TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Giai thoại về Thầy ĐÀO TRƯỜNG KHÁNH
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Giai thoại về Thầy ĐÀO TRƯỜNG KHÁNH

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Sư Trọng Đạo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Jul 11, 2016 12:03 am    Tiêu đề: Giai thoại về Thầy ĐÀO TRƯỜNG KHÁNH



Giai thoại về Thầy ĐÀO TRƯỜNG KHÁNH


      Giai thoại về Thầy ĐÀO TRƯỜNG KHÁNH

      Nhân dịp website Diễn đàn Duy Tân chúc mừng sinh nhật GS Đào Trường Khánh, chúng tôi xin ghi lại đây một giai thoại rất đáng yêu và đáng nhớ của Thầy.

      Trước hết, xin phép được dài dòng chút xíu nhé: Trong suốt 3 năm học ở Duy Tân (1963-1966) trong tâm trí tôi ngoài ba vị hiệu trưởng Thầy Nguyễn Quảng Tuân, Thầy Ngô Hiệp và Thầy Đặng Vũ Hoãn, còn có 4 vị giáo sư không riêng gì tôi mà hầu hết các đồng môn đều kính mến:

      1- Cô LÊ THỊ MINH SƯƠNG, dạy Anh văn (đệ Tam và đệ Nhất)
      2- Thầy VÕ MINH KHAI, dạy Sử & Địa (đệ Nhị và đệ Nhất)
      3- Thầy TẠ VĂN PHÚC, dạy Vạn Vật (đệ Nhị và đệ Nhất)
      4- Thầy ĐÀO TRƯỜNG KHÁNH, dạy Triết (đệ Nhất).

      Riêng thầy Đào Trường Khánh là tôi mến mộ nhiều, vì thế khi Họp Mặt Duy Tân năm 2011 ở Saigon, gặp lại thầy, tôi mừng lắm, và cùng thầy hàn huyên tâm sự sau quá nhiều năm xa cách không gặp.

      Sau đây là một giai thoại về thầy mà tôi nhớ suốt cho tới giờ và có lẽ khi về Cõi Trên chắc vẫn còn nằm trong tiềm thức. Tôi xin ghi lại, nếu Thầy có đọc và thấy có thiếu sót gì kính xin Thầy bổ túc thêm.

      Tôi biết thầy từ niên học 1963-1964 lúc thầy dạy Triết lớp đệ Nhất A (thế hệ của nhạc sĩ Từ Công Phụng) khi buổi sáng nhân đến phiên tôi làm HS trực nhật cho văn phòng của trường (chạy đưa công văn hay thông báo đến từng lớp cho quí Thầy đọc). Từ xa tôi nghe giọng nói lanh lảnh tiếng Bắc, tôi đến và sau khi xong việc, tôi trở lại và may mắn được thầy cho phép ngồi dãy phía sau cùng sát vách tường. Nhìn phong cách và lối giảng dạy của thầy tôi bỗng nhiên thích môn Triết ngay từ lúc đó (đệ Tam).

      Đến năm đệ Nhất A (1965-1966) chúng tôi may mắn được thầy dạy. Hồi đó đệ Nhất A môn Triết học gồm ba phần: Luận lý học, Tâm lý học và Đạo đức học. Phải nói rằng thầy có một đam mê nồng nhiệt với triết học nói riêng và giaó dục nói chung nên mới có được một năng khiếu bén nhạy mà ít ai có như thầy. Tôi khẳng định như thế là vì khi học Triết ở đại học văn khoa tôi thấy hiếm có vị nào như thầy, ngoài các giáo sư ngành triết học Đông phương.

      Bây giờ kể về giai thoại của Thầy:
      1- Giai thoại này do thầy kể lại trong lớp nhân lúc chờ văn phòng bấm chuông tan học.

      • Sau khi đậu Tú tài II thầy thi vào trường Đại học Sư phạm Saigon ban Anh văn. Trước đó hai hôm thầy đi xem triển lãm cổ vật Việt Nam thời xưa ở Viện Bảo tàng; trong các tấm thẻ ghi chú thích đều có phụ đề chữ Anh. May mắn thay, vào ngày thi đề ra (bài luận Anh văn) “Hãy tả lại một chuyến đi thăm mang tính văn hóa Việt Nam “. Thế là thầy viết trơn tru, cố nhiên thầy đậu – đậu khá cao.

      • Sau đó thầy được gia đình cho đi chơi Đa-Lạt. Nhân có thông báo thi tuyển 30 sinh viên ngành Triết ở đại học Đà Lạt, thầy đi cho biết một công đôi việc mà: vừa dự thi vừa xem phong cảnh xứ hoa anh đào! Rồi đến ngày thi, thầy dự thi, nhưng trong lòng cũng chẳng hân hoan gì cho lắm, vì nghĩ rằng mình đã đậu vào ĐHSP Anh văn rồi và nhà lại ở Sai Gòn nữa. Đề thi chánh làm trong bốn giờ. Thầy làm nửa chừng thầy xin giám thị ra ngoài, thầy không đi vệ sinh mà chạy xe xuống uống cà-phê Tùng nổi tiếng của Đa Lạt; ngồi nhâm nhi cho đã. Đến khi trở vào phòng thi sực nhớ bỏ quên cái bóp (wallet), thầy xin phép linh mục giám thị ra ngoài lần nữa, vị giám thị ngạc nhiên và nói: ” Chúa ơi, anh nhìn đi người ta cặm cụi làm bài mà chưa thấy gì, còn anh chạy ra chạy vào như đùa giỡn. Thôi đi đi, anh chắc là hỏng rồi! ”. Sau khi thi thầy trở về Saigon không phải đợi xem kết quả, vì cứ nghĩ là RỚT thôi. Nhưng... lại chữ “nhưng” người bà con “đánh giây thép” (telegraph) về báo tin thầy đậu vào Đại học sư phạm triết!

      Nên nhớ rằng: Hồi đó, tất cả các môn thi và học của Đại học sư phạm SG đều thi ở Saigon, nhưng riêng ngành Triết và Pháp văn thi và học ở Đại học Đà-Lạt.

      • Thầy quyết định bỏ Anh văn mà học Triết, vả lại khung cảnh của Viện Đại học Đa Lat rất đẹp và yên tĩnh không những về cảnh trí thiên nhiên mà các giảng đường nữa.

      Vào buổi đầu tiên tựu trường lớp Triết của thầy, linh mục Bửu Dưỡng, - lúc đó là Trưởng ban Triết học đại học văn khoa Saigon, kiêm chuyên trách ngành Triết học của Đại học sư phạm SG – sau khi ngỏ lời chào mừng các tân SV ngành Triết của ĐHSP Saigon - nói với cả lớp. Linh mục nói (đại khái): “Tôi là chánh chủ khảo thi sư phạm Triết này và là giám khảo bài luận Triết, môn chính. Có cái điều lạ là có một bài làm lẽ ra gặp giám khảo nào là đánh rớt rồi, vì nửa bài trên viết chữ Việt, nửa bài dưới viết chữ Pháp! Đề thi này do chính tôi ra “Vì sao anh/chị chọn ngành Triết”. Rất đơn giản nhưng xem ra rất khó, vì sao? vì tôi cần phải đọc hết bài luận, mới đánh giá được tầm ý thức quan trọng nhất thể hiện ra trong các ý dàn trãi của thí sinh, tức là các giáo sư triết tương lai. May thay tôi đã thấy được có một sinh viên đã làm tôi hài lòng, mà bài làm của anh ấy như tôi vừa nói lẽ ra bị đánh rớt rồi; nhưng tôi chấm đậu với 13/20. Vì rọc phách nên tôi không biết tên của SV đó; vậy thì tôi không biết anh SV đó có đỗ vào đây hay không? Nếu có, xin hãy đứng dậy cho Cha thấy mặt, vì Cha muốn nhìn mặt người SV có tấm lòng với triết học như Cha. ”. Thế là thầy đứng dậy: “Thưa Cha, con đây, là Đào Trường Khánh. ” Linh mục Bửu Dưỡng tươi cười bước xuống bục đến bên thầy lấy tay xoa đầu (như thử Sư phụ Thiền tông truyền tâm ấn vậy!) trong khi tất cả 30 SV hướng về thầy vỗ tay chia vui trong niềm sung sướng của thầy và của cả Cha Bửu Dưỡng – sau này là Viện trưởng khai sáng Đại học Minh Đức, Saigon.

      Kính thầy,

      ĐỖ KIM PHỤNG  

      (còn tiếp kỳ sau)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Sư Trọng Đạo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân