TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nguồn nước quá tinh khiết lại có thể nhiễm thạch tín
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nguồn nước quá tinh khiết lại có thể nhiễm thạch tín

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9550

Bài gửiGửi: Wed Aug 03, 2016 12:46 pm    Tiêu đề: Nguồn nước quá tinh khiết lại có thể nhiễm thạch tín

Nguồn nước quá tinh khiết lại có thể nhiễm thạch tín

Đây là một nguyên nhân mới cho việc nhiễm độc thạch tín mà trước đây không được đánh giá đúng, ” Scott Fendorf nói. (Ảnh: Heather/CC BY-ND 2.0)


Liệu có bao giờ nước xuất hiện vấn đề vì nó quá sạch? Nếu có ý định trữ nó dưới lòng đất, thì thật bất ngờ, câu trả lời là có.

Trong một bài nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nước tái chế thấm vào trong những tầng ngậm nước trong lòng đất ở miền nam California chứa một lượng nhỏ thạch tín bởi vì nước quá tinh khiết.

Một cuộc nghiên cứu, được công bố trực tuyến trên tạp chí Khoa Học & Công Nghệ Môi Trường, đã làm sáng tỏ một khía cạnh vốn được hiểu biết một cách hời hợt, về việc nước tái chế đã được làm tinh khiết ngấm vào mạch nước ngầm, cụ thể là sự tích tụ tiềm tàng của thạch tín. Thạch tín là một nguyên tố xuất hiện tự nhiên mà có thể gây hư tổn nội tạng và gây ung thư ở người có tiếp xúc với nó lâu ngày vượt quá ngưỡng chịu đựng của sức khỏe.


Đối phó với hạn hán


Phát giác trên còn có hàm ý không chỉ ở vùng California, khi ngày càng có nhiều cộng đồng đang khai thác và tích cực quản lý nguồn nước ngầm để chống lại hạn hán và cạn kiệt nguồn nước.

“Trên toàn cầu, trong khi chúng ta đang mở rộng nguồn nước, việc sử dụng nước ngầm, việc nạp lại nước vào mạch nước ngầm và dự trữ nước dưới mặt đất đều đang tăng lên, ” đồng tác giả Scott Fendorf, giáo sư trong ngành khoa học trái đất và là một thành viên cao cấp làm việc ngắn hạn tại Viện Môi trường Stanford Woods, cho biết


Ba bước trong quá trình làm tinh khiết


Vấn đề này lần đầu tiên được làm sáng tỏ khi Hội đồng quản trị sở nước quận Cam (OCWD) ở thành phố Fountain Valley, tiểu bang California, đã lưu ý rằng nước tái chế, dù trải qua một quá trình làm sạch khắt khe, đã thể hiện sự tăng ít và tạm thời lượng thạch tín, sau khi nó thẩm thấu qua đất và sạn cát từ những lưu vực nạp lại (về bản chất là những ao nước lớn nhân tạo) vào những tầng ngậm nước.

Quận Cam khác với hầu hết các cộng đồng khác vì họ làm tinh khiết nước thải đã được chế hóa thay vì xả thẳng ra sông hay biển. Quá trình làm tinh khiết nước tại OCWD, được gọi là Hệ thống Nạp lại vào Mạch nước ngầm, là một trong những hệ thống tiên tiến nhất trên thế giới và gồm ba bước chính: vi lọc, thẩm thấu ngược và cuối cùng làm sạch bằng tia cực tím và hydrogen peroxide (giống nước oxy già).

“Sự thẩm thấu ngược chính là điểm mấu chốt của quá trình này, và nó liên quan đến việc đẩy nước đi qua một màng bán thẩm thấu được thiết kế chủ yếu như là một cái sàng phân tử, cho phép các phân tử nước đi qua nhưng ngăn các phân tử hòa tan và các ion khác đi qua,” đồng tác giả Fason Dadakis, giám đốc sự vụ sức khỏe và quy định của OCWD, cho biết.

Nước được làm tinh khiết sau đó được bơm đi 13 dặm từ nhà máy chế hóa đến các trạm nạp lại, tại đây nó sẽ được thấm vào các tầng ngậm nước và được dự trữ ít nhất là sáu tháng trước khi nó được đưa lên cho 2, 4 triệu dân của quận sử dụng. OWCD đã kỹ lưỡng theo dõi nguồn nước trong mỗi bước của quá trình làm sạch và dự trữ.


Mức độ thạch tín tăng cao

Hệ thống tái chế nước thải ở Orange County


Đầu năm 2009, những kết quả từ các giếng theo dõi mạch nước ngầm gần lưu vực nạp lại đã lần đầu tiên phát giác việc tăng nồng độ thạch tín, và trong một vài trường hợp thì hàm lượng vượt quá sự cho phép trong nước uống tiêu chuẩn của Mỹ là 10 microgram trong một lít. Mức thạch tín tăng cao chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và sau đó lại trở về mức chấp nhận được ngay khi nước được hút ra để đưa đi sử dụng xa hơn.

“Chưa bao giờ việc đưa nước ngầm tới người dân để sử dụng trong khu vực lại không an toàn, nhưng OCWD đang xem xét mở rộng việc nạp lại nước tái chế được làm sạch, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng cần phải thận trọng để hiểu rõ hơn chuyện gì đang xảy ra,” Dadakis cho biết.

Một cuộc điều tra của OCWD đã hé lộ ra rằng khi nước được tái chế lần đầu tiên tới lưu vực nạp lại, nó không có thạch tín, vì thế việc nhiễm bẩn chắc chắn phải xảy ra khi nước thấm vào trong lòng đất. Tuy nhiên dường như không hề có một cơ chế bình thường nào dẫn đến việc ô nhiễm thạch tín. Ví dụ như, ở Đông Nam Á, việc ô nhiễm thạch tín phần lớn là do vi khuẩn loại bỏ khí oxy từ đất và tạo nên những điều kiện kỵ khí, điều đó đã làm cho các nguyên tử thạch tín trong các trầm tích di chuyển vào trong nước. Nhưng OCWD thông khí vào nước của họ, vì vậy nồng độ oxy thấp không phải là nguyên nhân.

Những nhà điều tra của OCWD cũng chú ý đến một điều kỳ lạ khác: chỉ có nước tái chế được làm tinh khiết mới dẫn đến việc tăng cao thạch tín. Lưu lượng nước địa phương và nước chảy vào từ sông Colorado không bị lẫn thạch tín như nước thẩm thấu vào trong các trạm nạp lại. Bị lúng túng, Dadakis đã tìm đến sự giúp đỡ của Fendorf, một nhà khoa học về thổ nhưỡng thuộc trường Khoa học về Trái đất, Năng lượng và Môi trường của Đại học Stanford.

Đội của Fendorf đã phân tích những mẫu trầm tích từ các trạm nạp lại và khám phá ra rằng thạch tín đã xuất hiện ở một nồng độ khá thấp trong dải đất sét mỏng phía trên những tầng ngậm nước. Điều đó giải thích thạch tín từ đâu đến, nhưng không giải thích được bằng cách nào nó lại có thể ngấm vào nước.

Một thí nghiệm sâu hơn đã tiết lộ được thủ phạm: Đó là do nước quá tinh khiết. Cụ thể là, nước cất từ các nhà máy chế biến đã thiếu calcium và magnesium; do sự thiếu hụt này nên các nguyên tử calcium và magnesium trong trầm tích đã di chuyển vào nước, mà các hạt đất sét mang calcium và magnesium thì có chứa thạch tín.

Cùng với các ion calcium và magnesium rời khỏi bề mặt đất sét, các ion thạch tín cũng bị đẩy ra khỏi bề mặt đất sét và đi vào nước. Những nguồn nước khác được sử dụng để nạp vào lưu vực ngầm không thu hút thạch tín bởi những nguồn nước ấy đã chứa khá nhiều các ion calcium và magnesium.

“Đây là một nguyên nhân mới cho việc nhiễm độc thạch tín mà trước dây không được đánh giá đúng” Fendorf cho biết.


Thêm nhiều calcium


Hiện tại nguyên nhân xảy ra sự tăng cao mức độ thạch tín đã được biết, OCWD đang thí nghiệm nhiều cách để chế hóa vấn đề này. Một phương pháp khả thi đó là thêm nhiều calcium vào nước trong quá trình chế hóa.

“Chúng tôi đã thay đổi một vài thao tác trong hoạt động sau chế hóa ở đây” Dadakis nói. “Chúng tôi theo dõi sát nồng độ calcium và thật ra gần đây đã nâng [nồng độ calcium] lên, một phần bởi vì những khuyến cáo từ nghiên cứu của Scott.”

Fendorf lưu ý rằng khi nhiều cộng đồng hơn cân nhắc đến việc kiểm soát các nguồn nước ngầm và tăng cường chứa nước vào dưới lòng đất, thì rủi ro nhiễm bẩn trên diện rộng cũng tăng lên. “Chỉ cần một ít thạch tín hay một nguyên tố nào khác cũng có thể làm ô nhiễm cả một mạch nước ngầm lớn” Fendorf cho biết. “Ở quận Cam, chất độc là thạch tín, nhưng ở những vùng khác, nó có thể là uranium, chromium, selenium, hoặc boron, ví dụ như thế.”

Tác giả: Ker Than, Đại Học Standford
Dịch giả: Minh Trần
Nguồn: vietdaikynguyen.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân