TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Làm sao dạy trẻ sống thật thà?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Làm sao dạy trẻ sống thật thà?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Wed Feb 08, 2017 11:47 pm    Tiêu đề: Làm sao dạy trẻ sống thật thà?

Làm sao dạy trẻ sống thật thà?

Photo: Daniela Stoyanova/Getty Images


Theo một nghiên cứu mới, trẻ em có thể học được tính thật thà khi được khích lệ đúng cách.

Nghiên cứu thường cho thấy trẻ em có thể rất đòi hỏi, khắt khe khi đánh giá đạo lý và nhân cách của người khác.

Với chúng, đúng là đúng, mà sai là sai, và chúng không bận tâm nếu bạn cố gắng làm đúng hay tâm ý đằng sau hành động của bạn là gì.

Tuy đòi hỏi khi đánh giá đạo đức của người khác nhưng trẻ con lại khá tệ trong việc tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức này, đặc biệt là khi chúng có nguy cơ bị phạt.

Khi phạm lỗi, đứa trẻ sẽ cân nhắc hai phương án: một là thú nhận lỗi lầm của mình để sau đó bị khiển trách và phạt lỗi; hai là nói dối và tránh bị phạt.

Nếu người lớn xung quanh không thường xuyên nhắc nhở về tầm quan trọng của tính thật thà thì đứa trẻ đó sẽ không có mấy động lực để chọn phương án đầu tiên.

Đó cũng là luận điểm của một nghiên cứu mới vừa xuất bản trên tạp chí chuyên ngành Journal of Experimental Psychology. Theo nghiên cứu này, vì tính thật thà là phẩm chất có thể dạy được, chúng ta nên khích lệ trẻ em học phẩm chất này.

Trong nghiên cứu, các chuyên gia mời các trẻ em trong độ từ 4 đến 9 tuổi tham gia đọc các mẩu chuyện về những đứa trẻ phạm lỗi. Trong một câu chuyện, nhân vật chính ăn cắp kẹo của bạn, còn trong câu chuyện kia, nhân vật chính đẩy bạn ra khỏi xích đu.

Trong số những đứa trẻ tham gia cuộc nghiên cứu, một nửa đọc truyện có kết thúc là đứa trẻ ăn trộm kẹo sẽ nhận tội với mẹ, còn đứa trẻ đẩy bạn kia sẽ nói dối. Nhóm thứ hai thì đọc chuyện với kết thúc ngược lại với nhóm một.


Những đứa trẻ hay nói thật thường liên kết tính thật thà với những xúc cảm tích cực


Trong thời gian bọn trẻ đọc truyện, các chuyên gia nghiên cứu sẽ nói chuyện và hỏi chúng suy nghĩ thế nào về những nhân vật mắc lỗi trong câu chuyện.

Các nhà nghiên cứu sẽ hỏi những câu hỏi như theo em, các nhân vật chính trong chuyện cảm thấy thế nào, cảm xúc của họ mãnh liệt ra sao và tại sao họ lại hành xử như vậy.

Sau khi bọn trẻ đọc xong truyện, các nhà nghiên cứu lại hỏi ý kiến và suy nghĩ của chúng, nhưng lần này là về bà mẹ của các nhân vật chính.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng đưa các phụ huynh của bọn trẻ một bản câu hỏi với những mệnh đề liên quan tới việc nói dối như "Trẻ sẽ thú nhận là đã làm sai cho dù nếu không thú nhận thì cũng không ai biết". Nhiệm vụ của phụ huynh là đánh giá xem những mệnh đề này miêu tả con họ chính xác thế nào.

Kết quả của cuộc thí nghiệm cho thấy những đứa trẻ hay nói thật thường liên kết tính thật thà với những xúc cảm tích cực.

Điều này có thể thấy rõ khi chúng thường phát biểu rằng các nhân vật chính trong truyện sẽ cảm thấy khá hơn nếu thú nhận tội lỗi của mình, và các bà mẹ trong truyện sẽ vui vì sự thành thật của con.

Qua đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng trẻ con sẽ muốn nói thật khi chúng biết cha mẹ sẽ hài lòng vì sự thật thà của chúng.

"Điều đó có nghĩa cha mẹ cần thể hiện với con cái rằng họ là những người con có thể nói chuyện và chia sẻ" Trưởng nhóm Nghiên cứu Craig Smith, một nhà tâm lý học tại đại học Michigan, nhấn mạnh trong một bài phát hiểu.

"Phụ huynh cần truyền đạt sao cho để con mình hiểu rằng mình sẽ lắng nghe con và không nổi giận ngay."

Tất nhiên cha mẹ vẫn có quyền nổi giận với lỗi lầm của con cái, nhưng họ cần nhớ để con biết là họ trân trọng việc con nói thật trước khi chạm vào các vấn đề khó xử, nặng nề hơn.

Trẻ con thường thích nói thật khi chúng coi sự thật thà là một phẩm chất tích cực. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cố gắng không để con biết là... họ có thể không giỏi lắm trong việc phát giác liệu... con có đang nói dối hay không.

Cari Romm, Mai Nguyễn
Theo Science of Us
Nguồn: sbs.com.au

Về Đầu Trang
kieutrinhdt16



Ngày tham gia: 11 Feb 2017
Số bài: 17
Đến từ: Thái Bình

Bài gửiGửi: Sat Feb 11, 2017 1:05 am    Tiêu đề:

tuyệt vời!!!!!!!!!!!!!!!!!
_________________
Trinh
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân