TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TIN TỔNG HỢP
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TIN TỔNG HỢP
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3 ... 60, 61, 62 ... 67, 68, 69  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Fri Jun 24, 2016 11:57 am    Tiêu đề: VOA TIẾNG VIỆT - Đồng bảng Anh sụt giá, thị trường thế giới tuột dốc vì Anh rời khỏi EU


Bảng điện tử hiện tỉ giá đồng Yen Nhật so với đồng bảng Anh tại một trung tâm chứng khoán ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 24/6/2016. Đồng đôla Mỹ, đồng euro và bảng Anh rớt giá mạnh sau cuộc trưng cầu dân ý ở Anh.


Quyết định lịch sử của Anh ra khỏi Liên hiệp châu Âu đã gây một cơn sốc trên thị trường toàn cầu ngày 24/6, khiến giá các cổ phần sụt giảm và các đồng tiền xáo trộn. Thị trường chứng khoán châu Âu sụt giảm mạnh trong phiên khai mạc và triển vọng chứng khoán tại Mỹ được dự đoán cũng có thể tuột dốc mạnh.

Vào lúc cuộc bỏ phiếu nghiêng về phía ủng hộ việc Anh ra khỏi Liên hiệp châu Âu, đồng bảng Anh rớt giá ở mức kỷ lục, xuống mức thấp nhất trong vòng 31 năm nay so với đồng đôla của Mỹ.

Cuộc khủng hoảng đã lan rộng sang châu Á. Hãng tin Bloomberg ước lượng các thị trường chứng khoán trong vùng mất ít nhất 700 tỉ đôla tiền vốn trong phiên giao dịch ngày 24/6.

Thị trường Hồng Kông sụt hơn 4% và thị trường Nam Triều Tiên giảm hơn 3%. Nhật Bản phải ngưng giao dịch trong 10 phút sau khi áp dụng biện pháp tự động nhằm xoa dịu thị trường. Chỉ số Nikkei Tokyo sụt hơn 8% và giá trị đồng Yen Nhật Bản sụt gần 5% so với đồng đôla Mỹ.

Bộ trưởng Tài chánh Nhật Bản Taro Aso gặp các phóng viên ngay sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Anh được công bố và trấn an rằng Nhật Bản đang theo dõi sát các thị trường.

“Sự ổn định của các thị trường ngoại hối có tầm quan trọng đặc biệt đối với tăng trưởng toàn cầu nhưng hiện nay các thị trường này 'cực kỳ dao động'”.

Chính phủ Nam Triều Tiên cũng hứa làm hết sức mình để “giảm thiểu mọi tác động xấu của hậu quả Brexit đối với nền kinh tế Nam Triều Tiên”. Thông tấn xã Yonhap trích lời Thứ trưởng Tài chánh Choi Sang-mok trong một phiên họp khẩn cấp ngày 24/6 nói rằng “Chúng tôi sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết, trong đó có những hoạt động san bằng để làm dịu bớt thị trường ngoại hối”.

Cho đến nay, nạn nhân lớn nhất của cuộc trưng cầu dân ý dường như là đồng bảnh Anh, sụt xuống còn 1,34 đôla vào giữa ngày 24/6 tại châu Á, so với 1,50 đôla trước đây vào lúc các cuộc bỏ phiếu tại Anh chấm dứt, mức cao nhất trong năm nay.

Các nhà phân tích nói với Đài VOA là các đồng tiền nước ngoài cũng sẽ thấy nhiều xáo trộn.

Ông Frank Lee, trưởng ban đầu tư của Ngân hàng DBS tại Hong Kong nói là theo quan điểm của họ, 1,33 đôla là mức sàn của đồng bảng Anh. Ông cũng nói là trong khi sẽ có một thời kỳ chuyển tiếp sau khi bỏ phiếu, thì cũng sẽ có nhiều cơ hội tiếp theo việc này.

Ông Lee nói: “Nếu tình hình hoặc kế hoạch cứu nguy được thị trường chấp nhận, hay thị trường được ổn định bằng tất cả những đề nghị được đưa ra, thị trường lúc đó có thể tập trung vào những lãnh vực có thể đưa tiền vào, nơi nào có thể đầu tư được”. Ông Lee nói thêm là thị trường châu Á là một nơi chọn lựa tốt vào 6 tháng còn lại năm nay.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các nhà kinh tế thị trường đã cảnh báo về những bất ổn do Brexit gây ra có thể gây tác động đáng kể về kinh tế.

Tuy nhiên ông Andy Xie, một nhà phân tích độc lập tại Hồng Kông nói trong khi nhiều người lo âu về cơn sốc tài chánh do cuộc trưng cầu dân ý gây ra và ảnh hưởng của London về phương diện tài chánh, nhưng ông nghi ngờ là những ảnh hưởng này sẽ không lớn như vậy.

Ông nói trong khi các mối liên hệ của Anh với Liên hiệp châu Âu có thể bị thiệt hại, nhưng việc giảm giá đồng bảng Anh không nhất thiết là một điều xấu vì đồng tiền Anh quá mắc.

Ông Xie nói: “Đó là lý do tại sao việc sản xuất của châu Âu sẽ giảm sút. Và nền kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào London, vào bong bóng bất động sản và đầu cơ tài chánh toàn cầu. Tôi nghĩ nền kinh tế của Vương quốc Anh không lành mạnh, do đó cần phải có một cú sốc để thoát ra khỏi tình trạng này và đi theo một con đường bền vững hơn”.
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Jun 25, 2016 12:54 am    Tiêu đề: Truyền hình vệ tinh VOA 25/6/2016

Doanh nghiệp Việt Nam không hy vọng nhiều về việc bãi bỏ các 'giấy phép con'.
Mỹ cảnh báo Trung Quốc chớ khiêu khích ở Biển Đông.
Trung Quốc hoan nghênh tuyên bố của Nga về Biển Đông.
Cử tri Anh bỏ phiếu rút khỏi EU, Thủ tướng Cameron sẽ từ nhiệm.
Vụ nổ súng ở Orlando làm thay đổi cuộc tranh luận về kiểm soát súng ống.
Tòa án Tối Cao chặn kế hoạch nhập cư của ông Obama.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Jun 25, 2016 12:59 am    Tiêu đề: BBC TIẾNG VIỆT - Moody's hạ bậc tín dụng Anh Quốc


Moody's nhận định kết quả trưng cầu dân ý có "tác động tiêu cực đối với triển vọng tăng trưởng trung hạn của Anh Quốc"


Anh Quốc bị tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ triển vọng tín dụng xuống "tiêu cực" do tác động của Brexit.

Moody's cho hay kết quả cuộc trưng cầu dân ý báo trước "một giai đoạn dài không chắc chắn".
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron đang chịu áp lực tăng tốc độ các cuộc đàm phán "ly hôn" với EU sau khi Brussels cho biết các cuộc đàm phán về việc Anh Quốc ra đi nên tiến hành ngay lập tức.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết đây "không phải là một vụ ly hôn thân thiện", nhưng cũng "không phải là một mối tình bền chặt".
Moody's nhận định kết quả trưng cầu dân ý có "tác động tiêu cực đối với triển vọng tăng trưởng trung hạn của Anh Quốc", và hạ xếp hạng phát hành nợ dài hạn của nước này xếp hạng từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực".


Thủ tướng Anh Cameron nói sẽ cố gắng 'giữ vững con tàu' trong vài tháng tới


Tổ chức này cũng cho biết Anh có một trong những thâm hụt ngân sách lớn nhất trong số các nền kinh tế phát triển.
Việc đánh giá tài chính xảy ra sau khi Anh Quốc chọn rời khỏi EU, và ông Cameron tuyên bố sẽ từ chức vào mùa thu.
Trước đó, ông Cameron nhận được sự đảm bảo từ Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng nước Anh sẽ vẫn là "một đối tác không thể thiếu".
Trong cuộc điện đàm, nhà lãnh đạo Mỹ nói với ông Cameron rằng ông lấy làm tiếc về quyết định từ chức của Thủ tướng Anh, và nói ông là "một đối tác và bạn bè đáng tin cậy, tận tụy với các giá trị dân chủ".
Tuyên bố của ông Cameron khởi động một cuộc tranh luận về việc ai sẽ thay thế ông.
Đến nay, chưa có ai chính thức tuyên bố nhắm vào vị trí này, nhưng Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May và cựu Thị trưởng London Boris Johnson có thể là những ứng viên.
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Jun 25, 2016 12:40 pm    Tiêu đề: BBC TIẾNG VIỆT - Anh rời EU: 'Châu Âu không được buồn nản'


Lãnh đạo EU gợi ý về việc khối này cần cải tổ để tồn tại sau khi Anh rút khỏi


Liên minh Châu Âu không được rơi vào “khủng hoảng và tê liệt” sau khi Liên hiệp Anh bỏ phiếu rời khỏi tổ chức này, Ngoại trưởng Cộng hòa Liên bang Đức nói.

Ông Frank-Walter Steinmeier đưa ra bình luận này khi đang trên đường đến một cuộc họp khẩn cấp của sáu thành viên sáng lập khối EU. Cuộc họp này để bàn thảo về động thái của Anh quốc bỏ phiếu rời EU.
Họ sẽ xem xét quá trình và tốc độ của việc Anh ra khỏi EU, đồng thời cũng muốn bàn luận về việc làm thế nào để thuyết phục các nước khác không làm điều tương tự.
Thủ tướng Anh David Cameron hôm 24/6/2016 nói ông sẽ từ chức vào tháng Mười.
Sáu quốc gia tham gia cuộc thảo luận tại Berlin bao gồm Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan. Đây là sáu thành viên sáng lập EU vào thập kỷ 50 và hiện vẫn là hạt nhân của khối.
Cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của lãnh đạo EU mà không có đại diện của Anh sẽ được tổ chức vào thứ Tư tuần tới. Liên minh Châu Âu đã thúc giục nước Anh bắt đầu thương lượng để rút khỏi khối này càng nhanh càng tốt.

Người đứng đầu Thượng viện Châu Âu, ông Jean-Claude Juncker, nhấn mạnh “Liên minh EU gồm 27 thành viên vẫn tiếp tục tồn tại”.
Thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm nặng nề sau khi tin tức về kết quả Brexit được công bố. Theo đó người Anh bỏ phiếu 52% ủng hộ rời khỏi EU so với 48% muốn ở lại. Sau đó tỉ giá đồng Bảng cũng suy giảm nghiêm trọng.
Anh Quốc hiện nay phải chấp hành Điều 50 trong Hiệp ước Lisbon quy định thời gian ít nhất hai năm cho việc thương lượng rút khỏi EU.
Tuy nhiên, ông Cameron nói ông muốn nhường lại công việc thương lượng cho người kế nhiệm.
“Người Anh đã quyết định ngày hôm qua về việc họ muốn dời khỏi Liên minh Châu Âu, điều đó không có nghĩa là họ phải đợi đến tận tháng Mười để thương lượng điều khoản cho quá trình này,” ông Juncker nói trong một cuộc phỏng vấn với với hệ thống truyền hình ARD của Đức.
“Tôi muốn việc này được bắt đầu ngay lập tức”

'Quá trình ly hôn'

Đồng thời vào thứ Sáu, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, ông Martin Schulz, nói EU “là một khối thống nhất nhưng đã trở thành con tin” trong cuộc nội chiến trong đảng Bảo thủ của ông Cameron.


Châu Âu sắp họp khẩn cấp sau khi Anh bỏ phiếu rút khỏi EU


Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk nói “quá trình ly hôn” này sẽ được bàn luận giữa các thành viên không gồm nước Anh vào thứ Tư, một ngày sau khi ông Cameron gặp và thảo luận với họ.
"Thái độ tại Brussels lúc này là bực bội và thất vọng, trong khi nhiều chính phủ trên khắp Châu Âu đang 'sợ hãi'," theo Katya Adler, Chủ biên Châu Âu của BBC.
"Nhiều năm theo dõi mảng chính trị châu Âu, nhưng tôi chưa bao giờ chứng kiến châu lục này bi quan và không chắc chắn về tương lại của khối EU đến như vậy," Katya Adler nói.
"Thái độ tại Brussels lúc này là bực bội và thất vọng, trong khi nhiều chính phủ trên khắp Châu Âu đang sợ hãi.
"Điều này bắt nguồn từ sức ép từ các cử tri giận dữ vì họ có đồng quan điểm với những chỉ trích hướng về phía EU được nêu lên trong chiến dịch trưng cầu dân ý này của Anh.
"Đó là lý do tại sao người ta bắt đầu nghe đến những cụm từ như "EU" và "cải tổ", mặc dù muộn, từ những người ít được chờ đợi nhất, như bà Angela Merkel hoặc ông Donald Tusk.
"Bởi vì họ quá lo lắng, EU đang trở nên cứng rắn hơn đối với Anh về điều khoản và thời gian của mối quan hệ mới về thương mại. Đây có lẽ không phải là sự trừng phạt.
"Hơn thế, đó là mong muốn cho quá trình này trở nên khó khắn và khiến những nước khác không làm điều tương tự, trong khi sự lãnh đạo Châu Âu cần được chỉnh đốn, và có lẽ cải tổ toàn diện," Chủ biên châu Âu của BBC nói.


Điều 50 Hiệp ước Lisbon nói gì?

Có hiệu lực từ năm 2009 nhưng chưa bao giờ được thực thi.
Cho phép chính phủ thành viên đưa ra thông báo ý định ra khỏi EU.
Sau đó đàm phán diễn ra nhằm thương lượng một loạt các vấn đề giữa thành viên ra khỏi với các thành viên khác của EU.
Nếu không có thoản thuận nào đạt được, tư cách thành viên tự động bãi bỏ sau hai năm kể từ khi đưa ra thông báo. Điều khoản này chỉ là khuôn mẫu cơ bản quy định ngày ra khỏi EU và một số vấn đề khác. Điều khoản này không tự động bao gồm quy định về vấn đề lưu thông dòng người và hàng hóa giữa nước ra đi với các thành viên còn lại. Những vấn đề này có thể phải mất nhiều năm để hoàn tất thương lượng.
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Jun 25, 2016 1:10 pm    Tiêu đề: BBC TIẾNG VIỆT - Tác động của Brexit tới Việt Nam?


Việc Anh rời EU lập tức khiến giá vàng và USD tăng cao tại Việt Nam


Một số chuyên gia kinh tế Việt Nam bình luận rằng việc Anh Quốc rời EU sẽ ảnh hưởng đến chuyện đầu tư vào Việt Nam và việc xuất khẩu hàng hóa qua Anh.

Hôm 24/6, trả lời BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, từ Hà Nội, nói: “Có thể thấy ngay tác động đầu tiên là các nhà đầu tư ở Anh cần thời gian ứng phó với tình hình ở nước họ trước khi tính đến chuyện đầu tư ở Việt Nam”.
“Bên cạnh đó, việc đồng bảng Anh mất giá sẽ khiến tăng trưởng GDP của Anh giảm, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó do giá tăng, sức mua hàng hóa tại Anh theo chiều hướng kém đi”.
Kinh tế gia này bày tỏ hy vọng “nước Anh vẫn giữ quan hệ tốt với Việt Nam và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có những chọn lựa nhằm giảm tác động tiêu cực trong việc Anh Quốc rời EU”.
Theo ông, qua sự kiện này, Việt Nam cần học bài học nhất thể hóa trong liên kết kinh tế khi tham gia cộng đồng kinh tế Asean.


'Ảnh hưởng mậu dịch EU - Việt Nam'


Anh Quốc sẽ rời EU theo một nghị trình còn chưa rõ


Cùng ngày, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nói với BBC: “Anh Quốc không phải là đối tác lớn của Việt Nam nhưng việc EU suy yếu do mất đi một đồng minh quan trọng như Anh có thể khiến quan hệ mậu dịch giữa khối này và Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực, trong lúc EU là thị trường xuất khẩu số hai”.
“Việc đồng bảng Anh cũng như đồng euro đang trong chiều hướng mất giá có thể đem lại lợi ích cho những người Việt đi du lịch hoặc du học ở Anh, nhưng ngược lại, khiến hàng xuất khẩu Việt Nam đắt đỏ và kém cạnh tranh hơn khi vào thị trường Anh”.
“Ngoài ra, cũng nên tính đến tác động dây chuyền, đồng bảng Anh khiến nhân dân tệ tăng giá, tạo áp lực lên VND và hàng xuất khẩu của Việt Nam”.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh liên tục tăng những năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Anh đạt tăng trưởng kép (CAGR) gần 17% trong giai đoạn 2008-15, đạt mức kỷ lục 4,65 tỷ USD trong năm 2015, tương đương 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU.



Rượu whiskey Scotland


Tính riêng 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã duy trì thặng dư thương mại với Anh ở mức 3,9 tỷ USD trong năm 2015 và 1,7 tỷ USD
Gần 47% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh là điện thoại, máy tính, các linh kiện và thiết bị điện tử khác.
Quan hệ đầu tư và thương mại giữa Anh và Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ kể từ khi hai nước ký Hiệp định quan hệ Đối tác Chiến lược hồi tháng 9/2010.
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Tue Jun 28, 2016 12:43 am    Tiêu đề: Israel và Thổ Nhĩ Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao (VOA60)

Lebanon: 3 kẻ đánh bom tự sát kích nổ ở Qaa, một ngôi làng của người Kitô giáo gần biên giới với Syria, làm thiệt mạng ít nhất 5 người và làm bị thương 19 người khác.

Israel: Chính phủ Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý bình thường hóa quan hệ ngoại giao, chấm dứt 6 năm gián đoạn sau khi hải quân Israel hạ sát 10 nhà hoạt động người Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ người Palestine.

Vương quốc Anh: Khủng hoảng thêm trầm trọng trong khi giới chức Anh và EU cố gắng ứng phó với cú sốc từ quyết định của cử tri Anh tách nước này ra khỏi Liên hiệp Châu Âu.

Mỹ: West Virginia chuẩn bị hứng chịu thêm nhiều đợt mưa với cảnh báo lũ quét tại 25 quận hạt trong khi bang này vẫn đang chống chọi với trận lũ hồi tuần trước làm chết 24 người.

Philippines: Tổng thống Benigno Aquino tham dự lễ duyệt binh vinh danh ông trước khi rời nhiệm sở vào thứ Năm tuần này để tân Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte lên nhậm chức.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Tue Jun 28, 2016 12:46 am    Tiêu đề: Truyền hình vệ tinh VOA 28/6/2016

Đặc sứ cấp cao Trung Quốc thăm Việt Nam trong lúc căng thẳng biển Đông gia tăng. Truyền thông Việt Nam thua truyền hình Đài Loan trong đưa tin về vụ cá chết.
Vụ khủng hoảng của nước Anh trở nên nghiêm trọng hơn.
Iraq tuyên bố Fallujah hoàn toàn được giải phóng, chuẩn bị chiếm lại Mosul.
Lễ hội Người Đồng Tính ở New York kêu gọi ngăn chặn bạo lực súng.
Chiến binh Peshmerga gác lại ước mơ, cầm súng chống IS.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jun 29, 2016 12:00 am    Tiêu đề: VOA TIẾNG VIỆT - Trung Quốc đả kích Lady Gaga vì cuộc gặp với Đức Đạt Lai Lạt Ma

Trung Quốc nói Đức Đạt Lai Lạt Ma có động cơ nguy hiểm, sau khi ông gặp ngôi sao nhạc pop Lady Gaga ở Mỹ.

Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong có mặt tại Hội nghị các thị trưởng Mỹ và đã nói chuyện với Lady Gaga. Cô đã đăng ảnh và video về cuộc gặp ở Indianapolis. Hai nhân vật này đã nói về lòng tốt của con người và lòng từ bi.

Tại cuộc họp báo hôm 28/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói người dân và chính phủ Trung Quốc không vui về cuộc gặp.

(Hồng Lỗi:
"Mới đây, Trung Quốc nhắc lại lập trường của về ông Đạt Lai Lạt Ma là loại người gì. Những chuyến thăm và hoạt động quốc tế của ông ta chỉ nhằm thúc đẩy đề xuất của ông ta về Tây Tạng độc lập. Chúng tôi hy vọng mọi người trong cộng đồng quốc tế nhận thức đầy đủ về bản chất thật của ông ta".)

Các công dân Trung Quốc đã bày tỏ phẫn nộ trên internet về cuộc gặp, lên án Lady Gaga, là người được nhiều thanh niên Trung Quốc biết đến. Nhiều nghệ sĩ nước ngoài đã bị đưa vào danh sách đen của Trung Quốc do có những cuộc gặp tương tự với nhà lãnh đạo tinh thần.

Trung Quốc coi Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhân vật ly khai nguy hiểm. Hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã lên án cuộc gặp của ông với Tổng thống Mỹ Obama.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ông không yêu cầu Tây Tạng được độc lập khỏi Trung Quốc, mà chỉ đòi có quyền tự chủ nhiều hơn.

Đối thoại giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ trung ương Trung Quốc đã dừng lại hồi năm 2010. Tây Tạng đã tái bầu vị thủ tướng của chính phủ lưu vong hồi tháng 5, và họ vẫn hy vọng cuộc đàm phán với Trung Quốc về việc trao cho Tây Tạng nhiều quyền tự chủ hơn có thể được nối lại.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jun 29, 2016 12:03 am    Tiêu đề: VOA TIẾNG VIỆT - Không kích của Mỹ vô tình giết chết 7 con tin Afghanistan

Các quan chức Afghanistan nói các cuộc không kích của Mỹ đã vô tình giết chết 7 con tin Afghanistan tại một nơi ẩn náu của Taliban tại tỉnh Kunduz ở miền bắc.

Một số chiến binh Taliban cũng đã chết trong các cuộc không kích khuya hôm qua, các quan chức và cư dân địa phương đã xác nhận tin này với VOA.

Thi thể của những con tin đã thiệt mạng, có thể là các cựu binh sĩ quân đội Afghanistan, đã được đưa đến một bệnh viện ở thành phố Kunduz hôm 27/6.

Một quan chức Ngũ Giác Đài nói với VOA rằng các quan chức Mỹ đã biết tin về thương vong dân sự, nhưng chưa có thêm thông tin chi tiết.

Chuẩn tướng Charles Cleveland, Phó Tham mưu trưởng phụ trách Truyền tin của sứ mệnh do NATO lãnh đạo tại Afghanistan, cho biết: "Chúng tôi đang làm việc với các đối tác Afghanistan để tìm hiểu".

Trước đó, Bộ nội vụ Afghanistan nói một chỉ huy quan trọng của Taliban đã bị giết cùng với sáu thuộc cấp trong một cuộc không kích, nhưng bộ không nói có thường dân nào thiệt mạng trong vụ tấn công hay không.

Ba tuần trước, Taliban bắt cóc hàng chục hành khách từ xe buýt gần Kunduz nhưng sau đó đã thả gần hết.

Các cuộc không kích nêu trên của Mỹ diễn ra vài tuần sau khi Tổng thống Mỹ Obama cho phép các chỉ huy quân sự không kích tự do hơn vào các mục tiêu Taliban để trợ giúp cho quân đội Afghanistan.

Khoảng 10 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ vẫn ở lại Afghanistan, khi cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu ở đó kéo dài gần 15 năm. Kế hoạch của ông Obama nhằm giảm xuống còn 5.500 quân vào cuối năm đã gặp khó khăn vì cuộc nổi dậy của Taliban lại bùng lên.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jun 29, 2016 12:06 am    Tiêu đề: Donald Trump có cố vấn truyền thông cao cấp mới (VOA60)

Những nghị sĩ Đảng Cộng hòa thuộc Ủy ban Đặc tuyển về Benghazi trong Hạ viện Mỹ đã công bố bản báo cáo về những sự kiện xung quanh vụ tấn công ở thành phố Benghazi của Libya vào năm 2012. Bản báo cáo cho thấy đã có thông tin tình báo cho tới khi vụ tấn công nhắm vào lãnh sự quán Mỹ xảy ra cho thấy cơ sở ngoại giao này không an toàn, và Ngoại trưởng Hillary Clinton, lẽ ra nên nhận thấy điều đó.

TPM cho hay Donald Trump đã tuyển Jason Miller, cựu phát ngôn viên cho Ted Cruz – người từng là đối thủ tranh cử của ông Trump, làm cố vấn truyền thông cao cấp. Việc này diễn ra hơn một năm sau khi ông Trump bước vào cuộc đua tranh cử tổng thống năm 2016. Cuối cùng ông Trump đã quyết định thuê một giám đốc phụ trách mảng quảng bá thông điệp tranh cử của ông ta và tương tác với báo giới.

The Washington Times cho biết Donald Trump đang dịch chuyển khỏi lời kêu gọi của ông ta trục xuất hàng loạt người nhập cư bất hợp pháp. Đây là một nỗ lực nhằm chuyển trọng tâm khỏi những phát biểu kích động của ông ta về vấn đề nhập cư.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jun 29, 2016 12:09 am    Tiêu đề: Truyền hình vệ tinh VOA 29/6/2016

Việt Nam tính hoãn thi hành bộ luật hình sự mới.
Việt Nam sắp công bố nguyên nhân thảm họa cá chết.
Trung Quốc sắp lập lãnh sự quán tại Đà Nẵng.
Lãnh đạo EU: Anh phải làm rõ lập trường.
Nga truy tố một nhà tranh đấu dựa trên luật 'Đại lý Nước ngoài'.
TQ đả kích Lady Gaga vì cuộc gặp với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Không kích của Mỹ vô tình giết chết 7 con tin Afghanistan.
Bệnh viện mắt trên không bay khắp thế giới chữa trị bệnh nhân


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Jun 30, 2016 12:17 am    Tiêu đề: Lãnh đạo EU nhóm họp mà không có sự tham dự của Anh (VOA60)

Bỉ: Lãnh đạo EU nhóm họp mà không có sự tham dự của Anh. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Ủy ban Châu Âu sẽ đóng vai trò trung tâm trong các cuộc đàm phán về tiến trình Anh rút khỏi EU, Anh không thể thương lượng các điều khoản trước khi kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon.

Ecuador: Di dân Cuba đề nghị Mexico và Mỹ giúp đỡ trong lúc họ tìm đường tị nạn bằng cách băng qua Ecuador và các quốc gia Châu Mỹ Latin khác.

Mỹ: Ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump lặp lại lời kêu gọi áp dụng trở lại hình thức trấn nước và các kỹ thuật thẩm vấn bị cấm khác trong cuộc chiến chống lại ISIS.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất: Cơ quan vận tải Dubai trao cho một tập đoàn do Pháp dẫn đầu hợp đồng trị giá 2.88 tỷ đô la để mở rộng hệ thống tàu điện ngầm đến địa điểm diễn ra hội chợ thương mại thế giới Expo 2020.

Syria: Các chuyến xe tải chở viện trợ y tế và thực phẩm tới hai thị trấn bị phong tỏa. LHQ cho biết năm nay, các tổ chức nhân đạo đã tiếp cận được tất cả các khu vực bị bao vây.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Jun 30, 2016 12:20 am    Tiêu đề: Donald Trump bị điều tra số tiền đóng góp từ thiện (VOA60)

CNN cho biết ứng viên sắp được đảng Cộng hòa đề cử Tổng thống, Donald Trump, chỉ trích các chính sách thương mại của Mỹ rằng các chính sách này khuyến khích toàn cầu hóa và làm tổn hại ngành sản xuất Hoa Kỳ. Ông hứa sẽ tạo ra những thay đổi, bao gồm xóa bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và đàm phán lại Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ. Ông Trump cũng nhắc tới ứng viên Hillary Clinton, tố cáo bà ủng hộ các thỏa thuận thương mại gây thiệt hại cho người lao động Mỹ.


Washington Post đang điều tra hàng triệu đô la mà ông Donald Trump hứa cho từ thiện. Theo báo này, đóng góp của ông Trump đáng lẽ phải là 8,5 triệu đô la, nhưng chỉ có 2,8 triệu được báo cáo. Không có ghi nhận đóng góp nào kể từ năm 2009 trước số tiền 1 triệu đô la ông tặng cho một tổ chức phi lợi nhuận của cựu chiến binh cách đây 4 tháng.

Tờ The Week đưa tin phản hồi về báo cáo vụ tòa lãnh sự Mỹ ở Benghazi bị tấn công năm 2012, bà Hillary Clinton nhấn mạnh ‘đã tới lúc bước tiếp.’ Bà cũng chỉ trích ủy ban do đảng Cộng hòa dẫn đầu suốt hơn 2 năm qua đã tiêu tốn 7 triệu đô la tiền thuế của dân để điều tra mà kết luận rốt cuộc chẳng khác gì các cuộc điều tra trước đây


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Jun 30, 2016 12:23 am    Tiêu đề: Truyền hình vệ tinh VOA 30/6/2016

Việt Nam lấn cấn trong công bố thông tin về nạn cá chết, dời ngày họp báo.
Bất ổn toàn cầu, hạn hán, cá chết làm kinh tế Việt Nam chậm lại.
Thủ tướng Campuchia cảnh báo ASEAN chớ có can thiệp vào Biển Đông.
Indonesia tăng cường quân sự, đẩy mạnh thăm dò dầu khí, đánh bắt cá ở Biển Đông.
Phi trường Istanbul mở lại sau vụ tấn công khủng bố.
Lãnh đạo EU hướng về tương lai không có nước Anh.
Bạo lực bóng đá Nga khơi lên lo sợ trước World Cup 2018.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Fri Jul 01, 2016 1:57 am    Tiêu đề: Cháy rừng hoành hành tại Nga (VOA60)

Libya: Lực lượng Tuần duyên Italy giải cứu 223 di dân ngoài khơi bờ biển của Libya.

Yemen: Người dân phóng sinh chim để cổ súy cho hòa bình quốc gia trong lúc diễn ra đàm phán hòa bình do Liên Hiệp Quốc điều giải tại Kuwait.

Nga: Cháy rừng hoành hành các khu vực Buryatia và Irkutsk thuộc Siberia trong khi nhân viên cứu hỏa chật vật chữa cháy. Xem thêm:

Thổ Nhĩ Kỳ: Cảnh sát bắt giữ 13 người tình nghi là chiến binh thánh chiến Nhà nước Hồi giáo sau vụ tấn công sân bay Istanbul.

Mỹ: Lệnh phong tỏa được dỡ bỏ ở Căn cứ Hỗn hợp Andrews gần thủ đô Washington sau khi có báo cáo nhầm về một vụ nổ súng.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Fri Jul 01, 2016 2:00 am    Tiêu đề: Bà Clinton được dự đoán sẽ giành chiến thắng (VOA60)

ABC News cho hay nhà phân tích Nate Silver của trang tin FiveThirtyEight dự đoán ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton sẽ giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống trước ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Xác suất giành chiến thắng của bà Clinton là 79% trong khi xác suất của ông Trump là 20%. Nate Silver từng tuyên bố chính xác kết quả bầu cử tổng thống ở 49 bang vào năm 2008 và ở cả 50 bang trong năm 2012.

Báo The Washington Post cho hay những tổ chức giám sát ở Washington đã đệ hai đơn khiếu nại riêng lên Ủy ban Bầu cử Liên bang nhắm vào chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump, cáo buộc ông ta xin tiền quyên góp từ người nước ngoài. Việc này diễn ra sau khi Sir Roger Gale, một chính trị gia người Anh, nhận email từ chiến dịch tranh cử của ông Trump xin tiền đóng góp.

CNN cho biết chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton đã thu về gần 34 triệu đôla trong tháng này từ 18 sự kiện gây quỹ ở 8 bang khác nhau. Bà Clinton dự kiến quyên được 1 tỉ đôla mà ông Trump nói rằng ông ta không có lý do gì để sánh bằng


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Fri Jul 01, 2016 2:03 am    Tiêu đề: Truyền hình vệ tinh VOA 1/7/2016

Formosa nhận trách nhiệm, bồi thường 500 triệu đôla.
Tòa ấn định ngày ra phán quyết vụ kiện Biển Đông.
Ông Donald Trump lại nhắc tới Việt Nam.
Giám đốc CIA: IS rất có thể là thủ phạm vụ tấn công ở phi trường Istanbul.
Ông Duterte tuyên thệ nhậm chức tổng thống Philippines.
Các nhà hoạt động: Địa chính trị vẫn chi phối phúc trình về buôn người.
Ít nhất 250 chiến binh Nhà nước Hồi giáo bị triệt hạ ở Iraq.
Diễn viên Helen Mirren ủng hộ dự luật hoàn trả tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Jul 02, 2016 7:56 am    Tiêu đề: Máy bay Nga mất tích trong lúc chữa cháy rừng (VOA60)

Bờ Tây: Một người đàn ông Israel thiệt mạng sau khi xe của ông bị người Palestine nã đạn và va đụng gần một khu định cư của người Do Thái. Đây là vụ mới nhất trong cuộc xung đột đang leo thang trong khu vực.

Nga: Máy bay của Bộ chuyên trách các trường hợp khẩn cấp bị mất tích cùng 10 người trên phi cơ trong lúc dập tắt một đám cháy rừng ở vùng Siberia gần thành phố Irkutsk.

Ấn Độ: Hoạt động cứu hộ tiếp tục sau khi lũ quét làm thiệt mạng hơn 30 người ở bang Uttarakhand, theo truyền thông địa phương. Nhiều người e là vẫn còn bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Bangladesh: Cảnh sát quy trách những kẻ Hồi giáo cực đoan về vụ sát hại dã man thêm một nhân viên làm việc trong đền Hindu giáo, một trong loạt những vụ bạo lực tôn giáo trong khu vực.

Pháp: Những nhà lãnh đạo Châu Âu tề tựu kỷ niệm 100 năm Trận chiến Sông Somme, một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Jul 02, 2016 7:59 am    Tiêu đề: Truyền hình vệ tinh VOA 2/7/2016

Ngoại trưởng Mỹ nói với Bắc Kinh: tiếp tục khiêu khích ở Biển Đông sẽ buộc Mỹ hành động.
Buộc Formosa nhận tội, bồi thường mới chỉ là 'ngọn của vấn đề'.
Chuyên gia kinh tế kỳ vọng các điều kiện kinh doanh sẽ thông thoáng hơn sau 1/7.
Biểu tình phản đối lớn tại Hồng Kông.
Người dân Australia chuẩn bị bầu cử Quốc Hội.
Tài xế xe Tesla thiệt mạng trong lúc đang chạy xe ở chế độ lái tự động.
Đài Loan 'vô tình' phóng tên lửa về phía Trung Quốc đúng dịp sinh nhật Đảng Cộng Sản.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Tue Jul 05, 2016 12:37 am    Tiêu đề: Lãnh đạo Đảng Độc lập Vương quốc Anh từ chức (VOA60)

Iraq: Người đưa tang tề tựu về thành phố linh thiêng Najaf để an táng người thân thiệt mạng sau vụ tấn công của Nhà nước Hồi giáo ở Baghdad, làm ít nhất 160 người chết và hàng trăm người khác bị thương hôm Chủ nhật.

Anh: Nigel Farage, một trong những nhà lãnh đạo chính của phong trào Brexit, từ chức lãnh đạo Đảng Độc lập Vương quốc Anh, càng gia tăng bất ổn chính trị trong nước.

Ả-rập Xê Út: Một vụ nổ bên ngoài lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Jeddah làm một kẻ đánh bom tự sát tử vong và hai nhân viên an ninh bị thương nhẹ.

Bangladesh: Thủ tướng và những người khác tưởng nhớ những nạn nhân trong vụ tấn công của những kẻ chủ chiến nhắm vào một nhà hàng cao cấp ở Dhaka khiến 20 con tin và 2 cảnh sát thiệt mạng.

Úc: Thủ tướng Malcolm Turnbull và lãnh đạo phe đối lập Bill Shorten chờ kết quả cuộc tổng tuyển cử sít sao có thể đưa tới một “quốc hội treo.”


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Tue Jul 05, 2016 12:40 am    Tiêu đề: FBI thẩm vấn bà Hillary Clinton về vụ email cá nhân (VOA60)

Ứng cử viên tổng thống bên Đảng Cộng hòa Donald Trump đăng lên Twitter hình của ứng cử viên tổng thống bên Đảng Dân chủ Hillary Clinton kèm theo dòng chữ ‘ứng cử viên tệ hại nhất trước nay’ bên trong một ngôi sao sáu cánh, ngôi sao David của người Do Thái. Hình ảnh này trước đây đã được chia sẻ trên một website tân phát-xít và bài Do Thái.

Bà Hillary Clinton có cuộc phỏng vấn ba tiếng rưỡi đồng hồ với FBI về việc sử dụng một máy chủ email riêng tư cho công vụ thời còn là ngoại trưởng Mỹ. Các nhà điều tra đã nói chuyện với một vài phụ tá thân cận của bà. Cuộc phỏng vấn là một dấu hiệu cho thấy cuộc điều tra của FBI đang gần đến hồi kết.

Báo Washington Post nói ngay cả những người ủng hộ bà Hillary Clinton cũng cho rằng bà không đáng tin. Trong những cuộc khảo sát ý kiến và những buổi tham khảo ý kiến một nhóm cử tri chọn lọc, nhiều người cho rằng bà Clinton che giấu sự thật hoặc làm theo ý mình.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Tue Jul 05, 2016 12:45 am    Tiêu đề: Truyền hình vệ tinh VOA 5/7/2016

Trung Quốc tập trận gần Hoàng Sa.
G7 sẽ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết quốc tế về Biển Đông.
Doanh nghiệp sẽ sang các nước ASEAN nếu VN không giảm quan liêu.
Thâm hụt ngân sách của VN tăng trong nửa đầu năm 2016.
Iraq: Vụ đánh bom xe ở Baghdad giết chết ít nhất 200 người.
Nổ bom rung chuyển chốt kiểm soát ở Ả-rập Xê Út.
Nổ ở công viên trung tâm thành phố New York.
‘Lính Mỹ’ trên đất Nga bất chấp căng thẳng giữa hai nước.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Jul 11, 2016 9:41 pm    Tiêu đề: Thủ tướng Anh David Cameron sẽ từ chức ngày 13/7 (VOA60)

Trung Quốc: Sáu người chết và tám người khác mất tích sau khi Bão Nepartak quét qua bờ biển đông nam tỉnh Phúc Kiến.

Anh: Thủ tướng Anh David Cameron loan báo sẽ chính thức từ chức vào ngày thứ Tư để Bộ trưởng Nội vụ Theresa May trở thành nhà lãnh đạo kế tiếp của đất nước.

Trung Quốc: Hai binh sĩ gìn giữ hòa bình LHQ người Trung Quốc nằm trong số những người chết vì bạo lực hôm Chủ nhật ở thủ đô Juba của Nam Sudan.

Mỹ: Bắc Triều Tiên tuyên bố đóng một trong những đường dây liên lạc cuối cùng với Mỹ để trả đũa việc Washington áp đặt những biện pháp chế tài nhắm vào lãnh tụ Kim Jong Un vì những vi phạm nhân quyền.

Venezuela: Hàng ngàn người băng qua biên giới Colombia hôm Chủ nhật để mua nhu yếu phẩm vì khủng hoảng kinh tế gây nên tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Jul 11, 2016 9:43 pm    Tiêu đề: Ông Bernie Sanders không giành được đề cử của Đảng Dân chủ (VOA60)

Fusion cho biết Thượng nghị sĩ Bernie Sanders không giành được đề cử của Đảng Dân chủ vì ông ta không giành được lá phiếu của cử tri da đen cấp tiến. Những cựu nhân viên kể lại rằng chiến dịch của ông Sanders không tập trung thâu tóm những nhóm cử tri quan trọng và tin rằng ông Sanders không thể vượt qua được sức lôi cuốn của bà Clinton đối với cử tri da đen. Ông Sanders dự kiến sẽ công khai ủng hộ bà Clinton làm Tổng thống vào thứ Ba này.

Báo The Washington Post cho biết đa số người Mỹ không chấp nhận quyết định của FBI không khởi tố bà Hillary Clinton về việc bà ta sử dụng máy chủ cá nhân để gửi email khi còn là ngoại trưởng. Cuộc khảo sát mới cho thấy 56 phần trăm người được hỏi không tán đồng việc này, nhưng 6 trên 10 người cho biết điều đó không ảnh hưởng tới lá phiếu của họ vào tháng 11.

USA Today cho biết Trung tướng về hưu Michael Flynn, người có thể đang được ông Donald Trump cân nhắc làm ứng cử viên phó tổng thống, đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với quyền phá thai. Lập trường của ông Flynn mâu thuẫn với lập trường của Đảng Cộng hòa về vấn đề này và trái ngược với những tuyên bố chống phá thai của ông Trump.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Jul 11, 2016 9:46 pm    Tiêu đề: Truyền hình vệ tinh VOA 12/7/2016

Tòa trọng tài quốc tế có thể phán quyết gián tiếp về đường lưỡi bò;
Hải quân Thái Lan bắn tàu cá Việt Nam đánh cá trái phép;
Nhà hoạt động dân chủ chống Trung Quốc bị công an mặc thường phục đánh;
Bắc Hàn ‘cắt đứt mọi liên lạc với Mỹ’...


Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Tue Jul 12, 2016 9:49 am    Tiêu đề: Truyền thông nói gì trước phán quyết?


Nhiều quốc gia đang chờ đợi phán quyết của Tòa trọng tài tại The Hague


Báo quốc tế dành nhiều bình luận trước phán quyết của Tòa trọng tài tại The Hague về vụ Philippines kiện Trung Quốc trên Biển Đông.

REUTERS

Tờ Hoàn cầu Thời báo chạy tin phản ứng của Trung Quốc với phán quyết sẽ “phụ thuộc vào khiêu khích”.
Cho tới giờ, chưa có bên liên quan nào muốn đối đầu quân sự. Nhưng các bên đều tăng cường chuẩn bị sẵn sàng quân sự, Reuters nói.
Các học giả Hoa Kỳ và các quan chức quân sự, tình báo ủng hộ phán quyết nói phản ứng của Trung Quốc trước phán quyết của tòa sẽ ảnh hướng rất nhiều đến phản ứng của Philippines, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, cũng như Hoa Kỳ.
Chẳng hạn, nếu Trung quốc tăng cường hoạt động quân sự ở khu vực tranh chấp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác không có lựa chọn nào hơn là phản ứng bằng các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải đa quốc gia và bay tuần tra, quan chức Hoa Kỳ ẩn danh nói với Reuters.
Kế hoạch dự phòng cho các cuộc tập luyện như vậy đã hoàn tất ở giai đoạn cuối, một quan chức nói và cho Reuters biết thêm: “Chúng tôi hi vọng mọi việc không đến mức đó.”
Quyết định của tòa về tính hợp pháp của đường chín đoạn sẽ là tín hiệu cho thấy các thẩm phán của tòa “quyết định làm lớn chuyện, ”Julian Ku, giáo sư Luật từ Đại học Hofstra nói. “Nếu đường chín đoạn bị công bố vô hiệu, thì về mặt lý thuyết tất cả các quốc gia khác đều sẽ bạo dạn hơn.”




Nhật Bản, quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở khu vưc Biển Hoa Đông nói quân đội của họ sẽ giám sát hoạt động của Trung Quốc chặt chẽ sau khi Tòa tuyên phán quyết.
“Chúng tôi thúc giục các bên liên quan phản ứng theo cách không gây gia tăng căng thẳng,” Reuters tường thuật Bộ trưởng Quốc phòng tướng Nakatani nói trong cuộc họp báo ở Tokyo. “Chúng tôi sẽ quan sát chặt chẽ tình hình ở Biển Hoa Đông.”
Các quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters họ lo ngại Trung Quốc có thể tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, cũng như đã từng làm vậy ở Biển Hoa Đông năm 2013, hay tiếp tục xây dựng các cơ sở trên các đảo nhân tạo.
Tuy nhiên, Tokyo lo ngại Bắc Kinh cũng sẽ có hành động ở khu vực Biển Hoa Đông, nơi hai cường quốc kinh tế ở Châu Á đang ở trong một tranh chấp khác.


AFP

Nhân Dân Nhật Báo của chính phủ Trung Quốc chạy bài trên trang chủ hôm thứ Ba 12/7 với bức ảnh Đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, với dòng tít “Phán quyết vô hiệu”.
Hãng tin Tân Hoa Xã cũng chạy bài “Phán quyết Biển Đông vi phạm luật quốc tế: Học giả Trung Quốc nói”
“Tòa Trọng tài Thường trực phải tránh bị lợi dụng vì các động cơ chính trị” và “Ngư dân Trung Quốc sống chết cùng vùng biển” là một số tựa bài trên trang Tân Hoa Xã bản tiếng Anh.
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên một bản đồ vẽ trong thập niên 1940 có một đường kéo dài từ Trung Quốc xuống phía nam và bao quanh hầu hết vùng biển.
Để tăng cường vị trí của mình, Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng các rạn san hô thành đảo nhân tạo có thể đưa máy bay quân sự đến , và hãng tin Tân Hoa Xã nói hôm Thứ Hai 11/7, Trung Quốc đã xây dựng bốn ngọn hải đăng trên các rạn san hô trong vùng biển, và ngọn hải đăng thứ 5 đang được xây.
Hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc này nói Bắc Kinh sẽ “không lùi một bước nào” sau phán quyết, và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói hôm đầu tháng 7/2016 Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền và nói : “Chúng ta không sợ gặp rắc rối”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói Trung Quốc vừa có thêm sự ủng hộ của Angola, Madagascar và Papua New Guinea, cho thấy “công lý và lẽ phải luôn được công chúng ủng hộ.”



Trung Quốc tập trận trên Biển Đông


“Những ai đang nắm tinh thần của luật quốc tế và ai đang phá luật quốc tế, tôi nghĩ mọi người đều đã rõ,” ông Lục Khảng nói.
Hãng tin AFP tường thuật Đại sứ Philippines tại Trung Quốc cảnh báo công dân cẩn trọng với “đe dọa cá nhân” và tránh các tranh cãi chính trị trước thềm phán quyết hôm thứ Ba 12/7.
Trong email gửi công dân Philippines ở Trung Quốc, Đại sứ quán cảnh báo công dân “cẩn thận”vì căng thẳng trước phán quyết.
Công dân được khuyên “tránh các cuộc thảo luận và tụ tập công cộng về vấn đề chính trị” và không ủng hộ hoạt động tụ tập và thảo luận nơi công cộng “đặc biệt là trên mạng xã hội,” AFP trích lại nội dung email.
Bức thư cũng cảnh báo công dân nên mang theo giấy tờ tùy thân “mọi lúc” và báo cáo ngay bất cứ đe dọa nào mà họ nhận được cho đại sứ quán hoặc cảnh sát Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc không hiếm khi xảy ra ở Trung Quốc, đôi khi rõ ràng có sự ủng hộ ngầm của chính phủ.
Năm 2012, người biểu tình Trung Quốc đã xuống đường ở các thành phố lớn sau khi Tokyo tuyên bố chủ quyền với Đảo Senkaku ở Nhật (Trung Quốc tên là Điếu Ngư).
Khi ấy người biểu tình tấn công các cơ sở ngoại giao và các công ty Nhật, quấy rối người Nhật và lật tung các biển quảng cáo xe hơi Trung Quốc trong các đợt biểu tình được nhà chức trách Trung Quốc bỏ qua, dù sau đó cuối cùng cũng phải cấm hoạt động này.
Hơn 20 cảnh sát Trung Quốc được triển khai bên ngoài Đại sứ quán Philippines hôm Thứ Ba 12/7, với nhiều xe tải nhỏ xung quanh – rõ ràng là nhiều hơn thông thường – với hai xe tải lớn đầy các thanh chắn kiểm soát đám đông, một chỉ dấu cho thấy nhà chức trách Trung Quốc trông đợi sẽ có biểu tình tại khu vực này.


INQUIRER

Tờ Inquirer của Philippines tường thuật Nhật Bản đang dàn xếp một thông cáo chung về phán quyết Biển Đông với các đối tác trong nhóm các quốc gia G7 có nền kinh tế phát triển như một phần của xu hướng "ngoại giao chủ động", mặc dù Nhật Bản có thể sẽ im lặng khi phán quyết được công bố.
Truyền thông Nhật Bản nói các nước G7 có thể sẽ ra thông cáo, là thông cáo thư ba về an ninh hàng hải của nhóm quốc gia này từ Tháng 4/2016, với áp lực buộc Trung Quốc tôn trọng phán quyết và tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế trong giải quyết tranh chấp.
Giáo sư Masashi Nishihara, chủ tịch của Viện Nghiên cứu Hòa bình và An ninh Nhật Bản cho biết Tokyo đang nỗ lực "đưa những người đồng nhiệm G7 lại gần các đồng minh Asean."
Ông nói: "Trước cuộc họp các nước G7, một số quốc gia Châu Âu không thực sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề Biển Đông, nhưng từ sau hội nghị họ đã bắt đầu tỏ ra quan tâm hơn."



Truyền thông Trung Quốc đăng nhiều bài báo trước thềm phán quyết này


Tuy nhiên Tiến sỹ Ryoko Nakano trong ngành Quan hệ Quốc tế từ Đại học Kanazawa của Nhật nói với tờ Inquirer Nhật Bản nên có phản ứng kiềm chế vì hai lý do.
Đầu tiên, Tổng thống Philippines mới đắc cử Rodrigo Duterte hiện chưa rõ sẽ phản ứng ra sao khi có phán quyết và Nhật Bản "sẽ không muốn trông có vẻ quá hào hứng".
"Chính phủ Nhật Bản muốn dành khoảng trống để chất vấn quyết định của tòa khi cần," bà nói.
"Nhưng Nhật Bản có lẽ sẽ lặp lại lập trường cơ bản, là tranh chấp trong khu vực nên xử lý theo cơ sở luật pháp."


BANGKOK POST

Học giả về Asean Somkiat Onwimon nói đường chín đoạn "như một cái lưới cá bao bọc toàn bộ vùng biển" trên tờ Bangkok Post của Thái Lan.
Thitinan Pongsudhirak, nhà nghiên cứu chính trị từ Đại học Chulalongkorn, nói phản ứng sau khi có phán quyết là "tối quan trọng".
"Manila có thể sẽ làm tốt cho quan hệ Asean - Trung Quốc bằng cách lùi lại dù có được phán quyết có lợi. Bắc Kinh xứng đáng có được không gian ngoại giao và hợp pháp, theo đó Singapore trong vai trò quốc gia điều phối có thể đóng vai trò trung gian," ông nhận định.
Các nước thành viên khối Asean đã chia rẽ trong vấn đề xử lý tranh chấp trên biển với Trung Quốc.



Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp giữa Trung Quốc và các ngoại trưởng Asean


Campuchia không đồng ý với việc tuyên bố Asean ủng hộ phán quyết của tòa, nhưng Việt Nam hứa sẽ "tuân thủ đầy đủ" các quy ước.
Tháng trước, ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nói "chúng ta không thể ký vào một nguyên tắc có thể đúng" trong khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo tổ chức một cuộc họp nội các về một tàu chiến ngoài khơi Quần đảo Natuna sau khi hải quân Indonesia bắt một tàu cá của Trung Quốc.
Trong khi đó, với chính quyền quân sự Thái Lan, quan hệ với Trung Quốc đang ngày càng được tăng cường sau lệnh trừng phạt của phương tây sau cuộc đảo chính năm 2014.
"Dù chúng ta không phải là quốc gia có tuyên bố chủ quyền, Thái Lan cũng không thể hành động như người trung gian, chúng ta đã mất ảnh hưởng ngoại giao sau hai cuộc đảo chính," ông Somkiat nói.
Ông Thitinan nói phán quyết của Tòa trọng tài sẽ cho Trung Quốc và Asean một cơ hội hàn gắn những rạn nứt bằng cách cùng hành động trên luật lệ chung. "Không đáng cho tham vọng lâu dài của Trung Quốc là trở thành một siêu cường quốc toàn cầu lại đi có tranh cãi về biển đảo với các quốc gia nhỏ láng giềng, và sau đó phớt lờ phán quyết quốc tế về tranh chấp. Đó sẽ là hành xử không thể trở thành cường quốc toàn cầu đáng được tôn trọng," ông Thitinan nói với Bangkok Post.


BBC Tiếng Việt
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Tue Jul 12, 2016 10:58 am    Tiêu đề: Tòa PCA bác bỏ 'đường chín đoạn'


Ngay trước giờ toà PCA ra phán quyết, một số người ủng hộ đơn kiện của Philippines tụ tập trước cổng toà tại Điện Hoà Bình, The Hague, hô vang các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc


Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague (PCA) ra phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện Trung Quốc về 'Đường Chín Đoạn', hay còn gọi là 'Đường Lưỡi Bò' trên Biển Đông.

Trung Quốc từ 1949 tới nay đã đưa yêu sách đối với vùng biển rộng lớn, nơi Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.
Philippines hôm 22/2/2013 đã đệ đơn kiện Trung Quốc, theo đó yêu cầu toà xác định rằng yêu sách của Bắc Kinh là vô hiệu và là vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Cụ thể, Philippines nói rằng những thực thể đá và bãi đá ngầm rải rác mà Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông không thể là căn cứ để tính vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), là vùng được phép tính tối đa là 200 hải lý từ các thực thể đó trở ra.

Cập nhật trực tiếp.

Một số nội dung chính trong phán quyết của PCA

Trong phán quyết công bố hôm 12/7/2016, PCA đề cập tới năm trong số 15 vấn đề pháp lý mà Manila nêu ra.
Cụ thể, PCA ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông:
“Tòa kết luận không có căn cứ pháp lý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’.”
“Tòa xác định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TQ và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa, hiện không hề có chứng cứ gì rằng Trung Quốc đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”



Hồng Nga và giáo sư Jonathan London tường thuật trực tiếp trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt ngay cạnh các nhóm người biểu tình của cả bên ủng hộ Philippines lẫn bên ủng hộ Trung Quốc, trước cổng toà PCA


Về vấn đề pháp lý của "các hòn đảo" mà Trung Quốc đã cơi nới mở rộng nhân tạo dựa trên các bãi cạn, đá ngầm, cùng vùng biển xung quanh, toà kết luận "không có thực thể nào ở Quần đảo Trường Sa đáp ứng được các điều kiện để làm căn cứ tính những vùng biển nới rộng".
Toà cũng lưu ý về việc có sự hiện diện của con người trên một số điểm, nhưng xác định việc đó không làm thay đổi bản chất "không thể là nơi con người có thể sinh sống hoặc tự nó có giá trị kinh tế" của các thực thể này, bởi sự tồn tại của con người tại đó hoàn toàn "phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài chứ không phải dựa vào khả năng tự có".
Do đó, toà cũng xác định rằng Trung Quốc không thể lấy các thực thể đó làm căn cứ từ đó xác định vùng EEZ của mình.
Không những vậy, toà tuyên bố rằng "những vùng biển cụ thể đó nằm trong vùng EEZ của Philippines, bởi chúng không hề chồng lấn lên bất kỳ khu vực nào có thể thuộc về Trung Quốc".

Về tính pháp lý của 'đường chín đoạn' mà Trung Quốc đưa ra làm căn cứ cho các tuyên bố chủ quyền của mình, PCA nói rằng bởi một số những vùng biển có tranh chấp là hoàn toàn thuộc EEZ của Philippines, nên toà xác định là Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines tại khu vực này.
Ngoài ra, PCA nhắc tới vấn đề Trung Quốc gây hại cho môi trường biển trên diện rộng qua việc bồi đắp đảo nhân tạo, và nói các hành động của Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm xung đột ở Biển Đông.


*
Giá trị pháp lý và thực tiễn

Phán quyết của PCA có giá trị ràng buộc pháp lý đối với các bên liên quan và phải được tuân thủ ngay lập tức.
Tuy nhiên, hiện chưa có cơ chế nhằm cưỡng chế thi hành phán quyết của toà.
Chỉ ít phút sau khi PCA ra phán quyết, Trung Quốc đã tuyên bố phán quyết này là "vô căn cứ", trong lúc Tân Hoa xã nói đây là một phán quyết "không có giá trị".
Bắc Kinh từ trước tới nay luôn tuyên bố bác bỏ vụ kiện, không chấp nhận quyền tài phán của PCA và cũng không công nhận giá trị phán quyết mà toà này đưa ra.



Phái đoàn Philippines tại toà PCA, tháng Bảy 2015


Bắc Kinh cũng coi vụ kiện là một âm mưu do Hoa Kỳ giật dây nhằm cạnh tranh quyền lực, trang tin time.com viết.
"Ngay từ ban đầu, vụ kiện đã là một cái bẫy do Hoa Kỳ đặt ra nhằm duy trì vị thế thống trị của mình tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương," time.com trích bài xã luận ngày 8/7 trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. "Một trong những mục đích sâu xa là nhằm chia rẽ Trung Quốc với các nước láng giềng bằng cách nhân danh luật quốc tế phỉ báng Trung Quốc."
Chỉ ngay trước khi PCA ra phán quyết, truyền thông Trung Quốc hôm 11/7 chạy một loạt các tin bài theo đó nói ngọn hải đăng thứ năm mà Bắc Kinh cho dựng lên tại Đá Vành Khăn sẽ sớm đi vào hoạt động tại Biển Đông.
Trước đó, Trung Quốc đã hoàn tất và cho vận hành bốn hải đăng tại Đá Châu Viên, Gạc Ma, Subi, Đá Chữ Thập tại Quần đảo Trường Sa, là các điểm Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.


PCA là gì?



PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài "và các biện pháp hoà bình khác".
PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.
PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.


"Đường Chín Đoạn" là gì?  



Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.
"Đường Chín Đoạn" chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.
"Đường Chín Đoạn" ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Quốc hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Trung Hoa Dân Quốc thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.
Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.
Sau đó, đầu thập niên 1950, hai "đoạn đứt quãng" được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.


Nhóm phóng viên BBC Tiếng Việt tại Hague
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Tue Jul 12, 2016 11:45 am    Tiêu đề: Phản ứng các nước về phán quyết PCA

16:25
Tin Mới Nhất
Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.

“Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague.
"Tòa xác định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TQ và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa, hiện không hề có chứng cứ gì rằng Trung Quốc đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”
Trung Quốc đã ra phản ứng, nói phán quyết “vô căn cứ”.

Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Quốc không chấp nhận, cũng không công nhận.”
Philippe Sands, một luật sư cho Philippines trong vụ kiện, nói đây là “phán quyết rõ ràng và thống nhất ủng hộ pháp quyền và chủ quyền của Philippines”.
Trong văn bản 497 trang, các quan tòa nói các tàu chấp pháp Trung Quốc gây rủi ro đụng chạm với tàu đánh cá Philippines trong vùng biển và việc xây dựng của Trung Quốc gây thiệt hại vô kể với các rạn san hô.



Nhật Bản tuyên bố phán quyết của tòa án ở Hague là mang tính chung cuộc, ràng buộc pháp l‎ý, yêu cầu các bên liên quan tới vụ kiện thực hiện theo quyết định này.
Ngoại trưởng Fumio Kishida nói trong thông cáo rằng Nhật Bản đã luôn ủng hộ tầm quan trọng của luật pháp và việc sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp hàng hải.
"Đường Chín Đoạn" là gì?
Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.
"Đường Chín Đoạn" chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.
"Đường Chín Đoạn" ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Quốc hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Trung Hoa Dân Quốc thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.
Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.
Sau đó, đầu thập niên 1950, hai "đoạn đứt quãng" được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.
PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài "và các biện pháp hoà bình khác".
PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.
PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.
21:30
Mỹ ra thông cáo về phán quyết của tòa ở Hague. Bản tiếng Việt được đăng trên trang web Sứ quán Mỹ ở Việt Nam:



“Phán quyết ngày hôm nay của Tòa án trong việc phân xử Philippines-Trung Quốc là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các quyết định và không có bình luận về các giá trị của vụ kiện, nhưng một số nguyên tắc quan trọng đã được thể hiện rõ ràng ngay từ đầu vụ kiện này và có giá trị tái khẳng định.

Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ pháp quyền. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Nam trung Hoa một cách hòa bình, trong đó có thông qua trọng tài.
Khi gia nhập Công ước Luật Biển, các bên nhất trí về quá trình giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước nhằm giải quyết các tranh chấp. Trong phán quyết của ngày hôm nay và trong phán quyết của Tòa án từ tháng 10 năm ngoái, Tòa án nhất trí phán quyết rằng Philippines đã hành động trong phạm vi quyền hạn của mình theo Công ước về khởi xướng sự phân xử này.
Theo quy định trong Công ước, quyết định của Toà án là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Quốc và Philippines. Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai bên sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình.

Sau quyết định quan trọng này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tránh các tuyên bố hoặc hành động khiêu khích. Quyết định này có thể và nên là một cơ hội mới để làm mới những nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.

Chúng tôi khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế – như được phản ánh trong Công ước Luật biển – và làm việc với nhau để quản lý và giải quyết tranh chấp của họ. Những bước đi như vậy có thể cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận nhằm thu hẹp phạm vi địa lý của các tranh chấp hàng hải của họ, thiết lập các tiêu chuẩn về hành xử trong các khu vực tranh chấp , và cuối cùng là giải quyết tranh chấp tiềm ẩn của họ mà không có sự ép buộc hoặc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực.”
21:30
Trả lời BBC, tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho rằng Việt Nam sẽ hoan nghênh phán quyết vì nói có thể được xem là “chiến thắng” cũng cho Việt Nam.
“Phán quyết rõ ràng giúp củng cố vị thế của Việt Nam trên Biển Đông. Tòa đã quyết định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa theo đường chín đoạn là vô giá trị, và không cấu trúc nào ở Trường Sa được có vùng đặc quyền kinh tế. Vì thế Việt Nam có thể bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình tốt hơn trước sự xâm lấn của Trung Quốc, đặc biệt ở phần phía nam của Biển Đông.
Ở phần phía bắc, nơi hai nước tranh chấp về Hoàng Sa, tình hình không rõ rệt như thế vì vị thế pháp lý của các cấu trúc ở Hoàng Sa chưa được xác định. Vì thế phán quyết có thể khuyến khích Việt Nam mở vụ kiện tương tự, để hy vọng tòa tuyên bố không cấu trúc nào ở Hoàng Sa được có vùng đặc quyền kinh tế. Như thế sẽ xóa bỏ những trùng lắp có thể có trong tuyên bố chủ quyền của hai nước quanh Hoàng Sa.
Việt Nam có thể sẽ chưa mở vụ kiện. Nhưng khả năng đàm phán của Việt Nam với Trung Quốc đã được tăng lên vì nay Việt Nam đã có lựa chọn pháp lý tích cực để đối phó với Trung Quốc.”
20:58
Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague (PCA) ra phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện Trung Quốc về 'Đường Chín Đoạn', hay còn gọi là 'Đường Lưỡi Bò' trên Biển Đông.



Luật sư trưởng của chính phủ Philippines Jose Calida sẽ gửi bản tóm tắt phán quyết cho Tổng thống Philippines Duterte sáng thứ Tư, và một giải thích “toàn diện” trong vòng 5 ngày nữa, theo trang báo Rappler.com.
20:27
Lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Tập Cận Bình, tuyên bố Trung Quốc không chấp nhận mọi quyết định của tòa quốc tế về Biển Đông.



Theo Tân Hoa Xã, ông Tập phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ở Bắc Kinh ngày 12/7.
Ông Tập được dẫn lời nói chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không bị ảnh hưởng vì phán quyết của tòa tại Hague.

20:16


Paul Reicher, luật sư tư vấn chính cho Philippines từ Washington trả lời BBC News: "Đây là thắng lợi của nước nhỏ trước nước lớn. Đây là chuyện Trung Quốc chống lại toàn bộ các nước láng giềng chứ không chỉ Philippines. Các nước Việt Nam, Indonesia cũng thắng lợi hôm nay về mặt pháp lý."

20:16
Tin Mới Nhất
Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nói phán quyết của tòa ở Hague là đóng góp quan trọng cho mục tiêu chung giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình.
Người phát ngôn ngoại giao Mỹ John Kirby nói phán quyết có tính ràng buộc với cả hai phía, rằng Mỹ hy vọng Trung Quốc và Philippines tuân thủ.
19:49



Hiện chưa rõ phán quyết của Toà Trọng tài LHQ có làm thay đổi sinh hoạt của các ngư dân vùng Scarborough, Philippines hay không. Ba người trong hình ở Masinloc từng nói việc đánh bắt cá của họ bị Trung Quốc ngăn chặn.
19:29
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 12/7 có bài phát biểu:
“Hôm nay, một toà trọng tài được thành lập tạm thời đã đưa ra cái gọi là phán quyết về vụ trọng tài Nam Hải do chính phủ tiền nhiệm Philippines đơn phương nêu ra, mưu toan làm tổn hại chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Nam Hải. Về việc này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố, tỏ rõ lập trường nghiêm khắc của Trung Quốc không chấp nhận và không công nhận phán quyết của trọng tài. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn thừa ủy quyền ra "Tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển tại Nam Hải của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa", trịnh trọng trình bày Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển tại Nam Hải. Trên cơ sở này, tôi sẵn sàng trình bày hơn nữa thái độ của Trung Quốc:

Thứ nhất, vụ trọng tài Nam Hải ngay từ đầu đã là một trò hề chính trị đội lốt pháp luật, cần phải vạch trần triệt để bản chất này.

Thứ hai, Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia trọng tài là nhằm bảo vệ nền pháp quyền quốc tế và quy tắc khu vực theo pháp luật.

Thứ ba, chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Nam Hải có cơ sở lịch sử và pháp lý vững chắc, không bị ảnh hưởng bởi cái gọi là phán quyết của toà trọng tài.

Thứ tư, Trung Quốc sẽ tiếp tục dốc sức giải quyết hoà bình tranh chấp thông qua đàm phán và hiệp thương, giữ gìn tốt hoà bình và ổn định trong khu vực.

Cuối cùng, tôi muốn tái khẳng định rằng, phát triển quan hệ láng giềng hữu nghịv ới các nước xung quanh là phương châm đã định mà Trung Quốc kiên trì; giữ gìn hoà bình và ổn định của khu vực là trách nhiệm quốc tế không thể thoái thác của Trung Quốc; kiên trì đi con đường phát triển hoà bình là sự lựa chọn chiến lược kiên định bất di bất dịch của Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ tiếp có sự đóng góp xứng đáng của mình vì bảo vệ tôn chỉ của "Hiến chương Liên Hợp Quốc" và các chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, giữ gìn sự công bằng, chính nghĩa của nền pháp quyền quốc tế, thúc đẩy sự nghiệp hoà bình và phát triển của loài người.”
19:29
Tường thuật của phóng viên BBC Jonah Fisher từ Manila, Philippines

Bộ trưởng Ngoại giao Perfecto Yasay ra thông cáo trong khoảng hai phút.

Trong khuôn khổ bốn đoạn văn, ông này giải thích rằng các chuyên gia đang phân tích về phán quyết của Tòa Trọng tài và nêu lên sự quan ngại về việc thi hành “một cách miễn cưỡng và có kiềm chế” phán quyết được cho là “quyết định mang tính lịch sử”.

Không có sự ăn mừng, thậm chí là không có một nụ cười. Và điều này có nguyên nhân của nó.

Chính phủ hiện tại của Philippines không là phải là người đã đưa hồ sơ ra Tòa Trọng tài ba năm rưỡi trước, hậu quả từ vụ xung đột tại bãi cạn Scarborough.

Hai tuần trước, Rodrigo Duterte tuyên thệ để trở thành Tổng thống mới của Philippines. Những chỉ dấu cho thấy, Tổng thống mới của Philippines sẵn sàng hòa giải với Trung Quốc, khác hẳn người tiền nhiệm là ông Benigno Aquino.

Ngay tại Manila này, rất nhiều người cho rằng Tổng thống mới có xu hướng thu hút đầu tư từ Trung Quốc để đổi lại phản ứng im lặng.
18:29
Phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/7:
Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết.
Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 05/12/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài.
Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

Nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

18:22

Một ngày bận rộn cho BBC: ba phóng viên tường thuật cho BBC World TV: Hồng Nga từ The Hague, Jonah Fisher từ Manila và Stephen McDonell từ Bắc Kinh về phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông.


17:55
Thông cáo chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/7:

Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về phán quyết của Tòa trọng tài vụ Nam Hải thành lập theo yêu cầu của Nước Cộng hòa Philippines:

Về việc Tòa trọng tài vụ Nam Hải thành lập theo yêu cầu đơn phương của Philippines (gọi tắt là Tòa trọng tài) ngày 12/7/2016 đưa ra phán quyết, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trịnh trọng tuyên bố, phán quyết này là vô hiệu, không có sức ràng buộc, Trung Quốc không chấp nhận, không công nhận.

Ngày 29/10/2015, Tòa trọng tài đưa ra phán quyết về quyền tài phán và vấn đề có thể thụ lý. Chính phủ Trung Quốc lập tức tuyên bố phán quyết này là vô hiệu, không có sức ràng buộc, lập trường của Trung Quốc là rõ ràng và nhất quán.

Mục đích của việc Philippines đơn phương đưa vấn đề lên trọng tài là ác ý, không phải là để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, cũng không phải là giữ gìn hoà bình và ổn định trên Nam Hải, mà là để phủ định chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc trên Nam Hải, hành vi đưa lên trọng tài của Philippines là vi phạm luật pháp quốc tế.

Hành vi và phán quyết của Toà trọng tài đã trái ngược nghiêm trọng với thực tiễn thông thường của Toà trọng tài quốc tế, trái ngược hoàn toàn với mục đích và tôn chỉ thúc đẩy giải quyết hoà bình tranh chấp của "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển", phương hại nghiêm trọng tính hoàn chỉnh và uy tín của "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển", xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc với tư cách là nhà nước chủ quyền và nước ký kết "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển", là phán quyết không công bằng và bất hợp pháp.

Chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc trên Nam Hải không bị ảnh hưởng bởi phán quyền của trọng tài trong bất cứ tình huống nào, Trung Quốc phản đối và không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào dựa trên phán quyết trọng tài này.

Chính phủ Trung Quốc tái khẳng định, về tranh chấp vấn đề lãnh thổ và hoạch định biên giới trên biển, Trung Quốc không chấp nhận bất cứ phương thức giải quyết tranh chấp nào của bên thứ 3, không chấp nhận bất cứ phương án giải quyết tranh chấp nào áp đặt Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ luật pháp quốc tế và các chuẩn tắc cơ bản của quan hệ quốc tế được xác định trong "Hiến chương Liên Hợp Quốc", giải quyết tranh chấp hữu quan trên Nam hải, thông qua đàm phán và hiệp thương, giữ gìn hoà bình và ổn định trên Nam Hải.”

17:51

17:51
Chỉ công dân Trung Quốc mới được đi tour ra Hoàng Sa.
Trung Quốc ngay từ đầu đã nói không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài LHQ và từ một thời gian qua đã tổ chức cho du khách ra Hoàng Sa.
Một số chuyến bay dân sự thử nghiệm từ Hải Khẩu, Hải Nam cũng được tổ chức ra sân bay mới tôn tạo ở Trường Sa.



17:31
Tin Mới Nhất

Sau khi có phán quyết của tòa ở Hague, chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố chính thức:
“Để tái khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc trên Nam Hải, tăng cường hợp tác giữa các nước tại Nam Hải, giữ gìn hoà bình và ổn định của Nam Hải, Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra Tuyên bố:
Các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc bao gồm Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Nam Sa. Nhân dân Trung Quốc đã có hơn 2000 năm lịch sử hoạt động tại Nam Hải. Trung Quốc là nước phát hiện, đặt tên và khai thác tận dụng sớm nhất các đảo trên Nam Hải và vùng biển liên quan, thi hành chủ quyền và quyền quản lý sớm nhất, liên tục, hoà bình và hiệu quả đối với các đảo trên Nam Hải và vùng biển liên quan, đã xác lập chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi liên quan tại Nam Hải.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, Chính phủ Trung Quốc năm 1947 đã biên soạn "Địa lý chí lược các đảo Nam Hải" và vẽ bản đồ "Vị trí các đảo Nam Hải" trên các đoạn đứt khúc, đồng thời chính thức công bố trước thế giới vào tháng 2/1948.
Từ khi thành lập vào ngày 1/10/1949 đến nay, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Nam Hải. Chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Nam Hải bao gồm:
1/ Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo trên Nam Hải, bao gồm Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đẩo Nam Sa;
2/ Các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc có vùng nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp;
3/ Các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa;
4/ Trung Quốc có quyền lợi mang tính lịch sử tại Nam Hải.
Trung Quốc luôn kiên quyết phản đối một số nước xâm chiếm trái phép một số đảo và bãi đá thuộc Quần đảo Nam Sa của Trung Quốc, cũng như hành vi xâm phạm quyền quản lý vùng biển liên quan của Trung Quốc. Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục cùng với nước đương sự liên quan trực tiếp giải quyết hoà bình tranh chấp liên quan trên Nam Hải thông qua đàm phán và hiệp thương dựa theo luật pháp quốc tế trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử.

Trung Quốc tôn trọng và ủng hộ các nước được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không trên Nam Hải theo luật pháp quốc tế.”

17:27

Cảnh phản ứng của một số nhà hoạt động Philippines tại Manila sau khi có tin về phán quyết của tòa.


17:19
Nhắc lại vụ kiện Philippines về Đường Lưỡi Bò:
"Philippines đưa vụ kiện 'đường chín đoạn' ra Tòa Trọng tài năm 2013.
Họ cáo buộc Trung Quốc cấm đánh bắt cá, nạo vét để bồi đắp đảo nhân tạo và gây nguy hiểm cho tàu bè tại Biển Đông.
Họ cũng yêu cầu tòa bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về 'đường chín đoạn', chiếm giữ 90% Biển Nam Hải (Biển Đông), trên bản đồ chính thức của Trung Quốc.
Theo nhà báo và cũng là nhà nghiên cứu Biển Đông Bill Hayton, phần lớn vụ kiện là yêu cầu tòa án ra phán quyết về những tuyên bố chủ quyền của mỗi quốc gia tại Biển Đông.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã viết một loạt bài trên các báo tiếng Anh chỉ rõ lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông.
Trung Quốc cho biết khoảng 60 quốc gia ủng hộ lập trường của họ rằng nên bác phán quyết của tòa, nhưng chỉ một vài nước tuyên bố ủng hộ họ công khai."


17:11
Phóng viên BBC Jonah Fischer từ Manila: "Nay Trung Quốc chắc chắn lo sợ Việt Nam cũng sẽ làm theo Philippines là đem một vụ kiện ra Tòa."
17:11
Phóng viên Jonah Fischer của BBC từ Manila: "Phán quyết của Tòa Trọng tài là một cú giáng mạnh vào Trung Quốc."
"Không chỉ Đường Chín Đoạn bị bác bỏ mà Tòa còn nói rằng các cấu trúc (features) Trung Quốc xây trên Biển Đông không tạo ra cơ sở để có chủ quyền. Đây là thắng lợi lớn cho Philippines."

17:05
Thái Lan thúc giục tất cả các bên liên quan tại Biển Đông duy trì hòa bình và ổn định.
Trong một thông cáo đưa ra trước phán quyết của tòa The Hague, Bộ Ngoại giao Thái Lan nói điều quan trọng là khôi phục sự tin tưởng và lòng tin của các nước trong khu vực.
Thông cáo nói tình hình tại Biển Nam Trung hoa (Biển Đông) nên được giải quyết "trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau và lợi ích công bình" theo đó thể hiện mối quan hệ lâu dài giữa Trung Quốc và Asean.
17:05
Quan chức Bộ Ngoại giao Philippines từ Manila trong họp báo: "Đây là phán quyết có tính chất nền tảng."
16:45
Reuters: Ngoại trưởng Philippines kêu gọi "kiềm chế và tỉnh táo" tại Biển Đông ngay sau một phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế có lợi cho Manila và lên án Bắc Kinh.
"Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết này cẩn trọng và triệt để bởi đó là kết quả quan trọng của tòa trọng tài."
Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói tại một cuộc họp báo."Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tỉnh táo. Philippines khẳng định hết sức tôn trọng quyết định cột mốc này".
16:38
Tin Mới Nhất
Trích đoạn phán quyết của Tòa Trọng tài LHQ về ‘Đường Chín Đoạn’ của Trung Quốc:
“Tính hợp pháp của các hành động Trung Quốc:
Tòa đã xem xét tính hợp pháp của các hành động Trung Quốc gây ra tại Biển Nam Trung Hoa. Tòa nhận thấy một số khu vực nằm trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Philippines, và theo tòa, Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong EEZ qua cách:
(a) Can thiệp vào công tác khai thác dầu khí và ngư nghiệp của Philippines,
(b) Xây dựng đảo nhân tạo, và
(c) Không ngăn các ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trong EEZ này.
Tòa cũng nhận định rằng ngư dân Philippines có quyền đánh cá truyền thống (traditional fishing rights) tại Bãi Scarborough và Trung Quốc đã ngăn cản quyền của họ.
Tòa nhận định rằng các tàu hải tuần của Trung Quốc đã tạo ra một cách phi pháp rủi ro nghiêm trọng cho các vụ va đập khi họ thực hiện việc ngăn cản các tàu thuyền Philippines."

Một đoạn khác:
a. Về đường chín đoạn và những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc phán quyết của tòa viết
“Lập trường này đã bị bác bỏ, tuy nhiên văn bản cuối cùng của Công ước cho phép các Quốc gia khác có quyền đi lại có giới hạn để đánh cá ở khu vực đặc quyền kinh tế (trong trường hợp Quốc gia ven biển không thể đánh bắt với toàn bộ ở khu vực này) và không có quyền khai thác dầu và khí đốt cũng như các nguồn tài nguyên. Tòa thấy rằng tuyên bố của Trung Quốc với các quyền có tính lịch sử tới tài nguyên là không phù hợp với các vị trí cụ thể về quyền và các vùng hải phận theo Công ước và kết luận rằng, với mức độ Trung Quốc có quyền lịch sử ở vùng Biển Đông thì những quyền này sẽ bị loại bỏ do hiệu lực của Công tước và tuyên bố chủ quyền đó trở nên không phù hợp với hệ thống các vùng hải phận thể theo Công ước.
b. Tòa kết luận sự hiện diện của nhân viên chính thức trên nhiều cấu trúc địa l‎ý này không tạo lập năng lực của chúng, trong điều kiện tự nhiên, có thể duy trì sự ổn định của một cộng đồng con người và xét thấy bằng chứng lịch sử con người sinh sống hay đời sống kinh tế có liên quan nhiều hơn tới năng lực của các cấu trúc địa lý này. Xem xét các ghi nhận lịch sử, Tòa ghi nhận rằng Trường Sa theo lịch sử đã được sử dụng bởi nhiều nhóm ngư dân từ Trung Quốc cũng như các Quốc gia và một số công ty mỏ và đánh cá của Nhật Bản cũng đã thử khai thác vào những năm 1920 và 1930. Tòa kết luận rằng việc sử dụng tạm thời các cấu trúc địa lý này của các ngư dân không tạo lập sự sinh sống của một cộng đồng ổn định và tất cả các hoạt động kinh tế lịch sử .... Vì thế Tòa kết luận rằng mọi cấu trúc địa lý khi thủy triều lên tại Trường Sa là các “bãi đá” hợp pháp không tạo ra vùng đặc khu kinh tế hay thềm lục địa.
c. Hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông:
Tòa quyết định là Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của họ thể theo Công ước Quốc tế và Quy định Ngăn ngừa Va chạm trên Biển (Convention on the International Regulations for Preventing Collisions at Sea) năm 1972, và Điều khoản 94 của Công ước liên quan tới an toàn hàng hải.
d. Tính nghiêm trọng của các tranh chấp giữa các bên:
Tòa ghi nhận Trung Quốc đã (a) xây dựng đảo nhân tạo tại Bãi đá Vành Khăn, một cấu trúc địa lý nhô lên trên mặt biển khi thủy triều xuống tại đặc khu kinh tế của Philippines; (b) gây nguy hại vĩnh viễn và không thể khắc phục tới hệ sinh thái rặng san hô (c) phá hủy vĩnh viênc bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc địa lý đang được nói tới.
Tòa kết luận Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ của họ trong việc kiềm chế không làm nghiêm trọng thêm hay gia tăng tranh chấp trong thời gian chờ quá trình phán quyết.
e. Hành xử tương lai của các bên
Cuối cùng, Tòa án xem xét yêu cầu của Philippines có một tuyên bố rằng, trong tương lai, Trung Quốc sẽ tôn trọng các quyền và tự do của Philippines và tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Công ước. Trên khía cạnh này, Tòa lưu ý rằng cả Philippines và Trung Quốc đã nhiều lần chấp nhận các nghĩa vụ của Công ước và nghĩa vị chung với niềm tin tốt đã xác định và định hướng hành vi của họ. Tòa cho rằng gốc rễ của vụ tranh chấp trong vụ kiện ra trọng tài này không nằm trong bất kỳ ý định nào của Trung Quốc hay Philippines để xâm phạm quyền lợi hợp pháp của nước kia, mà là ở khác biệt hiểu biết cơ bản các quyền của mình theo Công ước trong các vùng biển ở Biển Đông. Tòa nhắc lại rằng một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là tin tưởng nhau và lưu ý rằng Điều 11 của Phụ lục VII quy định rằng "kết luận. . . phải được các bên có tranh chấp tuân thủ." Tòa do đó cho rằng không cần có thêm một tuyên bố nào khác."


BBC Tiếng Việt
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jul 13, 2016 1:03 am    Tiêu đề: Ý: Hai tàu hoả đâm nhau, 20 người chết (VOA60)

Ý: Số người chết trong vụ hai đoàn tàu chở khách tông trực diện ở Puglia lên tới 20 người trong khi nhà chức trách lùng sục trong đống đổ nát.

Nam Sudan: LHQ cho biết ít nhất 36.000 người đã tản cư sau khi chạy khỏi thủ đô Juba sau những vụ đụng độ giữa quân đội trung thành với tổng thống và phó tổng thống.

Syria: Chiến sự ác liệt giữa quân đội chính phủ và phiến quân ở Aleppo đã hoàn toàn cắt đứt tuyến đường duy nhất cung cấp viện trợ nhân đạo cho phần thành phố mà phiến quân nắm giữ.

Nepal: Đảng theo chủ nghĩa Mao đe dọa lật đổ chính phủ sau khi rút sự ủng hộ khỏi liên minh cầm quyền do Thủ tướng K.P. Oli lãnh đạo.

Israel: Hàng trăm người tụ tập gần một địa điểm linh thiêng ở Jerusalem để ủng hộ một bé gái 13 tuổi bị sát hại bởi một người Palestine, khơi lên căng thẳng và lo sợ về xung đột thêm nữa trong khu vực.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jul 13, 2016 1:06 am    Tiêu đề: Ông Bernie Sanders công khai ủng hộ bà Hillary Clinton (VOA60)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3 ... 60, 61, 62 ... 67, 68, 69  Trang kế
Trang 61 trong tổng số 69 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân