TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Lịch sử của thuốc Aspirin
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Lịch sử của thuốc Aspirin

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Fri Sep 01, 2017 11:59 pm    Tiêu đề: Lịch sử của thuốc Aspirin

Lịch sử của thuốc Aspirin


Mới đây một hội đồng chuyên về phòng ngừa bệnh tật của Hoa Kỳ U.S. Preventive Services Task Force đã cho lời khuyên, những người trong độ tuổi từ 50 đến 69 và chưa từng bị đột quỵ tim, nên uống thuốc Aspirin liều lượng thấp (81mg) mỗi ngày để phòng ngừa đột quỵ tim, tai biến não, và ung thư ruột già, những căn bệnh có thể giết chết nhiều triệu người trên thế giới hằng năm.

Mỗi năm, bệnh tim mạch, bao gồm đột quỵ tim và tai biến não gây ra tử vong cho 30% tất cả các... cái chết khác nhau ở Mỹ. Riêng năm 2014, ở Mỹ có thêm 137,000 ca ung thư ruột già mới biết, và có trên 50,000 người chết vì ung thư ruột già.

Lời trên đây dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau, cho thấy những người trên 50 tuổi bất kể tình trạng sức khoẻ có nguy cơ bị đột quỵ tim tăng 10% trong vòng 10 năm kế tiếp. Vì thế nếu ai không bị biến chứng chảy máu đường ruột và “muốn sống thêm 10 năm sau tuổi 50” thì nên uống thuốc Aspirin. Nghiên cứu cũng cho thấy trong vòng 10 năm dung thuốc Aspirin, nguy cơ bị ung thư ruột già giảm đi một cách rõ rệt. Đối với những người dưới 50 hay trên 70 thì nghiên cứu không có đủ dữ kiện để chứng minh lợi ích của thuốc.

Lời khuyên nầy có thể gây ra tranh cãi trong giới y khoa vì thuốc Aspirin có thể làm chảy máu đường ruột. Dĩ nhiên, cũng như bất cứ loại thuốc nào, người dùng phải biết cân bằng giữa lợi và hại của thuốc. Những người có bệnh loét bao tử, khi dùng thuốc Aspirin, khả năng bị chảy máu đường ruột tăng gấp 3, và đàn ông dễ bị chảy máu hơn đàn bà gấp 2 lần.

Hiện nay mỗi năm, người Mỹ tiêu thụ khoảng 15 tỉ viên thuốc Aspirin. Mỗi năm trên toàn thế giới, người dùng tiêu thụ khoảng... 80 tỉ viên, tức 40 ngàn tấn Aspirin dưới các thương hiệu khác nhau để trị đau nhức, sốt, phòng ngừa trụy tim và một số ứng dụng khác. Thuốc Aspirin là thuốc giảm đau, chống sốt xưa nhất và rẻ tiền nhất. Thật ra thuốc đã được dùng nhiều ngàn năm trước dưới dạng dược thảo, và mãi đến năm 1899 một khoa học gia người Đức tên là Felix Hofman đã cổ động cho việc dùng thuốc Aspirin khi thấy thuốc có hiệu ứng tốt để trị bệnh thấp khớp cho thân phụ của ông.


cây Spiraea


Bắt đầu từ thời cổ Ai Cập, người ta đã biết dùng thuốc “Aspirin”. Thật thế, tên thuốc dựa trên tên của một loại cây tên là Spiraea có chứa chất saicyclic là thành phần chính của thuốc Aspirin. Chất thuốc nầy còn có trong các cây liễu willow, đã được ông tổ Y Khoa Tây phương, Hippocrates dùng để trị đau và sốt. Năm 1874 Hermann Kolbe tinh chế chất salicylic acid, và Felix Hoffmann cùng với hãng Bayer đã thương mại hoá thuốc Aspirin đến các y sĩ và người tiêu thụ. Năm 1948, Bác Sĩ Lawrence Craven hành nghề ở tiểu bang California, để ý rằng thuốc Aspirin có khả năng giảm đột quỵ tim. Tuy nhiên quan sát của ông chưa được chứng minh cho đến mãi những thập niên về sau. Năm 1982, các khoa học gia được lãnh giải thưởng Nobel khi đã chứng minh rằng tác dụng chống đột quỵ tim và tai biến não của thuốc Aspirin nhờ vào công hiệu chống lại hormone prostaglandin, là hormone làm cho máu đông lại trong mạch máu. Năm 2010 các nghiên cứu cho thấy thuốc Aspirin có khả năng làm giảm bệnh ung thư, nhất là ung thư ruột già. Đối với các loại ung thư khác như ung thư vú, ung thư nhiếp hộ tuyến, và ung thư phổi, thuốc Aspirin có thể giảm nguy cơ bị ung thư, nhưng dữ kiện chưa đủ để chứng ming rõ ràng.

Để hiểu tại sao thuốc Aspirin lại có nhiều tác dụng tốt như thế, chúng ta cần hiểu thêm về cơ chế gây ra đau nhức, nóng sốt, và máu đông trong cơ thể con người.



Chủ yếu có hai nhóm chất do cơ thể sản xuất ra từ... chất béo tốt, omega-6 gọi là prostaglandins và thromboxanes. Chất prostaglandin tiết ra khi cơ thể bị đau, bị thương, bị viêm, bị sốt. Chất prostaglandin còn đóng vai trò trung gian khi có sự tiếp cận của hai tế bào lạ với nhau, thí dụ như khi bị vi trùng xâm nhập cơ thể, khi cơ thể bị chấn thương bầm dập, khi tế bào ung thư bám vào tế bào khỏe mạnh, hay khi thai nhi bám vào tử cung... Còn chất thromboxane làm cho máu đông lại qua tác động cho các tiểu cầu platelets dính chùm với nhau khi cơ thể bị thương tích, xuất huyết làm cầm máu nhanh. Ngoài ra, prostaglandin còn bảo vệ cho thành bao tử được dày thêm và không bị ăn mòn bởi chính... acid tiết ra từ bao tử. Còn chính chất thromboxane lại là con đẻ được biến ra từ chất prostagladin. Có nghĩa là, chúng ta sống không thể thiếu các chất prostaglandins nầy vì chúng được sản xuất ra để bảo vệ cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều khi các chất này tiết ra hơi nhiều hơn cần thiết làm cho ta khó chịu vì đau nhức, nóng sốt, hay dễ bị nghẽn tim mạch vì máu đông, và mình không muốn như vậy. Thuốc aspirin bằng cách giảm hay chặn đứng sự sản xuất của hai chất, “chất làm đau, làm sốt prostaglandins”, và “chất làm máu đông thromboxanes” đưa đến những hiệu ứng phải gọi là “tuyệt diệu”.

Nói tóm lại, thuốc Aspirin có thể giúp đỡ giảm nguy cơ bị chết vì bệnh tim mạch. Tuy nhiên cho dù thuốc không cần toa bác sĩ, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo với bác sĩ để biết thêm về phản ứng phụ có thể xảy ra cho bạn.

BS. Hồ Ngọc Minh

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân