TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Kỹ thuật rượt đuổi của xe cảnh sát
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Kỹ thuật rượt đuổi của xe cảnh sát

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Wed May 03, 2017 12:30 pm    Tiêu đề: Kỹ thuật rượt đuổi của xe cảnh sát

Kỹ thuật rượt đuổi của xe cảnh sát

Cảnh sát bắt một xe vi phạm. (Hình: oregonsheriffs.org)


Kỳ trước, chuyên mục này đề cập chuyện một chiếc xe cảnh sát được trang bị “tận răng” như thế nào. Kỳ này xin được bàn chuyện xe cảnh sát rượt đuổi xe vi phạm giao thông ra sao.



Ai cũng biết là dân Mỹ (và nhiều người trên thế giới nữa) rất khoái xem những cảnh rượt đuổi xe trên phim ảnh. Những tiếng động cơ gầm rú với tốc độ trên 100 mph. Những tiếng động ken két do thắng gấp khi xe chuyển hướng, hay quay đầu 180 độ trong nháy mắt. Xem phim xong, có nhiều người bỗng dưng muốn làm... anh hùng cảnh sát!

Tuy nhiên, thực ra đó chỉ là “món giải trí hưng phấn” dành cho người Mỹ, những người thường xuyên phải ngồi trước tay lái hàng giờ trên xa lộ kẹt xe, với tốc độ rùa bò nhàm chán. Mơ mộng chút cho vui vậy thôi! Chứ trên thực tế, chuyện cảnh sát rượt đuổi không đơn giản chỉ là những cảnh hấp dẫn như trong phim. Nó được thực hiện một cách thận trọng hơn nhiều lần.


Cảnh sát California đang đuổi theo Al Cowlings, lái xe, và O.J. Simpson, trốn ở phía sau chiếc Ford Bronco trắng, trên Đường cao tốc 91. (Al Schaben / Los Angeles Times)


Lý do cũng dễ hiểu, cảnh sát Mỹ làm cái gì cũng sợ ảnh hưởng đến dân, cho dù đó là việc truy đuổi tội phạm. Cảnh sát Mỹ lo lắng là có căn cứ. Một thống kê cho thấy từ năm 1979 đến năm 2013, có hơn 5,000 người chết trong các cuộc truy đuổi của cảnh sát trên toàn nước Mỹ. Và hơn nửa trong số tử vong này lại là những người vô can, không có liên quan đến cuộc truy đuổi.

Vì thế, những cảnh sát viên của các thành phố được lệnh tránh tối đa các cuộc truy đuổi không cần thiết. Thường chỉ khi nào gặp những kẻ tình nghi thực sự nguy hiểm, cảnh sát mới thực hiện công việc nguy hiểm này.


Cảnh sát Bellevue huấn luyện tại bãi tập về kỹ thuật rượt đuổi xe


Cảnh sát cũng được huấn luyện rất kỹ tại các trường huấn luyện có bãi tập về kỹ thuật rượt đuổi xe (Emergency Vehicle Operations Course – EVOC). Công việc rượt đuổi đòi hỏi một sự tập trung cao độ vào đường xá và xe cộ chung quanh. Do đó, cảnh sát phải thực hiện công việc này một cách thuần thục như phản xạ tự nhiên vậy.

Để thực hiện các cuộc rượt đuổi, cảnh sát được trang bị những gì? Đầu tiên, và dĩ nhiên, là... xe cảnh sát. Trong bài viết tuần trước, chúng ta đã biết xe cảnh sát được thiết kế đặc biệt về độ bền, độ an toàn để thực hiện việc rượt đuổi đường trường.



Cảnh sát còn sử dụng thêm nhiều trang thiết bị nữa để khống chế chiếc xe bị đuổi. Trang bị thường thấy nhất là dây đinh, đặt ngang trên đường để làm nổ bánh xe kẻ bị rượt. Một phương pháp khác nữa để làm giảm tốc và ngăn chặn xe bị đuổi mà chúng ta hay thấy trên phim đó là chặn ngang đường bằng nhiều xe cảnh sát, bằng rào chắn... Vậy mà trong phim, vẫn có kẻ vượt qua những rào cản này. Thiệt là... hồi hộp, gay cấn!

Còn một thiết bị tinh vi hơn nữa để làm tê liệt hệ thống điện của xe, có tên gọi High Speed Avoidance Using Laser Technology (HALT, tạm dịch: Kỹ Thuật Chống Chạy Nhanh Bằng Tia Laser). Thiết bị này cho phép cảnh sát cắt nguồn cung cấp xăng cho động cơ xe bằng tia laser. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng đối với những xe đời mới, có sử dụng microchip trong hệ thống điều khiển.



Công việc rượt đuổi của cảnh sát sẽ dễ dàng hơn với sự tham gia của trực thăng cảnh sát. Với thiết bị hồng ngoại và camera chuyên dùng ban đêm, trực thăng cảnh sát có thể theo dõi xe bị truy đuổi vào ban đêm, và ngay khi nó chui vào đường hầm.



Cảnh sát phải tỉnh táo, để ra những quyết định tức thời nhưng chính xác. Lúc nào cần bắt đầu, lúc nào cần chấm dứt truy đuổi.

Giả sử như một cảnh sát đang tuần tra trên xa lộ, thì thấy một chiếc xe vượt qua mình với tốc độ quá giới hạn. Anh ta bắt đầu tăng tốc, và bám đuôi chiếc xe này, nhưng chưa bật đèn chớp và hụ còi. Anh ta dùng radio để kiểm tra biển số xe, kiểm tra chiếc xe này đang có điều gì bất thường hay không. Sau khi đã xác định rõ, cảnh sát bắt đầu bật đèn chớp, hú còi, yêu cầu chiếc xe này phải ngừng lại do chạy quá tốc độ.

Lại giả sử tiếp, chiếc xe này không chịu dừng, mà lại tăng tốc để tìm cách trốn thoát. Lúc này, cảnh sát phải quyết định là có nên bắt đầu cuộc rượt đuổi hay không? Có nhiều nhân tố để ra quyết định. Nếu chiếc xe này chưa có tiền án, thì có thể việc rượt đuổi không được khuyến khích. Nhưng nếu báo cáo cho thấy chiếc xe đã bị trộm, hay đang được một tên cướp có vũ trang sử dụng, thì rõ ràng đây là một mối đe dọa cho người dân. Chiếc xe này phải bị bắt dừng lại.

Người cảnh sát còn phải cân nhắc về tình trạng xe cộ trên xa lộ trong thời điểm đó. Giả sử người lái xe là một kẻ trốn thuế. Người này có thể không gây nguy hại cho cộng đồng, nhưng cũng cần bị bắt giữ. Nếu đường xá lúc đó không đông đúc, thời tiết bình thường, việc đuổi bắt có thể chấp nhận được. Nhưng nếu hôm đó là một ngày mưa, đường xá kẹt xe, hoặc đang là giờ tan trường tại khu vực trường học, thì người cảnh sát không nên rượt đuổi, vì có quá nhiều rủi ro.

Những luật lệ, quy định liên quan đến việc rượt đuổi của sở cảnh sát của những thành phố khác nhau cũng khác nhau. Thí dụ, thành phố Des Moines ở tiểu bang Iowa quy định chỉ có tối đa ba xe cảnh sát tham gia một cuộc rượt đuổi. Và một cảnh sát muốn rượt đuổi phải có sự đồng ý của cấp chỉ huy. Còn ở Washington, DC, một cuộc rượt đuổi chỉ được phép trong trường hợp nếu kẻ tình nghi tẩu thoát có thể gây nguy hiểm đặc biệt cho người khác.


Pursuit Intervention Technique


Ngoài việc sử dụng dây đinh, chặn đường như đã nhắc ở trên, cảnh sát còn thường sử dụng một kỹ thuật nữa để buộc kẻ đào tẩu dừng lại, có tên gọi là Pursuit Intervention Technique (PIT, tạm dịch: Kỹ Thuật Can Thiệp Khi Rượt Đuổi). Trong kỹ thuật này, xe cảnh sát sẽ húc vào bên hông phía sau của xe đào tẩu, ngay phía sau bánh sau. Động tác này sẽ làm cho xe bị đụng lạc tay lái, xoay vòng. Kỹ thuật này chỉ được thực hiện khi đường đã trống xe cộ và người đi bộ, để tránh gây thương vong cho những người không liên quan.

Rất ít khi cảnh sát tìm cách bắn vào bánh xe, hay vào xe của kẻ tình nghi, vì rủi ro bắn trật mục tiêu nhưng trúng người chung quanh là cao. Đây sẽ là giải pháp sau cùng.


Xe cảnh sát có trang bị MobileSpike ở đầu xe, bắn một dải dây đinh để làm nổ bánh xe kẻ bị rượt


Làm cảnh sát Mỹ khó như vậy đó. Hiểu được những gì xảy ra trong một cuộc rượt đuổi, chúng ta sẽ thông cảm hơn với cảnh sát trong cái nghề nguy hiểm và đầy trách nhiệm của họ. Xin hãy bớt bực tức, và mỉm cười... chấp nhận khi bị cảnh sát chặn lại, và đưa một giấy phạt vì chạy quá tốc độ...

Tư Mỏ Lết
Nguồn: nguoi-viet.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân