TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vì sao Ạ Einstein nói ...
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vì sao Ạ Einstein nói ...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Feb 06, 2017 2:44 am    Tiêu đề: Vì sao Ạ Einstein nói ...



Vì sao Albert Einstein nói...


      Vì sao A. Einstein nói...

      Chúng tôi xin trích dẫn lời của Stephen Hawking (sinh năm 1942), vị đại bác học của thế kỷ XX & XXI, để chứng minh vì sao nhà đại bác học của nhân loại Albert Einstein (1879-1955) nói “GOD DOES NOT PLAY DICE[/b]” (Thượng Đế không chơi trò may rủi).

      Các đoạn trích dẫn sau được lấy từ cuốn LƯỢC SỬ THỜI GIAN – Từ Vụ Nổ Lớn đến Các Lỗ Đen, bản dịch Việt ngữ bởi Cao Chi & Phạm Văn Thiều (nxb Văn hóa Thông tin, 2000) từ cuốn A BRIEF HISTORY OF TIME – From the Big Bang to Black Holes của Stephen Hawking.

      Những đoạn sau đây là những lời do chính Stephen Hawking viết:

      Năm 1950, sau gần nửa đời nghiên cứu, Einstein lần đầu tiên trình bày lý thuyết Trường Thống Nhất của ông trước thế giới. Ông ngỏ ý tin rằng thuyết này nắm giữ được chìa khóa của vũ trụ, thống nhất trong một quan niệm, từ thế giới cực nhỏ và quay cuồng của nguyên tử đến không gian mênh mông của các thiên thể. Vì những khó khăn về toán học nên thuyết của Einstein vẫn chưa được những sự kiện vật lý kiểm chứng toàn bộ. Tuy vậy Einstein vẫn vững tin rằng lý thuyết về Trường Thống Nhất của ông giải thích được “tính chất nguyên tử của năng lượng” và chứng minh được sự hiện hữu của một vũ trụ có sắp đặt rất trật tự. ”[/ (sđd. tr 296).
      Chúng tôi in đậm câu [b]sự hiện hữu của một vũ trụ có sắp đặt rất trật tự.

      Như chúng tôi đã từng viết trên trang webduytan này: các bác học là những người tham thiền mãnh liệt còn hơn mấy vị tự cho là thiền sư, tu sĩ. Hãy nghe A. Einstein nói và S. Hawking trích dẫn ra như sau:

      Kết quả cuối cùng rất giản dị, ngay bất kỳ một sinh viên thông minh nào cũng có thể hiểu được một cách dễ dàng. Nhưng chỉ có thể hiểu được sau khi đã trải qua những năm tháng âm thầm tìm kiếm một sự thật mà người ta chỉ cảm thấy chứ không thể nói lên được. Người ta chỉ có thể hiểu được điều đó khi lòng ham muốn lên đến mức cuồng nhiệt, và khi đã trải qua những giai đoạn tin tưởng rồi nghi ngờ, nghi ngờ rồi tin tưởng cho tới một lúc nào đó, bừng hiểu được sự thật sáng sủa. (sđd. tr 297).

      Tôi cho gạch dưới ngữ-tuyến bừng hiểu được sự thật sáng sủa; có thể sánh với BODHI (chữ Phạn: giác ngộ, bừng ngộ), phải không? Sự thật sáng sủa có thể gọi là CHÂN LÝ, phải không? Thử đọc lại lần nữa đoạn trên sẽ thấy nó y hệt như cách nói trước đó cả nghìn năm của Đức Phật Thích-Ca hay các rshi (bậc thấu thị) của Ấn Độ.

      Còn nữa:

      “Trong một dịp khác, Einstein đã bộc lộ cá tính tinh thần của ông: [color=Font Color]“Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính những cảm xúc này đã khiến cho khoa học chân chính nảy nở. Cảm thấy điều huyền bí mà con người không sao giải thích nổi là vì nó chỉ biểu lộ ra khi mà khả năng ít ỏi đáng buồn của chúng ta chỉ hiểu được những hình thức thấp kém của cái qui luật cao siêu dưới vẻ đẹp rạng rỡ hơn hết. Chính sự biết đó và cảm xúc đó đã là nền tảng đích thực của tôn giáo[/[/color]b].
      (sđd. tr 297).

      Chúng tôi in đậm “[b]Chính sự biết đó và cảm xúc đó đã là nền tảng đích thực của tôn giáo.”

[/b]       S. Hawking còn dẫn ra lời sau đây của Paul Oehser (*):

      “Hiện nay chúng ta chỉ biết rằng Einstein là nhà khoa học, nhà triết học vĩ đại nhất của thế kỷ. Trước mắt chúng ta, Einstein có dáng dấp của một vị thánh và những công trình của ông đã khiến chúng ta thêm tin tưởng vào khả năng trí tuệ của con người. “ (sđd. tr 298).
      Chúng tôi in đậm Einstein có dáng dấp của một vị thánh.

      Tây đô chiều mùng 10 Đinh Dậu (Feb. 06th 2017)
      BHAKTIVEDANTAVIDYARATNA
      ------------------------------
      (*) chú thích của ĐKP:
      Paul Oehser (1904 – 1996), cựu tổng biên tập tạp chí khoa học National Geographic Society của Hoa Kỳ.



[color=Font Color] [/color]
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân