TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Làm sao tránh “say xe”
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Làm sao tránh “say xe”

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9636

Bài gửiGửi: Sun Aug 21, 2016 1:47 pm    Tiêu đề: Làm sao tránh “say xe”

Làm sao tránh “say xe”


Đi du lịch bằng xe trên đường xa mà bị “say xe” (car sick) thì chuyến đi mất vui. Say xe gây mệt mỏi, chóng mặt, lạnh, đổ mồ hôi, và buồn nôn. Những biện pháp chống say xe dưới đây sẽ giúp người ta tránh được tình trạng nói trên để chuyến đi được an toàn và vui vẻ.



1. Ngồi lái xe sẽ giúp bớt bị say xe. Nếu không lái, cũng nên ngồi ghế trước. Nhìn về một điểm xa ở chân trời phía trước, đừng nhìn qua cửa sổ. Giữ bên trong xe mát và thoáng (có thể hạ kính cửa sổ một chút để lấy gió vào.



2. Giữ đầu sao cho không bị lắc. Lót gối hay khăn xếp lại ở dưới đầu hay dưới cổ để có chỗ tựa vững chắc.



3. Dừng lại nghỉ thường xuyên. Ra khỏi xe, vận động một chút. Ngủ hay tập trung vào một công việc như nghe nhạc, hát... Thở sâu cũng giúp bớt say xe


4. Chơi game trên computer, đọc sách... hay tập trung nhìn vào một thứ trong xe sẽ say xe nặng thêm.



5. Không ăn thức ăn có nhiều mỡ. Không uống rượu trước khi lên xe. Nên ăn nhẹ, ăn thành nhiều bữa. Uống nhiều nước. hoặc nước ngọt có gas. Ăn gừng hay uống nước gừng cũng làm giảm say xe



6. Nếu cần, nên thảo luận với bác sĩ để lấy thuốc. Uống thuốc trước chuyến đi khoảng từ 30-60 phút. Nếu phải lái xe, nên chú ý coi chừng có thuốc chống say xe gây buồn ngủ.



7. Tránh chạy xe trên đường dằn xốc. Đường càng phẳng càng ít gây say xe. Trên xa lộ với tốc độ đều ít gây say xe hơn trên đường nhỏ phải thay đổi tốc độ thường xuyên.

Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9636

Bài gửiGửi: Tue Mar 29, 2022 11:45 pm    Tiêu đề: Cách tránh bị say xe

Cách tránh bị say xe

Có đến 25-40% dân số Mỹ bị say xe.


Dù lái xe đường dài hay ngắn, say xe là một trong những vấn đề khiến nhiều người phải chật vật.

Theo Geico.com, có đến 25-40% dân số Mỹ bị say xe, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và cả các dịp du lịch nghỉ lễ.

Để giúp những người bị say xe cảm thấy khỏe khoắn hơn khi đi xe, Bác Sĩ Timothy Hain, chuyên viên điều trị chứng chóng mặt và các tình trạng tương tự tại phòng khám Chicago Dizziness and Hearing, chia sẻ một số kiến thức sau.


Travel sickness happens due to inner ear disturbance


Xác định nguyên nhân

Có nhiều giả thiết về nguyên nhân gây ra chứng say xe, nhưng nguyên nhân phổ thông nhất là do mâu thuẫn giữa các giác quan, thường là thị giác và thính giác.



Phát giác các triệu chứng

Các triệu chứng say xe rất dễ phát giác, bao gồm: cảm giác buồn nôn, mệt mỏi và thấy cơ thể giống như đang bơi.

Một số người còn bị đổ mồ hôi lạnh.



Những cách để tránh bị say xe

Theo Bác Sĩ Hain, cách tốt nhất để tránh bị say xe là lái xe.

Khi mắt (thị giác) tập trung nhìn đường, nó sẽ không đưa ra tín hiệu gây mâu thuẫn với tai (thính giác).

Nếu không phải là chủ xe, hãy ngồi ghế kế bên tài xế và nhìn về phía trước để tạo cảm giác như chính mình đang lái xe.

Đối với các đoạn đường thường đi, Bác Sĩ Hain khuyên người bị say xe nên ghi nhớ tuyến đường để đề phòng các ngã rẽ và các đoạn gồ ghề.



Nếu vẫn bị say xe, hãy ngủ một giấc

Sử dụng thuốc ức chế tiền đình (vestibular suppressant) như meclizine (thuốc không kê đơn) hoặc scopolamine (cần kê đơn) có thể giảm các triệu chứng.



Cách ức chế các triệu chứng say xe

Cách đầu tiên là dừng xe từ vài phút đến 20 phút để cảm giác buồn nôn và mệt mỏi giảm bớt.

Nếu không phải là người lái xe, và việc dừng xe không cải thiện chứng say xe, sử dụng thuốc ức chế tiền đình (vestibular suppressant) như meclizine (thuốc không kê đơn) hoặc scopolamine (cần kê đơn) có thể giảm các triệu chứng.

Uống trà gừng cũng có thể giảm cảm giác buồn nôn.

Về sản phẩm vòng tay bấm huyệt (acupressure band), Bác Sĩ Hain cho rằng không có bằng chứng cho thấy chúng thật sự hữu hiệu.

Ngoài ra, có một số bài tập luyện giúp giảm rủi ro bị say xe trong dài hạn.


Preview Puma Method Exercises


Bác Sĩ Hain đề nghị thử thực hiện phương pháp Puma, được một cựu y sĩ NASA phát triển.

Tuy nhiên, phương pháp này mô phỏng các động tác thường khiến các giác quan bị mâu thuẫn, tức mọi người sẽ cảm thấy buồn nôn trong lúc tập luyện.

Nếu đủ kiên nhẫn tập luyện, một người thường bị say xe có thể ngồi trên xe mà không cảm thấy khó chịu.

AXT

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân