TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - saigon xưa mà nay, nay mà xưa
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

saigon xưa mà nay, nay mà xưa

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Fri Dec 08, 2017 1:38 pm    Tiêu đề: saigon xưa mà nay, nay mà xưa
Tác Giả: tôn thất tuệ




Saigon nay mà xưa
ttt giới thiệu tập hình Saigon Cõi Nhớ


Bộ ảnh mang tên Saigon Cõi Nhớ qui tụ những nhà nhiếp ảnh tài tử và các diễn viên nam nữ cũng rất tài tử. Hai chữ tài từ (amateur) làm tôi tin tưởng vì những thứ nhà nghề mới và nhà nghề cũ muốn làm mới đều theo một thứ thẩm mỹ rất lọ, làm tuồng chẳng giống ai. Không kể yếu tố nhân sự, chính yếu là các chiếc xe thời Saigon xưa ăn khớp với vệ đường cổ kính uy nghi, dãy hàng rào sắt cùng bóng dáng kiến trúc thuộc địa và bán nhiệt đới. Nhóm sưu tập xe xưa cổ đã chạy trên đất Saigon, muốn dựng một số hình ảnh cũ của độ thị nầy. Đấy là một cố gắng vượt
bực, tuy không thể so sánh với những vụ diễn lại (re-enactment) ví dụ cuộc di cư của người Mormon đến đóng chốt ở Utah.

Cao Cự Hậu, em ruột của nhạc sĩ Hoàng Nguyên (Ai lên xứ hoa đào) gởi cho tôi qua email với nhiều dấu forward. Alan Ladd ngày nào của trường Quốc Học không cho biết thêm xuất xứ; trên hình có ghi Kul.vn, tìm không ra, chỉ thấy tạp chí ảo Kul.vn rất tạp... nham. Vài ghi chú kèm theo cho biết ông Nguyễn Thanh Bình là chủ nhân các bức hình, có thể đoán là người chủ trương. Chỉ có một kiều nữ được nêu tên Nguyễn Hồng Nga mặc chiếc áo dài của mẹ; hình chụp hai nường, không biết ai là ai. Còn có thêm một nàng với định danh là con gái của ông Trần Khắc Dũng. Nguyễn Thanh Bình được giới thiệu là "người Hà Nội, nhưng tình yêu và kiến thức về Sài Gòn của anh khiến nhiều người khâm phục".

Kiến thức về Saigon hay về từng bộ môn riêng rất hiếm. Đừng nói chi xa xôi, diễn viên hoạt cảnh Đống Đa mang giày Nike; diễn viên trong hoạt cảnh dân ca do một tòa đại sứ bảo trợ... mặc quần tây trắng bó sát chân cùng với áo the thâm.

Lại đi xa lông bông. Tôi thật phục sự nghiên cứu của điện ảnh xứ người. Chừng 2001, tôi làm việc "no tech" ở một college; trường cho mượn sân vận động để quay một trận football dùng cho cuốn phim về đội bóng Marquette bị máy bay rớt chết hết. Tình cờ tôi gặp một "nhân viên an ninh". Security guard chỉ đóng vai câm, đứng yên ở lối vào, đi theo ông bầu. Nhưng để được xuất hiện chốc lát, anh phải nạp tờ chứng đã làm security guard thực sự ba năm. Khán giả sẽ thấy một nhân viên an ninh không lúng túng trong đồng phục. Không như nữ luật sư Nguyễn Phước Đại chơi một bộ đồ bà ba và cái nón lá để làm cách mạng trông rất buồn cười. Dương Thu Hương đã tả nhóm người Hà Nội đưa qua Nga mừng Phạm Tuân lên vũ trụ, rón rén không quen với bộ côm lê, đầu lúc lắc vì cà vạt cấn cổ. Không trách người Thượng Pleiku chỉ mặc áo dài xanh theo đề nghị của Tòa Tỉnh nhưng vẫn đóng khố để được tự nhiên uống rượu cần lễ quốc khánh, để vẫn rất chi là thượng.


hình cũ trên internet

Vậy tìm đâu ra "người Saigon" kề vai tình quân mà đọc nhật báo Ngôn Luận? Thông thường nhất là xem lại hình ảnh cũ, xem các phim tài liệu. Các cô ắt phải xem lại ảnh của mẹ, bà nội, bà ngoại. Sống với những người Saigon trong cung cách, trong tâm tưởng. Tác giả Vũ Thế Thành đã nhắc đến những phụ nữ Hà Nội, trong phố nhỏ bán một chai nước lọc một cách rất Hà Nội, văn minh của một Hà Nội lịch thiệp, cử chỉ, ngôn ngữ và dáng dấp. Hãy nhìn những khuôn mặt cũ với dáng thiện tâm lành. Tâm lành ắc sẽ có dáng thiện. Hãy nhìn ảnh mẹ để nuôi dưỡng tâm lành bẩm sinh, những bà ngoan đạo như ăn như nuốt hình ảnh của Đức Mẹ, của Quán Thế Âm, chuyền qua dây rún đến các bào thai. Tâm chỉ nghĩ đến thiện thì hình bóng như đường Thốt Nốt. Đạo diễn Nguyễn Thanh Bình đã đạt gần đến mức mong cầu vừa nêu.

Đáng khen Nguyễn Quân đã không vì máu địa phương mà bỏ thêm vào hình những chiếc áo Le Mur đặc biệt của Hà Thành (Nguyễn Cát Tường). Ông đã trung thực không quên mẫu áo Raglan, một thời gây tiếng qua tiếng lại. Chiếc kiềng vàng tuy đã ít dùng vẫn không phải là chuyện không có; trái lại nó giúp thêm nét phong phú súc tích. Nhưng điếu thuốc trên tay một người đẹp đang đọc báo trong quán là một điều gần như vắng bóng chứ không phải ít thấy như chiếc kiềng vàng. Phái nữ Saigon không hút thuốc, nhất là nơi công cộng, quán cafe v.v... dù vào thời thuốc Mỹ có đầu lọc rất thịnh hành như Salem bạc hà. Mà trong hình là điếu thuốc nâu. Quả tình hãng thuốc mít (MIC) có đưa ra thị trường loại thuốc Cig, vấn giấy màu nâu như màu lá thuốc vấn cigar, nhỏ và dài như cigarillo của Cuba, một thứ cigar nhỏ nhưng độ nặng như nhau. Cig cũng rất nặng mà thầy Lê Hữu Mục (vừa qua đời tháng 11- 2017) hay dùng vì nó nặng như Gaulois, Bastos và Melia. Cig không ăn khách nên đã ngưng sản xuất. Nhân viên ngoại giao Mỹ vài khi đem về thứ thuốc đen làm theo kiểu Nga tên Black Russian, nặng không kém cigarillo. Ít phụ nữ nào dùng nếu không muốn bộ răng đổi màu. Nói chung dư luận không đả động đến các bà gánh gồng miền Trung hút thuốc vấn tự trồng hay Cẩm Lệ; nhưng có khuynh hướng mạnh mẽ xem phụ nữ hút thuốc tây (thuốc điếu hình viên trụ) rất gần vườn ong bướm.


trước ngưỡng cửa dược khoa Sg, để ra trường 1965

Điểm sắp nói chỉ để ghi nhận: vì gom ý trong một điểm chính, bộ ảnh đã không cho thấy thiếu nữ Saigon trong lối ăn mặc tây phương; áo đầm đã một thời gần như lấn lướt để rồi áo dài dành cho lễ lạc hay đồng phục Gia Long, Trưng Vương....


đồng phục vào thịnh thời xe Nhật, Honda, Suzuki...

Nhờ internet, chúng ta tìm được rất nhiều hình ảnh thực về Saigon nói chung và về các nàng nói riêng. Bộ ảnh đang đề cập mang tính chất nghệ thuật, mà nghệ thuật hội họa cho chúng ta nhiều bức chân dung của một người. Những bức nầy không giúp ích cảnh sát nhiều bằng photo trong mục đích nhận diện nhưng khơi bày những nét thuộc chiều sâu, điều cảnh sát không cần. Dùng sự tương tự (anology) nầy hơi gượng ép; hình cũ và hình tái tạo không song hành rõ rệt như hội họa và nhiếp ảnh. Nhưng mượn để nói rằng Saigon Cõi Nhớ chính là phát ngôn viên của niềm hoan lạc, của một euphorie, của một Bồng Lai quấn quít nguôi ngoai đắm đuối miệt mài trong lòng người. Sử tính, nếu có, không quan trọng.

Sử tính không quan trọng nên người xem không bận tâm với vài thắc mắc nhỏ. Tôi không đủ trí nhớ mà nói dinh thự màu trắng làm nền là gì, nhưng quanh đường Nguyễn Trung Trực chỉ có Dinh Độc Lập, Dinh Gia Long và Tòa Đô Chánh. Đường bao quanh không ai được phép đậu xe hay chống chân những chiếc Vespa cho nó nghỉ mà đi với người thương dưới những cây me xanh. Lại nữa, cái bản số xe, tôi rất dè dặc nhé, chỉ nhớ xưa kia các bản số gồm ba chữ cái bên trên và ba con số bên dưới. Chủ nhân tìm mọi cách cho được "chín nút" ví như 333, 171, 252; lúc ấy VN mình chưa có lệ làm bản số theo ý muốn như Mỹ. Bản xe Mercedes VN 19-62 đúng là của phủ thủ tướng.

Tiếp nhận chân phương như thế, tôi lại lo âu: thành công nầy sẽ kéo theo một loạt bắt hước như khỉ làm trò. Thẩm mỹ lọ sẽ phát nát hết, Saigon đích thực sẽ bị biến thành Saigon để gọi một thành phố ngập nước, khác với HCM City.

Tôi buộc miệng nói với bà xã đang ở trong bếp câu sấm Đức Thầy: Gia Định còn Saigon mất. Nhà tôi nói về bộ sưu tập: tuy không dùng kính hiển vi soi từng tí một, công trình nầy đã đạt mức 80%. Tôi không theo con số phần trăm. Thấy tôi chảy nước mắt, nhà tôi an ủi: lu nước ngọt để trong nhà, trộm vô lấy hết của, đập bể lu làm vui; nước đã đổ, người nhà vục lại mà được ngần ấy; quí lắm thay. Thôi, hãy ngậm ngùi và vui mừng thưởng ngoạn, với lòng tri ân. ttt

Saigon Cõi Nhớ
Bộ ảnh "Sài Gòn, cõi nhớ" được những người yêu Sài Gòn tái hiện một cách rất chân thật. Tuy những bức ảnh không được chụp bởi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kiến thức về Sài Gòn xưa, người xem dễ dàng nhớ lại một thời hoa lệ của thành phố này.

xin xem hình ở đây

Web Page Name
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân