TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Kỹ thuật tạo bé thơ có “ba-cha- mẹ” với thành tựu mới
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Kỹ thuật tạo bé thơ có “ba-cha- mẹ” với thành tựu mới

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Oct 26, 2016 5:02 pm    Tiêu đề: Kỹ thuật tạo bé thơ có “ba-cha- mẹ” với thành tựu mới

Kỹ thuật tạo bé thơ có “ba-cha- mẹ” với thành tựu mới

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bs. John Zhang và đứa bé đầu tiên sinh ra mang yếu tố ba-cha- mẹ


Trong những năm đầu tân thiên niên kỷ có cuộc tranh luận dữ dội về “khoa tạo bào thai có ba -cha- mẹ” (The science of three-parent embryos) nổ ra ở Âu Mỹ. Ở Anh đã công nhận tiến trình này nhưng hiện chiến trường chưa phân thắng bại ở Mỹ dù cơ quan FDA của Mỹ đầu năm 2016 đã khuyến cáo quốc hội Mỹ nên chấp nhận phương pháp tạo dựng bào thai mới mẻ này với mục tiêu cứu bệnh nhi mắc bệnh di truyền từ trứng của người mẹ.

Kỹ thuật trên mở ra tương lai lạc quan: trứng của những bà mẹ có khuyết tật có thể sinh ra hàng ngàn những đứa trẻ khó nuôi dưỡng như ở Anh, sẽ tránh được nguy cơ này. Hơn nữa, viễn ảnh không xa, cha mẹ có thể nhờ kỹ thuật “cải tạo trứng” hy vọng có những đứa con thông minh tuấn tú như mong ước.

Mới đây, nguồn tin truyền thông 27 tháng 9, 2016 cho biết đứa bé đầu tiên có “ba-cha-mẹ” ra đời ở Mexico. Tờ MailOnline, Independent, để ra tít lớn để ca tụng thành tựu này, và cho biết bé thơ ra đời nhờ một toán chuyên khoa sản của Mỹ nhưng thực hiện ở Mexico vì ở Mỹ khoa này chưa được chấp nhận. Trưởng nhóm nghiên cứu là Bs. John Zhang của New Hope Fertility Center, một dưỡng đường chuyên về sinh nở ở New York, ôm đứa bé đầu tiên do ba–cha- mẹ sinh ra trong tay để giới thiệu với báo chí.

Tin tức ban đầu cho biết, đứa bé có tên là Abrahim Hassan, mới được năm tháng, mang DNA của cả cha lẫn mẹ nhưng cũng thêm một phần nhỏ DNA của một phụ nữ hiến tặng.

Giống như những đứa trẻ khác, em bé này mang gene di truyền của cả cha và mẹ ruột cùng mã (code) gene di truyền của một người hiến tặng khác. Mã gene phụ này có tác dụng giúp em bé ngăn chặn căn bệnh nan y gây ra bởi một gene xấu của mẹ.

Em bé đã ra đời cách đây 5 tháng, tuy nhiên đến giờ thông tin về bé mới được công bố rộng rãi.

Quá trình kết hợp gene được tiến hành bởi nhóm bác sĩ Mỹ và thực hiện tại Mexico – nơi pháp luật chưa cấm việc kết hợp các mã gene di truyền. Hiện kỹ thuật gây tranh cãi này mới chỉ được công nhận hợp pháp tại Anh.

“Đây là một dấu mốc quan trọng trong ngành khoa học. Bởi nó đã chứng tỏ rằng việc sử dụng yếu tố di truyền của một người hiến tặng có thể giúp em bé tránh được bệnh tật”, John Zhang, người đứng đầu nhóm bác sĩ Mỹ cho biết.

Được biết có một cặp vợ chồng người Jordan còn trong tuổi sinh nở nhưng bà mẹ đã mất 2 người con – một em bé 6 tuổi và một em bé 8 tháng chỉ vì hội chứng Leigh.

Leigh là hội chứng thế nào? Nó là một hội chứng rối loạn thần kinh nghiêm trọng, trong đó hệ thống thần kinh bị tấn công khiến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ bị ức chế. Trẻ em mắc bệnh này thông thường sẽ chỉ sống đến khoảng 3 tuổi và sẽ qua đời do bế tắc hô hấp.

Nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ phát hiện ra trong trứng của người mẹ có “ty lạp thể hư hỏng” (damaged mitochondria) có thể gây ra căn bệnh Leigh.

Sau khi mất con, vì quá tuyệt vọng, cặp này đã tìm đến bác sĩ Zhang để được áp dụng phương pháp thụ thai mới.

Theo đó, trứng của người mẹ được loại bỏ ty lạp thể hư hỏng và được thay bằng ty lạp thể khỏe mạnh của trứng hiến tặng. Trứng này được thụ tinh với tinh trùng của cha em bé để tạo thành phôi.

Vì liên quan đến việc thay đổi gene con người nên phương pháp này vẫn đang gây tranh cãi ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh mặt tích cực, Bs Zhang cũng cảnh báo về mặt tiêu cực của phương pháp này. Bởi những cặp cha mẹ có thể sẽ muốn thay đổi DNA của một đứa trẻ chưa sinh ra chỉ để đứa trẻ ấy trở nên đẹp và giỏi giang hơn.



Hiện giờ kỹ thuật này nhắm vào việc phòng bệnh và thực hiện như sau:

1-Lấy trứng của một người mẹ có ty lạp thể (mitochondria) xấu có thể gây bệnh.

2-Lấy trứng của người hiến tặng có ty lạp thể khỏe mạnh.

3-Lấy hạt nhân (nucleus- phần trung tâm, chủ yếu trong trứng nơi chứa các phần quan trọng tạo bào thai) từ trứng của bà mẹ và trữ riêng.

4-Lấy hạt nhân trong trứng của người cho và loại bỏ.

5-Đặt hạt nhân của người mẹ vào trứng của người cho có ty lạp thể khỏe mạnh.

6-Trứng này được thụ tinh bởi tinh trùng của người cha trong ống nghiệm, phương pháp IVF, rồi cấy vào tử cung người mẹ.

Như thế trẻ ra đời gần như hoàn toàn do tinh cha huyết mẹ tạo nên và chỉ nhờ phần nhỏ đóng góp của người cho mà thôi.

Kỹ thuật tạo bé ba- cha- mẹ với thành công mà nhóm của Bs. John Zhang mới công bố đã được phần đông giới khoa học trên toàn thế giới ca ngợi, cho là nó mở ra kỷ nguyên mới cho y khoa “new era of medicine”.



Người bênh

Người ủng hộ kỹ thuật tạo “bé ba- cha- mẹ” tán tụng nó là giải pháp cực hữu hiệu để tránh cho trẻ em ra đời bị chứng bệnh nan y và không toàn mạng sống trong dăm ba năm từ khi lọt lòng mẹ chỉ vì trứng của từ mẫu có một phần ty lạp thể mất khả năng hoạt động bình thường (dysfunctional mitochondria). Thế mà ty lạp thể, thường được gọi là trung tâm cung cấp năng lượng (powerhouse) của tế bào, sản xuất gần như toàn thể năng lượng mà cơ thể cần. Tình trạng hư hỏng của chúng có thể gây ra một số bệnh khó chữa khiến hài nhi yểu mệnh.

Muốn trị liệu di truyền này thì phải trị từ trong trứng vì mầm bệnh ở ty lạp thể xấu trong trứng của người mẹ. Các nhà khoa học nhận thấy rằng loại ty lập thể có lỗi này (faulty mitochondria) ở phía ngoài “hạt nhân” (nuclear DNA) là phần quan trọng nhất chứa DNA, nên có thể lấy phần xấu đó ra ngoài, và thay bằng phần tốt từ trứng của người hiến tặng trước khi cho thụ tinh. Sau đây là họa đồ công việc mà y học gọi là “chuyển hóa hạt nhân” (spindle nuclear transfer.)

Hình 1 cho thấy tiến trình của kỹ thuật tái tạo “trứng” (reconstructed egg) như sau:

Bước thứ nhất: lấy phần “hạt nhân DNA” (nuclear DNA) từ trứng của bệnh phụ ra và loại bỏ phần “ty lạp thể DNA” (mitochondrial DNA) xấu.

Bước thứ hai: Lấy phần hạt nhân DNA từ trứng của người cho ra nhưng để lại “ty lạp thể lành mạnh.” Tiếp đó, để phần “hạt nhân” của người mẹ vào đó thay thế.

Bước thứ ba: Thụ tinh được thực hiện với tinh trùng người cha trong ống nghiệm với trứng mới được tái tạo, sau đó được cấy vào tử cung bà mẹ và bà mẹ hoài thai sinh ra bế-bi “ba- cha- mẹ” hợp quần. Như thế bào thai ra đời do công của hai người mẹ và một người cha.

Kỹ thuật trên tạo ra bào thai chứa DNA của cả hai phụ nữ nhưng quan trọng nhất là nó không chứa loại ty lạp thể xấu và tránh cho trẻ bệnh di truyền nếu có của người mẹ..

Tiến trình mở ra tương lai nhân loại khang an hơn, khéo léo hơn và có thể đẹp hơn nhờ phương pháp “pha chế” của khoa học.

Năm 2015, Anh quốc, dưới thời David Cameron, trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới hợp thức hóa kỹ thuật trên.



Kẻ chống

Tuy nhiên đã có dư luận chống đối từ 2003, khi việc làm của nhóm Bs. Zhang (ông này được đào tạo ở Anh) được nhiều người chú ý. Lúc đó làn sóng phản kháng quá cao, cho rằng nhóm Zhang đã muốn đoạt quyền tạo hóa (“playing God”) và công việc sẽ tốn kém mà không có kết quả và không an toàn cho phụ nữ.

Trước làn sóng công kích, nhóm Zhang phải kiên nhẫn tiếp tục nghiên cứu và mười ba năm sau, 2016, với thành quả cụ thể, nhóm Zhang mới hiên ngang ra tuyên bố phương pháp chuyển hóa hạt nhân (spindle nuclear transfer) giúp cho phụ nữ có mầm bệnh di truyền muốn sinh con khỏe mạnh vừa hữu hiệu vừa an toàn.

Hơn mười năm (2003-2016), khoa học tạo đứa trẻ ba- cha mẹ còn ở tình trạng thử nghiệm và chưa mang sức thuyết phục rộng rãi nên có nhiều người chống đối.

Trước hết kỹ thuật tân kỳ trên đòi hỏi tốn phí rất cao cho những bà mẹ muốn sinh con khỏe mạnh và tương lai nếu chính quyền tài trợ cho việc nghiên cứu và hỗ trợ sản phụ thì xã hội phải hy sinh rất lớn về tài chính. Liệu hao tốn có mang lại lợi ích nhiều hay không?

Con người làm được việc biến đổi gene của sản phụ từ xấu ra tốt là việc đáng khích lệ nhưng trong việc này phải hủy hoại trứng có khả năng sinh nở của người cho (khi loại bỏ hạt nhân, chỉ để lại ty lạp thể tốt) thì khó tránh việc hại sinh mạng nên nhóm “pro-life” không thể chấp nhận. Tiến xa hơn nữa tạo ra giống ưu tú, là việc đoạt quyền tạo hóa khiến các nhà tôn giáo không thể dễ dàng đồng ý, vì thế trong nhiều năm sau 2003, giáo hội Anh quốc giáo (The Anglican Church) và Thiên chúa giáo La mã (Roman Catholic Church) đã ra mặt bài kích.

Các nhà tâm lý và giáo dục không thể không đặt ra câu hỏi. Đứa trẻ có ba- cha- mẹ sau này có phát triển bình thường về tâm lý hay không?

Hơn nữa, dù ty lạp thể DNA cung cấp do trứng của người cho khỏe mạnh chỉ chiếm khoảng 1 phần trăm những nguyên liệu gene di truyền trong trứng mà thôi. Nhưng liệu có nguy cơ nào trong việc hỗn hợp hai thứ DNA khác nhau trong một trứng, đứa trẻ sinh ra có gặp trục trặc sau này hay không?

Trong việc giao hợp bình thường, tế bào trứng chứa phần hạt nhân DNA và phần ty lạp thể DNA từ cùng một người. Cả hai yếu tố này có thể tương thông dễ dàng và hoạt động đồng bộ vì “nói cùng một ngôn ngữ.” Nay đưa một số ty lạp thể khác vào trứng của người mẹ liệu có sinh ra sự bất tương thông hay không?

Thí nghiệm cho thấy những con chuột có sự pha trộn giữa hạt nhân và ty lạp thể DNA thì khi dự vào thí nghiệm thể lực thấy chúng mau mệt khi chạy trên treadmill và khả năng lãnh hội và tiếp xúc cũng giảm thiểu.

Cũng vì thế cơ quan FDA (Food and Drug administration) của Mỹ chỉ đưa ra lời khuyến cáo dè dặt rằng chính quyền liên bang nên chấp nhận kỹ thuật cải tạo trứng bằng phương pháp Chuyển hóa hạt nhân (spindle nuclear transfer) để trị bệnh di truyền cho trẻ thơ mà thôi.

Chu Nguyễn
Thời Báo

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân