TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bệnh miền nhiệt đới
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bệnh miền nhiệt đới

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Wed Jun 28, 2017 10:15 pm    Tiêu đề: Bệnh miền nhiệt đới

Bệnh miền nhiệt đới


Từ lâu, các nhà khoa học đã nghi rằng nhiều loại côn trùng là nguyên nhân truyền bệnh đặc biệt là ở miền nhiệt đới. Nhưng phải đợi tới đầu thế kỷ thứ 20 mới xác định được điều này.Tuy nhiên tìm hiểu xem bằng cách nào chúng truyền sang loài người là điều không phải là dễ.



Muỗi và bệnh sốt rét.

Sốt rét là một trong các bệnh truyền nhiễm của nhân loại. Vì vậy bệnh đã tham dự một phần nào vào sự suy sụp của một số quốc gia trên thế giới giới như cổ Hy Lạp, đế quốc La Mã và quần đảo Ceylon gần Úc châu.Ngay từ thế kỷ thứ hai trước Thiên Chúa, học giả La Mã Marcus Terentius Varro đã từng khuyên mọi người nên tránh tới gần các đầm nước là nơi có nhiều muỗi. Nhưng phải đợi tới thế kỷ thứ 19 nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét mới được nhiều bác sĩ cho biết muỗi có thể là trung gian mang bệnh sốt vàng da yellow fever.

Vấn đề được làm sáng tỏ trong khi các nhà khoa học điều tra một bệnh khác: Bệnh da voi elephantiasis với cẳng chân sưng to và tinh hoàn lớn. Vào năm 1886, y sĩ Patrick Manson Scottish cảm thấy rất bực mình với bệnh này khi được chỉ định làm the Chinese Imperial Custom trên các quần đảo Formosa và Amoy bây giờ là Hsaimen. Trước đó, vào năm 1870 ông ta biết Timothy Lewis đang ở Calcutta và Joseph Bancroft đang ở Brisbane đã tìm ra ký sinh trùng của bệnh chân da voi elephantiasis. Sau đó Manson dành cả bẩy năm để tìm hiểu xem vào lúc nào các ký sinh trùng có thể xâm nhập mạch máu con người, vào trong các cục hạch rồi gây ra chân lớn như vậy.

Manson tự hỏi không biết muỗi Culex có phải là trung gian trong chu kỳ đời sống của ký sinh trùng bệnh chân da voi. Khi mổ cả trăm con muỗi ông ta thấy trong dạ dầy có rất nhiều xác bào tử của ký sinh trùng. Rồi chúng được thả và sẽ lách qua bao tử, vào các cơ bắp ở lồng ngực. Sau khi đổi hình dạng, có miệng và các ống tiêu hóa chúng sẵn sàng chuyển sang người.

Với mọi sự dè dặt, Manson cho rằng sau khi đẻ trứng trong nước, cơ thể của chúng chứa rất nhiều ký sinh trùng và con người sẽ mắc bệnh khi uống nước này.Tuy nhiên, khám phá của ông ta về vai trò trung gian trực tiếp của muỗi với bệnh sẽ có nhiều hậu quả quan trọng sau này.

Ronald Ross chưa bao giờ có ý định trở thành bác sĩ y khoa mà chỉ thích chơi âm nhạc và làm thơ. Tuy nhiên vì bị cha mẹ ép, anh ta ghi tên vào một cơ sở y tế ở Indiana vào năm 1881. Anh ta rất ngạc nhiên khi thấy mình lại để ý tới vai trò của muỗi có thể có trong việc gây lan truyền bệnh sốt rét và từ năm 1892 anh tập trung vào bệnh này.



Ký sinh trùng bệnh sốt rét Plasmodium, một đơn bào nhỏ hơn vi trùng, đã được khoa học gia người Pháp Charles Leveran tìm ra vào năm 1880. Đến năm 1894, trong khi ở Luân Đôn, Ross tới thăm Manson khi ông này đã trở về sống tại Anh vĩnh viễn từ năm 1889. Manson đưa cho Ross coi ký sinh trùng và đôi bên thảo luận với nhau về cách thức ký sinh trùng vào cơ thể con người. Họ cũng không quên nhắc tới sự lớn lên của muỗi trong khi ký sinh trùng bệnh chân voi phát triển.

Ross trở lại Indiana tiếp tục nghiên cứu và được Manson khuyến khích với lá thư như sau: “Hãy coi anh như một Chén thánh Holy Grail và tự coi mình như Ngài Galahad, và nhớ đi đúng mục tiêu”.

Vào ngày 20 tháng 8 năm 1897, được Ross và các môn đệ mệnh danh là “Ngày Của Muỗi”, Ross đã tìm thấy trong thành bao tử của muỗi Anopheles rất nhiều noãn nang, một giai đoạn của muỗi truyền bệnh sốt rét. Khi đã biết chắc về sự có mặt của ký sinh trùng, Ross cho là mình có thể theo dõi đời sống của muỗi: trước hết là các hợp tử trong bao tử rồi noãn nang trong thành bao tử, thoi trùng ở các vòi của muỗi và cuối cùng là loài người khi chúng cắn và nhả nước bọt vào trong khi hút máu. Nên nhớ là chỉ muỗi cái mới đốt và nhả máu vào động vật mà chúng cắn.

Ross không bao giờ quên nàng thơ. Vào ngày “Mosquito Day”, 20/8 hàng năm anh ta viết mấy vần thơ cảm ơn như sau: “Tôi hiểu rõ những điều bé nhỏ này/ Vô số người được cứu sống/Ôi Thần chết, ở chỗ nào chúng cắn/Thy Victory, O Grave”. Ross nhận được giải Nobel năm 1902 nhờ những kết quả nghiên cứu về bệnh sốt rét của ông ta.



Một chương trình tiêu diệt muỗi khi đã biết chính muỗi truyền bệnh sốt rét. Dưới sự hướng dẫn cùa Đại Tá Gorgas và Malcom Watson ở Mã Lai, cơ quan y tế công cộng Hoa Kỳ bắt đầu một chiến dịch diệt trừ bệnh sốt rét tại các tiểu bang ở miền Nam nước này. Các trường hợp bệnh sốt rét giảm tới 50% và vào năm 1927, bệnh này được coi như bị sóa sổ tại Hoa Kỳ. Vào năm 1940 khi DDT được sử dụng để diệt muỗi thì cả thế giới coi nó như là một khí giới xuất chúng. Nhưng tiếc thay DDT cũng gây nhiều tai hại cho môi trường.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân