TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cây huệ – vừa là thức ăn, vừa là vị thuốc
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cây huệ – vừa là thức ăn, vừa là vị thuốc

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9614

Bài gửiGửi: Thu Jul 07, 2016 11:20 pm    Tiêu đề: Cây huệ – vừa là thức ăn, vừa là vị thuốc

Cây huệ – vừa là thức ăn, vừa là vị thuốc

Cây Huệ trắng là một biểu tượng quyền thế cổ xưa. (Gord Horne/istock)


Cây Huệ Tây có hoa lớn, màu trắng, giống những chiếc kèn Trumpet hân hoan thổi mừng báo hiệu mùa xuân đến. Chúng là một loài hoa trang trí tuyệt đẹp, một biểu tượng quyền thế cổ xưa, và cũng là một món ăn và vị thuốc truyền thống.

Cây Huệ là một biểu tượng quan trọng với các Kito Hữu bởi vì chúng nở vào mùa xuân, điều ấy tượng trưng cho sự phục sinh của Jesus. Nhưng trong các nền văn hóa cổ hơn, hoa huệ liên hệ đến những vị Nữ Thần, như Hera, Juno, Venus. Trong thời Lưỡng Hà cổ, cây hoa huệ được liên tưởng đến thần Ishtar, nữ thần hiện thân cho cả tạo hóa lẫn hủy diệt (sinh sản và chiến tranh).


Hình vẽ hoa Huệ của Tạp chí Thực vật Curtis, 1900. (Public domain)


Nhiều loài cây huệ được tìm thấy khắp nơi trên thế giới – hành, tỏi, lô hội tất cả đều là họ hàng của cây huệ (được gọi chung là chi Hành). Hoa tượng Thánh Mẫu – một họ hàng gần của Huệ Tây – đã được trồng ở vùng Trung Đông hơn 5000 năm.

Loài hoa mà chúng ta gọi là Huệ Tây (Lilium longiflorum) thật ra là hoa bản địa của vùng đảo Ryukyu ở nam Nhật Bản. Huệ Tây đã được trồng ở Bermuda từ những năm 1800s, vậy nên đôi khi họ gọi chúng là hoa huệ Bermuda.


Ngành thảo dược Tây phương

Bản in thạch Huệ Tây xuất bản 1845-1888. Louis Van Houtte & Charles Lemaire. (Public domain từ albion-prints.com)


Y học dân gian phương Tây xem những củ huệ trắng là cách khắc phục nhiều loại bệnh như: phù nề, khối u, bỏng, và viêm gân. Nhưng công dụng phổ biến nhất của chúng là phương thuốc chuyên trị những căn bệnh phụ nữ. Nó được dùng để khôi phục khả năng sinh nở và loại bỏ các u nang trong tử cung, ngực và da.

Vào thế kỷ thứ 17, nhà thảo được học và chiêm tinh gia Nicholas Culpepper xác nhận rằng cây hoa huệ chính là cách khắc phục “sưng ở vùng kín”. Nhà thảo dược đương đại Matthew Wood khẳng định điều này. Trong cuốn “The Earthwise Herbal,” (2008) Wood nêu ra những trường hợp u nang buồng trứng được chữa lành với cây Huệ Tây, cũng như trường hợp chữa vô sinh và làm giảm đau khi sinh và trong chu kỳ kinh.

Thay vì sử dụng củ, Wood lại thích dùng tinh dầu hoa huệ tây đối với bệnh nhân. Ông chỉ định dùng nó cho những vấn đề tinh thần lẫn thể chất.

Wood viết “Hoa này mang vẻ thuần khiết nhưng lại mang dục tính mạnh”, “Vì vậy, tôi bắt đầu dùng tinh chất hoa cho những trường hợp giảm ham muốn tình dục, và nó chứng tỏ là một liệu pháp tuyệt vời trong lĩnh vực này và được chứng nhận bởi nhiều người trong ngành tinh chất hoa”.


Phương thuốc truyền thống Trung Hoa

Hoa tượng Thánh Mẫu từ từ điển Gottorfer, 1649-1659. (Public domain)


Nhiều loài họ hàng của cây huệ trắng sinh trưởng khắp Trung Quốc. Chúng được trồng để lấy hoa cũng như củ.

Tên tiếng Trung Hoa của cây huệ là “Bách Hợp”, có nghĩa là “Trăm cuộc hợp mặt” – ý nói đến củ huệ được tạo thành từ rất nhiều lớp. Người ta cho rằng củ huệ tượng trưng cho cuộc sống vợ chồng lâu bền, hạnh phúc. Chúng cũng là phương thuốc thảo dược trị mất ngủ, kích ứng và viêm phế quản.

Trong y học Trung Hoa, củ cây huệ mang tính âm, nên chúng hàn và mát. Đặc tính âm này được sủ dụng để giải quyết sự mất cân bằng ở tâm và phế. Nền văn hóa truyền thống Trung Hoa xem trái tim là nơi trú ngụ của nguyên thần, vậy nên cây huệ không chỉ dùng để giảm chứng loạn nhịp tim, mà còn làm dịu tâm trí bồn chồn.

Cây Huệ là thảo dược Trung Hoa thường dùng để trị ho mãn tính. Người ta sắc củ huệ khi phổi bị khô, kích ứng và bắt đầu thổ huyết. Củ huệ cũng có thể dùng để tiêu đờm trong phổi.

Ẩm thực truyền thống Trung Hoa xem củ huệ là thức ăn, cũng giống như họ hàng của chúng là hành và tỏi. Nó giòn, có vị ngọt, và rất tuyệt khi kết hợp trong những món xào.


Liều lượng và an toàn

Cây huệ là thảo dược an toàn. Bởi vì lành tính, nên chúng được Hội Sản Phẩm Thảo Dược Mỹ bầu chọn thuộc thảo dược hạng nhất.

Lịch sử lâu đời Trung Hoa đã cho thấy rằng cây huệ đủ an toàn để dùng với liều lượng thức ăn, nhưng vẫn có những trường hợp chống chỉ định. Ví dụ, củ cây huệ không được khuyến cáo dùng cho những bệnh nhân bị tiêu chảy nặng, nó có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.

Wood sử dụng tinh dầu hoa huệ với liều khá ít: ba giọt, một đến ba lần mỗi ngày.

Trong khi cây huệ an toàn với con người, chúng lại là kịch độc đối với loài mèo. Mèo có thể chết khi ăn bất kỳ một bộ phận nào trên cây huệ.

Tác giả: Conan Milner, Epoch Times
Dịch giả: Minh Nguyễn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân