TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Triệu chứng sốt: lợi và hại
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Triệu chứng sốt: lợi và hại

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Thu Oct 19, 2017 10:54 pm    Tiêu đề: Triệu chứng sốt: lợi và hại

Triệu chứng sốt: lợi và hại

Không xem thường nhưng cũng không nên quá sợ hãi khi bị sốt.


Triệu chứng sốt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể vượt lên trên mức trung bình 36-37 độ C (98-100 độ F). Sốt không phải là chứng bệnh nhưng là dấu hiệu của những căn bệnh khác, đa phần là vì nhiễm trùng.

Nhiệt độ bình thường của cơ thể thay đổi theo thời điểm trong ngày và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như cách ăn uống, lúc ngủ... Thí dụ, cơ thể nóng nhất vào khoảng 6 giờ chiều và lạnh nhất vào khoảng 3 giờ sáng khi ta đang ngủ say. Nhiệt độ tăng cao khi hệ thống đề kháng của cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Vì thế đa số mọi trường hợp, sốt chỉ là “phản ứng phụ” trong “trận chiến chống quân xâm lược”, không thể tránh khỏi, và, phải hiểu là khi sốt càng cao, sức đề kháng càng mạnh và trận chiến càng khốc liệt. Một số bệnh nhân liệt kháng như bệnh AIDS, hay ung thư thời kỳ nặng lại thiếu khả năng... sốt, vì sức đề kháng yếu kém. Trẻ em dễ bị sốt cao hơn vì là lần đầu tiên trong đời nhiễm khuẩn. Em bé càng khỏe, mức độ sốt càng cao.

Như ta đã biết, động vật chia làm hai nhóm: loài có máu lạnh và loài có máu nóng. Những động vật có máu lạnh như rắn mối, kỳ nhông, điều hòa thân nhiệt bằng cách nằm phơi nắng hay trốn nắng. Trong khi đó, con người thuộc loài động vật máu nóng, điều chỉnh thân nhiệt bằng các chất truyền tín hiệu của hệ thống miễn nhiễm về não bộ bằng các chất gọi là cytokines. Thí dụ như interleukin-1, interleukin-2, interleukin-6, interleukin-8, tumor necrosis factor, và nhiều chất khác.

Khoảng giữa thập niên 1970’s, ông Matthew Kluger, một khoa học gia thuộc trường Đại Học University of Michigan đã làm một cuộc thí nghiệm trên loài kỳ nhông. Trước tiên, ông làm cho các con bọ sát nầy bị viêm nhiễm vi trùng Aeromonas hydrophila. Sau đó ông ta cho những con thú mắc bệnh nầy vào những buồng chứa có nhiệt độ khác nhau. Ông ta nhận thấy, khi nhiệt độ càng thấp thì phần trăm sống sót càng thấp. Thí dụ, ở 38 độ C là nhiệt độ trung bình của loài thú, 75% tử vong so với ở 42 độ C (sốt nặng), thì không có con thú nào chết cả. Những thí nghiệm tương tự với chuột bọ, chó mèo (tội nghiệp) đều cho kết quả tương tự. Trong hầu hết mọi trường hợp, những con thú được ngăn ngừa chống sốt, lại chết nhiều hơn những con thú bị sốt nặng.


bác sĩ Wagner Von Jauregg


Xưa hơn một tí, khoảng thập niên 1900’s, bác sĩ người Đức Wagner Von Jauregg, đã tiêm ký sinh trùng sốt rét vào bệnh nhân bị bệnh giang mai. Ký sinh trùng sốt rét làm cho bệnh nhân bị lên cơn sốt nặng. Sau đó ông cho bệnh nhân uống thuốc “ký ninh” (quinine, đã có từ khoảng năm 1850’s dùng để trị bệnh sốt rét). Kết quả cho thấy bệnh nhân được chữa khỏi cả hai thứ bệnh. Nên nhớ thời đó chưa có thuốc trụ sinh penicillin. Kết luận cho thấy, chính cơn sốt đã chữa lành bệnh giang mai. Khám phá này được dùng để chữa nhiều thứ bệnh khác như bệnh lậu chẳng hạn. Ông Wagner von Jauregg được giải thưởng Nobel vào năm 1927.

Những nghiên cứu mới gần đây cũng cho thấy, các thuốc chống sốt kéo dài và nuôi dưỡng vi trùng salmonella (ngộ độc thức ăn) trong đường ruột. Trẻ em bị sưng phổi hay bị nhiễm trùng huyết (sepsis) dễ chết hơn nếu nhiệt độ cơ thể thấp hay chỉ bị sốt nhẹ. Thuốc chống sốt cũng chỉ kéo dài bệnh cúm influenza hay bị cảm nhẹ.

Đi đôi với những quan sát trên đây, các nghiên cứu mới cũng chứng minh tầm quan trọng của sốt. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, các loại bạch huyết cầu neutrophils, B cells, and T cells làm việc hiệu quả hơn trong việc tiêu diệt vi trùng hay virus.



Thế thì tại sao chúng ta lại sợ bị sốt?

Những cơn sốt đã đi theo chiều dài tiến hóa của xã hội và văn minh loài người. Người La Mã từ xưa đã từng tôn vinh, thờ phụng thần của sốt (God of fevers) giúp để chống lại các loài yêu tinh đã làm cho con người ta bệnh đến chết. Nhiệt độ cơ thể tăng cao một cách bất thường là dấu hiệu không bình thường của ma hờn quỷ ám. Qua nhiều thế kỷ kế tiếp, những cơn sốt được xem là bí hiểm, là huyền bí, nhưng lại rất thực trong đời sống con người.

Từ ngàn xưa, người ta không suy luận ra được, cơn sốt chính là triệu chứng bất thường của nhiệt độ cơ thể. Lý do vì khi bệnh nhân sốt bên ngoài, nhưng bên trong lại lạnh, “nóng lạnh”, hai trạng thái đối ngược khi người ta bị sốt. Người thời ấy dường như không cần biết cơn sốt từ đâu tới, và xem sốt như một chứng bệnh cần phải chữa mà không biết phải chữa cái gì. Người Trung cổ chữa trị sốt bằng các câu thần chú, uống những “thần dược”, mang bùa hộ mạng, và cúng kiến trừ tà. Y sĩ thời xưa cho là cơ thể bị nóng vì cơn sốt bắt nguồn từ tim và chạy ra khắp các động mạch và tĩnh mạch. Vì thế, các phương pháp trị sốt vào thế kỷ 18 bao gồm cắt tiết cho chảy máu... đến chết, cho uống thuốc để kích thích ói mữa, đi tiêu chảy, xuất mồ hôi, hệ quả là mất nước, khô nước... đến chết. Dĩ nhiên, chết thì cơ thể sẽ... nguội lại. Rất nhiều cáo phó trong thế kỷ 18, 19 bên Châu Âu, chỉ ghi là, “chết vì bệnh sốt”!

Cho dù ngày nay chúng ta bớt mê tín dị đoan về những cơn sốt, nhưng chúng ta, nhất là cha mẹ có con nhỏ vẫn dễ bị ám ảnh bởi cơn sốt khi xảy đến cho trẻ nhỏ. Rất nhiều trường hợp, trẻ con chỉ bị ‘ấm đầu” chút ít là em bé được đưa ngay vào bệnh viện, “chữa trị” đủ thứ thuốc trụ sinh sau khi trải qua một lô thử nghiệm đắc tiền, thử tủy sống, thử máu... để định bệnh, để rồi cuối cùng em bé cũng chẳng có bệnh gì rõ ràng cả, và... tự khỏi. Quan sát cho thấy nhiều ca tuy bị sốt rất nặng, nhưng lại chóng khỏi, trong khi đó những ca khác chỉ bị sốt nhẹ, nhưng tình trạng sức khoẻ ngày càng tệ, có khi đi đến tử vong.Tuy rằng một số trường hợp sốt nặng, em bé có thể bị làm kinh, hôn mê khiến cha mẹ lo sợ. Đa số những trẻ em bị làm kinh như thế, sau này khi lớn lên cũng không có ảnh hưởng gì tai hại, về lâu về dài. Và, những nghiên cứu mới cho thấy, thuốc chống sốt cũng không làm giảm nguy cơ bị làm kinh phong.



Như thế, khi bị sốt, ta không nên lo lắng, mà ngược lại là điều đáng mừng vì sức đề kháng của cơ thể còn tốt. Chỉ khi nào sốt làm cho ta mệt, khó chịu thì mới dùng thuốc giảm sốt như Tylenol hay ibuprofen chẳng hạn, nhưng không nên phụ thuộc vào thuốc nhiều quá. Thật ra khi lạm dụng thuốc Tylenol hay ibuprofen, chúng ta lại làm giảm bớt hiệu năng đề kháng bệnh và tiêu diệt vi trùng của cơ thể. Nói có vẻ ngược đời, nhưng nhiều nghiên cứu trên đây cho thấy các loại thuốc chống sốt chỉ kéo dài cơn bệnh và có khi chỉ làm bệnh nặng thêm. Ở đây ý muốn nói, chú trọng chữa bệnh tận gốc thí dụ như dùng thuốc trụ sinh để diệt vi trùng, và nên bớt chữa triệu chứng

Từ khi thuốc aspirin ra đời dường như con người ta ít quen chịu đau, chịu sốt. “Được voi đòi tiên”, sau aspirin là những loại thuốc mạnh hơn như ibuprofen hay Tylenol... Có khi chúng ta nên quay về với thuốc aspirin, so ra là thuốc có ít phản ứng phụ tai hại, nếu không kể là hiệu ứng tốt. Cá nhân tôi bây giờ khi bị cúm chỉ uống thuốc Alka Seltzer, vừa giúp thức ăn mau tiêu, chống loét bao tử, vừa giảm đau giảm sốt vì có aspirin, vừa rẻ mạt, khoảng 7 cents một viên ở Costco. “Nhất cử, ba bốn cái tiện”.



Bài viết này không có mục đích khuyên độc giả xem thường triệu chứng sốt, nhất là trong trẻ con. Tuy nhiên, cũng không nên quá sợ hãi khi bị sốt. Có khi, vì quá lạm dụng thuốc trị sốt, ta lại kéo dài cơn bệnh, và chần chờ không đi khám bác sĩ để tìm ca căn nguyên của cơn sốt, làm cho bệnh nặng thêm.

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh
Nguồn: nguoi-viet.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân