TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tên Thánh và Pháp danh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tên Thánh và Pháp danh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Dec 09, 2017 12:20 am    Tiêu đề: Tên Thánh và Pháp danh

Tên Thánh và Pháp danh


Mỗi lần dự đám tang của một bằng hữu hay thân nhân, chúng ta thường được cho biết tên thánh hoặc pháp danh của người đã khuất để cầu nguyện, tùy theo người đó theo đạo nào lúc còn sống. Sau đây là một số khái niệm về tên thánh của người Công giáo và pháp danh của người Phật tử.


Tên Thánh


Mỗi người Công giáo Việt Nam khi nhận lãnh phép Thanh Tẩy (rửa tội) đều có một tên Thánh, thường là do cha mẹ chọn trong danh sách thánh nhân được Giáo Hội công nhận.

Người miền Nam gọi tên Thánh là tên bổn mạng.

Nguồn gốc

Theo truyền thống của người Do Thái, tên của trẻ sơ sinh sẽ được đặt tại hội đường trong nghi lễ thánh hiến (và cắt bì nếu là trẻ sơ sinh nam) vào ngày thứ tám sau khi sinh. Kitô giáo thừa kế hoặc dựa theo tập tục này để đặt tên mới khi một người nhận phép rửa tội.

Theo Từ điển bách khoa Công giáo, tục lệ đặt tên Thánh bắt nguồn từ quan niệm tình trạng con người được thay đổi. Nhận lãnh bí tích rửa tội là từ con người tội lỗi biến đổi sang con người mới. Do vậy, nhận tên Thánh là chứng tích biến đổi về mặt tâm linh.

Ý nghĩa

Lấy tên của một vị Thánh đặt cho một người là để người đó noi gương, suy tôn vị Thánh làm Bổn mạng, luôn luôn bảo vệ, giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn. Tên đó sẽ theo con người này suốt đời, từ khi lãnh nhận phép rửa tội cho đến lúc chết, và cả thời gian sau đó mỗi khi được nhắc nhớ đến trong lễ cầu nguyện cho người đã qua đời.

Tên Thánh của người Công giáo Việt Nam

Người Công giáo phương Tây thường không có tên Thánh, vì trong tên của họ cũng đồng nghĩa với:

    • tên rửa tội (baptismal name),

    • tên Kitô giáo (Christian name),

    • tên thứ nhất, hoặc tên đặt cho (first or given name).

Tên được đặt trong lễ rửa tội nên gọi là tên rửa tội. Và cũng được gọi là tên Kitô Giáo vì các nước Tây phương chịu ảnh hưởng văn minh Kitô giáo.

Ở các quốc gia không có truyền thống Kitô giáo, như Việt Nam, tên Thánh thường đứng trước tên thế tục, nhưng chỉ sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, hoặc xưng hô mang tính cách kính trọng đối với các vị chức sắc. Thí dụ: Ðức Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh được gọi là Ðức Cha Giuse.

Mừng kính

Người Công Giáo có tục mừng ngày lễ bổn mạng là ngày Giáo hội Công giáo trên thế giới tưởng nhớ vị Thánh đó. Khi chết, người Công giáo không dùng tên riêng mà dùng tên Thánh để cầu nguyện cho người quá cố.

Tên thánh đã Việt hóa

Một số tên các vị Thánh khi sang đến Việt Nam đã được Việt hóa cho dễ đọc, dễ gọi. Chẳng hạn như:


Phượng Nghi

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Dec 09, 2017 12:20 am    Tiêu đề:


Pháp danh


Của người theo Phật giáo Đại Thừa

Pháp danh là tên đạo lý, phàm người được thế độ làm tăng chẳng còn dùng tên họ theo đời mà phải lấy tên theo đạo do vị tôn sư đặt cho mình. Người thọ tam quy, ngũ giới, tu tại gia cũng được mang pháp danh, cũng kêu là pháp hiệu. (theo Phật Học Từ Ðiển của Ðoàn Trung Còn)

Như vậy, pháp danh là tên gọi người Phật tử thọ trì sau khi quy y Phật giáo, cũng còn gọi là pháp hiệu, pháp húy, hoặc giới danh.

Ðối với tăng lữ, đây là tên gọi do vị Thầy ban cho sau khi cử hành lễ xuất gia.

Ðối với người Phật tử tại gia, đây là tên gọi được ban cho sau khi quy y, thọ giới, hay khi tiến hành tang lễ.

Muốn thành người Phật tử, phải quy y tam bảo, thọ ngũ giới. Vị bổn sư truyền giới sẽ đặt cho người đó một pháp danh, dựa theo bài kệ được truyền tụng trong môn phái của vị bổn sư ấy.

Như bài kệ sau đây của Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền Lục Hòa Tăng, môn phái Lâm Tế:

Ðạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên

Minh Như Hồng Nhật Lệ Trung Thiên

Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ

Chiếu Thế Chơn Ðăng Vạn Cổ Huyền.

Mỗi vị tổ sẽ lần lượt lấy một chữ trong bài kệ trên làm chữ đứng đầu của pháp danh. Chữ đứng sau, vị bổn sư truyền giới tự chọn, nhưng thường lấy chữ có nghĩa gần giống với tên riêng của đệ tử.

Thí dụ: Một Phật tử tên Hùng được đặt pháp danh là Quảng Dũng. Chữ Quảng lấy trong bài kệ của tổ đình, còn chữ Dũng được chọn vì gần với tên Hùng.

Các Phật tử Việt Nam thường lấy pháp danh với các từ ngữ khởi đầu là Diệu, Tâm, Tuệ hay Huệ, Trí, v.v., như Diệu Lan, Diệu Hạnh, Diệu Tâm, Trí Hải, Trí Siêu, Tuệ Sĩ, Tuệ Quang.

Pháp danh được đặt trong buổi lễ Quy y trang trọng có một hay nhiều thầy chứng giám. Quy y nghĩa là hướng về và sống theo Phật, Pháp, Tăng nên trọng tâm của buổi lễ là lúc Phật tử quỳ trước Tam Bảo, ba lần phát nguyện xin trọn đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.

Của người theo Phật giáo Nguyên Thủy

Pháp danh của các tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy thường là tiếng Phạn, nhưng cũng được phiên âm ra tiếng Hán Việt có ý nghĩa như tiếng Phạn. Ví dụ: Hòa Thượng Buddhapala gọi là Hộ Giác. Hòa Thượng Supanno là Thiên Tuệ. Hoà Thượng Vansarakkhita là Hộ Tông.

Tuy nhiên, pháp danh không quan trọng nơi Phật giáo Nguyên Thủy. Người cư sĩ và tăng sĩ cấp sa di thường vẫn giữ nguyên tục danh.

Phượng Nghi

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân