TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Rau cải: Ăn sống hay nấu chín?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Rau cải: Ăn sống hay nấu chín?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Thu Feb 16, 2017 12:05 am    Tiêu đề: Rau cải: Ăn sống hay nấu chín?

Rau cải: Ăn sống hay nấu chín?


Chúng ta luôn luôn được khuyến khích ăn rau, nhưng ít khi chúng ta được mách bảo là nên ăn thế nào cho tốt. Chúng ta thường nghĩ rằng rau tươi, nếu được rửa sạch thì ăn sống là tốt nhất, tận dụng được nhiều lợi ích nhất. Thực tế không đơn giản như vậy, có thứ rau phải được nấu chín, có thứ lại phải ăn sống thì mới phát tiết được hết những lợi ích. Vậy thứ nào ăn sống, thứ nào ăn chín? Chúng ta sẽ lấy ra một vài thí dụ trong trăm ngàn thứ rau cải mọc trên trái đất này.


Cà chua nấu chín chế biến thành sốt cà chua, hoặc kẹp thịt trông hấp dẫn... mà lại bổ dưỡng hơn nhiều so với cà chua sống


Cà chua: Nấu Chín

Cà chua nấu chín xuất hiện dưới rất nhiều hình thức, như luộc (boiled), xào (fried), hầm (stewed), tương cà chua (ketchup, paste), sốt cà chua (tomato sauce)...

Sở dĩ chúng ta được khuyên ăn nhiều cà chua nấu chín là vì tỷ lệ Lycopene, dưỡng chất quí nhất trong cà chua, sẽ tăng nhiều khi nó được nấu lên. Lycopene là chất antioxidant làm cho cà chua có màu đỏ đặc biệt. Về phương diện sức khỏe, Lycopene được các thầy cô trong ngành dinh dưỡng đề cao hai ích lợi sau đây:

    • Duy trì làn da tươi mát, trẻ trung, chống già.

    • Chống lại bệnh tim

    • Chống một số bệnh ung thư.

Khi nấu lên, hơi nóng có tác dụng tích cực trên chất lycopene, làm cho nó phát sinh nhiều hơn theo thời gian đun nóng:

    • Nấu 2 phút, lượng lycopene tăng được 6 phần trăm

    • Nấu 15 phút, lycopen tăng 17%

    • Nấu nửa tiếng, lycopene tăng 35%.

      (Theo “Journal of Agriculture and Food Chemistry” phát hành tháng Năm 2002)

Thế nhưng chưa phải hết: Ngoài Lycopene, cà chua còn cung cấp nhiều lợi ích khác, chẳng hạn:

    • Cà chua là thực phẩm ít năng lượng (33 calories trong một quả cà chua lớn), ăn nhiều không sợ béo mập.

    • Cà chua có nhiều Vitamins C, A, và K, nhiều muối kháng Potassium và Manganese.

    • Cà chua có nhiều chất xơ (fiber), chống táo bón qua công tác vệ sinh cho hệ tiêu hóa bằng cách “viên tròn” chất thải trong ruột già để dễ dàng thải nó ra ngoài.

Không giống lycopene, những vitamins này có thể vitamins bị hao hụt ít nhiều do hơi nóng, nhưng các thành phần dinh dưỡng khác vẫn còn nguyên. Vỏ cà chua khi nấu lên trông nhăn nheo như muốn... tuột ra, nhưng bạn không nên lột bỏ, bởi vì đây cũng là nơi chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất.


Broccoli được khuyến khích ăn sống, nhưng phải rửa sạch trong nước muối


Broccoli: Ăn sống

Broccoli được nhiều nhà dinh dưỡng xếp hàng đầu trong bảng “siêu thực phẩm,” bởi vì nó có một dưỡng chất rất quí là Sulforaphane. Chất này kích thích hệ đề kháng, thải độc của cơ thể, trở thành một “thanh kiếm” lợi hại trên mặt trận chống ung thư.

Nhưng lượng Sulforaphane sẽ bị “khóa lại” ít nhiều, khiến nó không hòa tan trọn vẹn vào cơ thể chúng ta được nếu rau broccoli đã được nấu chín lên trước đó. Ngoài Sulforaphane, rau broccoli còn có Myrosinase giúp khử độc chất carcinogens ra khỏi gan. Chất này cũng sẽ bị hóa giải một khi broccoli được nấu chín.

Vì thế, các thầy cô đề nghị chúng ta nên ăn sống. Tuy nhiên, đài hoa rau broccoli có nhiều khe kẽ, có thể trở thành chỗ ẩn trú cho sâu rầy, chỗ đọng bụi bậm và cả thuốc sát trùng. Vì thế, nếu ăn sống cần phải rửa sạch bằng cách ngâm nước muối hoặc nước dấm trong vòng 5 phút tới 10 phút.


Antioxidants trong cà rốt là những “người bạn” của tuổi trẻ và sắc đẹp


Cà rốt: Nấu chín

Cà rốt không phải chỉ là thứ gia vị để thêm vào món súp, đĩa sà lách mà thôi. Chính nó là một thứ rau rất tốt cho sức khỏe toàn diện của con người, tốt cho da, mắt, hệ tiêu hóa và hàm răng. Trước hết, cà rốt có nhiều antioxidants, đặc biệt có Beta-Carotene là một antioxidant rất mạnh, làm mịn da, đen tóc... Cứ nói tới antioxidant là chúng ta hiểu rằng đó là những “người bạn” của sắc đẹp và tuổi trẻ. Nên chúng ta cần ăn nhiều thực phẩm có antioxidants. Ngoài ra, cà rốt còn có nhiều carotenoids, giúp cơ thể điều hòa đường trong máu, cà rốt có nhiều chất xơ giúp làm vệ sinh bộ tiêu hóa.

Riêng với antioxidants trong cà rốt thì càng được nấu kỹ càng phát tiết nhiều. Các nhà nghiên cứu ở Arkansas tiến hành một thí nghiệm để quan sát tác dụng của hơi nóng đối với antioxidant của cà rốt như thế này: Lấy mấy củ cà rốt rửa sạch, cắt nhỏ và cho “blanch” (nhúng nước sôi rồi nhúng nước lạnh) từ 2 phút tới 20 phút (tùy số lượng cà rốt), sau đó đem bỏ vào hộp thiếc, đốt nóng lên tới 250 độ C trong 75 phút. Rồi cất giữ suốt 4 tuần.

Kết quả thâu thập được như sau:

    • Lượng carotene tăng thêm 34% so với khi cà rốt còn sống.

    • Trong tuần lễ đầu, mỗi ngày lượng carotene lại mỗi tăng

    • Bắt đầu từ tuần lễ thứ 2 tới tuần lễ thứ 4, tỷ lệ Carotene giảm dần.

    • Cuối tuần lễ thứ 4, lượng carotene đã giảm đáng kể, nhưng vẫn còn cao hơn so với cà rốt sống.

Vậy, chúng ta cần phải ăn nhiều cà rốt đã nấu chín (chắc chả cần khuyến khích, vì cà rốt sống rất cứng và khó ăn, nhai một chút đã thấy nản.)


Một đĩa măng tây ngon lành và hấp dẫn, cung cấp nhiều Folate và khả năng chống ung thư


Măng tây (asparagus): Nấu chín

Mặc dầu không “chạy hàng” lắm trong giới nội trợ người Việt, nhưng măng tây (asparagus) là một thứ rau bổ dưỡng có nhiều chất xơ, nhiều sinh tố A, C, E và K, muối khoáng Chronium (tốt cho người bị tiểu đường), dồi dào chất glutathione giúp tẩy độc, phân hóa carcinogens là độc chất dẫn tới ung thư. Măng tây cũng có nhiều antioxidants giúp chúng ta duy trì được sự tươi mát của làn da. Đặc biệt, măng tây có nhiều Folate, phối hợp với sinh tố B-12, giúp con người chống lại tính hay quên, sự lú lẫn khi lớn tuổi. Những người trên 50 tuổi rất cần đến B-12 và Folate.

Chúng ta nên tiêu thụ măng tây ra sao?

Dĩ nhiên là ăn chín! Điều này khỏi cần nhắc vì măng tây (hay măng ta, măng tầu) tươi sống có mùi hăng nồng khó nuốt trôi. Nhưng điều quan trọng là, có nấu lên (boil hoặc steam) thì măng tây mới phát tiết được tiềm năng chống ung thư của nó, mặc dầu sinh tố Folate bị hao hụt.



Củ cải đường: Ăn sống

Phải nói ngay là củ cải đường thường được nấu chín Nhưng ăn sống cũng được lắm. Nếu muốn tận dụng sinh tố Folate mà chúng ta đã mất đi khi nấu chín măng tây thì bạn phải ăn sống củ cải đường. Củ cải đường là nguồn duy nhất cung cấp chất Betaine, bảo vệ tế bào chống lại những căng thẳng của môi trường, giúp giải độc cơ thể.



Rau cải Spinach: Nấu Chín

Ăn Spinach nấu chín, bạn có thể hấp thụ thêm các chất calcium, iron, và magnesium



Nấm (mushroom): Nấu chín

Nấm nấu chín – bằng cách nào chăng nữa: luộc, xào, chiên, sauté, nướng vỉ... – sẽ phát tiết nhiều Potassium, tốt cho cơ bắp của chúng ta.



Hành, tỏi: Ăn sống

Thái lát nhỏ và ăn sống, chúng ta sẽ tiếp nhận được nhiều chất allicin hơn.



Ớt đỏ: Ăn sống

Ớt sống còn Vitamin C. Luộc chín trên 375 độ, ớt không còn vitamin C nữa.



Đôi lời về Oxalat

Tuy nhiên, các thầy cô cũng lưu ý chúng ta về một chất không mấy tốt là Oxalat, hoặc Oxalic Acid. Đây là chất mà nếu tích lũy nhiều có thể dẫn đến sạn thận hoặc bệnh thống phong (gout). Oxalat đáng tiếc lại có mặt trong hầu hết nhiều thứ rau quả chúng ta sử dụng, Chúng ta có thể kể ra những thứ thực phẩm có nhiều Oxalat nhất:

    1. Cải Spinach

    2. Cải Rhubarb

    3. Củ cải đường (beets)

    4. Trà (tea)

    5. Các loại củ (nuts)

    6. Chất đạm trong thịt động vật

    7. Cám gạo (bran)

    8. Chocolate

    9. Đậu phụng (peanuts)

    10. Celery (cần tây)

Vì thế, nếu bạn đang có nguy cơ bị sạn thận, tốt nhất là tránh những thứ rau có tỷ lệ Oxalate cao, như spinach hoặc củ cải đường. Điều đó không có nghĩa rằng chúng không tốt. Với những người có bộ tiêu hóa lành mạnh, thì củ cải đường hoặc rau spinach không thể ngay lập tức gây ra sạn thận cho bạn được. Nếu kỹ càng, bạn có thể tìm thứ rau khác, còn cả hàng trăm thứ tốt lành với tỷ lệ oxalate rất thấp như broccoli, xúp lơ (cauliflower), cà chua, dưa chuột, rau diếp, các loại rau lá xanh đậm, măng tây, nấm, zucchini... Nên thường xuyên thay đổi, để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, chứ không cứ “dính chết” vào một vài thứ nào đó.

VŨ HẰNG
Nguồn: viendongdaily.com

Về Đầu Trang
vintas1101



Ngày tham gia: 25 Jul 2017
Số bài: 3
Đến từ: Hà Nội

Bài gửiGửi: Wed Aug 02, 2017 12:55 am    Tiêu đề:

mình nghĩ các đồ rau xanh tốt nhất là nên ăn chín vì mấy đồ này thường được trồng ở ngoài trời nên có rất nhiều vi khuận nên cần làm chín để loại hết vi khuân. Ăn như vậy mới không bị ảnh hưởng tới sức khỏẹ  Laughing
_________________
vui vẻ, hòa đồng, thích các hoạt động xã hôi.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân