TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Điện thoại di động trên máy bay nguy hiểm thế nào?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Điện thoại di động trên máy bay nguy hiểm thế nào?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Thu Nov 17, 2016 8:02 pm    Tiêu đề: Điện thoại di động trên máy bay nguy hiểm thế nào?

Điện thoại di động trên máy bay nguy hiểm thế nào?


Nếu bạn lên máy bay thì nhiều khả năng là bạn mang theo điện thoại di động.

Nhưng sự phức tạp kỹ thuật của điện thoại làm các hãng hàng không và chính phủ lo ngại, và với trường hợp điện thoại Samsung bị lỗi mới đây thì mối lo ngại là đúng.

Vào tháng 10, Bộ Vận Tải Hoa Kỳ chính thức cấm điện thoại Galaxy Note 7 của Samsung trên tất cả các máy bay ở Mỹ. "Hành khách nào, để lách việc này, để điện thoại trong hành lý gửi sẽ làm tăng rủi ro gây ra sự kiện thảm khốc, " quy định nêu.

Tin tức về vụ việc này đã được loan đi rộng rãi. Một vài tuần sau khi hãng điện tử Hàn Quốc tung ra điện thoại này vào tháng 8 thì tin từ khắp thế giới đưa nói rằng hay pin lithium bốc cháy trong khi hoặc sau khi sạc. Đã có khoảng 2.5 triệu điện thoại được bán trên thế giới trước khi Samsung tuyên bố thu hồi lại. Đầu tháng trước, hãng đã thông báo ngừng hẳn việc sản xuất điện thoại này.

Đấy chỉ là một trường hợp của việc điện thoại gây đau đầu cho các hãng hàng không và tổ chức chính phủ. Trong khi hàng điện tử tự nhiên bùng cháy là việc nguy hiểm rõ ràng thì những vấn đề khác lại ít rõ ràng hơn và làm đa số chúng ta vẫn không biết chắc chắn cái gì được coi là an toàn hay không an toàn.


Điện thoại có thể là vũ khí khủng bố?

Điện thoại có thể là vũ khí khủng bố?


Trên thế giới sau 11/9, cuộc chiến chống khủng bố kết hợp với sự tăng vọt của thiết bị điện tử cá nhân đã làm cho quan hệ giữa phi cơ và điện thoại trở nên hết sức phức tạp.

Năm 2014, Cục An Ninh Vận Tải (cơ quan chính phủ được thành lập năm 2001 để phản ứng lại vụ tấn công khủng bố ngày 11/9) đã đưa ra quy tắc mới về việc mang thiết bị điện tử cá nhân lên máy bay: Nếu là bay từ nước khác tới Mỹ thì pin của thiết bị này phải có đủ điện để khởi động thiết bị khi được nhân viên an ninh yêu cầu.

Lý do là sợ người ta sợ khủng bố có thể thay pin trong điện thoại bằng bằng một bom nhỏ. Những bom này có thể lọt qua kiểm tra mà không bị phát hiện, ngay cả dùng tia X và máy dò kim loại. Đó là một phần của "các biện pháp tăng cường an ninh" được áp dụng ở một số sân bay, kể cả cho các chuyến bay trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Anh.


Mối đe dọa này có thực tới mức nào?


Đó là có thực nên có thủ tục của Cục An Ninh Vận Tải (Cục ANVT) theo chỉ chị của Bộ An Ninh Quốc nội. "An ninh hàng không bao gồm một số biện pháp, trông thấy hoặc khuất, được thông báo theo điều kiện tiến triển, " Bộ trưởng An ninh quốc gia Jeh Johnson nói trong một tuyên bố năm 2014 mà không cung cấp gì thêm về những tình huống và những lời giải thích. Cục ANVT yêu cầu hành khách phải mang theo sẵn bộ sạc pin khi tới cổng sân bay.

"Cục ANVT, phối hợp chặt chẽ với những cơ quan cộng sự của cộng đồng tình báo, tiếp tục xem xét đánh giá mối đe dọa hiện thời để đảm bảo an ninh hàng không ở mức cao nhất mà gây ngừng trệ một cách không cần thiết cho hành khách." Cục ANVT nói trong một tuyên bố gửi qua email cho BBC. "Chúng tôi sẽ không thảo luận công khai thông tin về những yếu tố an ninh cụ thể. Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra những điều chỉnh cần thiết cho những điều khoản an ninh để đáp ứng những mối đe dọa luôn biến đổi."

Cũng may là cho đến nay không có một sự kiện nào trên máy bay có liên quan đến bom giấu trong điện thoại di động.


Ảnh hưởng của điện thoại đến truyền tin của máy bay


Trên khắp thế giới, hành khách lên ngồi trên máy bay là nghe thấy câu quen thuộc: "Đề nghị quý ông quý bà chuyển điện thoại di động sang chế độ bay." Nhưng nếu hành khách nào đó không chuyển thì làm sao? Điều xấu nhất có thể xảy ra là gì?

Do điện thoại di động phát sóng điện từ nên nó có khả năng làm nhiễu thông tin liên lạc của máy bay, như hệ thống và rada phòng tránh va chạm. Thậm chí việc nhiễu sóng ảnh hưởng đến bộ nghe của phi công. Đó là vì sao điện thoại phải có chế độ bay, nó tắt việc phát tín hiệu.

Nhưng sự thật là nhiều người chúng ta đôi khi vô tình để điện thoại hoạt động trong khi bay mà hình như không thấy tác động gì xấu. Ở một cuộc điều tra năm 2013, khoảng 1/4 hành khách máy bay Mỹ thừa nhận là họ không phải lúc nào cũng tắt điện thoại khi bay.

Nasa đã lập một danh sách những sự vụ liên quan đến thiết bị điện tử cá nhân xẩy ra trên máy bay. Trong danh sách này, được cập nhật lần cuối và tháng 1, có ít nhất có 5 sự vụ có tín hiệu phát ra từ điện thoại di động. Thí dụ, "Cơ trưởng báo có nhiễu, có thể là do điện thoại trong khoang máy bay và đó là nguyên nhân chính gây trục trặc điện tử trong quá trình bay."

Nhưng cho đến nay không có một sự kiện chắc chắn gây hư hại do điện thoại không để ở chế độ bay làm máy bay rơi hoặc gây tai nạn. Tuy nhiên, theo ý kiến của chính quyền thì tốt hơn là cứ thiên về an toàn.


Nhưng trên hết là thiết bị phải an toàn

Một Samsung Galaxy Note 2 smartphone bốc cháy trên chuyến bay của hãng hàng không IndiGo từ Singapore đi Chennai


Tất cả các điều lệ và quy định, và kiểm tra an ninh có bao giờ dễ dàng hơn chưa? Có thể lắm. Trước đây là dễ dàng. Thí dụ trước năm 2013 điện thoại và các thiết bị điện tử khác trên nhiều chuyến bay phải tắt máy hoàn toàn, không phải chỉ chuyển sang chế độ chặn tín hiệu. Cục Hàng Không Liên Bang Hoa Kỳ tiếp tục bãi bỏ việc tắt hẳn máy, các cơ quan các nước khác cũng vậy.

Gác vấn đề an ninh và tín hiệu sang một bên thì vấn đề thực sự mà sản phẩm Samsung đặt ra là: Đồ điện tử, đặc biệt là những thứ như điện thoại dùng pin ion lithium, phải tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Những loại pin này dễ phát nhiệt mạnh và nổ, đó là điều mà nhà sản xuất phải lưu tâm trước khi làm ra các sản phẩm mà hành khách sẽ mang tới đầy sân bay.

Nếu đồ điện tử làm lỗi mà lên máy bay thì đó là điều đáng lo ngại. Cũng vì tất cả những mối đe dọa tiềm tàng liên quan đến điện thoại nên bạn sẽ phải trình bày luyên thuyên ở bộ phận an ninh hoặc phải đi hàng giờ trên máy bay mà không được gửi tin nhắn, nên nhớ rằng an toàn còn hơn phải hối tiếc.

Bryan Lufkin
Nguồn: bbc.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân