TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những mật mã âm thầm trong trang giấy in
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những mật mã âm thầm trong trang giấy in

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Mon Jun 26, 2017 11:43 pm    Tiêu đề: Những mật mã âm thầm trong trang giấy in

Những mật mã âm thầm trong trang giấy in


Vào ngày 3/6, các nhân viên FBI tới nhà của một nhà thầu chính phủ, Reality Leigh Winner tại Augusta, Georgia, Hoa Kỳ.

Trước đó hai ngày, họ đã điều tra một tài liệu tối mật, bị cho là đã được tiết lộ cho báo giới. Để phát giác ra Winner, các điệp viên nói rằng họ đã nghiên cứu kỹ lưỡng các bản tài liệu mà trang tin online The Intercept cung cấp, và nhận ra những dấu vết cho thấy các trang giấy đã được in ra và "được cầm tay ra khỏi một địa điểm an toàn".

Trong một lời khai, FBI cáo buộc rằng Winner đã thừa nhận in ra bản phúc trình của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và gửi nó cho The Intercept. Ngay sau khi câu chuyện về việc tiết lộ thông tin được công bố, những nội dung buộc tội Winner đã được công bố công khai.

Vào thời điểm đó, các chuyên gia bắt đầu xem xét kỹ hơn vào bản tài liệu được nhắc tới, nay đã được công bố công khai trên mạng. Họ phát giác ra một thứ khá thú vị: những chấm vàng sắp xếp theo một mẫu na ná như hình tam giác xuất hiện lặp đi lặp lại trên trang giấy. Những chấm này rất khó nhìn được bằng mắt thường, nhưng chúng tạo nên một thiết kế đã được mã hóa.

Sau khi được tiến hành một số phân tích nhanh, các chấm này có vẻ như cho thấy chính xác ngày, giờ các trang giấy được in ra: 06:20 ngày 9/5/2017 - ít nhất đó có vẻ là ngày giờ được xác định dựa trên đồng hồ được lập trình trên chiếc máy in vào thời điểm đó. Các hình chấm cũng bao gồm cả số serial của chiếc máy in. Những "chấm rất nhỏ" này rất quen thuộc với các nhà nghiên cứu an ninh và các nhà vận động cho quyền tự do dân sự. Nhiều máy in màu đã bổ sung các chấm này vào tài liệu mà người sử dụng không hề biết.


Các hình chấm trên bản in được in từ máy HP Laserjet hiện lên khi được chiếu đèn màu xanh vào


Trong trường hợp này, FBI không nói công khai rằng những chấm rất nhỏ này được sử dụng để xác định nghi phạm, và từ chối đưa ra các bình luận cho bài báo mà các bạn đang đọc này.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, cơ quan công bố tin tức về các lời buộc tội đối với Winner, cũng từ chối cho biết thêm chi tiết. Trong một tuyên bố, The Intercept nói, "Winner đối diện với các cáo buộc chưa hề được chứng minh. Các cáo buộc của FBI về việc họ tới bắt giữ Winner ra sao cũng vậy."

Nhưng sự hiện diện của các chấm rất nhỏ trên tài liệu nay trở thành nổi tiếng (ngược lại với nguyện vọng của NSA) đã là dấy lên sự quan tâm to lớn.

"Phóng to tài liệu lên, thì các hình chấm đó hiện khá rõ, " Ted Han từ Docmument Cloud, một trong những người đầu tiên phát giác ra chúng, nói.

Một nhà quan sát khác là nhà nghiên cứu chuyên về an ninh Rob Graham, người đã công bố một bài trên blog giải thích cách xác định và giải mã các hình chấm. Dựa trên vị trí của các hình chấm khi được đặt lên trên một hệ thống kẻ ô ca-rô, chúng hiện rõ giờ, phút, ngày, và các con số. Một số chuyên gia an ninh giải mã các hình chấm đã đưa ra lời đáp về cùng thời điểm ngày, giờ in tài liệu được xem xét.

Các hình chấm rất nhỏ đã tồn tại từ nhiều năm qua. Tổ chức có tên Quỹ Mặt trận Điện tử (The Electronic Frontier Foundation - EFF) duy trì một danh sách các máy in màu được biết là có sử dụng các chấm này. Các hình ảnh dưới đây, do EFF ghi lại, giải thích cách giải mã chúng:


Những dấu chấm vàng, được phóng to lên 60 lần, được tìm thấy trên một bản in từ máy Xerox


Vị trí các chấm vàng cho biết về thời gian và ngày in ra trang tài liệu, cùng số hiệu của chiếc máy in


Các chấm vàng trở nên dễ nhận biết hơn khi được phóng to lên và được chụp lại dưới ánh đèn LED màu xanh


Có lẽ là ngoài việc tạo quan tâm cho các hoạt động tình báo, các hình chấm còn được sử dụng cho việc khác nữa, theo Tim Bennet, một nhà phân tích dữ liệu tại hãng tư vấn phần mềm Vector 5, người cũng đã kiểm tra thẩm định tài liệu được cho là của NSA bị tiết lộ ra ngoài.

"Mọi người có thể dùng thứ này để kiểm tra phát giác tài liệu giả, " ông giải thích. "Nếu họ có một tài liệu nào đó, và có ai đó nói rằng tài liệu là từ 2005, thì [các hình chấm có thể tiết lộ rằng] nó mới được in ra trong vài tháng qua."

Nếu như bạn bắt gặp các hình chấm trên một tài liệu nào đó, thì các bạn có thể dùng công cụ trực tuyến của EFF để đọc các thông tin mà các hình chấm đó đã mã hóa.


Những dấu chấm siêu nhỏ dán bên trong nhãn địa của một bì thư các điệp viên Đức từ Mexico City gửi về Lisbon trong Đại chiến Thế giới II


Những thông điệp ẩn kín

Các kiểu ấn giấu thông tin tương tự - các thông điệp ngầm được ẩn kín khỏi mắt thường - đã tồn tại từ rất lâu trước đó rồi.

Nổi tiếng hơn một chút, nhiều tờ tiền giấy trên thế giới có in ngầm mẫu hình gồm năm vòng tròn nằm ở các vị trí đặc biệt, được gọi là chòm sao Eurion. Trong nỗ lực chống nạn tiền giả, nhiều máy photocopy và máy scanner được lập trình để không sao chép các tờ tiền giấy nếu phát giác ra được chòm sao Eurion in trên đó.

Bản thân NSA nêu ra một ví dụ hấp dẫn mang tính lịch sử về việc các dấu chấm tí hon tạo thành những thông điệp - từ thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.

Các điệp viên Đức tại Mexico bị phát giác ra là đã dán những dấu chấm tí xíu vào bên trong phong bì có chứa tài liệu cho các đầu mối liên lạc của mình tại Lisbon. Vào lúc đó, các điệp viên hoạt động dưới vỏ bọc và đang tìm cách lấy được tài liệu từ Đức. Thế nhưng phe Đồng minh chặn được các tin nhắn này, và làm gián đoạn nhiệm vụ của họ. Các chấm nhỏ xíu mà Đức sử dụng thường chỉ đơn giản là các mẩu text không mã hóa được thu nhỏ tới mức chỉ bằng một dấu chấm cuối câu. Kiểu liên lạc như thế này đã được sử dụng rộng rãi trong Đại chiến Thế giới lần hai và sau đó, nhất là trong thời Chiến tranh Lạnh. Có những phúc trình về các điệp viên làm việc cho Liên Xô nhưng mang vỏ bọc tại Tây Đức và sử dụng cách gửi thư để truyền đi các thông điệp.

Ngày nay, ai cũng có thể dùng các ký hiệu chữ rất nhỏ để bảo vệ tài sản cá nhân - có một số công ty, chẳng hạn như Alpha Dot in the K, bán ra lọ nhỏ có chứa các hình chấm nhỏ chỉ bằng cỡ đầu kim có kéo dán dính cố định và được bao bọc bởi các chữ siêu nhỏ có chứa một dãy số riêng. Nếu cảnh sát phát giác ra một món đồ bị đánh cắp, thì con số này về mặt lý thuyết có thể được dùng để tìm ra chủ nhân thực sự của món đồ.

Có nhiều ví dụ về những thông điệp nhỏ xíu này không liên quan tới một mẫu được mã hóa nào như là thứ được in ra từ các máy in màu, nhưng chúng vẫn là những ví dụ tốt cho thấy việc gắn những hình, mẫu nhỏ xíu lên tài liệu hay đồ vật có thể giúp lần theo dấu vết ra sao.

Một số hình thức mẫu chữ thu nhỏ thậm chí còn không hề sử dụng đế các ký tự, con số. Alan Woodward, một chuyên gia về an ninh tại Đại học Surrey, ghi nhận trường hợp "Snow" - viết tắt của Steganographic Nature Of Whitespace, tạm dịch là Bản chất kỹ thuật giấu thư trong các ký tự trống. Đây là kỹ thuật đặt thêm các ký tự trống và các dấu tab vào cuối một đoạn văn bản; số lượng và trật tự của các ký tự trống này có thể được dùng để giải mã một thông điệp không ai nhìn thấy.

"Đặt một chuỗi các ký tự trống trong bản text thì giống như là việc đi tìm một chú gấu Bắc cực trong trận bão tuyết vậy, " trang web Snow giải thích.

Tuy nhiên, Woodward chỉ ra rằng thường có nhiều cách khác nhau để lần theo dấu vết các tài liệu để biết ai là người đã in ra hoặc tiếp xúc chúng.

"Các tổ chức như NSA có hồ sơ lưu lại tất cả những gì được in ra, chứ không chỉ có mỗi cách lần theo dấu vết một khi tài liệu được in ra, " ông nói. "Họ biết rằng mọi người biết về các chấm vàng và do vậy họ không dựa vào các dấu chấm để truy tìm và có được kết quả đáng tin cậy."

Có một cuộc tranh luận từ lâu nay về việc liệu có phải là vấn đề đạo đức không khi mà các máy in luôn gắn với những thông tin này vào các tài liệu trong lúc người dùng lại không biết. Thậm chí đã có ý kiến cho rằng như vậy là vi phạm nhân quyền, và một dự án MIT đã tìm ra được dấu vết của hơn 45 ngàn khiếu nại đối với các công ty in ấn về công nghệ này.

Thế nhưng nhiều người tin rằng việc sử dụng các biện pháp này là để nhằm đảm bảo bí mật cho các tài liệu chưa được công bố, và là cần thiết trong một số trường hợp.

"Có những thứ mà chính phủ các nước cần phải có khả năng giữ bí mật, " Ted Han nói.

Tuy nhiên, ông nói thêm, "tôi hy vọng là những ai nghĩ về hoạt động an ninh của họ thì cũng nên nghĩ thêm cả về việc các phóng viên có thể làm thế nào để có thể tự bảo vệ mình và nguồn tin của mình."

Chris Baraniuk

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân