TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Hai qui tắc rất quan trọng của ngữ pháp Việt Nam
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Hai qui tắc rất quan trọng của ngữ pháp Việt Nam

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Sep 23, 2016 3:10 am    Tiêu đề: Hai qui tắc rất quan trọng của ngữ pháp Việt Nam



Hai qui tắc rất quan trọng của ngữ pháp Việt Nam


      Hai qui tắc rất quan trọng của ngữ pháp Việt Nam

      Đó là: - Qui tắc tiết điệu
      - Qui tắc minh xác.

      Nếu quí bạn đã từng sống tại quê hương mến yêu trước tháng 4/1975 chắc hẳn đã thấy và biết rõ những bảng hiệu, tên công ty, hay bất kỳ ngữ-tuyến nào (bây giờ XHCN gọi là cụm từ!) ghi ra cho bàng dân thiên hạ biết luôn luôn có hai qui tắc trên; vài tỉ dụ:

      - Lửa cháy Rừng điêu tàn (trên chặng đường từ Song-Pha đến Đà-Lạt)
      - Xin đừng nghiêng mình ra ngoài, nguy hiểm (trong các toa xe lửa)
      - Chết hiểm nghèo (ở các cột điện, bên cạnh có cái sọ người với chữ X - DANGER DE MORT)
      - Hãy về Ban-mê-thuột (bích chương quảng bá du lịch của Tổng Nha Du Lịch VNCH) ; vân vân và vân vân.

      Đến hai câu quan trọng nhắc nhở của chánh phủ:

      • Trên tờ giấy bạc VNCH luôn có câu: Hình luật phạt khổ sai kẻ nào làm giả mạo giấy bạc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát ra.
      • Trên tờ vé số Kiến Thiết Quốc Gia luôn có câu: Sáu tháng sau ngày xổ số, nếu không đến lãnh, số tiền trúng sẽ sung vào Quĩ Gia cư Kiến ốc Cục.
      vân vân và vân vân.

      Hai qui tắc nói trên luôn luôn được áp dụng không những trong các sách giáo khoa (quí bạn như chúng tôi đã trải qua khi còn ngồi trên ghế nhà trường đủ biết rồi) mà ở bất kỳ tình huống nào cũng phải có. Hãy nghe GS Vũ Văn Mẫu (1914-1998), bậc thầy của các bậc thầy Luật học VNCH, đã viết như sau khi GS soạn quyển TỪ-ĐIỂN PHÁP-CHÍNH-KINH-TÀI XÃ HỘI (soạn năm 1956 và bổ túc năm 1966; Viện Đại học Vạn Hạnh, Saigon, xuất bản năm 1970; sách dày 895 trang; khổ lớn 25x16cm; chữ nhỏ):

      “Về phương diện tiêu chuẩn, một danh từ chuyên môn cần phải hội đủ các điều kiện sau:
      1- Điều kiện về hình thức:
      a) Danh từ phải có âm thanh Việt-Nam.
      b) Danh từ phải gọn.

      2- Điều kiện về nội dung:
      a) Danh từ cần phải chính xác, không hàm-hồ.
      b) Mỗi danh từ có một nghĩa, và mỗi nghĩa ứng đối với một danh từ.
      c) Danh từ phải dễ hiểu, gợi ý và do đó dễ nhớ. ”
      (sđd., trang 10)

      Còn GS Lê Văn Lý trong cuốn SƠ THẢO NGỮ PHÁP VIỆT NAM (sách đã dẫn các kỳ trước) đưa ra đến bốn qui tắc; như sau:
      1- Quy tắc Tiết Điệu
      2- Quy tắc Minh Xác
      3- Quy tắc Bất Định
      4- Quy tắc Liên Tục.
      (Xin xem SƠ THẢO NGỮ PHÁP VIỆT NAM, từ trang 207 đến 210).

      Trước khi tạm kết luận, chúng tôi xin được dẫn ra vài ví dụ về cách sử dụng từ-ngữ hay tự-ngữ bây giờ (sau 30/4) để xem có qui tắc Minh Xác hay không, chứ chưa nói đến quí tắc Tiết Điệu.

      - VD 1: Tổng Cục HẢI QUAN (cơ quan thu 3 loại thuế đánh vào hàng hóa nhập nội: thuế nhập qua đường bộ, thuế nhập qua đường hàng không và thuế nhập qua đường biển). Nếu HẢI là biển; QUAN là cửa ải, thì HẢI QUAN chỉ có nghĩa là cửa biển thôi! Cách gọi này giống hệt của Trung Cộng. Lẽ ra phải gọi là QUAN THUẾ, rất đầy đủ ý nghĩa: Thuế đánh vào hàng hóa nhập nội qua các cửa ải; mà trước 30/4 gọi là Nha Quan Thuế.

      Sẵn đây cũng cần nói thêm cho các hậu duệ biết: Thời VNCH, để phân biệt, người ta dùng tự-ngữ NHA hay TỔNG NHA cho các cơ quan hành chánh; tỉ dụ: Nha Thuế Gián Thu, Nha Thuế Trực Thu, Nha Quan Thuế (trực thuộc Tổng Nha Thuế Vụ của Bộ Tài Chánh) hay: Tổng Nha Tài Chánh và Thanh Tra Quân Phí (thuộc Bộ Quốc Phòng) v. v.. Còn các cơ quan quân đội thì dùng tự-ngữ CỤC và TỔNG CỤC; tỉ dụ: Cục Quân Y, Cục Quân Vận, Cục Quân Cụ, Cục Công Binh v. v.. (thuộc Tổng Cục Tiếp Vận của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH) hay Cục Quân Tiếp Vụ, Cục Xã Hội, Cục Chính Huấn v. v.. (thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH). Thành vậy khi nghe nói Nha hay Tổng Nha người ta biết đó là các cơ quan hành chánh, còn Cục hay Tổng Cục đó là các cơ quan quân đội. Đó chính là QUI TẮC MINH XÁC của ngữ pháp.

      - VD 2: THIẾU ĐÓI (vấn nạn thiếu đói, tình trạng thiếu đói...). Người ta nói: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tiền, thiếu gạo v. v.. ; chứ không ai nói thiếu đói cả! Như thế là không có qui tắc MINH XÁC trong từ ngữ này. Phải nói: nạn đói, tình trạng đói kém mới đúng.

      Sau cùng, những vị tiền bối (kể ra không xiết), nhất là quí vị làm sách về ngữ pháp (văn phạm) hay từ-điển (tự-điển) Việt Nam đều rất thông thạo hai thứ tiếng có tầm ảnh hưởng rất sâu đậm đến Việt ngữ là: Hoa ngữ (chữ Hán) và Pháp ngữ. Cứ xem hai vị nói trên: GS Vũ Văn Mẫu (1914-1998) và GS Lê Văn Lý (1913-1992) thì biết, chưa kể các nhà làm từ-điển như: Hoàng Xuân Hãn, Đào Văn Tập, Đào Đăng Vỹ, Lê Ngọc Trụ, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Văn Khôn vân vân và vân vân.

      Chúng tôi xin tạm thời kết thúc ở đây với văng vẳng đâu đây giọng ca của Thái Thanh (sinh 1934) trong bài TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI của nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013).
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU.

      Tây đô chiều nhạt nắng (Sept. 23rd 2016)
      ĐKP (Bhaktivedantavidyaratna)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân