TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vài câu hỏi về thực phẩm
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vài câu hỏi về thực phẩm

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Feb 18, 2017 10:19 pm    Tiêu đề: Vài câu hỏi về thực phẩm

Vài câu hỏi về thực phẩm


Tôi nên sử dụng những loại dầu ăn nào để nấu ăn với nhiệt độ cao?

Đáp: Các loại dầu lành mạnh nhất là những loại có nhiều chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, như dầu thực vật và dầu ô liu. Những loại chất béo này có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch khi sử dụng thay cho chất béo bão hòa và trans fats.

Nhưng khi nói đến nấu ăn thì không phải tất cả các loại dầu đều giống nhau. Một số loại dầu có thể chịu được nhiệt, và một số thì không.

Điểm khói (msoke point) của một loại dầu là nhiệt độ mà nó bắt đầu bốc khói và tan ra. Khi dầu ăn bắt đầu bốc khói, nó có thể mất một số giá trị dinh dưỡng và có thể làm thức ăn có mùi khó chịu.

Dầu với điểm khói cao, chẳng hạn như bắp, đậu nành, đậu phụng, mè, tốt cho chiên nhiệt độ cao và xào. Olive, dầu cải canola và dầu hạt nho có điểm khói cao vừa phải, có thể dùng khi nấu ăn trên lửa vừa.

Dầu với điểm khói thấp, chẳng hạn như flaxseed và walnut, tốt nhất nên được sử dụng trong món salad và nước chấm.



Làm thế nào để biết thực phẩm bị ô nhiễm E. Coli?

Đáp: Bạn không thể biết được một thực phẩm có bị nhiễm E. coli không bằng cách nhìn, ngửi mùi hoặc nếm vị. Mặc dù hầu hết các loại Escherichia coli (E. coli) đều vô hại, một số loại, chẳng hạn như E. coli O157: H7, có thể gây bệnh nghiêm trọng.

Để tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm E. coli và các bệnh do thực phẩm khác, hãy làm theo các hướng dẫn an toàn thực phẩm căn bản sau:

- Rửa rau thật sạch; chà xát các thực phẩm cứng.

- Rửa tay, đồ dùng và các bề mặt bếp bằng nước ấm, xà phòng trước và sau khi chuẩn bị nấu hoặc ăn thực phẩm.

- Giữ thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các loại thịt, tách biệt với các loại thực phẩm sẵn sàng để ăn.

- Cất vào tủ lạnh hoặc đông lạnh kịp thời các thực phẩm dễ hư hỏng

- Tránh không dùng nước trái cây, ciders và các sản phẩm từ sữa chưa được khử trùng.

- Không uống nước từ các hồ, suối... chưa được lọc

- Nấu thức ăn thật kỹ. Sử dụng một nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ.

Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và thịt bê nên được nấu đến nhiệt độ bên trong tối thiểu là 145°F (63°C) và để nghỉ 3 phút trước khi ăn.

Thịt xay không phải là thịt gà vịt phải được nấu chín tới ít nhất 160°F (71°C).

Gà vịt nuôi nên được nấu đến 165°F (74°C).

Thức ăn thừa và thịt hầm nên được nấu đến 165°F (74°C).



Có thể giữ thức ăn thừa trong tủ lạnh bao lâu mà không sợ nhiễm trùng?

Đáp:

- Thức ăn thừa có thể được giữ 3- 4 ngày trong tủ lạnh. Nên ăn hết trong thời gian đó vì quá thời hạn này thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm gia tăng. Nếu bạn không nghĩ rằng mình sẽ ăn hết trong vòng bốn ngày thì nên đông lạnh chúng ngay lập tức.

- Ngộ độc thực phẩm là do những vi trùng trong thực phẩm bị ô nhiễm. Bởi vì vi trùng thường không làm thay đổi hương vị, mùi hay bề ngoài của thực phẩm, bạn không thể biết chắc là nó có an toàn không. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ, tốt nhất là để bỏ nó đi.

- May mắn là hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể được ngăn chặn bằng việc quản lý thực phẩm đúng cách. Cất thực phẩm dễ bị hư hỏng như thịt, cá, gà vịt, sữa và trứng ngay vào tủ lạnh, không để chúng ở nhiệt độ trong phòng bình thường quá hôn 2 tiếng hoặc lâu hơn một giờ ở nhiệt độ trên 90°F (32°C).

- Thực phẩm không cần nấu chín, như salad lạnh hay bánh mì, cũng nên ăn hết hoặc để vào tủ lạnh kịp thời. Mục tiêu là giảm thiểu thời gian một thực phẩm ở trong “vùng nguy hiểm” - giữa 40 và 140°F (4 và 60°C) - vùng nhiệt độ mà vi trùng có thể sanh sản nhanh chóng.

- Khi muốn ăn thức ăn thừa, nên hâm nóng chúng trên bếp, trong lò hoặc trong lò vi sóng cho đến khi nhiệt độ bên trong đạt đến 165°F (74°C). Vì chúng có thể không đủ nóng, slow cookers và chaffing dishes không nên được dùng để hâm nóng thức ăn thừa.



Nếu một miếng phô mai đã bị mốc, tôi có nên vất nó đi hay vẫn còn ăn được?

Đáp: Phô mai mềm, chẳng hạn như phô mai cottage, phô mai kem (cream cheese) và ricotta, khi đã bị mốc thì cần phải bỏ đi. Cũng vậy cho các loại phô mai đã cắt nhỏ, cắt vụn hoặc thái lát.

Với những loại phô mai này, mốc có thể mọc dây suốt miếng phô mai. Ngoài ra, vi trùng có hại như listeria, brucella, salmonella và E. coli, có thể phát triển cùng với mốc.

Mốc thường không thể xâm nhập sâu vào các loại pho mát cứng và hơi cứng như cheddar, Colby, Parmesan và Thụy Sĩ. Vì vậy, bạn có thể cắt đi những phần bị mốc và ăn phần còn lại. Cắt bỏ ít nhất 1 inch (2,5 cm) xung quanh và bên dưới chỗ bị mốc. Cẩn thận khi lấy dao ra khỏi miếng phô mai để nó không làm ô nhiễm các phần khác của phô mai.

Tất nhiên, không phải tất cả các mốc đều gây bệnh. Trong thực tế, một số loại nấm mốc được sử dụng để làm phô mai như Brie và Camembert. Những loại nấm mốc này an toàn để ăn.

Nếu bạn không chắc chắn về loại phô mai bạn có hoặc phải làm gì nếu nó bị mốc, nên vất nó đi.



Bơ hoặc margarine, thứ nào tốt cho tim

Đáp: Margarine thường tốt hơn bơ khi nói đến sức khỏe tim mạch. Margarine được làm từ các loại dầu thực vật, vì vậy nó chứa chất béo không bão hòa “tốt” - chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn. Những loại chất béo này giúp làm giảm lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) hay “xấu”, khi được dùng thế cho chất béo bão hòa.

Bơ, mặt khác, được làm từ mỡ động vật, vì vậy nó có chứa nhiều chất béo bão hòa hơn. Nhưng không phải tất cả các loại bơ thực vật margarine đều giống nhau - một số loại bơ thực vật có chứa chất béo trans (transfat). Nói chung, loại margarine nào càng cứng thì càng chứa nhiều transfat. Vì vậy, bơ thực vật margarine có hình dạng thanh (stick) có chất béo trans fat nhiều hơn bơ thực vật trong hộp.

Trans fat, giống như chất béo bão hòa, làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, chất béo transfat làm giảm lipoprotein mật độ cao (HDL), cholesterol tốt. Vì vậy, không nên mua margarine thanh (stick) mà nên chọn margarine mềm hoặc lỏng.

Nên tìm mua các loại chất béo trét lên bánh mì không chứa chất béo trans và có ít nhất lượng chất béo bão hòa. Khi so sánh các loại bơ, hãy đọc kỹ các thông tin dinh dưỡng. Nếu bạn bị bệnh tim hay cholesterol cao, nên tìm lời khuyên của bác sĩ.

BS Nguyễn Thị Nhuận
Nguồn: viendongdaily.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân