TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chút tư liệu lịch sử về Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chút tư liệu lịch sử về Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue Aug 08, 2017 7:20 am    Tiêu đề: Chút tư liệu lịch sử về Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu





      Chút tư liệu lịch sử về Bảo Đại và
      hoàng hậu Nam Phương
      (Giở chồng sách cũ, bài 3)

      Những gì liên quan đến cựu hoàng Bảo Đại (1913-1997) và Nam Phương hoàng hậu (1914-1963) quí bạn đều có thể biết nhiều hay ít rồi. Ở đây chúng tôi chỉ trích ra một đoạn ngắn gọi là chút tư-liệu về hai vị quí tộc nói trên để quí bạn biết trong lúc “trà dư hậu với bạn tuổi già”, được viết bởi một chứng nhân lịch sử và tác phẩm ra đời trước 1975, chính xác là năm 1970 với hai tập; đó là TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT của NGUYỄN VỸ (1912-1971).


      Sách này được in lại bởi nxb Văn Học năm 2006, gồm chung hai tập 1 & 2, có thêm dòng chữ: Chứng tích thời đại đầu thế kỷ XX. Sách dày 978 trang, khổ 14. 5 x 20. 5cm, số lượng phát hành 800 quyển; liên kết với Công ty TNHH THƯ LÂM, 61/420 Phan Huy Ích, Gò Vấp, TP/HCM. Để biết thêm về việc in lại tác phẩm này, chúng tôi xin chép nguyên văn từ trang cuối như sau:

      “Về Nhuận Bút của Tác Giả.
      Công ti chúng tôi đã tiếp xúc với người thân của cố tác giả và đã được sự đồng thuận, nhưng vẫn chưa có người nhận trực tiếp nhuận bút.
      Vậy sau khi sách này phát hành xin người đại diện tác gỉa liên lạc với số điện thoại 9968045 để nhận nhuận bút sách này.
      Nếu chưa liên hệ được, chúng tôi sẽ gửi số tiền trên tại Công ti để sau này làm bằng.
      Công ti Thư Lâm. ”
      Xin nói thêm: thư trên của Công ty Thư Lâm cũng đã được in lại như vậy khi tác phẩm VĂN THI SĨ TIỀN CHIẾN của Nguyễn Vỹ được in lại năm 2007 do nxb Văn Học liên kết với công ty Thư Lâm.
      *************
   
  Trở lại vấn đề. Sau đây là nguyên văn đoạn trích:

      Sự ông ấy lấy vợ, tôn lên ngôi Hoàng hậu nước Nam, cô Henriette Nguyễn Hữu Hào, một bạn gái của ông cùng du học ở Paris, con một đại điền chủ ở Nam Kỳ, vẫn không tăng uy tín của ông một chút nào. Bởi lẽ, Nam Phương Hoàng hậu (danh hiệu này do Phạm Quỳnh đặt ra) là một cô gái đầm có quốc tịch Pháp lại dòng dõi đạo Thiên Chúa, mà nghiễm nhiên được suy tôn lên bậc “mẫu nghi thiên hạ”, khiến cho dư luận của đại đa số dân chúng theo Phật giáo và Khổng giáo chỉ trích gắt gao.

      Các báo ở Sài Gòn và Hà Nội lại bắn tin rằng, trước khi nhận lời cầu hôn của Bảo Đại, cô Henriette Hào có đưa ra một điều quan trọng, là một khi cô được lên ngôi Hoàng hậu, cô phải được quyền tham gia việc nước, giúp hoàng đế trị dân, chứ cô không chịu đóng vai trò Hoàng hậu trong cung cấm chỉ có chức vị mà không có quyền hành.

      Các báo không có nói là Bảo Đại có chấp nhận “điều kiện”đó hay không, vì chính Bảo Đại cũng chưa biết mình có quyền hành gì trong việc trị quốc, nhưng dư luận dân chúng xôn xao, nhất là trong các thôn quê và các giới quan lại bảo thủ. Họ xầm xì với nhau: “Nếu một cô gái dân Tây và theo đạo Thiên Chúa lên làm Hoàng Hậu, mà đòi nắm quyền trị quốc, thì vận nước An Nam sẽ như thế nào? ”

      Nhưng đó chẳng qua là dư luận thầm kín, lén lút, và sự đòi hỏi chính trị của cô gái cũng chỉ là một điểm danh dự mà cô nêu ra để làm quà cho “quốc dân An Nam” đó thôi, chứ không có chi là quan trọng, thực tế cả.

      Vì sau khi cô Henriette Nguyễn Hữu Hào được tôn lên ngôi Hoàn Hậu An Nam, điện Thái Hòa ở Huế đô vẫn chỉ có một ngai vàngđộc nhất của hoàng đế, và theo phép nước, Nam Phương Hoàng hậu không được một chỗ ngồi bên cạnh chiếc ngai vàng của triều Nguyễn.

      Dân chúng biết rằng vì khác tôn giáo, cô Henriette Nguyễn Hữu Hào muốn thành hôn với Bảo Đại đã phải xin phép Đức Giáo hoàng ở La Mã, và cố nhiên điều đó không khó gì. Giáo hoàng đã ban cho cô cái đặc ân ấy. Nhưng đồng thời, có tin do triều đình Huế loan ra để dân chúng khỏi thắc mắc, là con trai của Bảo Đại và Nam Phương, hoàng tử An Nam sẽ không được theo đạo Thiên chúa, để đúng với thủ tục nghi lễ đối với các vị tiên đế Nguyễn Triều. ”

      Sđd. tr 710-711.
     
Chúng tôi xin chú thích thêm:

      Thân phụ của Hoàng hậu Nam Phương, Nguyễn Hữu Hào, là rể của ông Lê Phát Đạt (tức huyện Sĩ), nổi danh với Nhà thờ Huyện Sĩ ở Saigon. Ông Lê Phát Đạt, người Gò Công, được người đời coi như là một người giàu nhất miền Nam Việt Nam thủa ấy.

      Ông Nguyễn Hữu Hào và vợ là Lê Thị Bình sinh được hai gái: Con gái lớn là Marie Agnès Nguyễn Hữu Hào sinh năm 1903 và Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào (Marie-Therèse Nguyễn Hữu Thị Lan) sinh năm 14-12-1914, về sau là Nam Phường Hoàng hậu.

      Tây đô, trưa August 08th 2017.
      ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân