TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Kỷ niệm 50 năm quyển sách vô cùng giá trị (tt)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Kỷ niệm 50 năm quyển sách vô cùng giá trị (tt)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Sep 17, 2016 6:55 am    Tiêu đề: Kỷ niệm 50 năm quyển sách vô cùng giá trị (tt)



Kỷ niệm 50 năm quyển sách... (tiếp theo)


      Kỷ niệm 50 năm quyển sách vô cùng giá trị
      (tiếp theo)

      Phải nói rằng tiếng Việt của chúng ta khi viết ra thành câu thành lời ít ai mà để ý đến từ-ngữ hay tự-ngữ mình sử dụng thuộc tự-loại nào như khi viết một câu tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Đức ; miễn là câu hay lời viết ra được người đọc hiểu là được. Vì thế, tác giả, linh mục GS Lê Văn Lý, đã viết trong tác phẩm SƠ THẢO NGỮ PHÁP VIỆT NAM như sau: “Một định luật quan trọng của ngôn ngữ là thói quen thông thường. ” (sđd. tr. 7). Tác giả dẫn ra vài tỉ dụ như sau: Người ta nói: Tỉnh Trưởng, QuậnTrưởng; chứ không nói: trưởng tỉnh, trưởng quận ;nhưng người ta nói: Trưởng Ấp chứ không nói: Ấp trưởng.

      Do đó, phương pháp mà tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình là PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ. Tác giả viết:

      “Ngữ pháp gia như một nhà nhiếp ảnh, cố gắng chụp hình lấy hết mọi khía cạnh của ngôn ngữ mình muốn mô tả, để rồi nhận định xem ngôn ngữ đó kết cấu như thế nào.
      Khi làm như vậy, người ta sẽ khám phá ra được những đặc điểm của mỗi ngôn ngữ, và tránh được sự mô phỏng trên một hệ thống ngôn ngữ nào khác để mô tả một ngôn ngữ mà mình muốn khảo cứu.
      Phương pháp này sẽ làm giàu cho kho tàng của Ngữ học, vì mỗi ngôn ngữ đều có cái gì đặc biệt, và khi khám phá được những điểm riêng biệt đó, người ta sẽ đem ra ánh sáng những sự kiện ngôn ngữ, hoặc giống nhau, hoặc khác nhau, từ ngôn ngữ nọ sang ngôn ngữ kia; như vậy sẽ giúp cho Ngữ học xác định những định luật chung cho tiếng nói của loài người. ”
      (sđd. tr. 7 & 8).

      Chúng ta hãy để ý câu “mỗi ngôn ngữ đều có cái gì đặc biệt”. Để minh chứng cho câu trên, kỳ sau chúng tôi sẽ trích dẫn ra một ví dụ điển hình do GS trình bày, gọi là Biểu Hoán Chuyển Vị Trí Các Từ Ngữ trong câu NÓ ĐẾN, KHÔNG BẢO SAO. Câu này có 5 tự-ngữ hay 5 ngữ-âm. Mỗi ngữ âm lần lượt đứng đầu câu thì sẽ có 8 câu với nghĩa khác nhau. Như thế có 5 x 8 = 40 câu khác nhau.

      Bây giờ, ở đây, chúng tôi chỉ xin ghi lại những đặc điểm nổi bật nhất trong tác phẩm của GS so với các sách viết về ngữ pháp Việt Nam mà chúng tôi có dịp đọc qua, ở đây là quyển KHẢO SÁT VỀ NGỮ PHÁP VIỆT NAM của hai tác giả Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (bản in lại trong Tuyển Tập Nguyễn Hiến Lê, tập III: Ngữ Học, (viết tắt KSVNPVN) từ trang 61 đến 643; do Nguyễn Q. Thắng sưu tầm; nxb Văn Học, 2006).

      1- Không bao giờ trích dẫn thơ và văn (như KSVNPVN trích thơ Kiều, Nhị Độ Mai, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh v. v..). Lý do vì sao, xin độc giả nghe GS giải thích “ Đã đành rằng: đó cũng là tiếng Việt Nam; nhưng những câu văn, những câu thơ của một văn sĩ nọ hay thi sĩ kia, khi được đọc lên, một người Việt nghe thấy, cũng có thể hiểu được. Nhưng những câu văn, những câu thơ đó là một thứ ngôn ngữ giả tạo. Chúng có giá trị của chúng, nhưng không phải là đại đa số người Việt Nam nói tiếng Việt như vậy. ” (sđd., tr. 6)

      2- Tác giả không bao giờ đem các tỉ dụ chữ Anh hay chữ Pháp vào tác phẩm của mình.

      3- Tác giả rất ít dùng ngoại ngữ chua trong dấu ngoặc, trừ trường hợp hãn hữu sợ hiểu lầm. Chúng tôi đếm chỉ có 4 (bốn) suốt trong 232 trang mà thôi:
      • luật tương xứng (corrélation) ; sđd., tr. 17.
      • vận luật học (prosodie) ; sđd., tr. 25.
      • ý nghĩa vị (sémantèmes) ; sđd., tr. 31.
      • hình thái học kết cấu (morphologie fonctionnelle hay là structurelle) ; sđd., tr. 31.

      4- Không bao giờ có các thuật ngữ mang dáng dấp tiếng Anh, Pháp như: trạng từ, giới từ v. v.. trong tác phẩm.

      5- Không đặt thêm các thuật ngữ mới vốn có thể gây phiền toái như trong sách KSVNPVN, chẳng hạn như: khách từ, phó từ, bổ từ không gian và bổ từ thời gian, bổ từ của thể từ, giải từ, lượng từ, quan hệ từ v. v..).

      Kỳ sau tiếp.
      ĐKP (Bhaktivedantavidyaratna)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân