TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Phòng bệnh tiểu đường
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Phòng bệnh tiểu đường

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sun Oct 08, 2017 10:59 pm    Tiêu đề: Phòng bệnh tiểu đường

Phòng bệnh tiểu đường


Tiểu đường lúc có thai

Khoảng 2% các bà bầu bị tiểu đường trong lúc có thai, tiếng Anh gọi là “gestational diabetes.”

Loại tiểu đường này, một cách rất tóm tắt, là hậu quả của việc kết hợp các tác động của các các chất kích thích (hormone) từ nhau thai và việc gia tăng ăn uống khi có thai. Ở những phụ nữ này, tỉ lệ sẽ bị tiểu đường trong lúc có thai lần sau là khoảng từ một đến hai phần ba (tùy theo các nghiên cứu khác nhau).

Theo một số nghiên cứu, nếu mức đường trở về bình thường sau khi sanh trong vòng 4 đến 16 tuần, tỉ lệ bị tiểu đường loại 2 ở các phụ nữ này là khoảng 12%; nếu mức đường vẫn không trở về bình thường (nhưng vẫn chưa cao đến tiêu chuẩn của bệnh tiểu đường) sau khi sanh trong vòng 4 đến 16 tuần, tỉ lệ bị tiểu đường loại 2 ở các phụ nữ này là khoảng 84%.

Con cái của các bà bầu bị tiểu đường trong lúc có thai cũng sẽ có nguy cơ cao hơn bị tiểu đường khi lớn lên.

Bên cạnh việc bị tiểu đường khi có thai, một số yếu tố khác cũng góp phần báo trước nguy cơ sẽ bị tiểu đường sau này:



Các yếu tố báo trước việc gia tăng nguy cơ bị tiểu đường loại 2:

Bị “tiền tiểu đường”: Ở những người này, mức đường chưa tới tiêu chuẩn bị tiểu đường, nhưng lại cao hơn bình thường. Ngoài việc dễ bị tiểu đường loại 2 hơn, họ cũng có nguy cơ cao bị các biến chứng tim mạch như các cơn kích tim (heart attack), đột quỵ (stroke).

Quá cân, mập phì: Giảm cân ở những người này sẽ giúp giảm nguy cơ tiểu đường loại 2. Trong số này, những người bị mập bụng và phần trên cơ thể sẽ có nguy cơ bị tiểu đường loại 2 cao hơn so với những người mập mông và phần dưới cơ thể.

Tỉ lệ vòng eo/vòng hông (waist-to-hip ratio) trên 0.95 ở các ông quá cân và trên 0.85 ở các bà quá cân, là một yếu tố cho biết họ sẽ có nguy cơ bị tiểu đường loại 2 cao hơn. Những người nhẹ cân lúc sanh nhưng trở nên quá cân lúc lớn lên cũng sẽ có nguy cơ tiểu đường loại 2 cao hơn.

Một bất thường ở buồng trứng gọi là hội chứng đa nang buồng trứng (polycystic ovary syndrome – buồng trứng có nhiều nang) cũng là yếu tố báo trước phụ nữ đó có nguy cơ cao bị tiểu đường loại 2. Một số đặc điểm của hội chứng này là kinh nguyệt không điều hòa, nhiều trứng cá và lông mặt.



Các yếu tố báo trước việc gia tăng nguy cơ bị tiểu đường loại 1:

Yếu tố quan trọng nhất là yếu tố di truyền, cộng với một số tác động của môi trường.

Tìm một số kháng thể trong máu có thể giúp tiên đoán sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 1. Các loại kháng thể (antibodies) được áp dụng trong thực tế nhiều nhất nhằm mục đích này là islet-cell antibodies, insulin autoantibodies, and antibodies to glutamic acid decarboxylase, đây là các loại kháng thể mà “phe mình” (cơ thể) sản xuất ra để chống lại các thành phần “phe ta” (cũng của cơ thể mà bị coi là “quân địch”) góp phần vào việc sản xuất ra insulin (chất chính tham gia vào việc điều hòa lượng đường trong cơ thể – như đã trình bày).



Có cách nào để phòng hay giúp bệnh tiểu đường xảy ra chậm hơn hay không?

Một số nghiên cứu đã được và rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để tìm hiểu điều này. Trong đó, việc phòng ngừa hoặc làm chậm lại thời gian bị tiểu đường loại 2 (là loại chiếm khoảng 90% các trường hợp bênh tiểu đường) đã cho thấy nhiều kết quả, còn các nghiên cứu trong việc phòng ngừa tiểu đường loại 1 (chiếm khoảng 10% các trường hợp bênh tiểu đường) vẫn chưa có kết quả và tiến bộ rõ rệt.



Tiểu đường loại 2: Ba phương cách chính là thể dục, giảm cân, và dùng thuốc

Thể dục đều đặn đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu là yếu tố giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường loại 2. Đa số các nghiên cứu được thực hiện ở những người bị “tiền tiểu đường” (có mức đường cao hơn bình thường nhưng chưa tới “tiêu chuẩn” tiểu đường). Nếu thay đổi để thể dục hằng ngày và ăn uống lành mạnh trở thành lối sống của mình, tỉ lệ bị tiểu đường ở những người này có thể giảm xuống chỉ bằng khoảng một phần ba so với những người không thực hiện điều này.

Giảm cân, và duy trì được việc này, ở những người quá cân, đã được chứng minh rất rõ là có thể giúp giảm mức đường ở những người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường, và làm chậm lại sự tiến triển đến bệnh tiểu đường loại 2.

Nhiều loại thuốc, hầu hết được dùng trong việc điều trị tiểu đường loại 2 hoặc cao huyết áp, đã được dùng trong nhiều nghiên cứu để phòng ngừa và làm chậm lại sự phát triển của bệnh này ở những người bị tiền tiểu đường.

Trong số đó, thuốc metformin hình như đã được nghiên cứu nhiều nhất trong mục đích này. Nó đã được chứng tỏ có hiệu quả, nhất là khi kết hợp với thể dục và giảm cân.

Một số nhóm thuốc khác cũng đã được chứng minh trong một số nghiên cứu là có hiệu quả trong mục đích này là:

    • Nhóm thiazolidinediones, với các thuốc Rosiglitazone và pioglitazone, với cơ chế làm tăng sự nhạy cảm của các bắp thịt với insulin, giúp kích thích tăng tiết insulin, và giúp giảm mức đường ở những người bị tiền tiểu đường xuống mức bình thường, đã được chứng tỏ là có thể làm ngưng hoặc chậm lại sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.

    • Nhóm Angiotensin-Converting Enzyme (ACE) inhibitors: Đây là các thuốc thường được dùng trong việc trị bệnh cao huyết áp. Trong một nghiên cứu lớn ở những người bị bệnh tim mạch, thuốc này đã cho thấy cũng góp phần làm chậm lại hoặc phòng ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.

    • Nhóm Alpha-glucosidase inhibitors, cũng là một nhóm thuốc trị tiểu đường loại 2 bằng cách thay đổi việc hấp thu thức ăn ở ruột. Trong một nghiên cứu, nhóm này cũng đã được chứng tỏ là có thể phòng ngừa và làm giảm sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Các thuốc kể trên đều cần toa và sự theo dõi của bác sĩ trong lúc sử dụng.



Phương cách để phòng bệnh tiểu đường loại 1: Vẫn chưa có

Cho tới nay, nhiều loại thuốc, ví dụ như azathioprine, cyclosporine, nicotinamide, and insulin, đã được thí nghiệm trong nhiều nghiên cứu nhằm mục đích này. Tuy nhiên, kết quả rất khiêm tốn và thường chỉ tạm thời.

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân