 đồng xu tiền điếu năm xưa để xem , thì phải dùng khoa bốc phệ , tức là gieo quẻ 6 lần , các đồng xu được mình tự quy định trước mặt nào là mặt thuộc âm , và mặ nào thuộc dương , tự mình quy định ( quy ước , mà không có sự hướng dẩn cụ thể ( tôi chưa thấy một quyển sách nào chỉ dẩn đầy đũ , ) Thậm chí , thầy còn bảo mình ra ngoài sân , bẻ nhánh , hay bức một nhánh hoa , để xem , đại khái thầy xem màu cuà nhánh hoa còn tươi tốt , hay chỉ là hhánh cây khô kiểu nầy là cách xem ngoại ứng , nằm trong phần thập ứng cuả Quan Mai Dịch .

Như ví dụ về chuyện xưa thời Quỷ Cốc dạy học trò nổi danh như Bàng Quyên Tôn Tẫn . Khi Tôn Tẫn ra bẻ nhánh cây , thì vì quá gắp , nên Tôn Tẫn rút đại nhánh bông hoa để chưng trong bình hoa cúng trên bàn  thờ . Quỷ Cốc Tữ nói , sau khi quan sát nhánh bông hoa do Tôn Tẫn trình ra . ông nói bông hoa tuy đẹp , nhưng đó là nhánh hoa đã bị cắt từ cành cây , đó là hung triệu ( điềm hung hại ) quả nhiên về sau Tôn Tẩn bị Bàng quyên hãm hại cho người chặt chân ,

Thường thì người ta dùng bốc phệ để bói , khi xin được quẻ ( dĩ nhiên có nhiều cách thức khác nhau ) Người viết học hỏi nhiều lắm , nhưng khi dùng , thì hầu như chỉ dùng một hai cách là được , khi đã linh ứng thì dùng cách nào củng linh ứng . Khi dùng khoa bốc phệ  xin được quẽ dịch , ( tiếng Tàu  gọi là quẽ Diệt ) thì phải kém theo quẻ 6 lĩnh vực gọi là lục thân , và kèm theo 4 linh ;

      Ví dụ như gieo được quẽ Thuần Càn : căn cứ vào thễ cuả quẻ , như Càn hành kim ,
                             Quẻ chánh                                                            quẻ Biến
           
            nhâm tuất    ____   thế   Phụ mẫu                              Nhâm tuất   ____    phụ mẫu
             
            nhâm Thân   ____   Huynh Đệ                                     nhâm thân  ____    huynh đệ
                                                 
            nhâm ngọ     ____   Quan Quỹ                                    nhâm ngọ    ____    quan quỹ
                                               
            giáp thìn       ____   ứng  Phụ Mẫu                              tân    Sưũ     ____    phụ mẫu

             giáp dần      ____   Thê tài                                         tân    dậu     ____    huynh đệ

             giáp Tý         ____   Tữ tôn  + hào sơ động                 tân    Tỵ       __  __  quan quỹ

Sau đó xem hào nào động , thì biết động về lĩnh vực nào ?? khi có động tất nhiên sẻ có biến , thầy sẻ coi mở đầu tốt hay xấu , nghiã là việc động có lợi hay có hại , sau đó coi quẽ biến mới kết luận , Rồi còn phải đối chiều với ngày tháng đang xem ; đối chiếu về ngũ hành sinh hay khắc . nếu tương sinh là tốt đẹp , nếu tương khắc là xấu và hung hại .

Theo như ví dụ trên , ta thấy hào đầu cuả quẽ chính động , âm biến thành hào dương , tử tôn động biến quan quỹ ,
nguyên  tắc dịch , quy định thuỹ khắc hoả , mà hoả không khắc thuỷ được , nhưng cò tùy theo muà ; như muà xuân thuộc mộc , mộc vượng , muà hạ hoả , nên hoả vượng , muà thu kim , kim vượng , và muà đông thuộc thuỹ , thuỹ vượng . Rồi thầy hỏi mình xem về điều gì ??? Khi nói mình muốn xem về điều gì đó , thì thầy sẻ xem trong quẻ v... v ... xem ở Lục thân ( 6 lãnh vực liên  quan đến bản thân , sau đó thầy sẻ cho biết điều gì lợi , điều nào có hại , được việc hay không được việc .

Cách xét đoán có chính xác còn tùy theo trình độ và căn cơ cuả thầy có cao hay thấp . Tất cả các hào trong quẻ điều có liên quan với nhau , nhưng mức độ trực tiếp hay gián tiếp . Nói Tóm lại , cách xem quẻ bằng cách lấy đồng tiền xưa ( tiền điếu ) để gieo quẻ đại loại như thế .
lelamson89 ( a t ) gmail.com
_________________
CHÀNG TUỔI TRẺ VỐN DÒNG HÀO KIỆT , XẾP BÚT NGHIÊN THEO NGHIỆP ĐAO CUNG
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Tue Apr 26, 2011 1:16 pm    Tiêu đề: YẾU TỐ TÂM LINH TRONG KHOA BÓI TOÁN

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG KHOA BÓI TOÁN.

      Trong các khoa bói toán liên quan đến Kinh dịch, ngoài thái độ tôn trọng lời cam kết đối với tiền nhân: nên với lời phê Thiên Cơ bất Khả Khinh Xuất Tiết lộ; Vì sinh ra đời thì con người có số mệnh khác nhau, tuy rằng cùng năm, cùng tháng cùng ngày giờ sinh. Nhưng kỳ thực, giàu sang hay nghèo hèn, hầu như do số phận quyết định, đôi khi khả năng hiểu biết của con người hầu như chưa lý giải được, Các mẩu chuyện cùng năm tháng sinh, cùng ngày sinh và khi sinh ra, lại cùng ở chung một địa phương. Người thì cùng làm Hoàng đế cai trị cả một quốc gia, người thì nuôi "Ong mật" hàng trăm con. Khi lấy bảng số tử vi, hằm trăm, hàng ngàn trẻ sơ sinh sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ, nhưng cuộc đời không đứa nào giống như đứa nào.

      Cũng như thế, khi học cùng một thầy, cùng chung một lớp, khi ra trường, nhập vào dòng đời, lại có cuộc sống và địa vị xã hội hoàn toàn khác nhau. Mới thấy điều nầy Dịch đã đúng, khi sinh ra ở địa phương nào đó, như kinh đô hay thành phố lớn, hay sinh ra trong chốn quê mùa hẻo lánh, thiếu thốn đủ thứ phương tiện, khi trưởng thành, đời sống của một cá nhân nhân nơi chốn quê mùa, lại học hành, đôi khi vì gia cảnh nghèo nàn, đành bỏ học, phải đem thân ở đợ chăn giữ trâu, và cuối cùng không có địa vị trong xã hội,

      Cũng như thế, khi xét đoán quẻ dịch, mức độ tiên đoán có khác nhau, vì trình độ cao thấp, và nhất là thiên tư khác nhau. Bởi thế mới có câu phước chủ may thầy. Nhà chủ còn phước dư, mới may mắn gặp thầy giỏi thuốc hay. Nếu nhà chủ hết phước sẽ gặp thầy dở, và tiêu tan sản nghiệp với thầy. Khi Người thân chủ nhờ thầy xem quẻ, Thầy sẽ trịnh trọng gieo quẻ, rồi bày quẻ ra trước mắt, an thêm can chi, và Lục Thân, từ đó thầy nhìn xem cục diện vì lời dịch nói: Quẻ như thế nào, thì bản thân như thế ấy. Nghĩa là quẻ là tiêu biểu cho hoàn cảnh mà bản thân của thân chủ đang lâm vào, hoặc thân chủ phải đối phó với điều gì đó, Quẻ là hoàn cảnh, là tình trạng, vì thế thầy sẽ xét xem quẻ động hay tịnh, động là xảy ra chuyện, còn tịnh là không có gì, hoặc nếu cẩn thận hơn, thầy sẽ xem ra được sự việc còn đang ẩn tàng ở đâu đó, chờ ngày giờ mới phát tác ra.

      Loạt bài nầy, ai thích thì xem, ai không thích thì không xem, đây không phải là quảng cáo thuốc Cao Đơn Hoàn Tán. Nguyên tắc đầu tiên, là khi học, chỉ để xem cho chính bản thân mình, còn chuyện xem cho người là chuyện bất khả kháng. Đời xưa, khi học Dịch, thường thường sau khi tinh thông, đều tham gia vào chốn quan trường, nhận vai trò cố vấn cấp cao. Túng cùng do thất cơ lỡ vận thì lang thang rày đây mai đó, nhờ nghề bói để kiếm sống qua ngày, gọi là độ nhật. Vì thế, người đời xưa thắng không kêu, bại không nản, mục đích của họ đâu có phải là chỉ coi bói để làm giàu cho bản thân. Chính bản thân người viết, từ lâu lắm, trên đường tha phương (chớ không cầu thực) lưu lạc, đôi lúc cũng hành nghề thầy bói, thầy cúng, nhiều khi khách hỏi: thầy lấy bao nhiêu tiền quẻ, mình chỉ cười cười, cho bao nhiêu cũng được, nhận chút ít thù lao, để có mà chi dụng qua ngày, đôi khi cũng tạm dùng bữa cho đỡ đói. Thường thì coi bói cho người quá nghèo khó, vậy mà nỡ lòng nào nhận tiền của người ta.

      Nguyên tắc khi quẻ có động bất cứ hào nào đó, thì xem quẻ chính để nhận định tình thế khách đang đương đầu, và xem quẻ biến để xác định các sự kiện có thể gặp phải, và đề nghị một số biện pháp đối phó.

      Theo như vì dụ về hai quẻ dịch nói trên, quẻ chính là Thuần Càn là hợp kim, biến thành Thiên phong Cấu, Tên quẻ Cấu, nghĩa là gặp, như kẻ nhỏ gặp người lớn, như cô gái trường thành gặp người lão niên, ý nghĩa chung là như thế, nhưng nên nhớ, trong lý dịch toàn là ẩn dụ, xem như thế; nhưng đừng có cố chấp nghĩ như thế. Quẻ dịch toàn dùng ẩn dụ, dùng các biểu tượng, vì thế người viết mời để ở đầu bài YẾU TỐ TÂM LINH TRONG BÓI TOÁN.

      Không phải lúc nào lấy quẻ dịch xong là chúng ta có thể hiểu được, đôi khi không hiểu do đâu, hay là bức màn vô minh hé lộ cho chúng ta thấy vấn đề. Điều nầy trong khoa phong thủy địa lý thì rõ ràng, các vị chân sư, đều biết rất rõ về điều nầy. Trở lại hai quẻ dịch nói trên, dịch viết Càn tức là người lớn (đại nhân chẳng hạn như người đại diện pháp luật, là cha, là chính quyền, là quyền lực, là con dao, là vũ khí, là sao Vũ Khúc. Xem lời thoán tức hào từ của hào sơ quẻ Càn, nói: Tiềm Long Vật Dụng, nghĩa là, tiềm long là rồng ẩn, chớ dùng, nghĩa là người có tài năng, hay là có phương tiện, vì chưa gặp cơ hội, thì hãy khoan dùng, hay khoan hành động vội, quẻ Thuần Càn có 6 hào, hào sơ (bắt đầu như nói trường sơ cấp, như ở bậc tiễu học,) hào sơ là giai đoạn một, mới khởi đầu, tức là trong hoàn cảnh đó, tình thế đó, tuy có biến chuyển, nhưng... chúng ta hãy khoan hành động tích cực, vì hào Tý là Tử tôn, thì chúng ta hãy xem những phương tiện có đầy đủ chưa, chớ nên cố chấp hiểu tử tôn là con cháu, có khi tử tôn là con hay cháu, có khi là phương tiện, hay là tác phẩm mà mình vừa viết xong, quẻ Càn động sơ hào biến thành Thiên phong Cấu, tuy đã bắt đầu chuyển động, nhưng vẫn ở hào từ quẻ biến, Thú nữa vật dụng, lời hào cũng tương tự, thứ nhất động hào sơ biến ở hào sơ đều chỉ thời kỳ đầu, động từ hào dương biến ra hào âm, đó là việc cũ, hào động chẳng qua chỉ là việc cũ, mới vừa chuyển động,

_________________
CHÀNG TUỔI TRẺ VỐN DÒNG HÀO KIỆT , XẾP BÚT NGHIÊN THEO NGHIỆP ĐAO CUNG
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Tue May 03, 2011 7:29 am    Tiêu đề:

THẾ LỰC, THỜI VẬN.

      Chúng ta thường nghe nói đến các từ ngữ nầy rất nhiều, nhưng thường thì chúng ta chỉ hiểu biết chung chung, nhưng không thực sự hiểu đươc ý nghĩa đích thực của các từ ngữ nói trên. Các từ ngữ nầy xuất phát từ Lý Thuyết Kinh Dịch. Ngày trước dưới thời kỳ Quân Chủ Phong Kiến, khi người ta còn dùng mưu chước để hãm hại lẫn nhau, cả trong chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ của nhau.

      Ngày nay tuy không còn là thời đại phong kiến, nhưng mưu chước vẩn còn được áp dụng. Vì mưu chước và kế sách vẫn còn có chỗ đắc dụng trong cuộc sống. Vì thế nên, khi chúng ta cần làm ăn, hay làm điều gì đó. chúng ta cũng vẫn cần phải hiểu qua, ý nghĩa đích thực của từ ngữ nói trên, và cần nên áp dụng vào cuộc sống, để tránh được các thất bại trong công việc làm ăn sinh sống, hay trong các lỉnh vực chính trị,

      Chúng ta thường nghe thế lực, ta tưởng là một, nhưng kỳ thực đó là hai, Thế là một, và lực là điều khác. Trước hết, ta nên biết qua một chút về lý thuyết kinh dịch. Nhưng ở phần nầy chúng ta chỉ nên nói sơ qua, và không đi sâu vào phần chuyên môn hay kỹ thuật thực hành. Kinh dịch chia ra làm Hai phần, phần Lý thuyết và phần kỹ thuật thực hành. Phần lý thuyết chỉ nói sơ qua về 64 quẻ dịch, Từ quẻ thuần Càn cho đến quẻ thứ 64 là quẻ cuối cùng. Nhưng khi qua đến phần Kỹ thuật ứng dụng thực hành, ở phần nầy trình bày rõ hơn, khúc chiết hơn. Ví dụ như nói nếu muốn cho tinh thông kinh dịch, không gì hơn là bói, vì khi bói phải an bài ra quẻ Dịch.

      Mỗi quẻ dịch gồm có hai quẻ hợp lại. Quẻ chính chỉ có một gọi là quẻ đơn (hay đơn quái, quái là quẻ) quẻ trùng là hai quẻ hợp lại. Khi hai quẻ hợp lại có 6 hào. Trong Quẻ lại có hai hào Thế Và hào Ứng. Dịch viết Thế là mình, Ứng là người đối tác. Khi vào công việc làm ăn, Thế tức là mình và ứng tức là người cùng mình hợp tác trong việc làm. Dịch đã khẳng định rằng: Quẻ như thế nào thì bản thân ta như thế đó, nghĩa là, khi ta xin được quẻ dịch (vì lý do gì đó) quẻ dịch được hiểu là hoàn cảnh tình thế mà chúng ta đang ở trong, hoặc đang phải đối mặt. Trong quân sự và chính trị, những điều nầy rất hệ trọng. Ví dụ như ta nghe nói: TRI BỈ TRI KỶ BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG. Hiểu mình, hiểu người, đánh trăm trận trăm thắng, Vậy thì, như thế nào mới là hiểu mình và hiểu người.

      Trong quân sự chính trị, và trong nhiều lĩnh vực, không ai dám vỗ ngực xưng rằng ta đây cóc cần đến thế lực và thời vận. Điều nầy chưa hề xảy ra bao giờ trong lòng đời. Vì thế, các yếu tố, các điều kiện mà chúng ta cần, chúng ta lại không hiểu biết đến nơi đến chốn, thì làm sao ta có thể thành công?? Khi mà thành công đòi hỏi chúng ta cần đến rất nhiều yếu tố ắt có và đủ. Thế lực quốc gia năm xưa vì chủ quan khinh địch, nên kết cục bi thảm, hằng mấy trăm ngàn chui vô tù. Đó là bài học xương máu do cái đầu óc chủ quan khinh địch. Liệu chúng ta có muốn điều nầy tái diễn hay không??

      Người đời xưa, trước vấn đề hệ trọng của quốc gia, Tiền nhân (có thể là do các vị quân sư, đời nay gọi là cố vấn hay ở Việt nam hiện nay gọi là tư vấn) thường dùng các phương pháp của Lý thuyết kinh dịch, mà bày ra quẻ dịch, có nhiều phương pháp khác nhau (như Kỳ Môn Độn Giáp, Thái Ất, Bấm Độn, v… v.) Khi bày ra được quẻ Dịch rồi mới xem xét đến quẻ, Mỗi quẻ gồm có 6 hào, mỗi hào có kèm theo thiên can và địa chi, căn cứ nơi hành của quẻ, mà người ta lập ra Lục Thân (Sáu thành phần nhân sự liên hệ trực tiếp với bản thân người xem quẻ) Lục thân gồm các thành phần nhân sự sau đây:

Phụ Mẫu  : như cha mẹ, ông bà, hàng trưởng thượng, cấp chỉ huy, nhà cửa bất động sản, hay xe cộ thuyền bè.
Huynh Đệ  : Anh em, người cộng tác với mình, nhân viên hay bạn bè,
Tử tôn  : con cháu, người được sai phái đi công vụ, giấy tờ,
Thê tài  : Vợ, hay tài chính
Quan quỷ  : công việc, nhà chức trách, chính quyền, người cản trở công việc

      Thường thì trong quẻ có hai hào trùng với nhau.

      Thông thường khi sử dụng đến phương pháp bốc phệ, ngưòi ta chỉ thường dùng khi ở yên một chỗ, còn trên đường đi, hay gặp chuyện khẩn cấp, người ta dùng phương pháp như bấm độn và chì tính ngôi vị chủ khách, chủ tức là mình, và khách là người mình gặp.

      Kế đến người ta còn phốo hợp với Bảng Cửu cung Lạc Thư để xem xét tình thế. ví dụ như nói đói phương, là các phương vị đối chiếu với nhau, như đông đối phương của Tây, phương nam đối với phương bắc. Trong lý thuyết Dịch, thường đòi hỏi yếu tố chính xác, không thể nói có thể thế nầy hay có thể thế kia, cho nên tính chính xác được tôn trọng, có chính xác thì mới dể hành động, và khi hành động ta không măác phải khuyết điểm khinh xuất, chính vì thế kết quả mới có thể tốt đẹp.

      Trở lại hai chữ Thế lực, ta cần nên biết vị trí của ta trong tình thế đó ra sao? Ta đang ở vị trí nào? Ở đâu, và Ta đang nương tựa vào đâu, Lục thân trong Bốc Phệ chỉ nói chung chung, còn ngoài ra, khi là tham mưu, ta cần nên hiểu một cách khác, như Phụ mẫu chẳng hạn, phụ mẫu chẳng còn có nghĩa là cha mẹ, mà còn có nghĩa là thượng cấp, của chúng ta hay của đối phương. Tử tôn không hẳn là con cháu, mà còn ám chỉ đến sách lược chiến lược, hay sản phẩm mà chúng ta tạo ra. Như quan quỷ, là quyền lực, nếu thuộc về quan thì đó là quyền lực mà ta thấy được, còn nếu quỷ thì nên hiểu: đó là quyền lực trong bóng tối, hoặc ta được hổ trợ ngầm, hoặc ta bị đối phương chơi đòn ngầm. Những điều nầy không được trình bày trên sách vở, mà phải được chân truyền hoặc được Tâm truyền thì mới thấu rõ được.

      Xin nhắc lại, chúng ta nên biết hoàn cảnh và tình thế ta đang đối mặt, đang đương đầu là gì?? Thế của ta nương tựa vào đâu?? vào thành phần nào?? chúng ta cần nên khai thác điểm nầy, để củng cố vị thế, và tạo nên lực, vì có thế thì sẽ có lực. Đôi khi người xưa còn xử dụng đến LIÊN HOÀN KẾ, đời nay gọi là liên minh, sở dĩ liên minh ngày nay không có lực là vì liên minh không đúng đối tượng, và đó chỉ là sự liên minh trên hình thức Các cường quốc đang thực hiện các liên minh như Mỹ Nhật và Âu Châu. đó là trục tam giác tuyến, Mỹ ở phiá Tây Bắc, Âu Châu ở phía Tây, và Nhật bản ở phía đông. Trong chuyên môn, người ta gọi là Thế Tam hợp, như thân tý thìn, hợi mão Mùi, Tỵ Dậu Sửu, Dần Ngọ Tuất. Gọi là Tam hợp thế, hay nhị hợp thế, Khi biết được Thiên thời, chúng ta lợi dụng địa bàn (gọi là điạ lợi) và kết hợp thành thế nhân hòa.

      Lẽ tất nhiên chúng ta cần nên biết mình đã gặp được thời cơ thuận lợi hay chưa?? Nếu đã gặp được, chúng ta nên lợi dụng thời cơ mà hành động. Nếu chưa gặp được, thì ta nằm chờ đó. Dịch dạy, không thái quá (thời đã qua rồi) không bất cập, (thời chưa đến) nên dịch viết; Nuôi quân ba năm, dụng quân nhất thời, nên nhớ là nhất thời. Phần nhiều các vị nguyên thủ đời xưa thường được những nhân sự tài giỏi phụ giúp ý kiến, bằng các phương pháp chuyên môn mà họ đã học hỏi được. Như Bình Định Vường Lê Lợi nhờ có Nguyễn Trãi trợ giúp. Lưu Bị thời Tam quốc được Khổng Minh Gia Cát Lượng phụ tá. Những vị phụ tá nầy rất tinh thông lý thuyết kinh dịch.

      Muốn biết thời cơ đã đến hay chưa, thì chúng ta cần nên biết rõ về bản thân, không chỉ biết về khả năng, còn phải biết về Mệnh Số. Lẽ tất nhiên, một con người không thể hiểu hết về mọi sự, và cũng không thể làm hết được mọi việc.

      Muốn biết về mệnh số, thì nên biết năm sinh, để xem coi mình sinh ra đời năm nào; Rồi mới tính xem bản thân chịu ảnh hưởng của nhóm tinh tú nào, nếu tài giỏi tất nhiên sẽ biết cách nhìn thiên văn, nhìn xem chân mệnh của bản thân đang ở đâu? và khi đã lập được bản số (giống như bảng Tử vi) Thì ban đêm, trời quang mây tạnh, đứng ngoài trời, nhin lên trời, để xem ngôi sao thủ mệnh đang ở đâu? Đây chính là câu ngửa xem, cúi xét. Cấp lãnh đạo quốc gia, nếu dốt nát mà cầm quyền, chỉ gây ra tai họa và tội ác với dân, với nước.

      Khi đã biết về mệnh số, thì ta cần phải đối chiếu với năm tháng hiện tại, như năm nay, năm Tân Mão, Năm Mão thuộc Mộc, nếu ta mệnh hỏa, thì mộc hỏa tương sinh, nếu ta mệnh thổ, thì mộc khắc thổ, như thế năm thuộc Mộc sẽ là năm Thổ mệnh bị xung khắc, không thuận lợi, chúng ta có thể tính trước được do năm tháng và mệnh số, mà ta biết được năm nào tháng nào, thời kỳ nào ta có thể làm được điều ta muốn làm. Điều đó chính là chúng ta lợi dụng thời cơ, để hoạt động và hành động, gọi là kịp thời hay hợp thời.

      Một ví dụ cổ ngày trước, Thời Bình Định Vương khởi nghĩa, vào khoảng năm 1415, vào một đêm khuya, trong vùng đồi núi chập chùng Lam Sơn. Buổi hội họp bí mật của Bình Định Vương Lê Lợi diễn ra trong đêm, như một tình cờ khi Nguyễn Trãi có mặt, tuy không dự họp, nhưng ông đã lên tiếng khi nghe Bình Định Vương tuyên bố: sẽ khởi động cuôc kháng chìến vào năm Kỷ Hợi 1419. Nguyễn Trãi vì sự bất khả kháng, nên đành phải xuất đầu lộ diện trước mặt Bình Định Vương; Nguyễn Trãi nói: Thưa minh chủ, Ngài đã tính sai rồi. Câu nói đó làm cho Lê Lợi bàng hoàng, và Ông muốn chém ngay người vừa mới lên tiếng, nhưng Nguyễn Trãi vội xưng danh tính. Đến đây Nguyễn Trãi mới trình bày về Thời cơ và các yếu tố cần nên làm. Sau khi cân nhắc về Mệnh số của Bình Định Vương, và đối chiều các điểm phù hợp với thời cơ, Nguyễn Trãi cho biết cuộc Tổng Khởi nghĩa sẽ phải làm vào năm Mậu Tuất 1418. Bởi thế, chúng ta nên biết, đời xưa tiền nhân tôn trọng lý thuyết Kinh Dịch. Các Yếu tố Năm Tháng Ngày Giờ rất hệ trọng. Bốn yếu tố nói trên có ảnh hưởng và tác động trực tiếp vào cuộc sống của chúng ta. Thêm vào đó chính là sự tác động này mắt thường không nhìn thấy được. Ngay trong thời Ngô Đình Diệm, bất cứ vị Sỹ quan nào trước khi được bổ nhiệm, cũng phải trình diện ông, để chính ông nhìn thấy diện mạo của Sĩ quan đương sự, sau đó ông sẽ phê chuẩn. Đủ thấy phép xem tướng và chân tướng được áp dụng qua thuật lãnh đạo, chính trị.

      Sở dĩ từ lâu nay, trong các phong trào đấu tranh chống lại bạo quyền cộng sản, ngay từ quốc nội, cho đến hải ngoại. Phần ở quốc nội thì miễn bàn, nhưng phần ở hải ngoại, các phong trào chống cộng sản mọc như nấm đầu mùa mưa. Tựa hồ như một dàn nhạc khổng lồ, các nhạc công mạnh ai nấy chơi. Thành ra chúng ta có thế mạnh, mà ta không ý thức hay nhận biết, vì thế chính ta coi thường ta, khi tư tưởng ta lúc nào cũng chê cây nhà lá vườn là dở ẹt, và của người ngoài là hay ho. Có Thế mà không biết mình có thế, như thế làm sao biến thế thành ra lực (sức mạnh) Ví dụ như khi chúng ta mệnh danh (đạt tên cho phong trào tranh đấu) như NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA TỴ NẠN CỘNG SẢN, chúng ta thấy câu trên gồm có 8 nhóm chữ (giống như khi gởi télégramme trong bưu điện, nhờ người ta gởi công điện chẳng hạn, Tám nhóm chữ ấy là một con số. Chính thế, khi đã được khai sinh ra đời, phong trào đó là một thực thể, cũng như Người Việt Quốc Gia đi tỵ nạn chính trị (ở đây chúng ta không mất thời gian để cải nhau về chuyện đi tỵ nạn chính trị hay đi tỵ nạn kinh tế). Đừng nên mất thời gian như thế vô ích, Theo lý thuyết kinh dịch khi đã hình thành một thực thể, chính đó là biểu tượng nơi nhóm chữ số. Kinh dịch chia ra làm thành 8 nhóm quẻ chính (hay là quẻ đơn), như Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Quẻ Khôn trong kinh dịch là đám đông, là dân chúng, là bao dung, là chứa đựng. Đến đây chúng ta thử xem thời vận đã thuận lợi chưa (gọi là có thời) Từ ngày VN lập quốc đến nay là chính nguyên 11, Kỳ Hạ nguyên, vận 8, Vận 8 khởi từ năm Giáp Thân 2004 cho đến 2023.

      Vận 8 là thời của Sao Bát Bạch (8 ngôi sao màu trắng) còn có tên khác là Tả phù. Thuộc dương thổ, Quẻ Khôn thuộc âm thổ, khi âm dương thổ trùng phùng nghĩa là hợp thời, hay được thời, có thế mà không biết lợi dụng, có thời mà không hay, cứ mải sống trong cái hào quang năm xưa (một thời vàng son) mà không hề ý thức về hiện tại, đã là một thực thể, đó là một cái thế. Tuy thực thể đó chỉ gần khoảng 3 triệu, Nhưng cũng giống như nước Monaco, đâu có bao nhiêu dân số, vậy mà Monaco, và Thụy Sỹ, đều là nước nhỏ, nhưng họ có thế mạnh, vì họ biết cái thế của họ ở đâu, Thời Lý Thời Trần, đều nương tựa vào thế nhân dân, thời sau nầy, chỉ nương tựa vào thế lực ngoại bang thảo nào chẳng đọa lạc triền miên.

      Bài viết còn dài, xin tạm ngưng nơi đây.
      Lam Sơn họ Lê

_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
MIMOSA



Ngày tham gia: 25 Oct 2008
Số bài: 73

Bài gửiGửi: Fri May 20, 2011 12:29 am    Tiêu đề:

Anh lê Hàn Sinh ,
Nghe anh nói về Diệu Huyền và Hương xưa hay qúa. Anh có thể trả lời cho tôi vài câu về chuyện tình cảm không ?
Cám ơn anh trước và rất nhiều .
Mimosa
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Fri May 20, 2011 7:47 am    Tiêu đề:

Đưọc thưa chị , nhưng ... nếu câu hỏi có tính cách riêng tư thì xin chị xem qua ở phần PM , còn như là vấn để liên  quan về mở mang kiến thức thì mình cùng nhau học hỏi trao đổi trên Diễn Đàn , không có vấn đề đâu , Được học hỏi trao đổi lẩn nhau là một sự việc thú vị , lời xưa nói : Không thầy thì học bạn . Người nào hiểu biết nhiều hơn mình , và có thể hướng dẩn mình , thì xem người ấy như thầy , có sao đâu . thử bói trên  hình ãnh nhé , hình chị với khăn choàng đây bông hoa , tượng trưng cho quẽ Ly , nick mimosa màu vàng , vậy là Thỗ , tên quẽ : Hoả         bông hoa rực rở  tượng cho Ly ( ly vi hoả )
                                ___

                                 Điạ          hoa Mimosa màu vàng ( đẹp lắm : như bài thơ Hoa Mimosa cuả  nhà thơ Nhất Tuấn )

 hoả trên thổ dưới , tên quẽ Hoả địa Tấn , Tấn là tiến lên , hình tượng cuả mặt trời đang lên , biễu tượng cuả ánh sáng rực rở, Hoả ngoài sinh thổ trong , biễu tượng cuả vật thể phát ra ánh sáng tươi đẹp , tức là vật thể có giá trị ,

muốn bói thì phải tuỳ theo tâm ý cuả người xem hướng về vấn đề nào ?? theo hình tượng , có nghiả là : người nữ , yên phận , tính nết tốt đẹp , bao dung , nhờ đó có thể qua cơn sóng gió , cho dù sóng gió cách nào .
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN


Được sửa bởi LAM SON ngày Sat May 21, 2011 6:30 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
la nhat tan



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 81

Bài gửiGửi: Fri May 20, 2011 8:48 pm    Tiêu đề: Coi bói giùm Mimosa

Mimosa có thể nói sơ sơ chuyện tình cảm của mình để tui coi giùm cho .
Về Đầu Trang
MIMOSA



Ngày tham gia: 25 Oct 2008
Số bài: 73

Bài gửiGửi: Sat May 21, 2011 1:18 am    Tiêu đề:

La nhật Tân đừng đùa, anh Lam Sơn giận không xem là tôi mất cơ hội tôi sẽ buồn La Nhật Tân đó .
Tôi nghiêm trang lắm chứ không đùa đâu !!!!
Tôi g giận ông chồng ôm máy vi tính tối ngày .....giận lắm là giận.....
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Sat May 21, 2011 6:23 am    Tiêu đề:

Thưa quý anh chị ,

Lần nưả Lam sơn xin cãm ơn qúy anh chị đã tín nhiệm và có ngỏ ý nhờ đến kiến thức có tính cách hơi chuyên môn ( một chút  mà thôi ) Nhưng nếu việc cần hỏi ( hơi riêng tư ) thì nên trao đổi  qua phần PM , còn việc trao đổi và học hỏi lần nhau , chúng ta vẩn có thể trao đổi và thão luận , Vì Diẽn đàn củng như foroom ; nhờ có thão luận và trao đổi thì chúng ta sẻ có cơ hội đẻ mở mang thêm kiến thức , Tính cuả mình vốn không ưa chuyên mơ mơ hồ hồ , ma ma phật phật , Vì khi Lam sơn đưa ra loạt bài Đầu năm nói chuyên Bói Toán , đó là do ý muốn đưa lên diễn đàn một cách công khai về một vấn đề mà chúng ta thường nghe nói , không ít thì nhiều , đó là bói toán , vấn đề bói toán qua các hình thức khác thì Lam Sơn không chú ý nhiều lắm . Mặc dù từ lúc mới lớn , Lam Sơn đã từng đi lang bạt kỳ hồ , có lúc làm thầy bói dạo , có lúc làm thầy cúng , Sau nầy , tự dưng đi sâu vào lý thuyết kinh dịch , và từ từ sau nhiều năm , mình nhận ra được tính chất khoa học cuả Kinh dịch qua hình thức bói quẽ dịch ( hay quẽ Diệc ) ,
Lời xưa nói : Nói Cho có sách , mách cho có chứng cớ . chứng minh ra . Không thể nói vu vơ , vì trong lý dịch , tính chất chính xác cần phải được tôn trọng , phần nhiều đời xưa , những chức quan như cố vấn đặc biêt khi trình bày vấn đề trước Vua Chuá , thì lời lẻ nghiêm cẫn , vì trả lời với vị Vua đâu phải là chuyện chơi đuà , sai lầm một chút là chết , đa số các vị vua ngày xưa đều được giáo dục cẫn thần và đầy đủ . Không có vị vua nào cai quản đất nước mà lại dốt nát . Nên người xưa thường nói  , gần Vua như gần Cọp . Nhờ tính nghiêm cẩn mà câu trả lời mới chính xác , Trong lý dịch , hoặc được hay mất , hoặc sống hay chết , cho nên  các phương pháp gọi chung là Lánh Hung Tìm Cát , Tránh xấu tìm tốt . Mong quý vị , Qúy anh chị cùng tham gia trao đổi cho vui . Ngày xưa ta học với Thầy Cô , ngày nay học hỏi nơi bạn bè , chử rằng chọn bạn mà chơi . Việc gì có tính cách riêng tư  thì xin qua pm ; hoặc qua email.
Nay có đôi lời
Lam Son
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
Danny Trinh



Ngày tham gia: 09 Jun 2008
Số bài: 165

Bài gửiGửi: Sun May 22, 2011 3:13 am    Tiêu đề:

Thân chào anh Lê Hàn sinh,
Cảm ơn anh về đề tài rất hấp dẫn này và đây là những phần mà tôi đang tìm hiểu để học thêm .  Mặc dù là bài viết trên diển đàn nhưng cách nói và viết của anh rất cặn kẻ , như giảng giải cho những đọc giả vở lòng như tô .i    Mong được tiếp tục có thêm những bài viết có giá trị này trên diễn đàn THDT!
Thân chào
Danny T.
:thank:
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Sun May 22, 2011 4:42 am    Tiêu đề:

Thư   Danny T.

Thân chào anh Lê Hàn sinh,
Cảm ơn anh về đề tài rất hấp dẫn này và đây là những phần mà tôi đang tìm hiểu để học thêm .  Mặc dù là bài viết trên diển đàn nhưng cách nói và viết của anh rất cặn kẻ , như giảng giải cho những đọc giả vở lòng như tô .i    Mong được tiếp tục có thêm những bài viết có giá trị này trên diễn đàn THDT!
Thân chào
Danny T.  

Thư trả lời ;

Thưa anh bạn , Ngày nay , ở VN có nhiều diễn đàn có đề cập đến nguồn văn minh phương đông  có liên  quan đến nhiều quôc gia , trong đó có VN , Thỉnh thoảng mình có vào thăm và xem các bài vở , nhưng mình nhận thấy những gì mà người khác trình bày , vẩn chưa đáp ứng được nhửng thắc mắc mà mình đã có từ lâu , sau mấy mười năm qua , khi học hỏi nơi KInh Dịch , nhất là buổi đầu , mình không ý thức được Dịch chia ra làm  hai phần  . Phần Lý Thuyết và phần thực hành . Về sau dần dần mình chợt hiểu ra khi tự liên kết lại những sự kiện rời rạc , và những yếu tố mới thoạt nhìn vào ta không thể thấy mối tương quan rỏ ràng . Củng nhờ chiều dài cuả thời gian theo học ( không có thầy ) và nhờ đi sâu vào từng vấn đề , mà mình hiểu được nhiều việc , mà trên các sách vở bày báy trên thị trường sách , không hề có lời giải thích , Sau nầy mời hiểu được . Dịch không do học mà lĩnh hội được , Dịch do Truyền , mà phải là chân truyền . Như cha truyền cho con , con truyền cho cháu , Sự truyền lẩn cho nhau là một điều bí mật , Chẳng hạn như Tác Phẩm :’’ BINH THƯ YẾU LƯỢC ĐẠI VƯƠNG ‘’ và các loại sách khác , chỉ đều trình bày hời hợt , Những điều trọng yếu đều không thấy trình bày . Đời sau không biết rằng , từ Lê Đại Hành , Lý Thường Kiệt , đến Đức Trần Hưng Đạo , và Nguyễn Trải , chắc chắn là những thành phần hậu duệ đã được chân truyền , những vị khai quốc công thần , đều có những hiểu biết sâu xa , và họ cũng đã soạn ra tài liệu riêng , và các tài liệu nầy không được truyền ra bên  ngoài . Vì trong một vài tác phẩm khi xem qua , mình thấy có viết những câu : đại loại như : Sau khi đã lĩnh hội được học thuật , thì không được khinh xuất tiết lộ thiên cơ . Phần nhiều Dịch chỉ được truyền lại cho người mang mệnh đặc biệt , nhằm để bão vệ đất nước . Từ chổ học không có thầy , sau đó nhờ cơ duyên đặc biệt , mà mình gặp được cao nhân , một anh bạn ( cuã những buổi trà dư tưũ hậu , ) giới thiệu , Nhưng … thỉnh thoảng mình mới được người bạn ( gần như thầy ) lâu lâu phán cho đôi ba câu mà thôi . Rồi tự mình phải tiếp tục mày mò một mình . Khi xem qua tác phẩm viết về Dịch cuả Nguyễn Mạnh Bão (ông nầy từng là Bộ Trưởng dưới thời Ngô Đình Diệm ) Nguyẽn Mạnh Bão viết dài dòng lung tung , và một số người khác củng đã viết , và sách cuả họ có bày bán . Phần nhiều là dành cho những ai : Đả Có Kiến Thức Căn Bản , Nếu bảo dạy về dịch , thì biết dạy làm sao ??? như dạy học , trước khi tập đọc , ta thường được tập viết , từ nhửng chử đấu tiên là chử a ; ít nhất phải biêt mặt chử a ra sao . Nếu học chử thuộc lòng , thì chỉ là học nói . Đây mới chỉ nói về học chử , sau nầy ta học thêm nghiả và lý , rôi học cách dùng chử . như học làm luận văn ,
Nhưng học Dịch khó hơn nhiều lắm . nhưng các phương pháp vần không khác nhau . bởi thế , nên nhiều người nói vu vơ , đó là tình trạng thiếu kiến thức căn bản . Nên mình vẩn chọn theo phương pháp đơn giản , nếu có ai đó ngỏ ý muốn học hỏi , thì mình sẳn lòng , và thường hỏi , anh hay chị , đã xem qua Dịch ở tác phẩm nào , nghe nói về dịch như thế nào , chổ nào chưa hiểu , chưa thông , rồi theo chổ chưa hiểu , mình sẻ giải thích ngay điểm chưa hiểu . Nhưng cần nên biết qua một chút về các nguyên lý . Đâu tiên  dịch nói về sự biến động , chuyễn động trong vũ trụ , ví dụ như tuy hiện tại ta không làm gì , ngồi yên một chổ ,   gọi là tịnh , nhưng trong khi đó trong thân thể ta , hầu như đang chuyễn động vì ta vẩn phải hít dường khí vô , và thở thán khí ra ngoài , trong lúc đó tim vẩn đập , máu vẩn chảy , vì thế giống như dịch viết : trong tịnh có động . chữ tình ( hay tỉnh ) immobile và chử mobile , như chử mouvement . nhiều lắm , nhiều quy luật , khi hiểu dịch , ta thấy âm dương xen kẻ vào nhau . Vào thế giới huyền ão cuả kinh dịch , ta thấy được nhiều điều dị thường . Trên diễn đàn , khi đưa ra loạt bài Nói Chuyện Bói Toán , chỉ là cách nói chung chung , chưa thực sự đi vào không gian huyền ão cuả Kinh Dịch , Nhưng khi hiểu được những lý lẽ trong trời đất , rồi người ta áp dụng vào đời sống , như nhìn sữc nước chảy , mà người ta phát minh ra được cách làm cây quạt gió , từ cây quạt gió , người ta chế ra Cối xay lúa mì , và tạo được ngưồn điện năng . nhìn nòi nước sôi , người ta  phát minh được cách dùng hơi nước nóng để đẩy cho con tàu chạy trên sông trên biển . Các vật thể chưá đựng năng lực , từ năng lực , tạo ra năng lượng , ( từ électron tạo ra énergie ) . Còn dùng lý thuyết dịch để coi bói vẩn là chuyện nhỏ , nhưng ngoài chuyện bói toán để biết về những sự kiện có thể xảy đến cho mình ( tốt hay xấu ) là chuyện nhỏ , ngoài ra , còn khối chuyện khác hơn . khi đã lĩnh hội được dịch , khi nhìn vào quẽ dịch , ta thấy hình như có cái gì , điều gì đó thực là lớn lao , nếu không muốn nói là kinh khủng , như một thế giới thu hẹp lại v…v ..

Bởi thế nên , cho mình gởi một lời khuyên , khi có chí muôn học Dịch , thì yếu tố đầu tiên ( không phải là tiền đâu chính là Kiên nhẩn , kế đến , là nên hiểu cho rỏ ràng nhửng gì người khác viết , như xem sách , ta nên xem sách theo phương pháp . Xem đến đọan nào chưa hiểu chưa thông thì nên gạch dưới đít cuả câu văn . Có lẻ anh bân có duyene với mình , nên anh bạn cần nên cố gắng , và nên tận dụng thời gian . ngày xưa mình học dịch trong cảnh hàn vi , với cuộc sống túng bấn thê thảm sau 30 / 04 / 1975 , nói thế đả hiểu rồi . Không bao giờ nên  chán nản , vì lời xưa nói : Có Ý Chí Thì Sẻ Nên Sự . đây là lời chí tình cuả người đi trước .

Nhớ hồi xưa đi học , câu văn :
Chí công mài sắt có ngày nên kim . Cuộc đời mình trãi qua , chưa biết vinh hoa phú quý , nhưng tù đày khổ nhọc thì mình dư hiểu , Càng nhiều sự kiện xảy đến , thì mức hiểu biêt gia tăng thêm , vì có liên kết các sự kiện ( dù vui hay buồn , sướng hay khổ ) liên kêt vào với học thuật , tất nhiên sẻ chiêm nghiệm về học thuật . Tức là hiểu biết cuả mình đi dần dần vào chiểu sâu : chiều sâu đó là con đường dẩn vào chiều thứ tư ( la quatrième Dimensions ) khi đã vào được chiều thứ tư , ta thầy được nhiều điều mà người khác không thể thấy được ,

Nay có đôi lời cùng bạn ,
_________________
CHÀNG TUỔI TRẺ VỐN DÒNG HÀO KIỆT , XẾP BÚT NGHIÊN THEO NGHIỆP ĐAO CUNG


Được sửa bởi LE HAN SINH ngày Sun May 22, 2011 5:04 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Wed Jun 01, 2011 9:27 am    Tiêu đề:

Vì lý do Kỹ thuật nên bài viết HỌC THUYẾT KINH DỊCH VÀ VẬN MỆNH DÂN TỘC được dời lại một ngày gần đây
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Wed Jun 01, 2011 5:23 pm    Tiêu đề:

LE HAN SINH đã viết :
Thư   Danny T.

Thân chào anh Lê Hàn sinh,
Cảm ơn anh về đề tài rất hấp dẫn này và đây là những phần mà tôi đang tìm hiểu để học thêm .  Mặc dù là bài viết trên diển đàn nhưng cách nói và viết của anh rất cặn kẻ , như giảng giải cho những đọc giả vở lòng như tô .i    Mong được tiếp tục có thêm những bài viết có giá trị này trên diễn đàn THDT!
Thân chào
Danny T.  

Thư trả lời ;

Thưa anh bạn , Ngày nay , ở VN có nhiều diễn đàn có đề cập đến nguồn văn minh phương đông  có liên  quan đến nhiều quôc gia , trong đó có VN , Thỉnh thoảng mình có vào thăm và xem các bài vở , nhưng mình nhận thấy những gì mà người khác trình bày , vẩn chưa đáp ứng được nhửng thắc mắc mà mình đã có từ lâu , sau mấy mười năm qua , khi học hỏi nơi KInh Dịch , nhất là buổi đầu , mình không ý thức được Dịch chia ra làm  hai phần  . Phần Lý Thuyết và phần thực hành . Về sau dần dần mình chợt hiểu ra khi tự liên kết lại những sự kiện rời rạc , và những yếu tố mới thoạt nhìn vào ta không thể thấy mối tương quan rỏ ràng . Củng nhờ chiều dài cuả thời gian theo học ( không có thầy ) và nhờ đi sâu vào từng vấn đề , mà mình hiểu được nhiều việc , mà trên các sách vở bày báy trên thị trường sách , không hề có lời giải thích , Sau nầy mời hiểu được . Dịch không do học mà lĩnh hội được , Dịch do Truyền , mà phải là chân truyền . Như cha truyền cho con , con truyền cho cháu , Sự truyền lẩn cho nhau là một điều bí mật , Chẳng hạn như Tác Phẩm :’’ BINH THƯ YẾU LƯỢC ĐẠI VƯƠNG ‘’ và các loại sách khác , chỉ đều trình bày hời hợt , Những điều trọng yếu đều không thấy trình bày . Đời sau không biết rằng , từ Lê Đại Hành , Lý Thường Kiệt , đến Đức Trần Hưng Đạo , và Nguyễn Trải , chắc chắn là những thành phần hậu duệ đã được chân truyền , những vị khai quốc công thần , đều có những hiểu biết sâu xa , và họ cũng đã soạn ra tài liệu riêng , và các tài liệu nầy không được truyền ra bên  ngoài . Vì trong một vài tác phẩm khi xem qua , mình thấy có viết những câu : đại loại như : Sau khi đã lĩnh hội được học thuật , thì không được khinh xuất tiết lộ thiên cơ . Phần nhiều Dịch chỉ được truyền lại cho người mang mệnh đặc biệt , nhằm để bão vệ đất nước . Từ chổ học không có thầy , sau đó nhờ cơ duyên đặc biệt , mà mình gặp được cao nhân , một anh bạn ( cuã những buổi trà dư tưũ hậu , ) giới thiệu , Nhưng … thỉnh thoảng mình mới được người bạn ( gần như thầy ) lâu lâu phán cho đôi ba câu mà thôi . Rồi tự mình phải tiếp tục mày mò một mình . Khi xem qua tác phẩm viết về Dịch cuả Nguyễn Mạnh Bão (ông nầy từng là Bộ Trưởng dưới thời Ngô Đình Diệm ) Nguyẽn Mạnh Bão viết dài dòng lung tung , và một số người khác củng đã viết , và sách cuả họ có bày bán . Phần nhiều là dành cho những ai : Đả Có Kiến Thức Căn Bản , Nếu bảo dạy về dịch , thì biết dạy làm sao ??? như dạy học , trước khi tập đọc , ta thường được tập viết , từ nhửng chử đấu tiên là chử a ; ít nhất phải biêt mặt chử a ra sao . Nếu học chử thuộc lòng , thì chỉ là học nói . Đây mới chỉ nói về học chử , sau nầy ta học thêm nghiả và lý , rôi học cách dùng chử . như học làm luận văn ,
Nhưng học Dịch khó hơn nhiều lắm . nhưng các phương pháp vần không khác nhau . bởi thế , nên nhiều người nói vu vơ , đó là tình trạng thiếu kiến thức căn bản . Nên mình vẩn chọn theo phương pháp đơn giản , nếu có ai đó ngỏ ý muốn học hỏi , thì mình sẳn lòng , và thường hỏi , anh hay chị , đã xem qua Dịch ở tác phẩm nào , nghe nói về dịch như thế nào , chổ nào chưa hiểu , chưa thông , rồi theo chổ chưa hiểu , mình sẻ giải thích ngay điểm chưa hiểu . Nhưng cần nên biết qua một chút về các nguyên lý . Đâu tiên  dịch nói về sự biến động , chuyễn động trong vũ trụ , ví dụ như tuy hiện tại ta không làm gì , ngồi yên một chổ ,   gọi là tịnh , nhưng trong khi đó trong thân thể ta , hầu như đang chuyễn động vì ta vẩn phải hít dường khí vô , và thở thán khí ra ngoài , trong lúc đó tim vẩn đập , máu vẩn chảy , vì thế giống như dịch viết : trong tịnh có động . chữ tình ( hay tỉnh ) immobile và chử mobile , như chử mouvement . nhiều lắm , nhiều quy luật , khi hiểu dịch , ta thấy âm dương xen kẻ vào nhau . Vào thế giới huyền ão cuả kinh dịch , ta thấy được nhiều điều dị thường . Trên diễn đàn , khi đưa ra loạt bài Nói Chuyện Bói Toán , chỉ là cách nói chung chung , chưa thực sự đi vào không gian huyền ão cuả Kinh Dịch , Nhưng khi hiểu được những lý lẽ trong trời đất , rồi người ta áp dụng vào đời sống , như nhìn sữc nước chảy , mà người ta phát minh ra được cách làm cây quạt gió , từ cây quạt gió , người ta chế ra Cối xay lúa mì , và tạo được ngưồn điện năng . nhìn nòi nước sôi , người ta  phát minh được cách dùng hơi nước nóng để đẩy cho con tàu chạy trên sông trên biển . Các vật thể chưá đựng năng lực , từ năng lực , tạo ra năng lượng , ( từ électron tạo ra énergie ) . Còn dùng lý thuyết dịch để coi bói vẩn là chuyện nhỏ , nhưng ngoài chuyện bói toán để biết về những sự kiện có thể xảy đến cho mình ( tốt hay xấu ) là chuyện nhỏ , ngoài ra , còn khối chuyện khác hơn . khi đã lĩnh hội được dịch , khi nhìn vào quẽ dịch , ta thấy hình như có cái gì , điều gì đó thực là lớn lao , nếu không muốn nói là kinh khủng , như một thế giới thu hẹp lại v…v ..

Bởi thế xin gởi một lời khuyên , khi có chí muôn học Dịch , thì yếu tố đầu tiên ( không phải là tiền đâu )chính là Kiên nhẩn , kế đến , là nên hiểu cho rỏ ràng nhửng gì người khác viết , như xem sách , ta nên xem sách theo phương pháp . Xem đến đọan nào chưa hiểu chưa thông thì nên gạch dưới đít cuả câu văn . Có lẻ anh bân có duyên với học thuật , nên anh bạn cần nên cố gắng , và nên tận dụng thời gian . ngày xưa mình học dịch trong cảnh hàn vi , với cuộc sống túng bấn thê thảm sau 30 / 04 / 1975 , nói thế đả hiểu rồi . Không bao giờ nên  chán nản , vì lời xưa nói : Có Ý Chí Thì Sẻ Nên Sự . đây là lời chí tình cuả người đi trước .

Nhớ hồi xưa đi học , câu văn :
Chí công mài sắt có ngày nên kim . Cuộc đời mình trãi qua , chưa biết vinh hoa phú quý , nhưng tù đày khổ nhọc thì mình dư hiểu , Càng nhiều sự kiện xảy đến , thì mức hiểu biêt gia tăng thêm , vì có liên kết các sự kiện ( dù vui hay buồn , sướng hay khổ ) liên kêt vào với học thuật , tất nhiên sẻ chiêm nghiệm về học thuật . Tức là hiểu biết cuả mình đi dần dần vào chiểu sâu : chiều sâu đó là con đường dẩn vào chiều thứ tư ( la quatrième Dimensions ) khi đã vào được chiều thứ tư , ta thầy được nhiều điều mà người khác không thể thấy được ,

Nay có đôi lời cùng bạn ,

_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
lamson_lee



Ngày tham gia: 15 Feb 2017
Số bài: 15
Đến từ: Pháp Quốc

Bài gửiGửi: Sun Dec 10, 2017 12:05 pm    Tiêu đề: CHỦ ĐỀ KINH DỊCH

Kính thưa quý diễn đàn , sau thời gian dài vắng bóng , vì thế sự đa đoan , nên Lam Sơn ( Hàn Sinh ) tạm thời im tiếng , nay mọi sự mọi việc đã qua , nên Lam Sơn tiếp tục đóng góp bài viêt về chủ đề Kinh Dịch . Bài viết có thể dài lắm , có khi dài ngang hàng với lịch sử nước nhà từ ngày lập quốc. Và nhất là khi nói về đề tài nầy , đúng là đề tài vừa khó hiểu , lại vừa đơn giản . Xin mời quý vị tiếp tục theo dõi ....

                    BÀI VIẾT VỀ KINH DỊCH
Lam Sơn họ Lê
Lời mở đầu : Đề tài Kinh Dịch vốn là đề tài gây ra tranh cãi suốt mấy ngàn năm qua mà chưa hề có lời giải đáp thỏa đáng . Sở dĩ thế là vì có nhiều lý do , lý do thứ nhất mà do tội lỗi của người Hán mà ra , người Hán là quân giặc cướp , cướp đất , cướp của , giết người diệt khẩu , sau khi cướp chiếm đất ( lãnh thổ ) đương nhiên tiêu hũy văn hóa , sử sách , và tiêu diệt nhân tài vốn là tinh hoa Dân Tộc Việt .
Như bạo quyền cộng sản khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam , sau ngày 30/4/1975 , họ dùng chính sách cãi tạo tập trung đày ãi công nhânviên chức thể chế VNCH vào trại Tẩy Nảo , Lưu Đày kiêm Biệt Xứ , ra lệnh thug om tất cả văn hoá miền nam VNCH mà họ nói là văn hoá đồi trụy. đây chính là chính sách đốt sách chôn học trò thời nhà Tần .
Lẽ ra người viết không muốn nói đến việc củ , nhưng  nói ra chỉ để mà dẫn chứng sự sai lệch của những sự tranh cãi liên miên về lai lịch của một loại KINH trong LỤC KINH của Tàu . Thật là ác giã ác báo . Kinh dịch là loại kinh cổ điển thứ sáu ( lục kinh ) mà người Tàu thuộc loại trí giã lại không tự chứng minh được là của ai ?? có vui không , vì cái sỡ học của Hán là cái học trộm cướp . Nên chứng minh sau được ???
Nay khi mang bài viết nầy lên diễn đàn , không sợ tiếng khen , củng không mừng khi có lời khen . Rồi đây khi đất nước vượt qua ngàn trùng khổ nạn , thanh bình yên vui không còn lo sợ bị ao tố cáo là phản động , chống phá cách mạng ( trộm cướp thì có ) dân chúng sống yên vui , thì chắc  sẽ có hội nghị quốc tế được triệu tập khắp thế giời quy tụ về dự Hội Nghị lần đầu trong lịch sử , hội nghị ấy sẽ đi đến quyết định trả lại sự thật cho học thuyêt Kinh Dịch cho Dân Tộc Việt nam.
Vào bài
Thưa quý vị , Kinh Dịch vốn là bộ Kinh Cổ Đại mà suốt hơn 6000 năm qua vốn khó hiểu . Nay tạm thời có bài viết không dài không ngắn , chỉ vừa đủ để bà con xem chơi cho biết về Kinh Dịch . Nhưng thực tình mà nói , xem qua dù vài mươi dòng hay vài trăm dòng và hiểu được thì quả là siêu nhân .
Theo  thiễn ý người viết , Kinh Dịch sở dĩ khó hiểu là vì những lý do đơn giản , là vì thời xưa khi đất nước bị ngoại xâm người Việt chạy trốn giặc cướp , đời nay gọi là chạy đi tỵ nạn ( như vụ chạy tỵ nạn cộng sản sau 1954 và 30/4/1975 )
Khi chạy thì mỗi người tự mang theo ít hành trang , ( vì rời nước ra đi ) nen không mang theo nhiều hành trang , nhưng quý nhất là tài liệu mà mình học hỏi được ( qua kinh nghiệm bản thân và từ đó suy ra ) các tài liêu ghi chép sơ sài nhưng tương đối khá đầy đủ , sơ sài mà sao lại đầy đủ , xin thưa dể hiểu , sơ sài là không ghi nhiều .

Mà ghi những yếu quyết ( những điều hệ trọng có tính cách quyết định ) xin dẫn chứng thêm để chúng ta có thể đoán ra ai là sở hửu chủ của học thuyết Kinh Dịch trên đất Tàu ( mà tàu cướp của người Việt )
Như miền nam VNCH bị tai sai tàu cộng vc cướp được . Người Nam VN thấp cổ bé họng bị cướp đất ngậm miệng chạy trốn hết .
Sau đây là phần do sử Tàu ghi : Lần đầu sai Sứ sang nhà Đường ( 2357 _ 2258 trước công nguyên ) khi sang dân con rùa thần .

Sách Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý Tường chép rằng : Năm Mật Thân thứ năm đời Đường Nghêu Việt Thường Thị sang chầu , dâng con rùa thần . Lời chú thích : Theo Thông chí của Trịnh Tiều : về đời Đào Đường , phương Nam có Việt Thường Thị qua hai lần sứ dịch sang chầu . Dâng con rùa thần , có lẽ nó sống đến nghìn năm , mình nó hơn 3 thước tàu ( thước cổ : 0m32 X 3 : 0m, 96 ) trên lưng có khắc văn Khoa Đẩu ( chữ Khoa đẫu là chữ Việt cổ )  ghi việc trời đất mới mở mang trở về sau . Vua Nghiêu sai chép lấy , gọi là Quy lịch ; lịch rùa . Trích trong Quốc Sử Triều Nguyễn ,
                                Việt Sữ Thông Giám
                                       Cương Mục  
Do Ông Phan Thanh Giản thừa lệnh vua cùng các quan viết .
quyển 1 trang 77 . Trên đây mới chỉ là một đoạn trích dẫn cho bài viết về Kinh Dịch .

Trở lại Kinh dịch là cuốn cổ kinh , vừa khó hiểu , văn tự văn ngôn lại lung tung , khó hiểu khó bàn , thật ra sau một thời gian dài ( chưa đủ dài ) ngắn củng không ngắn , khó hiểu mà củng dể hiểu , Thật ra kinh dịch chia ra làm hai phần hai có hai phần chính yếu .

Hai phần đây không phải là Thường và Hạ kinh như bộ dịch của cụ Phan Bội Châu , hay cụ Ngô Tất Tố , hoặc của Ông Nguyễn Mạnh Bão (một vị Bộ Trưởng thời đệ nhứt Cộng Hoà ) dịch thuật , Hai phần chính yếu đó là : phần Lý thuyết và phần kỹ thuật thực hành . Ai đã học qua Kinh dịch tất nhiên sẽ hiểu rỏ hơn khi đã tinh thông.
Như nhiều người trong chúng ta đã biết qua Bộ Dịch do cụ Phan Bội Châu dịch thuật . Bộ dịch đó đọc chơi cho vui thôi , ngoài ra cón Thái Ất Thần kinh , Kỳ Môn Độn Giáp , Đại Tiểu Độn , Tử Vi , Huyền Không cổ dịch , Mai Hoa Dịch số …v…v… Phải đi hết một vnòg , rồi khi hiểu được trên hai phần ba , ta mới có thể thấy các mối tương quan liên hệ như thế nào . Vì bài viết có thể rất dài nên xin tạm ngưng nơi đây .

Các Hệ Thống Chính Yếu trong Kinh Dịch

Lam Sơn

Kinh dịch giống như là một hệ thống hết sức phức tạp , và đa chiều . Thoạt nhìn sơ qua , chúng ta  đã cảm thấy như là mình đang đứng trước một thế giới hỗn loạn  phức tạp . Thật ra đó chỉ là những cảm giác qua nhận thức đầu tiên , như ngày còn theo học bậc Tiểu học .
khi học bảng Cứu chương ( 9 chương ) ai mà không bỡ ngỡ , vậy mà mình vẫn phải học cho đến khi thuộc nằm lòng , cho đến khi lớn hơn vào bậc Trung học, chợt hiểu ra (ý thức được ) rằng lý do vì sao mà ngày từ bậc Tiểu học , ta phải học thuộc lòng Bảng cữu chương .
Kinh dịch là một hệ thống đặc biệt , đa chiều . Đã từ lâu  theo chiều dài lịch sử của Dân Tộc Việt , sự truyền đạt về Kinh Dich hầu như  thất truyền , vì sao ? thưa là vì hồi xa xưa đó từ sau khi Dân Việt bị tộc Hán cướp lãnh thổ ngang nhiên , khi người Hán muốn đồng hoá Dân Việt , nên trước hết dùng văn hoá Hán nhồi nhét vào trí óc người Việt bằng thứ  văn hoá lai căng mất hết nguồn  gốc văn hoá truyền thống sẵn có .
Và  khi chiếm đóng trên lãnh thổ Việt , người Hán tịch thu tất cả Thư tịch , sự kiện nầy người Hán đã thực hiện nhiều lần , mỗi khi vào chiếm đóng nước Việt . Và kết quả tất yếu là Bộ Kinh dịch cổ đại lọt vào tay người Hán , mà sử Tàu ghi lại về thời  kỳ vua Văn Vương , bị Trụ Vương giam giữ ở ngục Dữu Lý . Nhân đó Vua Văn Vương mới sắp xếp lại những trang kinh văn được chép trên thẻ tre .
Bài viết nầy là bài viết về kinh dịch , không viết về lịch sử , cho nên tiện đây dẫn chứng từng phần , để cho người xem có thể hiều đầu đuôi góc ngọn tại sao Kinh dịch lại bí hiểm và thất truyền như vậy .
Khi người Hán đã sở hửu  được , nên họ cất giữ kín đáo , và chỉ có triều đình và  vua chúa mới được quyền xử dụng . Một số người  Việt trí thức cao được người Tàu dùng làm việc trong triều đình người Hán , những thành phần người Việt  , nầy đã có nhiều kiến thức về lĩnh vực Học Thuật Kinh Dịch , củng nhờ đó mà họ ghi nhớ những tài liệu thư tịch cổ , và họ kín đáo sao chép , rồi truyền ra trong dòng họ . Như lời mở đầu trong Binh Thư Yếu Lược do Trần Khánh Dư  :
Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương.

Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy.Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy.
Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.

Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép "tỉnh điền" để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng.

Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách.
Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt.
Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết.
Lại có lời dặn rằng: "Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái đều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.
Đủ thấy rằng thời xưa đó khi còn thuộc Tàu , khi ở chung với quân giặc cướp nước mà người Việt vẫn thông minh khi tìm ra cách lưu giữ ‘Quốc Bảo .’ Cũng bỡi lẽ đó mà Kinh dịch trỡ nên bí truyền . Hoặc vã những ai tinh thông Kinh Dịch , thì khi họ thất cơ ( thất là mất ) lỡ vận nên họ thường dùng phần kỹ thuật ứng dụng của Kinh Dịch để sống qua ngày ( khi mưu đồ chuyện Quốc Gia Đại Sự ) như hành nghề Bói toán ở đầu đường , xó chợ . gọi là kiếm chút tiền độ nhật ( qua ngày )
Củng từ đó nhiều người trong chúng ta , thường hiểu lầm rằng dùng Dịch để bói quẻ ( quẻ Dịch ) , để kiếm tiền ; đó là loại nghề nghiệp hạ tiện . Còn có phần là do lời diễn dịch từ ai đó viết : Muốn tinh thông Dịch không có gì hơn BÓI và còn một câu khác Trong Đạo Dịch không gì hơn THỜI. Do cách hiểu chưa thông và cách diễn dịch sai lệch , mà thành ra sự việc đưa đến những hậu quả khôn lường .
Sở dĩ nói muốn giỏi Dịch thì phải qua phương pháp Bói quẻ , như Kinh văn viết , khi lập thành quẻ Dịch ta sẽ có hình thể quẻ , có chi hào kèm theo và có những yếu tố khác , do vậy mà Kinh văn viết Quẻ như thế nào thì ta như thế ấy , nghĩa là , quẻ tức là hoàn cảnh và thời gian mà chúng ta đang ở , hoặc hoàn cảnh mà ta đương đầu . Nhưng chỉ là tạm thời trong năm , tháng , ngày giờ mà thôi . Thành thử khi muốn  biết rỏ hơn về tình thế , chúng ta phải lập ra quẻ Dịch , lập ra quẻ Dịch có nhiều cách , mà cách nào củng được .

Khi lập ra quẻ dịch ta gọi đó là quẻ chánh , từ quẻ chánh có cách tníh ra hào động , từ hào động mà quẻ chánh sinh ra quẻ khác gọi là quẻ bị biến đi . Quẻ chánh là hiện tại và quẻ biến là tương lai . Nói tóm lại khi đã đi sâu vào  kinh dịch nơi phần ứng dụng , và khi mà chúng ta kiểm nghiệm những sự kiện xảy ra đúng như trong hoàn cảnh thực tại

Thì chúng ta những người học hỏi kinh dịch sẽ có sự thú vị , nhưng ác thay , sự thú vị đó , chưa chắc chia sẽ được cho ai , cho nên người tinh thông kinh dịch sẽ trỡ nên đơn độc như người hoạt động cách mạng trong lòng đời .
Đời nay phần nhiều thường thích và ưa chuộng kiểu Mì ăn liền , kiểu ăn hco no của nhà nghèo hay kiểu ăn khi gặp hoàn cảnh khó khăn , giữa đường xá . Họ không cần ( qua thói quen ) khi ăn thì không cần cầu kỳ , rườm rà cho mất công . Ăn cầu no không cầu ngon chi cho mất công nấu nướng . Từ đó hiểu Kinh dịch như là mê tín dị đoan .
Họ không hay biết hay ý thức được  Kinh Dịch hay học thuyết vốn là Báu Vật Bảo Quốc ( hay Trị  Quốc ) . Ngày nay người viết mạo muội khi mang chút ít kiến thức sơ sài lên các trang báo điện tử , chẳng qua là chỉ nhằm thức tỉnh cho Đồng Bào đồng hương thức tỉnh khi khắp nơi gần xa cùng hay biết , và nên thức tỉnh trước đại họa mất nước lần nữa vào tay giặc Hán với sự tiếp tay của Thái thú hán gian trên đất Việt là bọn cộng sản tại Việt Nam .
Lamsonparis2016 _at_ gmail.com
Bài viết còn tiếp
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3  Trang kế
Trang 2 trong tổng số 3 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân