TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - HUYỀN THOẠI phải hiểu theo nghĩa nào đây ?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

HUYỀN THOẠI phải hiểu theo nghĩa nào đây ?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Aug 21, 2016 1:57 am    Tiêu đề: HUYỀN THOẠI phải hiểu theo nghĩa nào đây ?





      Huyền Thoại phải hiểu theo nghĩa nào đây ?

      Mới đây thấy trên truyền hình CNN chạy hàng chữ: USAIN BOLT, Olympic “triple-triple-triple” legend để vinh danh một thiên tài hãn hữu người Jamaica với 3 lần đoạt huy chương vàng Thế vận hội trong cả ba môn điền kinh: 100 mét, 200 mét và 4x100 mét, mà báo chí tiếng Anh thế gới gọi là: three olymlics, three races at each, three gold medals every time; thì báo chí XHCN. VN liền gọi, như vẫn thường gọi bấy lâu nay những người kiệt xuất: Huyền thoại Usain Bolt.

      Theo giáo sư Phạm Công Thiện (1941-2011) trong một bài nói chuyện ở Hoa Kỳ năm 2007 khi giới thiệu cuốn HUYỀN THOẠI DUY MA CẬT của Tuệ Sỹ: “Danh từ huyền thoại, myth, có một ý nghĩa xấu, chỉ thấy miền Bắc sử dụng mà thôi; còn ở miền Nam trước 1975 không có ai dùng cả; mà nếu có, chỉ là một người tốt nghiệp ở Tây phương về và rất hay dùng các danh từ như: tha nhân, trao đổi, thông cảm và... huyền thoại” (...). Và ông có biện minh cho Tuệ Sỹ vì sao vị tu sĩ Phật giáo đáng kính này lại sử dụng từ ngữ ấy.

      Tuy PCT tế nhị không muốn nói tên ra trong buổi nói chuyện đó, nhưng những ai đã từng theo học văn khoa ở miền Nam trước 1975 – tức lứa tuổi của chúng tôi – đều biết đó là Nguyễn Văn Trung, tiến sĩ triết đại học Louvain, nước Bỉ. Ông là giáo sư của các đại học văn khoa Huế, Saigon và Đa Lạt từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước mãi cho đến sau này còn dạy ở đại học TP/HCM trước khi sang định cư Gia-Nã-Đại năm 1994. Khoảng năm 1963 hay 1964, ông cho ra đời cuốn “CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHÁP TẠI VIỆT NAM: Thực chất và huyền thoại. [/i]”, - chữ HUYỀN THOẠI hình như xuất hiện lúc đó và cũng hình như chỉ có một mình ông ta mà thôi; sau này trong danh sách các tác phẩm của ông không thấy ông ghi lại sách này, trong khi đó có ghi:[i] Hành Trình Triết Học của Karl Marx (1966)!

      Để làm sáng tỏ lời của PCT, chúng tôi xin dẫn ra các tự điển uy tín sau đây xuất bản trước 1975 không có từ-ngữ nào là chữ HUYỀN THOẠI được liệt kê và định nghĩa trong đó:

      - VIỆT-NAM TỰ-ĐIỂN của Ban Văn Học Hội Khai Trí Tiến Đức. HANOI Imprimerie Trung-Bac Tân-Van, 1931 - Mặc Lâm xuất bản. Sách dày 663 trang, chữ nhỏ ; khổ 18 x 25cm. Vần H từ trang 225 đến hết trang 256, hai cột mỗi trang. Ở mục chữ HUYỀN, có cả thảy 22 từ-ngữ, ghép với tự-ngữ HUYỀN tuyệt nhiên không có từ-ngữ huyền thoại.

      - VIỆT-NAM TÂN TỰ ĐIỂN MINH HỌA của THANH NGHỊ, nxb Khai Trí, Saigon 1964; sách dày 1538 trang chữ nhỏ; khổ 20. 5 x 13. 5 cm. Vần H từ trang 607 đến giữa trang 705, hai cột mỗi trang. Ở mục chữ HUYỀN (từ trang 693 cột II đến hết cột I trang 694), có cả thảy 31 từ-ngữ ghép với tự-ngữ HUYỀN tuyệt nhiên không có từ-ngữ huyền thoại.

      - VIỆT-NAM TỰ-ĐIỂN của Một Nhóm Văn Hữu & Lê Ngọc Trụ hiệu đính, nxb Khai Trí, Saigon 1970, sách dày 2515 trang chữ nhỏ; khổ 16 x 24 cm. Vần H từ trang 607 đến giữa trang 705, hai cột mỗi trang. Ở mục chữ HUYỀN (từ trang 649 cột II đến giữa cột II trang 650), có cả thảy 45 từ-ngữ ghép với tự-ngữ HUYỀN tuyệt nhiên không có từ-ngữ huyền thoại.
      - Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh in trước 1975 (nhà nxb Trường Thi) và in sau 1975 cũng không có từ-ngữ huyền thoại.

      Bây giờ hãy mở hai cuốn từ điển do các nhà soạn từ điền miền Bắc viết:

      TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Hoàng Phê & 5 tác giả khác, nxb Trung Tâm Từ Điển Học, Hà Nội 2010 (sách dày 1550 trang ; chữ nhỏ khổ 14 x 20. 5 cm) thì có từ-ngữ Huyền Thoại, được định nghĩa như sau: huyền thoại: (danh từ): câu chuyện không có thật, mang vẻ thần bí, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng. (tr. 606 cột II).

      Và cuốn TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia với ba tác giả: Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy và Nguyễn Đức Dương; nxb Văn Hóa Saì Gòn, (sách dày 1374 trang ; chữ khá nhỏ khổ 12 x 18 cm) thì có từ-ngữ Huyền Thoại được định nghĩa như sau: huyền thoại: (danh từ): câu chuyện huyền hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng hư cấu nên; thần thoại. (tr. 585 cột I).

      Vậy thì, chữ LEGEND của hãng thông tấn CNN có ý nghĩa ra sao. Bây giờ mở hai tự điển Anh, Mỹ xem sao nhé:

      - Anh: OXFORD ADVANCED LEARNER’S DICTIONARY, New 9th edition, 2015. Mở trang 890, cột II: legend: (noun) 1) A story from ancient times about people and events, that may or may not be true; this type of story (syn MYTH): the legend of Robin Hood; the heroes of Greek legend. 2) A very famous person, especially in a particularly field, who is admired by other people: A jazz/tennis legend ; She is a legend in her own lifetime.

      - Mỹ: WEBSTER’S NEW WORLD COLLEGE DICTIONARY, Fouth edition, 2001. Mở trang 881, cột II: legend: (n.) 1) - a. A story handed down for generations among a people and popularly believed to have a historical basis, although not verifiable (cf. MYTH 1). b. all such stories belonging to a particular group of people. 2) - A notable person whose deeds or exploits are much talked in his or her own time.

      Rõ rồi đó, CNN đã sử dụng rất chính xác chữ LEGEND trong bản tin của họ. Từ OXFORD cho đến WEBSTER’S, cả hai quyển đều có thêm nghĩa thứ hai. Còn hai từ-điển của XHCN. VN tại sao không thêm nghĩa thứ hai vào? Lý do gì? Hi vọng các độc giả Việt Nam hiểu được điều này. Từ đó, ta thấy các ký giả Mỹ và Anh rất tôn trọng các chuẩn mực về ngữ văn (philology), họ luôn dùng các từ-ngữ đã có trong từ điển của họ; bởi họ ý thức rằng họ - những ký giả của các hãng thông tấn lớn và uy tín của thế giới (BBC hay CNN chẳng hạn) như họ được tuyển dụng rất kỹ lưỡng, nên những từ ngữ họ sử dụng sẽ rất quan trọng đối với các xứ không nói tiếng Anh/Mỹ.

      Cái gì cũng phải có khuôn phép và chuẩn mực của nó.
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU.

      Quê nhà, chủ nhật, August 21st 2016
      ĐKP (Bhaktivedantavidyaratna)



Về Đầu Trang
Danny Trinh



Ngày tham gia: 09 Jun 2008
Số bài: 165

Bài gửiGửi: Sun Aug 21, 2016 7:33 pm    Tiêu đề:

Nhận xét và chứng minh của bạn rất hay và chí lý!  Tôi thật sự no idea về ngôn ngữ Việt  hiện nay đang xử dụng tại VN. Phải nói là loạn xà ngầu, một hồi chuông báo động từ lâu của những người quan tâm đến ngôn ngữ Việt đang bị  pha trộn sau năm 1975  của các miền Nam Trung Bắc, của các tầng lớp xã hội (từ dân ngu cu đen đến thành phần trí thức ...)  Hết thuốc chữa !  Có lẽ phải mất một thời gian dài nữa, hy vọng có cách nào đó làm cho tiếng Việt trong sáng và dùng nó chính xác hơn.  Đã 70 tuổi rồi, tôi rất khâm phục trí nhớ của bạn còn sâu bén, hơn nhiều người . Thôi! cố gắng hiểu ý hơn hiểu lời, đó là chổ vô ngôn ẩn ngữ, hữu tự ẩn ngôn, hữu ngôn ẩn ý, vô ý tàng kinh..hà hà !!! khều nhẹ ... để bạn viết ra nhiều đề tài đạo pháp để các bạn cùng thưởng thức . OK

Trình Đế Đáng
:drum:
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân