TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Làm vườn: Thử đất
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Làm vườn: Thử đất

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Dec 02, 2017 11:15 pm    Tiêu đề: Làm vườn: Thử đất

Làm vườn: Thử đất

Làm vườn là niềm vui, mà cũng là một khoa học


Làm vườn là một niềm vui hấp dẫn nhiều người. Nếu bạn cũng nằm trong số đó, chắc bạn phải luôn tìm cách để cho cây tươi, hoa đẹp, rau xanh, trái lành. Vậy ra bạn giống Hằng: Lúc nào em cũng suy nghĩ về mấy cái cây trong vườn, cứ y như lúc còn nuôi con thơ. Nhưng khác với những "hoàng tử, công chúa" kia, những đứa "con thơ" này không bao giờ làm khổ mình. Chúng cho mình niềm vui khi săn sóc và nhìn thấy chúng lớn lên. Có băn khoăn, lo lắng thì cũng chỉ là tìm cách cho chúng phát triển tươi tốt hơn, chứ không bao giờ mình phải đau khổ khi chúng trở thành gai nhọn chọc vào ruột mình, hoặc thậm chí phản bội mình... như một vài "công chúa, hoàng tử" bất hiếu đâu!

Vậy hôm nay, Hằng đề nghị với bạn một điều mà ít khi dân làm vườn a-ma-tơ nghĩ tới: Thử đất! Hay là, xét nghiệm đất. Dĩ nhiên, đây là công việc của các thầy cô trong phòng thí nghiệm. Nhưng nếu không muốn "làm lớn chuyện," chúng ta vẫn có thể tự lo được ở nhà. Mà không làm thì uổng lắm, các bạn. Nếu chúng ta chỉ nhắm mắt rải phân mà không biết đất vườn nhà mình thiếu thừa cái gì thì liệu "con cái" mình có tận dụng được ích lợi gì không?


Thử đất là việc làm công phu do các nhà khoa học
thực hiện trong phòng thí nghiệm


Cần thiết phải thử đất

Thử đất là xét xem các dưỡng chất cần thiết để nuôi cây, tức NPK, đã có sẵn ở mức độ nào? Thừa, thiếu bao nhiêu? Có thích hợp với loại cây mà mình sắp trồng hay không?

Nhưng nếu đất đã có sẵn dưỡng chất cần thiết, mà cây lại không thể hấp thụ được, thử hỏi có ích lợi gì không? Có phải là "cám treo heo nhịn đói" như mấy ông hay than thở đó không? Hằng không biết con heo nhịn đói sẽ khổ đến mức nào, nhưng cứ tưởng tượng đang ngồi trước mâm cơm ngon lành mà không ăn được, bởi vì cổ họng bị sưng thì đúng là... tức chết được. Đừng để cho "con thơ" của chúng ta rơi vào tình trạng ấy nhé.

Nói tóm lại, thử đất không phải chỉ để biết đất có đủ NPK, hay bất cứ một thứ dưỡng chất nào khác dành cho loại cây mình định trồng, mà thử đất còn để biết đất có độ pH thích hợp, giúp cây hấp thụ những dưỡng chất cần thiết đó không.

    • Quá nhiều dưỡng chất này hoặc quá ít dưỡng chất kia là không được. Giống như con người cần sự cân bằng thực phẩm thì mới khỏe mạnh, cây cối cũng vậy thôi. Thí dụ: Quá nhiều Nitrogen sẽ làm cho lá lên xanh tốt, nhưng cây sẽ ít trổ hoa và quả èo uột thì chủ vườn cũng đâu có hãnh diện gì.

    • Không có độ pH thích hợp, cây sẽ không hấp thụ được dưỡng chất: Như các bạn hẳn còn nhớ, độ pH của đất được tính từ số 1 tới 14, với số trung bình là 7. Trong khi đa số cây trồng cần độ pH trung bình thì có loại thích hợp hơn với độ pH dưới 7, loại khác lại cần pH trên 7. Không thử làm sao chúng ta biết được pH đất vườn nhà mình là số mấy, làm sao có thể điều chỉnh thích ứng. Nếu chủ vườn không thể gia giảm để tạo ra con số pH thích hợp thì dù đất có dưỡng chất, mà cây không hấp thụ được, dưỡng chất sẽ theo nước tưới trôi đi, vừa phí của mà lại vừa làm cho môi sinh mất thăng bằng...


Nếu vườn rộng, bạn phải lấy mẫu đất từ nhiều khu vực khác nhau...


Các phương pháp thử đất

Như trên đã nói, chúng ta có hai cách thử: Gửi đến phòng thí nghiệm, hoặc tự làm lấy.

Gửi mẫu đất đến phòng thí nghiệm: Tuy đây là chuyện lớn, nhưng nếu có nhiều đất và muốn làm ăn chuyên nghiệp, bạn không thể nào không "suy nghĩ lớn." Qua công việc các thầy cô làm trong phòng thí nghiệm, bạn sẽ có một bản phân tích đầy đủ, để từ đó phác thảo những chương trình làm ăn to tát. Nhưng kết quả thí nghiệm có đầy đủ hay không lại tùy thuộc vào những công việc nhỏ bé bạn phải làm. Đó là công việc chuẩn bị mẫu đất, mà ngoài chủ vườn thì không ai khác có thể hoàn thành được.

Sau đây là những việc bạn phải làm để lấy mẫu đất:

    1. Khoét một mảng đất từ trong vườn, sâu chừng 4 tới 6 inches, rồi cho vào một cái tách. Đây mới chỉ là một mẫu đất.

    2. Chọn từ 6 tới 8 vị trí khác trong vườn, từ mỗi vị trí lấy một ít đất cho vào một tách khác.

    3. Cuối cùng, bạn sẽ có 8 mẫu đất, chứa trong 8 tách, lấy từ 8 vị trí khác nhau.

    4. Hòa chung tất cả 8 mẫu đất ấy chung với nhau, rồi phân chia thành hai tách lớn hơn, đậy nắp, bỏ vào trong bịch plastic.

    5. Đó là mẫu đất mà bạn sẽ gửi đến cho phòng thí nghiệm.

Xong việc ấy, bạn chỉ việc ngồi chờ. Các thầy cô sẽ làm xét nghiệm, rồi gửi cho bạn một bản báo cáo về thành phần dưỡng chất và độ pH hiện tại của vườn nhà bạn như thế nào.

Đó là chuyện lớn. Còn nếu bạn chỉ muốn thử tại nhà thì cũng xin có ngay. Hẹn lần sau nhé.

VŨ HẰNG

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Mon Dec 04, 2017 12:09 am    Tiêu đề: Thử NPK và pH cho đất vườn

Thử NPK và pH cho đất vườn


NPK là ba dưỡng chất căn bản cần thiết phải có để cho cây phát triển. Còn pH là chỉ độ chua của đất. Những yếu tố này có sẵn trong đất, nhưng có chỗ ít chỗ nhiều, thừa thứ nọ mà thiếu thứ kia. Nên người yêu vườn chính hiệu chắc chắn tò mò muốn biết đất nhà mình tốt xấu ra sao. Lần trước, Hằng có đề nghị các bạn gửi mẫu đất đến phòng thí nghiệm nông nghiệp để các thầy cô ở đây thử giúp. Nhưng làm như vậy thật là to chuyện quá, nên hôm nay em đề nghị một cách khác, bảo đảm sẽ là một trò vui, không vui thì... bạn đừng bao giờ thèm đọc một hàng trên trang báo này nữa. Đó là: Tự mình làm xét nghiệm ngay tại nhà với những dụng cụ đơn giản.



Dụng cụ thử

Dụng cụ thử gồm có sáu, bảy món, có bán sẵn trên thị trường, gom chung thành một bộ, gọi là "soil test kit." Bạn có thể tìm dễ dàng trong các cửa hàng lớn như Lowes, Home Depot, Walmart, Amazon. Một trong những thương hiệu phổ thông là Rapitest Soil Tester, bỏ ra chừng $15 là chúng ta có thể thực hiện đến 40 cuộc thử nghiệm, chỉ có "mỏi tay, chứ không hết thuốc." Nghĩa là thế này, bộ thử nghiệm sẽ giúp chúng ta thử được 10 lần với cả 4 yếu tố N, P, K và pH.


Dùng xuổng lấy mẫu đất cho vào chén.


Có được bộ thử rồi, chúng ta bắt đầu lấy mẫu đất từ những khu vực khác nhau trong vườn. Gạt lớp đất trên cùng sang một bên, rồi xúc lấy một xuổng (scoop), hoặc một thìa (spoon) đất từ bên dưới. Nếu là vườn nâng (raised bed) thì trộn đất cho đều, rồi lấy mẫu tại một chỗ cũng được.


Lấy mẫu đất, hòa vào nước cất, để lắng xuống, rồi đưa vào các bình thử.


Sau đó, hòa chung các mẫu đất với nhau trong cái chén lớn. Rồi đổ nước vào chén cho đầy. Cần nhớ là các dụng cụ như xuổng, thìa, chén, phải thật sạch thì kết quả thí nghiệm mới chính xác. Mà nước cũng phải là nước cất (distilled water), thứ nước tinh ròng, không có khoáng chất bên ngoài lẫn vào. Chỉ cần 1 gallon nước cất, giá gần $1 tại các cửa hàng Walmart, là đủ.


Thuốc sẽ làm nước đổi màu, cho chúng ta biết mức độ dưỡng chất có bao nhiêu trong đất.


Đây là nước được đưa vào thử nghiệm. Nước sẽ đổi màu, và chúng ta sẽ đọc được kết quả tùy theo màu sắc của nước.


Bình và thuốc "con nhộng" trong bộ thử.


Dùng bộ thử

Hãy tạm dùng bộ thử Rapitest để nói chuyện cho rõ ràng. Bộ thử này gồm có 4 bình nhỏ, lại có 40 viên "thuốc con nhộng" đi theo. Mỗi bình đều được tô màu khác biệt, và thuốc cũng được tô màu tương ứng, với ý nghĩa như sau:

    • Thuốc màu hồng (pink) sẽ được dùng với bình màu hồng để thử N (Nitrogen).

    • Thuốc và bình màu xanh nước biển (blue) sẽ được dùng để thử P (Phosphorus).

    • Thuốc và bình mầu cam (orange) sẽ được dùng để thử K (potassium)

    • Thuốc và bình màu xanh lá cây (green) sẽ được dùng để thử độ chua (pH)

Trên thành mỗi bình, chúng ta nhìn thấy khoảng mầu đậm nhạt khác nhau, chia thành 5 bậc với ý nghĩa như sau:

    • Surplus, bậc 4, cho thấy "dư thừa"dưỡng chất

    • Sufficient, bậc 3, cho thấy "có đủ"dưỡng chất

    • Adequate, bậc 2, cho thấy "tạm đủ"dưỡng chất

    • Deficient, bậc 1, cho thấy "thiếu"dưỡng chất

    • Depleted, bậc 0, cho thấy "chẳng có" dưỡng chất



Với thí nghiệm này, những thứ dưỡng chất vốn ẩn mặt trong đất từ lâu đời bây giờ đã xuất hiện rõ mồn một. Chỉ cần học 5 chữ tiếng Mỹ trên đây (surplus, sufficient, adequate, deficient, depleted) là một người ít học như Hằng cũng hiểu ra ngay mình phải làm gì cho những cây rau yêu quí trong vườn. Biết được dưỡng chất thừa thiếu ra sao rồi thì chuyện chăm bón, bồi dưỡng mới có thể dễ dàng được, đúng không các bạn?

VŨ HẰNG

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân