TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Một chuyến đến Mũi Dinh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Một chuyến đến Mũi Dinh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Thu Oct 05, 2017 11:20 pm    Tiêu đề: Một chuyến đến Mũi Dinh

Một chuyến đến Mũi Dinh

Có rất nhiều cảnh đẹp như vậy trên đường đến Mũi Dinh


Ninh Thuận không chỉ có nắng và gió mà nơi đó còn có bờ biển với dải cát vàng uốn lượn. Một trong số có phong cảnh rất đẹp là Mũi Dinh, nơi có ngọn hải đăng do người Pháp xây dựng đã tồn tại trên 100 năm.

Mũi Dinh là tên một mũi đất tại thôn Sơn Hải thuộc xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) cách thành phố Phan Rang khoảng 35km về phía Nam. Ðịa danh Sơn Hải cũng đã đủ cho chúng ta mường tượng được địa thế ở đây. Sơn Hải là một làng sống bằng ngư nghiệp. Do khí hậu vô cùng khắc nghiệt, vũ lượng hàng năm chỉ khoảng 600mm nên nông nghiệp dường như không phải là sự lựa chọn của cư dân sống ở nơi này. Tuy thế, chạy dài theo trảng cát nóng còn có những ốc đảo. Mượn điều đó, một số ít người canh tác gieo trồng đậu phộng.

Bất cứ làng chài nào từ phía Nam sông Gianh đổ vào đều có đền thờ cá Ông. Nam hải vi thần, Bắc hải vi thực. Càng đi vào trong Nam, yếu tố ảnh hưởng tín ngưỡng Chàm trong lối thờ phụng rất rõ nét, mà điển hình ở đây là tục thờ cá voi được người dân tôn kính gọi bằng Ông.


Hải đăng Mũi Dinh


Làng chài Sơn Hải cũng không phải ngoại lệ. Tại đây, ngư dân lập đền thờ cá voi mà người dân quen gọi là Dinh Ông. Từ đó, Mũi Dinh chính là cách gọi của một mũi đất nhô ra biển, nơi có đền thờ cá voi.

Từ trước khi có ngọn hải đăng, rất nhiều tàu bè khi đi qua lại nơi này thường bị mắc cạn do bởi mũi đất nhô ra biển. Ðể hạn chế điều này, từ năm 1899, chính quyền bảo hộ Pháp đã cho đặt nơi đây một trạm quan sát, nhưng mãi đến năm 1904 ngọn hải đăng Mũi Dinh mới được xây dựng.

Ðó là một ngọn hải đăng có chiều cao 16m, tọa lạc chót vót trên ngọn núi. Từ nơi này có thể phóng tầm nhìn bao quát cả làng Sơn Hải ở phía dưới và thấy rõ mũi đất nhô ra biển, nơi thường làm cho tàu bè mắc cạn. Từ khi có ngọn hải đăng, tàu bè đã không còn bị mắc cạn như trước nữa.


Từ hải đăng, phóng tầm nhìn ra xa là làng Sơn Hải với doi đất nhô ra ngoài


Ðể đến được ngọn hải đăng không phải dễ, du khách buộc phải trèo lên ngọn đồi cao 178m với địa thế vô cùng hiểm trở. Một bên là sườn đồi, còn bên kia là bờ vực. Chỉ một chút sơ suất là có thể thành người “thiên cổ”. Con đường lên hải đăng dù được trải nhựa nhưng có độ cao dựng đứng. Ðể đến được đây, hoặc phải cuốc bộ, hoặc phải nhờ những tay xe ôm quen thuộc địa hình chở đi.

Mũi Dinh không chỉ có hải đăng, mà nơi đó còn có cả bờ biển xanh ngắt với con sóng dập dìu. Khoảng vài năm trở lại đây, chính quyền Việt Nam muốn đẩy mạnh phát triển du lịch, mà họ gọi là ngành “công nghiệp không khói”. Những ngọn núi đá nhô ra biển bị nổ mìn. Từ đó, rất nhiều con đường ven biển được hình thành.

Từ Sài Gòn hướng ra Ninh Thuận, ngay tại Cà Ná, một con đường mới được xây dựng chạy dọc theo bờ biển xanh ngắt đến với Mũi Dinh. Trước đây, khi con đường chưa được hình thành, để đến được nơi này là một điều vô cùng khó khăn. Phải băng qua trảng cát dài như bất tận dưới cái nắng chang chang và gió mang hơi nóng thổi phà vào mặt. Con đường ven biển được xây xong, chỉ việc ngồi trên xe chạy một vèo đã đến được Mũi Dinh.


Hàng quán xập xệ tại bãi biển Mũi Dinh


Như đã nói, Ninh Thuận dù được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều cảnh đẹp, nhưng du lịch ở nơi này vẫn không phát triển được. Mũi Dinh cũng không ngoại lệ. Ðể xuống được bãi biển phải băng qua trảng cát, một số người dân lanh trí bỏ tiền mua xe máy cày, thêm thắt các phụ kiện để chuyên chở du khách xuống biển. Ngay tại bãi biển cũng mọc lên một số hàng quán chuyên bán hải sản cho du khách. Bờ biển hoang sơ, nước biển xanh ngắt với trảng cát nhấp nhô tạo ra một quang cảnh ngoạn mục, song, nó lại bị những hàng quán tồi tàn làm mất đi vẻ đẹp vốn có.

Trước đây, vào năm 2009, người dân làng Sơn Hải vô cùng lo lắng khi Quốc hội CS Việt Nam cho phép xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận. Một trong số đó đặt ngay tại xã Phước Dinh, nằm ngay sát làng Sơn Hải. Ðể việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử, chính quyền đã cho dời đi rất nhiều nhà dân trong làng. Bên cạnh đó là việc đền bù cho từng gia đình dân không giống nhau. Người đi, kẻ ở với tâm trạng lo lắng khi thảm họa phóng xạ điện nguyên tử xảy ra tại Fukushima tại Nhựt Bổn năm 2011, khiến dân làng Sơn Hải vô cùng lo lắng.


Để đến được bãi biển, du khách phải ngồi trên những chiếc xe máy cày


Do bị phản đối, mà đa phần là giới trí thức nên chính quyền CS Việt Nam đã quyết định tạm dừng khởi công xây dựng hai nhà máy nguyên tử ở Ninh Thuận. Các con đường được hình thành, du lịch tuy chỉ manh nha nhưng với vẻ đẹp hoang sơ, Mũi Dinh cũng đã thu hút được số ít du khách muốn khám phá.

Ngô Thanh Tú

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân