TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Luân lý giáo khoa và Đạo đức học
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Luân lý giáo khoa và Đạo đức học

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Jul 14, 2016 9:40 am    Tiêu đề: Luân lý giáo khoa và Đạo đức học



Luân lý giáo khoa và Đạo đức học


      Luân lý giáo khoa và Đạo đức học

      Hơn 40 năm nay ai cũng nhận thấy rằng đạo đức –hay luân lý cũng vậy - càng ngày càng suy đồi. Nhưng cho dù báo chí XHCN có cố gắng báo động và tuyên truyền đến đâu chăng nữa, đà tội phạm trong gia đình và học đường chứ chưa nói ngoài xã hội, vẫn càng lúc càng gia tăng. Nếu Đình nguyên Bảng nhãn LÊ QUÍ ĐÔN (1726-1784) có đội mồ sống dậy chắc hẳn ông phải thét lên một tiếng rồi ngã lăng ra chết tiếp thôi! Ông đã để lại cho đời mấy câu sau đây ai cũng thuộc lòng - mà thật ra không nhớ nằm trong sách nào của ông; có lẽ nó như câu sấm truyền chăng?:

      Trẻ không kính già
      Trò không trọng thầy
      Tham nhũng tràn lan
      Sĩ phu ngoảnh mặt.

   
  Đạo đức hay luân lý cũng cùng một nghĩa thôi. Quí bạn tra từ điển đều thấy, cho nên không bàn về nghĩa thú nữa.

      • Luân lý là từ ngữ đã được tiền nhân ta dùng lâu rồi, còn đạo đức thì xuất hiện sau này từ tiếp xúc với văn minh Pháp.
      • Sở dĩ tôi nói như thế là vì cách đây có hơn trăm năm, các học giả TRẦN TRỌNG KIM, NGUYỄN VĂN NGỌC, ĐẶNG ĐÌNH PHÚC và ĐỖ THẬN đã cho xuất bản cuốn LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ (bản in lại của nxb Trẻ, TP/HCM, 2014) để dạy cho các học sinh lớp Đồng ấu – tức lớp 1 bây giờ (tiếng Pháp: Cours enfantin) và lớp Sơ đẳng – tức lớp 3 bây giờ (tiếng Pháp: Cours Elémentaire) rồi.
      • Đến khi lớn lên, vào bậc trung học ở lớp cuối cấp, lớp đệ Nhất tất cả các ban A (khoa học Vạn vật), B (khoa học Toán), C (văn chương) và D (Cổ ngữ) đều được học thêm môn mới TRIẾT HỌC. Triết học gồm bốn môn: Luận lý học, Đạo đức học, Tâm lý học và Siêu hình học. Chỉ có hai ban C và D là học hết bốn môn, môn siêu hình học hai ban A và B không có.

      Như vậy, từ lúc cắp vở đến trường các học sinh nhỏ phải học:
      1- Bổn phận đối với gia tộc
      2- Bổn phận đối với học đường
      3- Bổn phận đối với bản thân
      4- Bổn phận đối với xã hội.

      Mỗi bài được soạn rất ngắn, khoảng 30 từ trở lại cho lớp Đồng Ấu, rất dễ hiểu và dễ nhớ, ví dụ bài Phải Yêu Mến Thầy sau đây:

      “Thầy học là người thay quyền cha mẹ mà dạy dỗ ta để ta được nên người tử tế. Vậy ta phải yêu mến thầy học cũng như yên mến cha mẹ. ” (sđd. tr 35)

      Hay Lòng Tốt đối với bạn:
      “Anh em bạn học cùng một trường, sớm trưa có nhau phải yêu mến nhau nhu an hem trong một nhà, ở với nhau phải giữ hết lòng trung hậu. ” (sđd., tr 43).

      Và nhiều nhất khoảng 100 từ cho lớp Sơ Đẳng ; ví dụ: bài Ta nên thương loài vật. tr. 168 vân vân.

      **********************
      Cho mãi đến lớp cuối cùng của phổ thông trung học, tức là ít nhất 18 tuổi, tuổi đủ lớn để biết suy xét và chịu trách nhiệm mọi hành vi của mình trước pháp luật, các học sinh lại phải học thêm những bài luân lý nữa, nhưng bây giờ thì có vẻ “cao siêu” hơn, gọi là môn ĐẠO ĐỨC HỌC nhắc lại cho ta một lần nữa trước khi rời khỏi nhà trường bước vào đời.

      Những bài học với những danh từ chuyên môn hay lạ và cao rộng hơn, như: ý thức đạo đức, đạo đức bản thân, đạo đức gia đình, đạo đức xã hội, đạo đức công dân và đạo đức quốc tế. (Xin xem: Đạo Đức học, lớp đệ Nhất, của linh mục CaoVăn Luận, in lần thứ tư, 1963, nhà sách Khai Trí, Saigon).

      Trong một năm học đó, học sinh phải học: cá nhân và gia đình, cá nhân với nghề nghiệp, cá nhân với tổ quốc, nền tảng nhiệm vụ đạo đức; vấn đề trách nhiệm, công bình và bác ái; rồi những vấn đề xã hội như: chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội, xã hội chính trị, quyền lợi và bổn phận của nhân dân, quyền lợi và bổn phận chính trị; bạo lực và chiến tranh vân vân.

      Sau cùng, để khỏi dài dòng, chúng tôi xin trích dẫn ra đây ĐẠO ĐỨC là gì và ĐẠO ĐỨC HỌC là gì? Đó cũng là phần mở đầu của quyển sách giá trị của LM CAO VĂN LUẬN, lúc đó là Viện trưởng Đại học Huế.

      “Nếu triết học là sự cố gắng của trí tuệ con người để giải thích vũ trụ, để tìm hiểu lý do tổng quát và sâu xa của vạn vật, thì cố nhiên triết học không thể không xét đến vận mệnh của con người sống trong vũ trụ và làm chủ vạn vật; triết học không thể không nêu ra vấn đề mục đích đời sống của con người. Cứu cánh của con người phải chăng là sự hoàn thiện và hạnh phúc? Và làm thế nào để đạt đến cứu cánh ấy.
      Đạo đức học chính là một cố gắng triết lý để giải quyết những câu hỏi ấy.
      Hai chữ đạo đức đồng nghĩa với hai chữ luân lý; luân là trật tự, lý là lẽ phải; đạo đức hay là luân lý tức là lẽ phải của trật tự. Sống đạo đức tức là sống hợp với lẽ phải, hợp với trật tự, trật tự của các giá trị đời sống con người. ” (sđd. ; trang 3).

      Chúng tôi xin phép độc giả, [vì phải gõ bàn phím] nên tôi không dùng nối ngang (hyphen) trong suốt những câu trích dẫn từ tác phẩm khổ lớn (23. 5 x 15. 5; dày 200 trang chữ nhỏ) của Cha Luận. Đó là một thiếu sót lớn mà nếu Cha còn sống chắc hẳn Cha quở trách tôi rồi, mặc dù bây giờ XHCN không còn dùng dấu nối ngang trong các từ ngữ mang cùng một ý theo quan điểm của các vị thức giả thời đó.

      Chỉ cần nhìn qua hai tác phẩm Luân Lý Giáo Khoa Thư của Trần Trọng Kim (1882-1953) và Đạo Đức Học của LM Cao Văn Luận (1908-1986) dạy cho từng lứa tuổi học trò, ta mới thấy được tâm huyết của tiền nhân lo cho tiền đồ của dân tộc như thế nào. Kẻ hậu sinh xin kính lạy bậc tiền bối. Cầu xin quí Ngài gia hộ cho con cháu LẠC HỒNG qua cơn bĩ cực.

      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU.

      ĐKP (BHAKTIVEDANTAVIDYARATNA)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân