TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Từ xưa, Việt-Nam vẫn là quê-hương của ...
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Từ xưa, Việt-Nam vẫn là quê-hương của ...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Jun 17, 2017 8:09 am    Tiêu đề: Từ xưa, Việt-Nam vẫn là quê-hương của ...



Từ xưa, ViêtNamvẫnlà quê-hương của...


      Từ xưa, Việt Nam vẫn là quê hương của...

      Theo lời dặn của Mai Thọ -( nên viết cho HẬU DUỆ) - ngay từ khi mới cộng tác cho trang web Duy Tân này, mình cố gắng gửi đến các đàn em, con và cháu nơi viễn xứ và ở quê nhà những gì cao đẹp, quí giá và thân thương của giống Lạc Hồng, đặc biệt những bài được viết ra trong khoảng 21 năm ngắn ngủi của VNCH (20 July 1954 – 30April 1975) của các bậc tiền nhân danh tiếng lưu lại.

      Bây giờ dù tuổi đã 70 và tuy vẫn còn bận mưu sinh (vì chẳng có lương hưu), mình vẫn dành thì giờ tìm đâu đó trong các sách xưa xuất bản của VNCH những gì liên quan đến văn chương và nghệ thuật của non sông gấm vóc. Từ ý hướng đó, chúng tôi chép lại nguyên văn trong sách không hề bỏ sót bất kỳ câu, đoạn hay từ ngữ nào cho đến các dấu ngang nối (hyphen) mà tác giả rất cẩn thận khi dùng tim óc của mình để viết ra.

      Từ xưa, Việt Nam vẫn là quê hương của các thi nhân.

      Đây là đoạn trích từ cuốn BIỂU NHẤT LÃM VĂN HỌC CẬN ĐẠI (nxb Tự Do, Saigon, 1958) của linh mục THANH LÃNG (Đinh Xuân Nguyên) (1924-1990), giáo sư thực thụ (Tenured full professor), trưởng Ban Việt văn suốt từ 1957 đến 30-4-1975 của Đại học Văn khoa Saigon. GS đã tốt nghiệp tiến sĩ văn chương với luận án L’APPORT FRANCAIS DANS LA LITTERATURE VIETNAMIENNE tại đại học Fribourg, Thụy Sĩ, 1956.

      Xin nói thêm, đây là bài giảng đầu tiên của GS khi mới từ ngoại quốc về và được mời giảng dạy ở Đại học Văn khoa Saigon. Sau đây là lời của GS viết trong tác phẩm nói trên:

      “Sau một thời-gian lâu vắng 7, 8 năm ở ngoại quốc, đầu năm 1957 vừa về đến nhà, tôi được ông Trương-công-Cừu, khoa trưởng – một người bạn mà tôi cảm-mến vì tấm lòng nhiệt-thành đối với văn-khoa và tận-tụy hi-sinh đối với sinh-viên - có nhã-ý mời tôi giúp giảng dạy môn văn-chương cận-đại. ”
      (Sđd. tr. 3).
      (...)

      “Cũng vì muốn đáp lại sự mong mỏi của các bạn sinh-viên cũ của tôi, những người đã chiếm cả trái tim tôi, mà tôi mạnh bạo cho xuất-bản những bài tôi đã giảng ở Đại-Học Văn-Khoa niên khóa 1956-1957 vừa qua. Đó là món quà tôi trao tay các sinh-viên cũ của tôi và tất cả những bạn trẻ yêu văn-khoa, yêu và ước muốn cho văn-chương Việt-Nam được tiến tới. Tôi đặt vào trong tay họ bộ khởi-thảo này với một câu dặn:

      Rằng: ”Trăm năm cũng từ đây,
      Của tin gọi một chút này làm ghi. ” (Kiều).
      ‘ (sđd. tr. 3)

      Ơ trang trước đó, GS có viết: “Mến tặng các sinh-viên văn-khoa cũ của tôi” –THANH LÃNG.

      Sau đây là nguyên văn, mời quí bạn thưởng lãm để thấy tấm lòng của vị linh mục yêu văn chương nói chung yêu mến văn học Việt Nam nói riêng đến mực nào; vì thế chúng ta không lạ gì khi GS được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam cho đến tận tháng Tư đen.

      “Từ xưa, Việt-Nam vẫn là quê-hương của các thi-nhân. Giàu âm-thanh và hình-ảnh, tiếng Việt rất thích hợp cho thơ và nhạc. Nhưng cái làm nảy nở nhiều hơn cả năng-khiếu thơ của thiên-tài Việt-Nam chính là những điều- kiện khí-hậu và địa-dư. Gió mùa với những tháng mưa kéo dài làm cho xứ- sở chúng ta mang một trạng-thái buồn-thảm thê-lương. Cái ảm-đạm càng tăng lên gấp bội do sự gần gũi với biển mênh mông mà những buổi mặt trời lên hay mặt trời lặn luôn dìm con người vào mơ màng. Những dãy núi cao đứng bao quát cả xứ-sở, lúc nào cũng như muốn lở xuống để đè gí cái lũ đông đông bò lê la dưới chân. Rồi rừng, rồi sông, rồi ngòi, rồi ao hồ bao phủ khắp đó đây luôn thay màu đổi sắc khiến cho cảnh trí lúc nào cũng say sưa, cám dỗ, tha thiết. Thiên-nhiên với những ngông cuồng đột ngột của nó gây nên cái cảnh bấp bênh của cuộc sống nông-nghiệp. Trời nắng quá cũng như mưa nhiều hay gió lớn đều đe dọa đời sống của đa số người dân. Con người tự cảm thấy mình nhỏ nhoi, bất lực, như bị giầy xéo bởi cái thiên-nhiên cao cả nhưng ngông-cuồng. Ưu tư lúc nào cũng sà xuống con người. Cái thiên-nhiên vừa uyển-chuyển vừa hùng-tráng, vừa ảm-đạm vừa ngông cuồng làm cho con người Việt một đàng trở nên mơ-màng thích nghiêng mình bên dậu hoa, yêu lạc-lõng ven bờ ao lặng, mê-mẩn để hồn theo những ánh mây dập dờn, đàng khác khiến họ lại yêu chiến-đấu, chiến-đấu một cách khắc-nghiệt với những lực-lượng huyền-bí của thiên-nhiên. Hai khuynh-hướng ngược chiều ấy của tinh-thần Việt-Nam tiến song song nhau trong suốt lịch-sử văn-học qua tất cả mọi phế-hưng của các triều-đại.
      (sđd. tr 6)

      Kỳ sau: Lịch-sử văn-học và Văn-học-sử

      Tây đô, chiều thứ Bảy (17 July 2017)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân