TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Khởi nguyên Vũ trụ & Thời gian theo Kinh VEDA
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Khởi nguyên Vũ trụ & Thời gian theo Kinh VEDA

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Feb 03, 2017 5:59 am    Tiêu đề: Khởi nguyên Vũ trụ & Thời gian theo Kinh VEDA



Khởi nguyên Vũ trụ & Thời gian theo Kinh Veda


      Khởi nguyên Vũ trụ & Thời gian
      theo kinh Veda

      Từ thế kỷ XX này con người, với các dụng cụ thiên văn tối tân và những phương trình phức tạp, đã biết khởi nguyên của vũ-trụ: đó là Vụ Nổ Big Bang xảy ra khoảng gần 14 tỉ năm (chính xác: 13, 798 +/- 0, 037).

      Nói cho thật dễ hiểu vũ trụ được hình thành tóm tắt như sau:

      Người ta hình dung theo ngược chiều thời gian quá trình giãn nở của vũ trụ. Càng ngược thời gian bao nhiêu thì các thiên hà càng ở gần bấy nhiêu. Và ngược đến tận cùng của thời gian thì toàn bộ vật chất trong vũ trụ phải tụ lại một điểm, tức là có một khối vô cùng đậm đặc và vô cùng nóng (hàng chục tỉ độ) đã nổ tung: vật chất giãn ra xung quanh. Trong giai đoạn đầu vì nhiệt độ rất lớn, vật chất chỉ tồn tại ở trạng thái ion. Các electron tự do tương tác không ngừng với photon, nên tạo ra sự cân bằng giữa vật chất và bức xạ. Do giãn nở, nhiệt độ giảm dần đến khoảng 3000 độ K thì bức xạ cân bằng và kết thúc. Các electron liên kết vối các photon tạo ra Hydro và các nguyên tố khác. Do có sự lên xuống về mật độ mà các tâm tích tụ xuất hiện hình thành dần các thiên hà.

      Bây giờ ta lật lại hai quyển kinh cổ nhất là Kinh Veda của Ấn Độ và Cựu ước (The Old Statement) của Tây phương, để đối chiếu xem sao nhé.

      Trước hết xin trích từ kinh Cựu Ước, đó là Genesis. Sau đây là bản Việt dịch của LM Nguyễn Thế Thuấn (1922-1975):
      “KHỞI NGUYÊN
      I- Khởi nguyên của vũ trụ và loài người
      1. Khởi thủy Thiên chúa đã dựng nên trời và đất.
      Đất trời trống không mông quạnh
      và tối tăm trên mặt uông mang
      và khí thần là là trên mặt nước.
      Và Thiên chúa đã phán: ”Hãy có ánh sáng” và ánh sáng đã có. ”
      KINH THÁNH (Dòng Chúa Cứu Thế, 1976, trang 1).

      Xin nói thêm Sách KINH THÁNH này gồm hai tập; Cựu Ước (2318 trang) và Tân Ước (616 trang) ngót nghét gần 3000 trang được coi là bản dịch khổng lồ nhất của Việt nam từ trước cho đến nay. Sách in chữ nhỏ khổ 14cm x 20cm; được Chuẩn Ấn bởi Tổng Giám mục Phao-lô Nguyễn Văn Bình ngày 12-11-1975.

      Còn Kinh Veda của Ấn Độ, theo khuynh hứơng hiện nay, được san định khoảng 1500 đến 1000 năm trước công-nguyên. (Xin xem Kinh Thánh, sđd của Nguyễn Thế Thuấn; tr 614 tập Tân Ước), nhưng cũng có người đẩy thời gian đó xa hơn nữa (xin xem Nhập Môn Triết Học Ấn Độ của Lê Xuân Khoa, tr 55; nxb Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo dục VNCH, bản in lần thứ hai, 1972) thì như thế nào?

      Sau đây là đoạn trích từ Nhập Môn Triết Học Ấn Độ của Lê Xuân Khoa, nxb Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo dục VNCH, bản in lần thứ hai năm 1972.

      KHỞI NGUYÊN CỦA VŨ TRỤ (Rig-Veda X. 129)
      1- Thuở ấy không có Hữu thể mà cũng không có Phi thể, chẳng có không gian chứa đầy khí trời, mà cũng chẳng có tầng trời nào ở bên kia khoảng không ấy. Cái gì bao trùm hết thảy? Ở đâu? Do ai bảo hộ? Phải chăng là trùng dương thăm thẳm khôn đó?
      2- Thuở ấy không có chết mà cũng không có bất tử, không có gì phân biệt ngày đêm (avyàkritam). Đấng MỘT ẤY (tad ekam) hô hấp bằng nội lực, không tạo nên hơi thở. Tuyệt nhiên không có cái gì hiện hữu ở ngoài ẤY và khác với ẤY.
      3- Lúc khởi thủy chỉ có bóng tối mịt mù trong bóng tối; toàn thể vũ trụ này chỉ là nước mênh mông. Khi ấy do sức mạnh của nhiệt tính (tapas), Đấng MỘT phát sinh giữa hư không.
      (Sđd. tr 199-200).

      Ta để ý ở đoạn 3 có câu: Khi ấy do sức mạnh của nhiệt tính (tapas), Đấng MỘT phát sinh giữa hư không.
      Rồi đối chiếu với Vụ Nổ Big Bang nói trên: Và ngược đến tận cùng của thời gian thì toàn bộ vật chất trong vũ trụ phải tụ lại một điểm, tức là có một khối vô cùng đậm đặc và vô cùng nóng (hàng chục tỉ độ) đã nổ tung...

      Ta thấy như thế nào? cả hai đều đề cập đến NHIỆT phải không? và NỔ TUNG (Big Bang), còn Kinh Veda thì:: Khi ấy do sức mạnh của nhiệt tính (tapas), Đấng MỘT phát sinh giữa hư không.

      Có gần giống nhau không?

      *************************
      Về thời gian vũ trụ

      Như ta đã biết trong Thái dương hệ của chúng ta, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời một vòng được tính là một năm, ví dụ như Trái Đất (The Earth): 365, 26 ngày. Vậy thì hành tinh càng xa Mặt Trời vòng quay càng lớn. Do đó tính lần lượt thứ tự cách xa Mặt Trời một năm của các hành tinh thì:

      Mộc Tinh = 29,456 năm của Trái Đất.
      Thổ tinh = 30,456 năm của Trái Đất.
      Thiên Vương tinh = 84,07 năm của Trái Đất.
      Hải Vương tinh = 164,81 năm của Trái Đất.

      Đó mới chỉ là Thái dương hệ của chúng ta thôi, chứ chưa nói chi cả nghìn tỉ thiên hà khác xa cách chúng ta được tính bằng QUANG NIÊN (năm ánh sáng)!
      Từ đó, ta thấy Minh triết Ấn Độ (Kinh Veda) từ nghìn xưa đã dùng đơn vị đo thời gian là KALPA. Một KALPA = Một ngày của Brahmà (Đấng Sáng Tạo) tính ra là 4.320.000.000 năm (bốn tỉ, ba trăm hai chục triệu năm)!

      Cuối mỗi KALPA sẽ xảy ra một vụ hủy diệt (pralaya) của toàn thể vũ trụ. Vụ hủy diệt này mở đầu cho Đêm của Brahmà khi Ngài đi ngủ. Hết một đêm, thời gian bằng một kalpa, Brahma thức giấc lại bắt đầu một KALPA khác của vũ trụ tái sinh.

      Cuộc đời của Brhama sẽ thọ 100 năm (tính theo mỗi ngày của Brahma như trên). Khi Brahma chết, ngày đó sẽ xảy ra vụ đại hủy diệt (mahàpralaya) toàn thể vũ trụ và thế giới thần linh đều chết hết. Một trăm năm sau nữa, Brahma tái sinh, vòng sáng tạo và hủy diệt lại bắt đầu. Tính cho đến nay, Bahma được 50 tuổi!
      (sđd. trang 52 & 53 của LXK thuật theo P. Thomas, Hindu religion, customs and manners; Taraporevala Sons & Co. Bombay 1960).

      Đọc qua đoạn trên ta thấy đúng với khám phá thiên văn học hiện đại về sự GIÃN NỞ và CO LẠI của Vũ-trụ ; có thể thay cho ngôn ngữ thông thường: THỨC và NGỦ của Brahmà. THỨC của Brahma = GIÃN NỞ của vũ-trụ; NGỦ của Brahmà = CO LẠI của vũ-trụ, phải không?

      Khỏi cần phải luận bàn thêm, vì sao Kinh VEDA được coi là bảo vật vô giá linh thiêng từ ngàn xưa của người Ấn-Độ nói riêng và của các bậc thấu thị (rshi) nói chung; vì trong đó còn chứa rất nhiều đoạn bằng chữ Sanskrit cổ với các ẨN NGỮ mà cho đến bây giờ hầu như không ai hiểu hết! Mà nếu có thì đó là các bậc thấu thị mà thôi ; các vị này không có nhiều như thiền sư, tu-sĩ, chiêm tinh gia (thầy bói tử vi), tiên tri v. v.. nhan nhãn dẫy đầy trong xã hội tân tiến đượm mùi DỤC VỌNG. Phải hằng chục hay hằng trăm năm mới xuất hiện một bậc thấu thị, nhưng các Ngài không bao giờ lưu lại tên tuổi; chỉ khẩu truyền qua đệ tử chí thành. Kinh Veda không có tác giả là như thế đó. Vì các Ngài biết rằng những gì thốt ra từ sự tập trung cao độ trong tư thế yoga của các Ngài không phải là của Ngài mà chính là ƠN THIÊN KHẢI của Đấng Sáng Tạo.

      Tây đô, chiều mưa trái mùa.
      Mùng 6 năm Đinh Dậu (Jan. 02nd 2017)
      BHAKTIVEDANTAVIDYARATNA



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân