TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - THE ARTS
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

THE ARTS
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hội Họa, Nhiếp Ảnh và Nghệ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sun Aug 28, 2016 3:11 pm    Tiêu đề: The Good, the Bad & the Ugly Finale

The Good, the Bad & the Ugly Finale

Đạo diễn Sergio Leone

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sun Aug 28, 2016 3:22 pm    Tiêu đề: Tác động của ‘Thiện, Ác và Tà’ (The Good, the Bad & the Ugly) với thế giới

Ba người đàn ông dày dạn sương gió, để ria mép, đứng đối mặt nhau giữa một nghĩa trang mênh mông không bóng người. Họ liếc nhìn nhau một cách đầy ngờ vực và đứng im phăng phắc, không nói một lời nào. Khung cảnh đó kéo dài trong hai phút rưỡi.


Tác động của ‘Thiện, Ác và Tà’ với thế giới

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Nghe không giống như xi-nê lắm?

Thế nhưng thật ra đó là một trong những phân cảnh trong phim cuốn hút nhất và được ca ngợi nhiều nhất mọi thời đại: màn thanh toán cao trào vào cuối phim ‘Thiện, Ác và Tà’ của đạo diễn Sergio Leone.


Cảnh đấu tay ba

Năm nay đánh dấu tròn 50 năm ngày ra mắt bộ phim. Trong vòng năm thập niên qua, tác phẩm điện ảnh này đã có ảnh hưởng lớn lao đối với điện ảnh và văn hóa đại chúng.

Di sản đạo diễn huyền thoại người Ý được khắc ghi vào thể loại phim cao bồi Ý (spaghetti western - tức loại phim về miền Viễn Tây nước Mỹ nhưng mang phong cách Ý). Thể loại này thịnh hành trong những năm 1960 và 1970 với cảm hứng từ các bộ phim của Hollywood về cao bồi và người da đỏ.

Chúng là tác phẩm của các đạo diễn châu Âu thích mạo hiểm và làm phim với ngân sách khiêm tốn.

Do đó mà trào lưu làm phim này được định hình bởi tinh thần sáng tạo dũng cảm. Không có tác phẩm điện ảnh spaghetti western nào nổi tiếng và chỉ có một ít phim được đánh giá cao như ‘Thiện, Ác và Tà’.

Phim do Leone thực hiện vào năm 1966 kể về ba kẻ du đãng chai lì đi tìm kho báu.

Bộ phim kinh điển này của ông đã có mặt trong vô số bảng xếp hạng hàng đầu trong nhiều năm. Kỹ thuật kể chuyện mang tính đột phá của phim đã được các nhà làm phim trên khắp thế giới sử dụng, giảng dạy, học lóm và tham khảo.

Cảnh chạm trán nổi tiếng giữa ba nhân vật vốn được mọi người biết đến là ‘cảnh đấu tay ba’ được xem là một trong những ví dụ hay nhất về kỹ thuật biên tập trong lịch sử điện ảnh thế giới.

Cốt lõi của lý do tại sao ‘Thiện, Ác và Tà’ lại có tiếng vang lớn như vậy trong vòng nửa thế kỷ từ khi nó ra đời không phải là việc nó kể về những gì đã xảy ra, mà là về cách nó kể câu chuyện.


Bấm vào để xem hình lớn hơn


Kỹ thuật chuyển cảnh bậc thầy

Ngay từ đầu phim đã có những dấu hiệu cho thấy nó sẽ có những pha hành động mạo hiểm.

Mở đầu là cảnh quay góc dài và rộng hình ảnh một thung lũng khô cằn, gồ ghề và cảnh dãy núi. Tuy nhiên, cảnh đó chỉ kéo dài có vài giây.

Leone dùng nó để thể hiện tay nghề chuyển cảnh khéo léo của ông.

Gương mặt của một gã cao bồi râu ria lởm chởm bất thình lình xuất hiện trong khuôn hình gần đến nỗi chúng ta có thể nhìn thấy lỗ mũi của gã.

Cảnh góc rộng và dài đã biến thành cận cảnh với hình ảnh quay rất sát mà không cần phải cắt hay dời cảnh gì cả.

Khung cảnh mênh mông trong cảnh mở đầu tạo nên bối cảnh cho bộ phim.

Đó là dấu hiệu cho thấy chuyện phim sẽ xảy ra trong một bối cảnh rộng lớn, khắc nghiệt và sau đó bối cảnh đó sẽ nhanh chóng thay đổi để đi sâu vào cảnh quay đã trở thành ‘đặc sản’ trong phim: chân dung cận cảnh của các nhân vật được quay một cách cách thiếu tự nhiên.

Cũng quan trọng như biên tập phim, nhạc nền được xem là một trong những bản nhạc phim hay nhất trong lịch sử điện ảnh.

Được nhà soạn nhạc thiên tài người Ý Ennio Morricone sáng tác, bản nhạc phim đã được đưa vào Bảo tàng Danh dự của Grammy vào năm 2009.

Khán giả dễ dàng nhận ra bản nhạc này. Có cả một cuốn sách bình luận về bản nhạc chủ đề trong phim.

Bản nhạc xếp ngang hàng với điệp khúc hai nốt rùng rợn trong phim Jaws (tức ‘Hàm Cá Mập’) và bản Imperial March trong ‘Chiến tranh giữa các vì sao’ trong danh sách những nhạc phim nổi tiếng nhất trong điện ảnh.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Nhạc phim do nhà soạn nhạc thiên tài người Ý Ennio Morricone sáng tác đã trở thành một tác phẩm kinh điển



Cảnh quay kinh điển

Tuy nhiên cảnh quay đỉnh cao là cảnh cuộc đấu tay ba – một phân cảnh điêu luyện mà trong đó các nhân vật chính (do Clint Eastwood, Lee Van Cleef và Eli Wallach thủ vai) đối mặt nhau trên một mảng gạch xi măng hình bầu dục trong nghĩa trang thời Nội chiến.

Để hiểu được tầm quan trọng của cảnh quay này thì điều đầu tiên là nó giúp chúng ta hiểu được một chút về các yếu tố làm phim cơ bản.

Nguyên tắc cơ bản nhất của của việc biên tập một bộ phim – được gọi là cắt cúp – thường được sử dụng để rút gọn thời gian. Bằng cách này thì những chi tiết vụn vặn từ lúc này qua lúc khác trong cuộc đời thực sẽ được cắt bỏ.

Chẳng hạn như cảnh quay một người bắt đầu bước lên cầu thang được cắt chỉ còn lại người đó xuất hiện ở bậc thang trên cùng còn đoạn người đó đi từng bước lên cầu thang bị cắt bỏ.

Tuy nhiên, cảnh đối mặt trong phim ‘Thiện, Ác và Tà’ lại chủ yếu là cảnh không hành động. Về thực chất nó kể một câu chuyện khi không có câu chuyện gì cả.

Cảnh đối đầu không lời của các nhân vật được mở đầu và kết thúc bằng đại cảnh cho thấy ba nhân vật đứng thành một hình tam giác với các nấm mộ và bia mộ đằng trước và phía sau họ.

Trật tự của các cảnh quay lúc đầu được cân bằng hoàn hảo giữa các nhân vật.

Có ba cảnh quay cận cảnh khẩu súng ngắn của mỗi người và sau đó là ba trung cảnh gương mặt của họ rồi tiếp theo là quay cận vào mặt của mỗi người.


Tầm ảnh hưởng

Hình ảnh trở nên điên cuồng và các cảnh quay trở nên ngắn hơn, cô đọng hơn khi mà âm nhạc của Morricone lên cao vút.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Đạo diễn Quentin Tarantino gọi phim 'Thiện, Ác và Tà' là thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới


Khán giả bước vào khoảng không gian đặc biệt đó nơi mà họ cảm thấy họ đang bước đi trong tâm trí các nhân vật và run rẩy trong nỗi sợ hãi và mong chờ cùng với nhân vật.

Đây chính là đoạn phân cảnh mà các học giả và các fan hâm mộ trung thành đã nghiền nghẫm kỹ từng chi tiết của các cảnh quay như thể họ là nhà khoa học đang giải phẫu một cơ thể người ngoài hành tinh để tìm ra bí mật.

Cảnh quay như thơ này mặc dù đem đến cảm giác hỗn loạn nhưng cấu trúc của nó thì thể hiện rõ tính phương pháp và thậm chí có nét toán học.

Hiệu ứng của ‘Thiện, Ác và Tà’ vẫn còn ảnh hưởng đến những bộ phim được ra mắt thời nay.

Không đạo diễn nào thể hiện sự ngưỡng mộ đối với tác phẩm này với tất cả nhiệt huyết như là Quentin Tarantino, người gọi nó là thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử điện ảnh.

Là một người ủng hộ nhiệt thành của câu ngạn ngữ ‘nghệ sỹ vĩ đại học hỏi từ người khác', chúng ta có thể thấy tình yêu của Tarantino dành cho bộ phim này ẩn hiện trong toàn bộ các tác phẩm của ông.

Thật vậy, trong phim ‘The Hateful Eight’ mới đây của ông, Tarantino đã nhờ Morricone (nay đã 87 tuổi) viết nhạc nền.

Có lẽ ảnh hưởng rõ nét nhất là cảnh cuối trong phim ‘Reservoir Dog’ vào năm 1992 về màn đối đầu ở Mexico.

Cảnh này thể hiện ba tên cướp có vũ trang (do Lawrence Tierney, Harvey Keitel và Chris Penn thủ vai) chĩa súng vào nhau, người này đợi người kia khai hỏa.

Cảnh này gần như y hệt cảnh cao trào trong tuyệt phẩm của Leone, nhất là cảnh ba nhân vật đứng thành hình tam giác.

‘Thiện, Ác và Tà’ cũng là nguồn cảm hứng trực tiếp cho nhiều đạo diễn khác, trong số đó có Martin Scorsese, Robert Zemeckis, Sam Raimi và Robert Rodriguez.

Thành công trên toàn cầu của phim này khiến nam tài tử Clint Eastwood, người bắt đầu hợp tác với đạo diễn Don Siegel hai năm sau đó, trở thành ngôi sao điện ảnh quốc tế.

Sự hợp tác này đã đưa đến những bộ phim kinh điển như ‘Dirty Harry’ và ‘Escape from Alcatraz’.

Luke Buckmaster
BBC - TIẾNG VIỆT

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Fri Sep 09, 2016 5:24 pm    Tiêu đề: Những Hình Ảnh Giúp Bạn Có Thêm Động Lực Và Niềm Tin Vào Nhân Loại

Những Hình Ảnh Giúp Bạn Có Thêm Động Lực Và Niềm Tin Vào Nhân Loại

Chuyện Lạ Việt Nam Và Thế Giới

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Sep 21, 2016 2:28 pm    Tiêu đề: Giải mã ngày danh họa Van Gogh tự vẫn

Giải mã ngày danh họa Van Gogh tự vẫn

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Vincent Van Gogh

- Sinh: 30-3-1853 - Zundert, Netherlands

- Chết:29-7-1890 (37 tuổi) - Auvers-sur-Oise, France

(Ảnh: Van Gogh tự hoạ)


Vào một ngày mùa hè 1890, Vincent Van Gogh tự tử bằng súng ở một cánh đồng ngoại ô Paris. Bức tranh mà ông vẽ sáng hôm đó nói lên điều gì về tình trạng tinh thần ông?

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bảo Tàng Van Gogh ở Amsterdam trưng bày khẩu súng mà họa sĩ được cho là đã dùng nó để tự sát (Ảnh: EPA)


Ngày 27/7/1890 Vincent Van Gogh đi vào cánh đồng lúa mì phía sau lâu dài ở làng Auvers-sur-Oise, Pháp, cách Paris vài dặm, và tự bắn vào ngực. Ông bị bệnh thần kinh đã 18 tháng và đã có lần dùng dao cạo tự cắt tai trái mình vào một tối tháng 12 năm 1888 khi ông ở Arles in Provence.

Sau sự kiện tự hại mình có tai tiếng này, ông tiếp tục bị những cơn bệnh ngắt quãng gây suy nhược làm ông lẫn lộn mung lung kéo dài mỗi lần vài ngày hoặc vài tuần. Giữa các lần này, ông thấy bình thản, sáng suốt và vẫn có thể vẽ được. Quả thực là thời gian ở Auvers (ông tới đây tháng 5/1890 sau khi rời viện tâm thần ngay ngoại vi Saint-Remy-de-Provence, phía Đông Bắc của Arles) là thời gian làm việc hiệu quả nhất trong nghiệp vẽ của ông: trong 70 ngày ông hoàn thành 75 bức tranh và hơn 100 bức họa và phác họa.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Một lá thư của một bác sỹ Pháp ở tỉnh, Félix Ray, cho thấy gần hết tai của Van Gogh đã bị cắt lìa vào tháng 12/1888 (Ảnh: AP)


Mặc dù vậy ông ngày càng thấy cô đơn lo lắng, tự nhận thấy đời mình là thất bại. Cuối cùng ông lấy được một khẩu súng lục nhỏ của người chủ nhà trọ ở Auvers. Đây chính là khẩu súng ông mang ra cánh đồng vào buổi chiều gay cấn ngày chủ nhật cuối tháng Bảy. Tuy nhiên khẩu súng chỉ là súng bỏ túi, sức công phá thấp, và do vậy khi ông bóp cò, viên đạn chạm sương sườn bật ra và không trúng tim. Van Gogh bất tỉnh. Đến đêm ông quay lại tìm súng để thực hiện tiếp việc đó. Không tìm thấy, ông lảo đảo về nhà trọ và người ta mời bác sỹ tới. Người em thân tình của Vincent, tên là Theo, được mời và tới ngày hôm sau. Mới đầu Theo tin rằng Vicent sẽ bình phục. Nhưng rồi, không gì cứu vãn được và đêm đó người họa sĩ qua đời ở tuổi 37. “Tôi luôn ở bên anh ấy cho đến khi mọi việc kết thúc, Theo viết cho vợ. “Một trong những câu cuối cùng của danh họa là: ‘đây là cách tôi muốn ra đi’ và sau đó một lát ông đã tìm được sự yên tĩnh mà ông không tìm được trên trái đất này.”

Một cuộc triển lãm mới ở bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam mang tên “Cận kề với bệnh điên” đã có một trình bày tỷ mỉ về một năm rưỡi cuối cùng của đời họa sĩ này. Mặc dù vậy nó không cho biết một chẩn đoán dứt khoát về bệnh của ông (trong nhiều thập niên, người ta gợi ý một số nguyên nhân: động kinh, thần kinh phân lập, nghiện rượu, tâm thần và chớm điên) nhưng nó có trưng bày một khẩu súng đã bị mòn gỉ nhiều tìm thấy ở cánh đồng phía sau lâu dài ở Auvers năm 1960. Phân tích cho thấy khẩu súng đã có bắn và nằm trong đất từ 50-80 năm. Tóm lại, chắc hẳn đây chính là khẩu súng Van Gogh đã dùng.


Nguyên nhân sâu xa

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bức tranh Rễ Cây của Van Gogh (Ảnh: Van Gogh)


Cuộc triển lãm cũng nêu bật một lá thư mới tìm thấy, được báo chí nói nhiều. Thư là của bác sỹ Felix Rey điều trị cho Van Gogh ở Arles, nó kèm phác họa phần nào của tai đã bị ông cắt. Trong nhiều năm, các nhà viết tiểu sử đã tranh luận là Van Gogh tự cắt cả tai trái hay chỉ phần dái tai. Thư này (do nhà nghiên cứu độc lập Bernadette Murphy tìm thấy) nói về sự phát hiện của bà trong cuốn sách mới “Sự thật về tai của Van Gogh”, cho hay là họa sĩ đã cắt cả tai.

Tất nhiên bức thư là sự phát hiện của sự việc ở bảo tàng Van Gogh. Tuy nhiên khi tôi tới thăm bảo tàng gần đây, tôi chú ý tới một chi tiết khác, đó là bức tranh dở dang, rộng 1 mét, tựa đề Rễ Cây (1890). Van Gogh vẽ bức này vào sáng ngày 27/7, một vài giờ trước khi ông cố gắng để tự vẫn. Đây là bức tranh cuối cùng ông vẽ.

Thoạt nhìn, bức tranh dày đặc có vẻ trừu tượng. Chúng ta sẽ “đọc” thế nào những đường phẩy bút vẽ các màu lục, lam và vàng, được thực hiện mạnh mẽ trên vải, ở một số chỗ trông rất rõ? Dần dần, hình ảnh cho thấy là một cảnh quan những rễ cây trơ ra và các phần dưới của cây nổi bật trên nền đất cát màu nhạt trên một sườn đá vôi dốc. Ở phía góc trái phía trên của tranh ta thất rõ một mảnh trời.

Tuy vậy, ngoài cái đó, toàn tranh dành cho sự đan xen dày đặc của các rễ cây khúc khuỷu, thân cây, cành cây và cây cỏ rậm rì. Như Martin Bailey, nhà sử học nghệ thuật và tác giả cuốn sắp phát hành “Studio of the South: Van Gogh in Provence”, chỉ rõ, “Phần trên của các cây đã bị cắt theo một bố cục bất thường như là trong các tranh in của Nhật mà Van Gogh rất ngưỡng mộ.”

Thực vậy, tranh “Rễ Cây”, về nhiều phương diện, là bức tranh phi thường: một sáng tạo, một bố cục phủ kín và không có điểm nhấn. Có thể cho rằng nó nhìn trước sự phát triển sau này của nghệ thuật hiện đại như trường phái trừu tượng. Thế nhưng, đồng thời ta cũng không thể không nhìn tranh này ngược lại quá khứ, qua lăng kính hiểu biết rằng ngay sau khi vẽ nó xong Van Gogh đã cố để tự tử. Điều này cho ta thấy gì về trạng thái tinh thần của ông?


Vĩnh biệt tất cả?

Bấm vào để xem hình lớn hơn

“Cánh đồng và đàn quạ”cũng vẽ vào tháng 7/1890, thể hiện kỹ thuật bối rối tương tự, nhưng trong quang cảnh tối tăm hơn, toát lên điềm báo hơn (Ảnh: Van Gogh)


Chắc chắn là bức tranh cho thấy cảm xúc rất rối ren. “Nó là một trong những tranh mà ta cảm thấy trạng thái tinh thần đôi khi bị dày vò của Van Gogh, ” Bailey nói. Hơn nữa, vấn đề này có vẻ quan trọng. Nhiều năm trước, Van Gogh đã có một nghiên cứu về rễ cây, nó thể hiện (như trong thư ông gửi cho Theo) một cái gì của sự đấu tranh cho cuộc sống. Một thời gian ngắn trước khi ông chết, trong một thư gửi Theo, Van Gogh viết cuộc sống của ông bi “tấn công vào chính rễ”. Vậy phải chăng Van Gogh vẽ Rễ Cây là để vĩnh biệt?

Khi tôi nói điều này với bà Nienke Bakker, người chịu trách nhiệm về bộ tranh của bảo tàng Van Gogh, thì bà tỏ ra thận trọng. “Có rất nhiều xúc động trong các tác phẩm vào những tuần cuối cùng của đời Van Gogh, như tranh ‘Cánh đồng và đàn quạ’ và tranh’ Cánh đồng dưới mây sấm’, ” bà nói. “Rõ ràng là ông định thể hiện trạng thái tinh thấn đầy cảm xúc của mình. Và ‘Rễ cây’ cũng rất mạnh mẽ và đầy sức sống. Sẽ là rất phiêu lưu. Khó mà tin được một người vẽ tranh này vào buổi sáng lại tự tử vào cuối ngày. Theo tôi, khó để nói rằng Van Gogh cố tình vẽ bức tranh này để từ biệt, như thế là có lý trí quá mức.”

Cuối cùng, Bakker muốn chặn đứng ý kiến là bệnh của Van Gogh là lý do của sự vĩ đại. “Tất cả những rễ cây xương xẩu oằn uốn làm cho tranh Rễ Cây trở nên sôi nổi và đầy cảm xúc, ” bà nói. “Nhưng đó không phải là một bức tranh được tạo ra bởi một đầu óc điên loạn. Ông rất hiểu ông đang làm gì. Cho đến khi kết thúc, Van Gogh đã vẽ mặc dù ông đau ốm, không phải vì đau ốm mà vẽ. Nên nhớ điều đó là quan trọng.”

Alastair Sooke
BBC TIẾNG VIỆT

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Sep 22, 2016 2:54 pm    Tiêu đề: Vẻ đẹp châu Phi

Vẻ đẹp châu Phi

Đời sống thiên nhiên Nam Phi qua ống kính của nhiếp ảnh gia Neil Aldridge, người từng đoạt giải chụp hình thế giới hoang dã.

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Từng đoạt giải thưởng chụp hình đời sống hoang dã, Neil Aldridge trở nên nổi tiếng từ việc chụp hình những chú chó hoang châu Phi. Sinh sống tại Bắc Somerset của Anh, công việc đưa Aldridge đi khắp nơi trên thế giới. Nhưng ông luôn quay trở lại với vẻ đẹp tự nhiên của quê hương mình, Nam Phi. Bức chân dung một con sư tử cái được chụp tại Khu bảo tồn Kariega Game Reserve ở Đông Cape của Nam Phi. Aldridge bắt gặp nó vài lần, và thấy nó thường giữ khoảng cách với những con sư tử khác. Nằm dưới một bụi cây hưởng những tia nắng đầu tiên trong một buổi sáng, nó chăm chú quan sát một cặp hai mẹ con tê giác gần đó. "Tôi nghĩ là nó đang tính liệu có nên tới tóm con tê giác con hay không, " Aldridge nói. "Đó là chỉ dấu cho thấy vì sao nó sống được một mình lâu vậy - là bởi nó rất thông minh, rõ là thế."


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Trên dòng sông nước dâng cao Shingwedzi ở miền bắc Nam Phi, một nhóm cá sấu sông Nile đang uể oải há mồm chờ đợi bữa tối tự bay đến. "Nhìn cảnh chừng đó con cá sấu ở cạnh nhau, nhường nhịn nhau như thế quả là thứ tôi chưa từng nhìn thấy, " Aldridge nói.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Khác với một số nhiếp ảnh gia khác, khi tới khu bảo tồn, Aldridge rất hạn chế dùng ánh sáng nhân tạo. Ông ưa dùng ánh sáng và các điều kiện tự nhiên hơn. "Vào cuối ngày, khi ánh sáng đã tắt, tôi thích thử để cửa trập máy ảnh ở tốc độ chậm, và bắt đầu thử sức sáng tạo chút ít với những dịch chuyển của các con vật, " ông nói. Trong hình là một chú ngựa vằn trong ánh chiều muộn tại Khu bảo tồn Kariega Game Reserve.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Khi chụp cảnh đời sống hoang dã, Neil nói điều quan trọng nhất là phối hợp với người hướng dẫn, người có thể "đọc" được cách phản ứng của những con vật ông muốn chụp và biết cách phán đoán thời điểm chúng không thấy căng thẳng khó chịu. Hình một chú hươu cao cổ trong ánh hoàng hôn, Khu bảo tồn Kariega Game Reserve, Nam Phi


Bấm vào để xem hình lớn hơn

"Với tôi, điều quan trọng là người cầm máy phải để cho các con vật chấp nhận mình, và phải chụp ảnh theo những điều kiện mà chúng đặt ra." Linh dương Nam Phi, Công viên Quốc gia Mapungubwe, Nam Phi.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Trong khi hầu hết mọi người tới châu Phi với mơ ước được nhìn thấy "ngũ đại mãnh thú" (gồm sư tử, voi, tê giác trắng, báo, và trâu), thì Aldridge nói có những khác cũng rất thú vị diễn ra xung quanh. Hình chú chim bã trầu (Cape sugarbird) ở Núi Bàn.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

"Thật là tuyệt nếu bạn có thể chống tay, quỳ gối xuống và ngắm nhìn từ một góc cạnh khác, " ông nói. Bất cứ khi nào an toàn, Aldridge đều ưa ra khỏi xe hơi và đi bộ chụp ảnh. "Chụp những con thú lớn tạo cảm giác rất tuyệt, nhưng một số thứ thú vị nhất thì đang diễn ra ngay quanh bước chân ta, và bạn sẽ không nhìn thấy chúng nếu bạn cứ ngồi trên xe lái đi vòng vòng." Bọ hung, Khu bảo tồn Venetia Limpopo, Nam Phi.

BBC TIẾNG VIỆT

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Sep 28, 2016 2:56 pm    Tiêu đề: Chameleon Changing Color

Chameleon Changing Color

Published on Jan 30, 2016

A Chameleon changes color out in the wild of Madagascar. This lizard walks along a branch and sticks out his tongue, changing from red to pink to green to yellow and blue. A master of camouflage when it wants to be unseen and a bright beacon of showmanship when its courting a partner or fighting off a rival.

The Animal Box Office

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Oct 06, 2016 2:47 pm    Tiêu đề: Tranh của họa sĩ Frans Hals đã bị kẻ khác giả mạo

Tranh 8, 5 triệu bảng 'là giả'

Một tác phẩm trị giá 8,5 triệu bảng của họa sĩ Hà Lan Frans Hals đã bị tuyên bố là hàng giả.

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bức tranh được bán năm 2011


Nhà bán đấu giá Sotheby’s nói họ đã hoàn tiền đầy đủ cho khách hàng sau khi kiểm tra cho thấy bức tranh, Người đàn ông vô danh, “chắc chắn” là giả.

Tin tức cho hay một kẻ làm giả khéo léo đang lẩn trốn.

Người này được cho cũng đã làm giả một bức tranh của họa sĩ Italy Orazio Gentileschi, từng được cho National Gallery ở London mượn năm 2013.

Sotheby’s nói bức tranh, ban đầu được cho là của Frans Hals, đã được bán năm 2011.

Họ nói kiểm tra cho thấy chất liệu hiện đại đã được sử dụng để vẽ.

BBC TIẾNG VIỆT

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sun Oct 16, 2016 10:51 pm    Tiêu đề: Beautiful Nature - Deep Sea

Beautiful Nature - Deep Sea

TriumphRainbow

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Fri Oct 21, 2016 4:42 pm    Tiêu đề: Người Hong Kong 'bình thản trong lụt lội'

Người Hong Kong 'bình thản trong lụt lội'

Mưa lớn khiến nhiều nơi tại Hong Kong bị ngập lụt trong tuần rồi, nhưng điều đó không làm một người đàn ông có tuổi vui hưởng thú đọc báo bên ly cà phê.

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bạn yêu thích Starbucks? Chắc bạn không thể là fan cuồng nhiệt bằng cụ ông này


Bức hình chụp người đàn ông ngồi bình thản tại một quán cà phê Starbucks tại quận Chai Wan đã lan truyền chóng mặt sau khi kênh truyền hình TV Most chia sẻ nó trên trang Facebook của mình.

Dòng chữ tiếng Trung trên post này viết rằng: "Ơ? Tờ báo này nói là hôm nay trời mưa! Nhưng mình lại quên mang theo ô."

Người dùng Facebook cũng tham gia nhiệt tình vào chủ đề lũ lụt, tạo ra hơn 18.000 phản ứng tương tác ('Thích' hoặc 'Chia sẻ'), cùng khoảng 1.500 bình luận có liên quan.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Mưa lớn trút xuống dữ dội kèm với thời tiết ẩm ướt khiến mọi thứ ở Hong Kong trông khá tệ


Bức hình do Kristy Chan, 23 tuổi, một nhân viên y tế, chụp được.

Cô nói với BBC cô chụp ảnh để cho gia đình cô thấy cảnh nước lụt tồi tệ ra sao, và cô đã nhìn thấy người đàn ông khi đó đang ngồi gần cổng ra vào của một khu mua sắm.

"Tất nhiên là tôi không nghĩ nó sẽ được lan truyền nhiều đến vậy, " cô Chan nói, và cho biết thêm thực ra có khá nhiều người khác ngồi trong quán cà phê.

"Khá là buồn cười. Có thể ông ấy rất từng trải trong đời, cho nên nước lụt chả khiến ông ấy bận tâm."


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Một câu chuyện tương tự cũng đã lan truyền nhanh chóng: Người phụ nữ ở Đài Loan ăn món bánh nhân thịt heo bất chấp cơn bão Megi đã được coi như một người hùng


Bên cạnh những lời bình dí dỏm, trang tin Hong Kong cũng khuyến khích mọi người gửi bình luận và gửi về những hình ảnh đã được 'chế' qua Photoshop.

Người dân Hong Kong đã rất hào hứng chia sẻ bức ảnh tới hơn 2.000 lượt.

"Với giá ly cà phê ở Starbucks, bạn có thể trải nghiệm cảm giác như đang ở Venice, " người dùng Facebook có tên James Chan ở Hong Kong đùa.

Một người khác nói: "Đấy, chỉ là mưa thôi - có gì mà sợ. Tôi sẽ không bao giờ sợ lụt nữa. Cứ bình thản như ông bác ấy thôi."


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Câu chuyện xung quanh bức ảnh cũng lan đến Trung Hoa đại lục, nơi các công dân mạng hào hứng thảo luận trên trang mạng tiểu blog Weibo.

"Mưa mưa, hãy đi đi, bác trai này không thể không uống cà phê hôm nay, " người dùng Weibo Sze Yun viết, nhại theo lời một bài hát tiếng Anh quen thuộc dành cho trẻ mẫu giáo.

"Bức ảnh phản ánh thực tế người Hong Kong hiện nay - giả đò như chẳng có gì xảy ra trước một thảm họa, " người dùng Weibo Xiaoneng Qijiuxi viết.

Cuộc chơi ảnh 'chế'

Nhưng phản ứng hay nhất lại là từ các công dân mạng Hong Kong; nhiều người đua nhau trổ tài sử dụng Photoshop để chỉnh sửa bức ảnh thành những khung cảnh ngộ nghĩnh.

Một số người so sánh với vụ chìm tàu Titanic, cảnh sóng trào, hay vụ nổ hạt nhân. Thậm chí có người đưa cả cảnh trong phim Hàm cá mập vào.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bức ảnh chế này có thể đặt tên là 'Ông già và Biển cả'


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bấm vào để xem hình lớn hơn

BBC TIẾNG VIỆT

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hội Họa, Nhiếp Ảnh và Nghệ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
Trang 8 trong tổng số 8 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân