TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Sống phóng khoáng, rộng rãi có lợi cho sức khỏe
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Sống phóng khoáng, rộng rãi có lợi cho sức khỏe

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9550

Bài gửiGửi: Thu Aug 11, 2016 11:11 pm    Tiêu đề: Sống phóng khoáng, rộng rãi có lợi cho sức khỏe

Sống phóng khoáng, rộng rãi có lợi cho sức khỏe


Hàng ngày, chúng ta phải đứng trước những lựa chọn nên chi tiêu như thế nào những đồng tiền của mình. Dù là cân nhắc về việc thanh toán hoá đơn ăn trưa cho cả nhóm hay cân nhắc về đề nghị quyên góp tiền từ một tổ chức từ thiện, chúng ta đều phải đối mặt với quyết định có nên tiêu tiền một cách hào phóng hay không.

Đã có nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc chi tiêu cho người khác có thể cải thiện sự hạnh phúc. Nhưng nó có thể cải thiện được sức khoẻ thể chất không?

Có một số bằng chứng cho thấy bỏ thời gian giúp đỡ người khác có thể cải thiện sức khoẻ thể chất, nhưng chưa có ai quan tâm đến việc liệu giúp đỡ bằng tiền bạc có mang lại hiệu quả tương tự.

Do đó tôi và các cộng sự tại trường Đại học British Columbia đã quyết định tiến hành một thử nghiệm để tìm hiểu xem liệu chi tiền cho người khác có thể giúp giảm huyết áp hay không. Nghiên cứu này của chúng tôi đã đươc đăng trên tạp chí Tâm lý học Sức khoẻ (Health Psychology) vào tháng 12 năm 2015.


Người Hay Giúp Đỡ Người Khác Có Thể Có Sức Khỏe Tốt Hơn

Những tình nguyện viên đang phân phát các suất ăn vào ngày lễ Tạ ơn cho những người khó khăn ở New York ngày 25 tháng 10 năm 2015. (Hình: Andrew Burton/Getty Images)


Một nghiên cứu năm 1999 khảo sát về tác động có thể của công tác tình nguyện lên tỷ lệ tử vong đã cung cấp bằng chứng ban đầu về mối liên kết giữa việc giúp đỡ người khác và sức khỏe thể chất. Trong nghiên cứu này, những người tham gia là những người từ 55 tuổi trở lên, họ cung cấp thông tin về số lượng các tổ chức mà họ đã giúp đỡ và lượng thời gian mà họ dành cho việc tình nguyện, sau đó họ được tiến hành kiểm tra thể chất.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm soát một vài nhân tố, gồm cả tình trạng sức khỏe của người tham gia trước khi nghiên cứu bắt đầu và sự sẵn sàng trợ giúp xã hội của họ. Những người mà đã giúp đỡ người khác nhiều hơn có xác suất còn sống sau 5 năm cao hơn những người còn lại đến 44%.

Trong một nghiên cứu gần đây hơn, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo huyết áp và đánh giá hoạt động tình nguyện của những người tham gia, một lần làm chuẩn và một lần sau đó bốn năm. Họ tìm thấy bằng chứng cho thấy so với những người không tham gia tình nguyện, những người già mà tham gia tình nguyện tối thiểu 200 giờ trong 12 tháng trước lần đo huyết áp làm chuẩn có ít khả năng phát triển chứng cao huyết áp hơn vào bốn năm sau.

Các nghiên cứu bổ sung khác cũng cho rằng hoạt động tình nguyện có liên kết phần nào tới sức khỏe thể chất tốt hơn bởi vì nó giúp chống căng thẳng và ngăn ngừa suy giảm sức khỏe vận động, như giảm tốc độ di chuyển và sức mạnh thân thể.


Hay Giúp Đỡ Người Khác Giúp Bạn Khỏe Mạnh Hơn?

Các tình nguyện viên của chương trình Nhà ở Nhân đạo (Habitat for Humanity) đang giúp xây dựng một ngôi nhà tại Oakland, bang California, ngày 16 tháng 4 (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)


Điều này nghe có vẻ đơn giản – rằng giúp đỡ người khác có ích cho sức khỏe của bạn. Nhưng cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu tìm hiểu về lợi ích sức khỏe của việc giúp đỡ người khác đều tương quan với nhau. Những nghiên cứu này không thể xác định liệu giúp đỡ người khác có thật sự giúp cải thiện sức khỏe thể chất không hay hai sự kiện này chỉ tình cờ liên quan với nhau.

Cũng như vậy, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào lợi ích sức khỏe có được từ lượng thời gian một người dành cho công tác tình nguyện. Mà thực tế, người ta nghĩ về thời gian và tiền bạc theo những cách cực kỳ khác nhau. Thí dụ, nghĩ về thời gian sẽ làm cho con người ưu tiên những quan hệ xã hội, trái lại, nghĩ về tiền bạc có thể khiến người ta tách mình ra khỏi những người khác.

Chưa rõ liệu những lợi ích từ sự hào hiệp có đúng đối với việc cho đi tiền bạc hay không. Công trình nghiên cứu mới nhất của chúng tôi đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm đầu tiên chứng minh rằng quyết định chi tiêu hào phóng có lẽ cũng có những quan hệ mật thiết đến sức khỏe thể


Chi Tiền Cho Người Khác Có Thể Làm Giảm Huyết Áp?

Ainsley Brundage, người biểu diễn nhào lộn trên tàu điện ngầm, nhận tiền sau khi biểu diễn trong một chuyến tàu điện tại New York (Hình: Samira Bouaou/Epoch Times)


Chúng tôi đưa cho 128 người (từ 65 đến 85 tuổi) 40 đô-la/người/tuần trong vòng ba tuần. Chúng tôi chỉ định ngẫu nhiên một nửa số người tham gia sẽ chi tiêu số tiền đó cho bản thân họ, và nửa còn lại sẽ chi tiêu số tiền đó cho những người khác. Chúng tôi nói những người tham gia tiêu hết số tiền 40 đô-la đó trong một ngày và giữ lại những biên nhận mua sắm.

Chúng tôi tiến hành đo huyết áp của họ trước, trong và sau khi họ chi tiêu số tiền được đưa. Chúng tôi chọn cách kiểm tra huyết áp trong nghiên cứu này bởi vì chúng tôi có thể đo chúng một cách đáng tin cậy trong phòng thí nghiệm, và bởi vì huyết áp cao là kết quả đầu ra đáng chú ý về mặt sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bị tăng huyết áp kinh niên là nguyên nhân của 7, 5 triệu cái chết sớm mỗi năm.

Và chúng tôi đã phát hiện ra điều gì? Trong số những người tham gia, ai mà trước đó được chuẩn đoán là có chỉ số huyết áp ở mức cao (N=73), sau khi chi tiền cho những người khác đã thuyên giảm đáng kể mức huyết áp trong suốt cuộc thử nghiệm. Điểm then chốt là mức độ của những tác động này có thể so sánh với những lợi ích từ những biện pháp như dùng thuốc giảm huyết áp và tập thể dục.

Những người tham dự mà trước đó được chuẩn đoán mắc chứng cao huyết áp và được chỉ định dùng số tiền đó cho bản thân mình đã không có biểu hiện thay đổi về huyết áp trong suốt cuộc thử nghiệm. Đúng như dự đoán, đối với những người không mắc chứng cao huyết áp đã không có những lợi ích từ việc chi tiền cho người khác.


Người Được Bạn Chi Tiền Cũng Có Ý Nghĩa Quan Trọng


Điều hấp dẫn là chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng tạm thời cho thấy cách mà một người chi tiền có ý nghĩa đối với việc đẩy mạnh những lợi ích của sự chi tiêu hào phóng. Người ta dường như có được nhiều lợi ích nhất từ việc chi tiền cho những người mà họ thấy thân thiết nhất. Khám phá này phù hợp với nghiên cứu trước đó trong phòng thí nghiệm của chúng tôi mà đã chỉ ra rằng người ta nhận được nhiều sự hài lòng nhất từ việc chi tiêu cho những người khác là khi họ tiêu xài cho bạn bè thân thiết và gia đình một cách không tính toán.

Ví dụ, người tham gia đầu tiên trong nghiên cứu của chúng tôi là một cựu chiến binh. Ông ta đã quyên góp tiền vào việc xây dựng một trường học để tôn vinh một người bạn từng phục vụ trong cuộc chiến ở Việt Nam. Một trường hợp khác là một phụ nữ đã quyên tiền vào một tổ chức từ thiện mà giúp cháu gái bà thoát khỏi chứng biếng ăn.



Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều điều để nghiên cứu như khi nào và với ai sự hào phóng sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe một cách nổi bật.

Ví dụ, chúng tôi không biết nhiều về việc bằng cách nào và mức độ bao nhiêu một người nên chi tiêu cho người khác để hưởng được những lợi ích sức khỏe lâu dài. Thực sự là đã có nghiên cứu đã đề xuất rằng những lợi ích tích cực từ các tình huống mới mẻ có thể biến mất nhanh chóng.

Do vậy, để kéo dài được những lợi ích về sức khỏe từ việc chi tiêu hào phóng, có lẽ cần phải thực hiện các hoạt động chi tiêu phóng khoáng mới mẻ trong khi ưu tiên những người mà bạn gần gũi nhất.

Và sự hào phóng có lẽ không phải lúc nào cũng có ích cho sức khoẻ. Kết luận rút ra từ nghiên cứu về sự chăm sóc trực tiếp (caregiving) cho thấy sự hào phóng có lẽ mang lại những lợi ích chỉ khi nó không chịu những phí tổn cá nhân vượt quá sức chịu đựng. Sau khi đọc bài báo này, có lẽ bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi làm từ thiện toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời bởi vì áp lực giúp đỡ quá to lớn có thể phá hỏng bất cứ lợi ích có thể nào.

Mặc dù những kết quả này cần được lặp lại qua nhiều nghiên cứu hơn nữa, nhưng những phát hiện ban đầu của chúng tôi cũng đã cung cấp một số bằng chứng thuyết phục nhất cho đến nay chứng minh quan điểm cho rằng những quyết định hàng ngày gắn với sự chi tiêu hào phóng có thể mang đến những lợi ích cho sức khoẻ thể chất.

Tiến đến một sức khoẻ tốt (và hạnh phúc) hơn có thể chỉ đơn giản như việc chi một số tiền nhỏ của bạn một cách hào hiệp.

Tác giả: Ashley Whillans, University of British
Dịch giả: Minh Phát
Nguồn: vietdaikynguyen.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân