TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - HAI NHÀ NGỮ HỌC KIỆT XUẤT CỦA VNCH
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

HAI NHÀ NGỮ HỌC KIỆT XUẤT CỦA VNCH

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Jan 20, 2017 11:49 pm    Tiêu đề: HAI NHÀ NGỮ HỌC KIỆT XUẤT CỦA VNCH

[color=Font Color][color=Font Color]


Hai nhà ngữ học kiệt xuất của VNCH


      Hai nhà ngữ-học kiệt xuất của VNCH

      Những ai đã từng học Đại học Văn khoa Sài-Gòn, nhất là theo chứng-chỉ Ngữ-học Việt Nam trước 1975 đều kính ngưỡng và nghiêng mình trước hai đại thụ ngữ-học nước nhà, đó là Học giả Lê Ngọc Trụ (1909-1979) và Linh mục Tiến sĩ Lê Văn Lý (1913-1992).

      1) - Ngoài hằng trăm bài báo chuyên về ngữ-học Việt-Nam xuất hiện lần đầu tiên trên báo Tự-Do năm 1939 cho đến các năm trong thập niên 60 của thế kỷ trước, học-giả LÊ NGỌC TRỤ, giáo sư diễn giảng (associate professor) Đại học Văn khoa Saigon, đã để lại cho đời ba tác phẩm ngôn ngữ Việt Nam vô cùng giá trị và một quyển tự điển; đó là:

      1- [i]Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị[/i], nxb Thanh Tân 1960 được tái bản bởi nxb Khai Trí năm 1971. Tác phẩm này đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc, bộ môn biên khảo 1961. Sách dày 706 trang khổ 19. 5cm x 14. 5cm.
      2- Chánh Tả Việt Ngữ[/i], nxb Nam Việt 1951 và được nxb Trường Thi tái bản 1960.
      3- [i][color=Font Color]Tầm-Nguyên Tự-Điển Việt-Nam[/color]
, nxb TP/HCM 1993. Sách dày ngót nghét 900 trang khổ 19cm x 14cm.

      Và Việt Nam Tự-Điển, nxb Khai Trí 1970 (mặc dù sách chỉ ghi ông là người hiệu-đính cho Lê Văn Đức & một nhóm văn hữu), hai quyển. Đây là bộ tự-điển đồ sộ nhất của VN từ trước đến giờ, gồm 2 quyển; quyển Thượng (từ A đến L) và quyển Hạ (từ M đến X). Mỗi quyển gồm 3 phần:
      I- Phần thông thường (1865 trang)
      II- Tục-ngữ, Thành-ngữ, Điển-tích (376 trang)
      III- Nhân-danh, Địa-danh (273)
      Vị chi là 2514 trang khổ lớn (24. 5cm x 16cm).

      Vì công trình của cố giáo sư quá vĩ đại, vả lại chỉ là học trò của thầy, nên chúng tôi chỉ có nhiệm vụ nhắc lại cho các hậu-duệ biết mà thôi. Do đó, chúng tôi xin trích ra đây điều quan trọng nhất mà thầy muốn nói:

      “[b]Các học-giả chưa đồng ý với nhau về nguyên-tắc dùng gạch-nối và chữ hoa cho các đặc-danh. Chúng tôi hiểu dùng gạch-nối là để liên-kết một nhóm tiếng quan-hệ nhau dùng chỉ một ý-niệm, một người, một vật hay một xứ. Vì vậy chúng tôi theo nguyên-tắc ấy mà viết, như:
      ăn-mặc; đất-nước; nhà-cửa; giỏi-giắn; giang-san; hòa-bình; Lý-Thường-Kiệt; Lê-Quí-Đôn; Sài-Gòn; Việt-Nam... ”[/b]
      (Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị, Khai Trí 1971; tr. iii).

      2) - Linh mục Lê Văn Lý, Tiến sĩ Quốc gia (Doctorat d’État) Văn chương, GS Thực-thụ (tenured full professor) Đại học Văn khoa Saigon; với tác phẩm SƠ THẢO NGỮ PHÁP VIỆT NAM (nxb Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo dục, Saigon 1968) ; 232 tr. ; khổ 21 cm x 15cm). Đây được coi như bản Việt ngữ của luận án tiến sĩ của thầy “ LE PARLER VIETNAMIEN” đệ trình năm 1948 tại Đại học Sorbonne, Paris.

      Vì GS đã tốt nghiệp thêm Nhật ngữ (1944) và Hoa ngữ (1946) tại trường Quốc gia Ngôn ngữ Đông phương Paris (École Nationale des Langues Orientales de Paris) nên tác phẩm về ngữ học Việt Nam nói trên rất có giá trị. Đó cũng là tài liệu được dùng để giảng dạy tại các đại học Văn khoa Saigon, Huế và Đà-Lạt. Nét đặc sắc của tác phẩm là không dựa vào ngữ pháp của Tây phương để trình bày về ngữ pháp Việt Nam như một số nhà văn-phạm học trước đó, cho nên xuyên suốt cả cuốn sách GS chỉ sử dụng tiếng Pháp vài chữ mà thôi; VD: Hình thái học kết cấu (Morphologie fonctionelle), Ý nghĩa vị (Sémantèmes).

      Phương pháp của GS là phương pháp mô-tả, vì theo GS “Một định luật quan trọng của ngôn ngữ là thói quen thông thường. Ngữ pháp có nhiệm vụ trình bày cho trung thành và hệ thống hóa những kiểu nói thông thường, dựa trên những tỉ dụ lấy ở trong ngôn ngữ được sử dụng hằng ngày. ” (Sách đã dẫn tr. 7)

      Điểm đáng chú ý thêm nữa là, theo GS, “Một số đông những tự-ngữ Việt Nam là tự-ngữ đơn, nghĩa là có một vần. (...) và tự-ngữ kép có hai vần trở lên; chúng diễn tả một quan niệm độc nhất, có một phận sự ngữ pháp độc nhất, và là một khối âm thanh không thể tách rời ra mà không tổn hại cho bản chất của một tự-ngữ của chúng. Đúng lý ra trong văn-tự nên viết liền các yếu tố thành phần của chúng lại với nhau. ” (Sách đã dẫn tr. 26).

      Vì thế, GS viết tiếp “Những tự ngữ thuộc loại này, có thể được viết liền cả hai thành phần lại với nhau, như GS Nguyễn Đình Hòa đã chủ trương viết: baba, càocào, đuđủ... ” (Sách đã dẫn tr. 46).

      Có lẽ vì thế mà sau 1975 khi cho tái bản sách CÂY CỎ MIỀN NAM với tên mới CÂY CỎ VIỆT NAM gồm hai tập, GS Phạm Hoàng Hộ đã áp dụng các qui tắc trên từ GS Lê Ngọc Trụ và GS Lê Văn Lý, bằng cách viết liền nhau các danh từ khoa học, VD: hiểnhoabítử thay cho hiển hoa bí tử; câychóđẻ thay cho cây chó đẻ v. v..

      Cũng nói thêm, ngoài chức GS và Trưởng Ban Ngữ học tại Đại học Văn khoa Saigon, linh mục Lê Văn Lý còn là Khoa trưởng Đại học Văn khoa Đa-Lạt kiêm Phó Viện trưởng (1966-1970) rồi Viện trưởng Viện Đại học Đà-Lạt (1970-1975). Ngài qua đời ngày 03-10-1992 tại tiểu bang Missouri.

      Sau đây là lời của GS Nguyễn Đình Hòa (1924-2000), nhà ngữ học Việt Nam xuất sắc, GS thượng thặng (Professor Emeritus) của đại học Southern Illinois University: “[b]Giáo sư LM Lê Văn Lý là một nhà giáo dục kiệt xuất, một nhà ngữ học độc đáo, một vị linh mục đầy lòng nhân ái đối với bạn đồng nghiệp và đối với học trò. [/b]” (xin xem Đặc san Dòng Việt, Tuyển tập Ngôn ngữ Văn tự Việt Nam, 1993).

      Sau cùng cũng nên nói thêm, thời Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975), chánh phủ đã thành lập [b]ỦY BAN ĐIỂN CHẾ VĂN TỰ bao [/b]gồm các nhà ngữ học, các giáo sư chuyên ngành, các học giả, văn thi sĩ và nhạc sĩ danh tiếng để soạn thảo ra một qui chuẩn chung cho Việt ngữ. Tiếc thay, công việc đang tiến triển tốt đẹp thì ngày 30-4-1975 đến!

      Viết về hai nhà ngữ học kiệt xuất và cũng là các thầy dạy của thế hệ chúng tôi trong chương trình chứng chỉ “Ngữ học Việt Nam” tại đại học văn khoa Saigon là nhằm nhắc nhở các hậu duệ Việt kiều hải ngoại câu nói của ông bà ta UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN và ngẫm lại Việt ngữ bây giờ được báo chí và các ấn phẩm XHCN sử dụng ra sao mà thôi. CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU.

      Tây đô, chủ nhật, Jan. 15th 2017
ĐỖ KIM PHỤNG



[color=Font Color] [/color][/color][/color]
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân