TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Sự thật về Coenzyme Q10
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Sự thật về Coenzyme Q10

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Wed Nov 01, 2017 10:41 pm    Tiêu đề: Sự thật về Coenzyme Q10

Sự thật về Coenzyme Q10


Bà Kellyanne Conway, cố vấn cho Tổng Thống Donald Trump, là tác giả của từ “Alternative facts” đã đi vào “tự điển dân gian.” “Alternative facts” có thể hiểu nôm na là, “sự thật như vậy nhưng không hẳn là vậy.”

Trong “kỹ nghệ” thuốc men, có những sự thật đã bị bóp méo hay che đậy, thí dụ, liên quan đến coenzyme Q10 (CoQ10, đọc là Cô-Q-ten, là một chất chống oxide hóa, antioxidant được cơ thể sản xuất ra, nhưng cũng có trong thức ăn và thuốc bổ phụ suplement).

CoQ10 có mặt trong từng tế bào của cơ thể, với nhiệm vụ giúp biến thức ăn thành năng lượng và cũng là một chất antioxidant hữu hiệu nhất.



Các chất antioxidant có nhiệm vụ khống chế và giảm bớt sự hư hại trong cơ thể do oxidant free radical gây ra. Trong quá trình biến hóa năng lượng trong mỗi tế bào, từ “lò phát điện” ti-thể mitochondria sẽ có những hạt electron đi lạc gọi là “free radicals.” Những “cục than hồng” free radicals sẽ chạy cùng khắp cơ thể và làm hư hại màng tế bào, hư hại DNA, và hủy diệt các tế bào. Các khoa học gia cho rằng chính những free radicals này làm cho ta mau già, dẫn đến một số bệnh tật như bệnh suy tim mạch và ung thư. Một số nghiên cứu gia tin rằng CoQ10 có thể giúp đỡ một số bệnh về tim mạch vì nó tăng cường năng lượng cho các tế bào, trong đó có tế bào tim, và còn chống lại bệnh máu đông trong động mạch.

Thế thì CoQ10 là cái chi chi? Nó có thể so sánh như những cái “bu-gi” (spark plug) của các nhà máy phát điện li ti trong cơ thể. Xe hơi đa số chạy bằng xăng, so với 37 nghìn tỉ tế bào con người được cung cấp năng lượng từ những phân tử ATP (adenosine triphosphate). ATP được biến chế từ thức ăn với sự giúp đỡ của CoQ10. Nhưng, nếu không có CoQ10 thì không có ATP, mà không có ATP thì tế bào ngừng hoạt động vì... hết pin!


CoQ10 giảm dần theo tuổi tác


Nghiên cứu cho biết, ở tuổi đôi mươi, lượng CoQ10 cao nhất, sau đó giảm lần với tuổi tác. Khi thiếu kém CoQ10, chúng ta dễ mệt mỏi, đau nhức bắp thịt, yếu đuối, cao huyết áp, và có khi yếu tinh thần. Nếu lượng CoQ10 giảm đi 25% thì bệnh tật dễ xảy ra, và nếu giảm xuống 75% thì sẽ đi đến tử vong.

Trái tim là một động cơ nhỏ bé, đập khoảng 100,000 lần mỗi 24 giờ, 2.5 tỉ lần trong 70 năm, không có một ngày được... nghỉ phép. Vì thế, trái tim cần rất nhiều năng lượng. Lượng CoQ10, cũng vì thế, tập trung cao nhất trong trái tim so với tất cả các tế bào, các cơ phận khác trong cơ thể.

Hiện nay ở Mỹ, cũng như trên toàn thế giới, hàng triệu triệu người uống thuốc giảm cholesterol statin. Statin giảm cholesterol bằng cách không chế một chất xúc tác enzyme gọi là HMG-CoA reductase, giúp sản xuất ra cholesterol từ trong lá gan. Vấn đề ở đây là chất enzyme nầy cũng cần để sản xuất ra CoQ10. Nếu như thuốc statin giảm lượng cholesterol LDL xuống 30% đến 40% thì nó cũng cướp đi khoảng ngần ấy, 30-40% lượng CoQ10 ở trong trái tim, và nhiều nơi khác trong cơ thể. Ngoài statin, một số thuốc giảm huyết áp Beta blockers, và thuốc chống phiền muộn trầm cảm cũng giảm CoQ10, nhưng không đến nỗi “ác ôn” như statin.

Một số nghiên cứu nghĩ rằng khi nguồn CoQ10 cung cấp cho trái tim bị “trấn lột” từ năm này qua năm nọ, bệnh suy tim (heart failure) càng tăng. Nói theo kiểu ông Al Gore, “inconvenient truth,” một sự thật khó chịu, là hiện nay bệnh suy tim tăng cao nhất ở Bắc Mỹ, có thể vì nề nếp sống, có thể vì người ta sống lâu hơn, nhưng cũng có thể vì phản ứng phụ của thuốc statins.

Một liên hệ khác, không kém quan trọng là bộ não của chúng ta chứa khoảng 25% tổng số lượng cholesterol trong cơ thể. Sau trái tim, bộ não cũng cần rất nhiều năng lượng. Tệ hại hơn trái tim, thuốc statin vừa giảm lượng cholesterol cần để bảo trì tế bào thần kinh, mà còn giảm lượng CoQ10 cần để sản xuất năng lượng cho các tế bào thần kinh hoạt động bình thường. Không ít bệnh nhân uống statin, than phiền về sự lãng trí, và tâm tính thay đổi.

Rất nhiều bệnh nhân khi uống thuốc giảm cholesterol mà không uống thuốc phụ CoQ10. Trung bình cần khoảng 100mg đến 200mg mỗi ngày tùy theo liều lượng statin mà bác sĩ kê toa.



CoQ10 còn được sử dụng cho một số trường hợp khác như:

    1. Sau khi bị đột quỵ tim (heart attack)

      Một nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân uống CoQ10 trong vòng 3 ngày sau khi bị đột quỵ tim sẽ giảm khả năng bị đột quỵ tim trở lại. Một bài tường trình đăng trên tờ báo American Journal of Cardiology cho biết chỉ cần uống 150mg CoQ10 mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ bị tức ngực mệt tim (chest pain, angina) khoảng 50%.

    2. Suy tim (Heart failure)

      Có những bằng chứng là CoQ10 giúp trị bệnh suy tim khi kết hợp với những loại thuốc trị bệnh tim khác. Hầu hết những người bị suy tim đều có lượng CoQ10 thấp, và trái tim không đủ khả nămg bơm máu gây ra ứ đọng máu ở phổi và bắp chân. Một số nghiên cứu cũng cho thấy CoQ10 giúp giảm bệnh phù thủng và nước ứ đọng trong phổi vì suy tim. Xin nhắc lại, CoQ10 phải được dùng phụ thêm với các loại thuốc trị bệnh tim khác.

    3. Cao huyết áp

      Nghiên cứu cũng cho thấy CoQ10 hỗ trợ thêm cho thuốc trị cao huyết áp, để giảm áp suất máu.

    4. Các ứng dụng khác

      Ngoài ra CoQ10 cũng giúp đỡ cho các trường hợp sau khi mổ tim, sau khi hoá trị chữa bệnh ung thư, xuống cân cho bệnh béo phì, và giảm bệnh nhiễm trùng kinh niên về nướu răng.

Năng lượng là động cơ thúc đẩy sự tiến hoá của kỹ nghệ và nền văn minh nhân loại, không có năng lượng thì nền văn minh sẽ bị hủy diệt. Tương tự, sự bền bỉ của cơ thể tùy thuộc vào những nguồn năng lượng sản xuất ra bên trong từng tế bào, mà CoQ10 đóng vai trò rất quan trọng.



Cuối cùng, một sự thật khác “không tiện nói ra” là, đã từ lâu, lâu lắm, khoảng thập niên 1960’s, trước khi thuốc statin ra đời, người ta đã biết Niacin tức là vitamin B3 có tác dụng giảm cholesterol LDL và tăng HDL mà không có hại đến lượng CoQ10. Tuy nhiên, thời đó cholesterol chưa bị lên án là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, vì thế việc dùng thuốc bổ Niacin để giảm cholesterol bị chìm vào quên lãng. Vitamin Niacin B3 có nhiều trong các loại cây trái, ngũ cốc, trà xanh. Thuốc uống phụ Niacin có thể mua được ở nhiều nơi rất rẻ tiền và không cần toa vì là thuốc bổ. Một phản ứng phụ của thuốc là làm cho bị đỏ mặt khi mới bắt đầu uống. Vì thế, nên uống thêm thuốc asprin 81mg khoảng 1 giờ trước khi uống Niacin vào buổi tối. Dần dà, khi đã quen phản ứng phụ sẽ biến mất. Nên tham khảo với bác sĩ về thuốc Niacin trước khi sử dụng.

Văn hào Mark Twain đã từng nói, phải thu thập sự thật trước khi xuyên tạc hay bóp méo sự thật ấy tùy theo ý thích, “Get your facts first, then you can distort them as you please.” Xin trả sự thật lại cho sự thật, thay vì “”alternative facts,” “nói như vậy nhưng không hẳn là vậy.”

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân