TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bác sĩ đối phó món cá sống Thái Lan gây chết người
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bác sĩ đối phó món cá sống Thái Lan gây chết người

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sun Aug 27, 2017 11:42 pm    Tiêu đề: Bác sĩ đối phó món cá sống Thái Lan gây chết người

Bác sĩ đối phó món cá sống Thái Lan gây chết người

Cá sống có thể chứa giun sán gây hại cho người.


KALASIN, Thái Lan - Cho đến khi vào học trường y khoa, anh Narong Khuntikeo mới khám phá ra nguyên nhân gây bệnh ung thư gan làm thiệt mạng cha mẹ anh. Đó là bữa ăn trưa của họ. Trường hợp của anh được hãng tin Chanel News Asia (CNA) tường thuật mới đây.

Giống như hàng triệu người Thái ở miền nông thôn trong vùng đông bắc, gia đình anh thường ăn “koi pla,” một món ăn địa phương được chế biến từ cá sống nghiền với gia vị và vôi. Việt Nam cũng có mấy món mắm cá sống, nhưng không nghiền nhuyễn như món này.

Món ăn cay, nặng mùi như mắm này có thể làm nhanh, rẻ tiền và ngon miệng. Nhưng thứ cá ấy cũng là một món khoái khẩu cho các ký sinh trùng có thể gây một chứng ung thư gan gây tử vong, giết chết 20,000 người Thái mỗi năm.


Món mắm “koi pla” chế biến từ cá sống trộn với gia vị.


Hầu hết những người ấy là từ miền đông bắc, một khu vực rộng lớn và nghèo nàn có tên là Isaan. Họ ăn món koi pla trong nhiều thế hệ, và hiện nay có tỷ lệ cao nhất trên thế giới được báo cáo về bệnh ung thư ống mật (Cholangiocarcino, viết tắt là CCA).

Một trong những nguyên nhân chính của bệnh CCA là một loài giun sán ký sinh trùng, tức sán lá, có nguồn gốc ở khu vực sông Mêkông, và được tìm thấy trong nhiều loài cá nước ngọt.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết, một khi được người ta ăn, những con giun ấy có thể nằm tiềm ẩn mà không bị phát hiện trong ống mật trong nhiều năm, gây ra chứng viêm theo thời gian có thể gây bệnh ung thư ác liệt.

Anh Narong đã tiếp tục học để trở thành một bác sĩ giải phẫu gan, nhằm chống lại tai họa ấy. Anh nói với CNA, “Đó là một gánh nặng y tế rất lớn ở quanh đây. Nó ảnh hưởng đến các gia đình, nền giáo dục, và việc phát triển kinh tế xã hội. Nhưng không ai biết về điều này, vì họ chết lặng lẽ, giống như lá rụng từ trên cây.”

Sau khi nhìn thấy hàng trăm ca bệnh giai đoạn cuối vô vọng trên bàn mổ, bác sĩ Narong hiện giờ đang huy động các khoa học gia, các bác sĩ và các nhà nhân chủng học, để tấn công vào “kẻ giết thầm lặng” ở ngay tận nguồn gốc.

Họ đang tỏa ra khắp các tỉnh trong vùng Isaan, rà soát những người dân làng để tìm sán lá trong gan, và báo cho họ biết về những những mối nguy cơ của món koi pla và những món cá đã lên men gây rủi ro.



Nhưng việc làm cho người ta thay đổi thói quen ăn uống không phải là nhiệm vụ dễ dàng, trong một khu vực nơi mà lòng yêu chuộng đối với lối ẩm thực của Isaan, nổi tiếng là chứa nhiều ớt, đã cắm rễ sâu.

Nhiều người dân làng sửng sốt khi nghe nói rằng một món ăn yêu quý, được truyền lại trong nhiều thế hệ, là một mối nguy cơ chứ không phải là một sự thoải mái.

Những người khác gắn bó với sự tiện lợi của một bữa trưa tiết kiệm, mà họ có thể nấu bằng cách dùng cá được bắt trong ao vũng bên cạnh bờ ruộng.

Ông Boonliang Konghakot, một nông dân từ tỉnh Khon Kaen, nói, “Tôi đã từng đến đây và chỉ bắt cá trong ao... ăn sống rất dễ.” Ông liếm môi khi rắc gia vị vào một cái tô đựng cá màu hồng đã được băm nhuyễn.

Từ khi biết được mối liên kết ung thư ấy, ông bắt đầu chiên hỗn hợp cá để diệt sạch ký sinh trùng. Đây là một phương pháp mà các bác sĩ khuyên nên làm theo.

Theo Narong và nhóm anh cho biết, không phải ai cũng dễ được thuyết phục.

Nhiều người dân làng than phiền rằng việc nấu chín koi pla làm cho món đó có vị chua. Những người khác chỉ phớt lờ mối nguy hiểm, và nói rằng số mạng của họ đã được định sẵn rời. Đây là một niềm tin thông thường trong một quốc gia Phật Giáo, nơi mà nghiệp có thể đưa ra những quyết định.

Bác sĩ Narong than thở, “Họ sẽ nói: 'Ồ, có nhiều cách để chết'. Nhưng tôi không thể chấp nhận câu trả lời này.”

Khi nói đến việc làm thay đổi thói quen ăn uống, các giới chức y tế đang đặt niềm hy vọng vào thế hệ kế tiếp, nhắm mục tiêu vào các trẻ em bằng một chương trình học mới. Chương trình này dùng các tranh biếm họa để dạy về những mối rủi ro của việc ăn đồ sống.

Đối với những người cao niên, mục tiêu là để phát hiện nhiễm trùng trước khi quá trễ.

Narong và nhóm nghiên cứu của anh đã phát triển những cuộc xét nghiệm nước tiểu, để phát hiện sự hiện diện của loại ký sinh trùng đã gây nhiễm cho 80 phần trăm của một số cộng đồng ở Isaan. Họ cũng đã bỏ ra bốn năm qua để chở máy siêu âm đi khắp khu vực, nhằm khám gan cho những người dân làng sống cách xa các bệnh viện công cộng.



Sáng kiến này, được gọi là CASCAP (Cholangiocarcinoma Screening and Care Programme - Chương Trình Rà Soát và Chăm Sóc Ung Thư Ống Mật), bắt đầu với tư cách là một cuộc nghiên cứu tại trường đại học Khon Kaen. Nhưng chương trình này đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của chính phủ trong năm ngoái, đưa nó vào lịch trình hành động quốc gia của Thái Lan.

Trong một đợt khám nghiệm mới đây ở tỉnh Kalasin, ông Thanin Wongseeda, 48 tuổi, một trong số 500 dân làng sắp hàng chờ khám, nói, “Trước đây tôi chưa bao giờ được kiểm tra. Vì vậy tôi nghĩ rằng có lẽ tôi sẽ có bệnh ấy, vì tôi đã ăn koi pla từ hồi còn nhỏ.”

Nhóm nghiên cứu đánh dấu một loạt yếu tố nguy cơ mức cao: họ đều trên 40 tuổi, từ trước đến nay hay ăn cá sống, và có những người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư. Một phần ba trong số họ cho thấy những triệu chứng gan bất thường, và bốn người bị nghi có bệnh ung thư.

Thanin là một trong số những người may mắn, ông bước ra sau khi được siêu âm với vẻ nhẹ nhõm. Ông nói với hãng tin AFP, “Tôi nghĩ tôi sẽ không ăn cá sống koi pla nữa.” Thế còn những người hàng xóm của ông thì sao?

“Họ sẽ không từ bỏ món đó một cách dễ dàng.”


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân