TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bí quyết chụp ảnh người... dưng!
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bí quyết chụp ảnh người... dưng!

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Feb 18, 2017 10:18 pm    Tiêu đề: Bí quyết chụp ảnh người... dưng!

Bí quyết chụp ảnh người... dưng!

Ðối với rất nhiều người chụp ảnh (và ngay cả một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp), việc chụp hình những người lạ là một sự khó khăn. Phần lớn là do nỗi ngại ngùng, nhưng dù có những người không biết e ngại là gì, họ vẫn không lấy được ảnh hoàn hảo với chủ thể. Sau đây là một vài bí quyết để chụp ảnh người không quen biết, bất chợt gặp ở ngoài đường.



Khuất phục nỗi e ngại

Không nghi ngờ gì, đối với hầu hết những tay ảnh mới, chướng ngại lớn nhất là sự e ngại. Vì một lý do nào đó, họ thấy chuyện đến gần người lạ để chụp ảnh là một khó khăn.

Câu hỏi bạn nên tự hỏi là, “Ðiều xấu nhất có thể xảy ra là gì?”. Cùng lắm là họ không cho phép, vậy thôi. Thật ra, bạn sẽ càng ít gặp trở ngại nếu bạn xin phép người ta trước khi chụp hình họ, vậy việc duy nhất ngăn cản bạn là “can đảm” để xin phép.

Nếu vấn đề của bạn là sự nhút nhát hoặc mắc cỡ, chỉ cần tự đặt cho bạn một mục tiêu rằng bạn chỉ tiến đến gần một người mỗi lần bạn đi ra ngoài chụp hình. Rồi một khi bạn tự tin đủ với một, thử hai, rồi ba, v.v..., cho tới khi bạn không cần phải suy nghĩ về chuyện đó nữa.

Dĩ nhiên, có những lúc khi bạn chụp ảnh chỉ vì bạn muốn chụp một hoạt động nào đó đang diễn ra bất ngờ và khoảnh khắc đó sẽ bị mất nếu bạn dừng lại để xin phép. Bạn cần phải cân nhắc hoàn cảnh và làm sao đến gần trước khi và sau khi.

Cách duy nhất để hoàn toàn khuất phục nỗi e ngại này là cứ vác máy ra chụp. Bạn càng đến nhiều người và càng chụp nhiều người, thì bạn sẽ thấy càng dễ dàng hơn.



Hãy sẵn sàng

OK, vậy bạn đã “lấy hết can đảm” để hỏi một người lạ và họ đã đồng ý, rồi sao nữa? Ðừng đứng đó táy máy với những thông số của camera hoặc chọn lựa ống kính nào để dùng. Nếu Ðiều đầu tiên bạn nên chỉnh máy trước khi tới hỏi xin người ta. Hãy nghĩ về bối cảnh và những thông số bạn sẽ chỉnh, bạn cần tốc độ nhanh hay chậm, bạn cần DOF nhiều hay ít... trước khi tiến đến chủ thể của bạn.

Giữ bố cục đơn giản

Tôi thường trông thấy nhiều ảnh trôi nổi trên mạng và các diễn đàn nhiếp ảnh, và đa số chúng đều bị một khuyết điểm như nhau – khung cảnh quá phức tạp làm cho chủ thể chính bị... biến mất. Dù cho là loại ảnh chân dung với môi trường xung quanh hoặc chỉ chụp đầu và vai, điểm chính của ảnh nên là người đang được chụp. Cho nên bạn không cần phải lấy khung cảnh quá bận rộn, giữ bố cục đơn giản thôi.

Nghĩ về hậu cảnh

Một trong những kỹ thuật chủ yếu để giữ bố cục của bạn đơn giản là hậu cảnh. Cố gắng giữ hậu cảnh tương đối trống để không làm rối mắt người xem. Thường thường, trong giới nhiếp ảnh chúng ta gọi đây là kỹ thuật xóa phông. Dùng ống kính với khẩu độ tối đa thật lớn (số f thật nhỏ) để làm mờ hậu cảnh và làm chủ thể nổi bật lên.



Điều kiện ánh sáng

Một trong những yếu tố làm nhiều người ngần ngại chụp ảnh người ngoài trời thay vì trong studio là vì họ không thể điều khiển thời tiết và quan trọng hơn nữa, ánh sáng. Nhưng bạn đừng lo, chụp ảnh ngoài trời thường thường không khó lắm. Chỗ tốt nhất để chụp người ngoài trời là trong bóng mát để tránh khỏi thấy bóng đen trên mặt họ.

Nhưng nếu bạn bị bắt buộc phải chụp ở một chỗ có nắng chiếu hắt bóng lên mặt một người, đây là lúc bạn có thể “nhờ vả” đèn flash của bạn.

Chỉnh máy

Như đã nói bên trên, chụp ảnh người không cần phải theo nguyên tắc chính xác và thật sự tùy theo mỗi trường hợp. Thí dụ, nếu bạn muốn làm ngưng một hoạt động, bạn sẽ muốn dùng một tốc độ cửa chập khá nhanh. Nếu tay bạn có thể cầm máy vững, bạn có thể chụp ở tốc độ chậm khoảng 1/100 giây, và thậm chí xuống tới 1/60 giây.

Nếu bạn chụp một người đang di động, bạn sẽ cần phải chỉnh shutter speed của bạn nhanh hơn nhiều. Ðôi khi để làm được điều này bạn cần phải nâng lên ISO. Nhưng nếu nâng ISO quá cao thì ảnh của bạn sẽ bị nhiễu hột quá nhiều và bị mất chi tiết. Nên nhớ rằng bạn phải rõ bạn muốn dùng thông số nào trước khi tiến đến gần người bạn muốn chụp.

Andy Nguyễn
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân