TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, người con hiếu thảo
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, người con hiếu thảo

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Jul 28, 2017 3:13 am    Tiêu đề: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, người con hiếu thảo



Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, người con hiếu thảo


      Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, người con hiếu thảo

      Thế hệ 60 tuổi và lớn hơn không ai mà không yêu mến thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1989-1939) ; nhưng ít ai biết ông là một người con chí hiếu.
      Trước khi nói về đức tính này của ông, chúng ta hãy nghe các bậc tiền bối viết về ông như sau.

      Trong quyển THI NHÂN VIỆT NAM của Hoài Thanh (1909-1982) & Hoài Chân (in lần thứ nhất năm 1942, nxb Nguyễn Đức Phiên, Huế), chúng ta hãy nghe tác giả dùng những lời lẽ tốt đẹp sau đây khi mở đầu tác phẩm của mình với nhà thơ Tản Đà:

      “Cung chiêu anh hồn, Tản Đà.
      Hội Tao đàn hôm nay đông đủ hầu khắp thi nhân; chúng tôi một lần thành kính xin rước anh hồn tiên sinh về chứng giám. Anh em ở đây, tuy người sau kẻ trước, nhưng ai nấy đều là con đầu lòng của thế kỷ hai mươi. Trên hội Tao đàn, chỉ tiên sinh là người hai thế kỷ. Tiên sinh sẽ đại biểu cho một lớp người để chứng giám công việc lớp người kế tiếp. Ở địa vị ấy còn ai xứng đáng hơn tiên sinh?
      (...)
      Tiên sinh đã cùng chúng tôi chia sẻ một nỗi khát vọng thoát ly ra ngoài cái tù túng, cái giả dối, cái khô khan của khuôn sáo. Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ hơn hai mươi năm trước đã có một giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đương sắp sửa.
      (...)
      Đời tiên sinh tuy bơ vơ, hồn tiên sinh còn có nơi nương tựa. Tiên sinh đã đi qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ hai muơi với tấm lòng bình thản một người thời trước. Những nỗi chật vật của đời sống hằng ngày, những cảnh đời éo le thường phô bày ra trước mắt không từng làm bợn được linh hồn cao khiết của tiên sinh. Thở than có nhưng không bao giờ rên rỉ.
      (...)
      Bởi vậy nên cần phải có tiên sinh trong cuộc hội họp hôm nay. Có tiên sinh, trên Tao đàn sẽ còn phảng phất chút bình yên trong tin tưởng, chút thích thảng mà từ lâu chúng tôi đã mất. Thôi, chúng tôi
không muốn nói nhiều. Hội Tao đàn đến lúc mở. Xin tiên sinh hãy khai hội bằng ít bài thơ. ”

      Tiếp theo đó là hai tuyệt phẩm Thề Non Nước Tống Biệt.

      Thi Nhân Việt Nam, bản in lại năm 1988 của nxb Văn Học, tr. 14-15.

      Sau đây là lời của nhà phê bình VŨ NGỌC PHAN (1902-1987):

      “Tản Đà chỉ là một nhà thơ, văn vần của ông rực rỡ rỡ thế nào, văn xuôi của ông lu mờ thế ấy. Thơ của ông đã giản dị, trong sáng, lại diễn tả tâm hồn Việt Nam đủ mọi vẻ, mọi màu, nên thơ của ông quyết nhiên sẽ là thơ bất hủ, và có lẽ trên thi đàn gần đây, ông đứng vào bậc nhất. ”. [Chúng tôi cho in đậm nét].

      [Vũ Ngọc Phan, Nhà Văn Hiện Đại, sưu tập nguyên bản của nhà xuất bản Tân Dân, in lần đầu ở Hà Nội năm 1942, do nxb Thăng Long tái bản lần thứ III tại Saigon, tháng Giêng 1960. (tr. 395). ]

      Sau đây, chúng ta hãy nghe NGUYỄN VỸ (1912-1971), nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nổi tiếng với tạp chí Phổ Thông của những năm 50, 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ trước ở Sài Gòn:

      “... Theo lời ông nói với tôi, ảnh hưởng sâu đậm nhất là của bà thân mẫu, tên là Nghiêm, một ả đào hát nổi danh một thời về văn chương và sắc đẹp. Thi sĩ Tản Đà rất có hiếu với bà mẹ nghệ sĩ ấy. Trên chuyến tàu điện về Thái Hà Ấp, ông “tâm sự” với tôi:
      - Mẹ tôi thường dạy tôi: “ Mẹ đặt tên con là Hiếu, là mẹ muốn con giữ mãi chữ “hiếu” đối với mẹ. Ấy thế lớn lên tôi nghĩ rằng có lẽ mẹ tôi mặc cảm là một cô đào hát, nên sợ tôi khinh thường. Nhưng tôi luôn luôn giữ tình mẫu tử chí hiếu với mẹ tôi vì... ông biết vì sao không?
      - Dạ, vì tình mẹ con.
      - Đành rằng như thế, nhưng vì tôi cảm thấy rõ ràng tâm hồn thơ của tôi chính là thừa hưởng tâm hồn nghệ sĩ của mẹ tôi. Không phải mẹ tôi sinh ra Nguyễn Khắc Hiếu, mà mẹ tôi sinh ra thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu. Ông hiểu không?
      - Dạ, hiểu lắm. ”

      NGUYỄN VỸ, Văn Thi Sĩ Tiền Chiến, bản in lại của nxb Văn Học năm 2007; tr. 18 & 20.

      Nguyễn Vỹ viết thêm về nhà thơ bạc phận như sau:

     “Sau khi Tản Đà mất, bà vợ góa của thi sĩ ở trong tình trạng túng thiếu thật là bi đát. Một số anhem nhà văn có quyên góp một món tiền nhỏ, do Nguyễn Tuân đưa lên biếu bà.

      Bà Nguyễn Khắc Hiếu là chị ruột của Nguyễn Tiến Lãng, rể của Phạm Quỳnh, một nhà văn chuyên viết Pháp văn, và lúc bấy giờ làm quan Nam triều. Nguyễn Tiến Lãng (*) có vận động với nhà cầm quyền Pháp để giúp cho chị của ông một phương tiện sinh nhai. Bà được lĩnh hai môn bài rượu và thuốc phiện của Nha Thương chánh để kiếm lời độ nhật.

      (...) Không ngờ nhờ hai môn bài đó, mà nếp sống của bà Hiếu lại khá giả hơn lúc sinh tiền của thi sĩ.

      Nhiều bạn làng Văn biết rằng hồi em vợ của Tản Đà là Nguyễn Tiến Lãng còn làm bí thư cho René Robin, và rất được viên Toàn quyền này tin dùng, Lãng muốn đem ông anh rể vào làm việc trong văn phòng Tu Thư của Phủ Toàn Quyền, để cho ông một chức nghiệp có lương tháng sống dầy đủ đàng hoàng. Nhưng thi sĩ Tản Đà từ chối. Theo lời Khái Hưng kể lại với tôi, khi nghe tin này, tác giả Hồn Bứơm Mơ Tiên, có tặng nhà thơ một món tiền kha khá để tỏ lòng mến phục. Nhưng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cao hứng làm mấy chầu rượu, dốc túi sạch sành sanh! ”

     Sđd. tr. 18 – 19.

      (*) NGUYỄN TIẾN LÃNG (1909-1976), tiến sĩ văn chương Pháp (Docteur d’Etat-ès-Lettres), đại học Sorbonne; từng làm thư ký riêng (bí thư) cho Nam Phương Hoàng Hậu (1914-1963) những năm 1936-1940 và 1952-1956. Sau 1950 ông sống và làm việc ở Pháp đến khi qua đời.

      Tây đô, chiều mưa, July 28th 2017.
      ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân