TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vị thầy khả kính của tôi
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vị thầy khả kính của tôi

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Sư Trọng Đạo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue Jun 07, 2016 8:14 am    Tiêu đề: Vị thầy khả kính của tôi



Vị thầy khả kính của tôi


      VỊ THẦY KHẢ KÍNH CỦA TÔI

      Hôm qua một người bạn thân nhỏ tuổi của tôi ở Bình Dương nhân đọc bài Giáo sư và Phó Giáo sư của tôi đã gọi điện thoại cho tôi bảo tôi lên mạng tìm đọc bài Nền Giáo Dục của miền Nam Việt Nam thời trước 1975 của GS Phạm Cao Dương, và nói (nguyên văn): Anh sẽ khoái chí lắm!

      Thế là Google giúp tôi đọc được bài này (tôi in lại thành 12 trang giấy A4 để làm kỷ niệm và để sau này làm tài liệu) và đúng như người em nhỏ tuổi nói: Anh sẽ khoái chí! Tôi xin trích ra một đoạn sau đây trong bài ấy của GS Phạm Cao Dương:

      “Tưởng cũng nên để ý là ở bậc trung học người thầy không phải chỉ dựa trên sách giáo khoa có sẵn để dạy mà còn phải tìm hiểu, tra cứu, suy tư thêm bằng những nỗ lực riêng của mình, đặc biệt ở môn văn chương và khoa học nhân văn để có thể đem lại cho học trò của mình những gì mới mẻ mà trong sách không có hay đã quá cũ. Chính vì thế mà ngay từ thời Pháp thuộc rồi sau này ở cả hai miền Nam, Bắc; rất đông những giáo sư các trường trung học đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng một nền văn chương và học thuật riêng cho một nước Việt Nam độc lập.

      Các vị như Nghiêm Toản, Nguyễn Khắc Kham... ở miền Nam, Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy... ở ngoài Bắc; trước đó là Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, sau này là Nguyễn Sỹ Tế, Phạm Thế Ngũ, Vũ Khắc Khoan... là những trường hợp điển hình. Các vị này bắt đầu là những giáo sư trung học nhưng những công trình nghiên cứu của các vị đều là những tác phẩm của các bậc thầy. Trong khi đó thì nhiều giáo sư khoa bảng khác tuy bắt đầu bằng những bằng cấp cao và tiếng là dạy đại học nhưng tất cả mọi chuyện dừng lại ở những bằng cấp và chức vị mà học đạt được. ”

      Xin mở ngoặc [Cuối bài, thầy viết thêm: Khởi viết tháng 9 năm 2006; sửa lại đầu Xuân 2016]

      Khoái chí là đúng quá rồi. Vì sao? Xin quí độc giả đọc lại phần tôi viết sau cùng trong bài ấy khi đề cấp những vị giáo sư không phải là khoa bảng (tức là không có văn bằng Tiến sĩ) nhưng được thăng ngạch GS thực thụ, GS Diễn giảng hay GS ủy nhiệm ở đại học Văn khoa Saigon thời VNCH.

      Còn riêng tôi, tôi gọi GS Phạm Cao Dương là vị thầy khả kính của tôi là như thế này:

      1- Tôi đã từng học với thầy ở Đại học Văn Khoa Đà-Lạt năm Dự bị Văn khoa (1966-1967). Thầy dạy môn Thượng Cổ Sử Tây Phương. Thầy đọc nhiều, nghiên cứu sâu và đặc biệt là trí nhớ của thầy rất tốt .

      2- Lúc ấy thầy trẻ (hình như  thầy khoảng 30, 31 tuổi thôi) và đẹp trai, đeo kính cận, người Bắc, ăn nói hoạt bác và rất gần gũi với các sinh viên. Khi nghỉ giữa giờ thầy hay đến nói chuyện với bọn SV chúng tôi và trả lời những câu hỏi mà chúng tôi tò mò muốn biết. Ví dụ, có lần tôi nói: Thưa thầy, em thấy nhà sách Khai Trí giới thiệu sẽ xuất bản tác phẩm của thầy “ Thực trạng nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc” mà đến nay (tức khoảng tháng 11 năm 1966) chưa thấy. Thầy liền vui vẻ trả lời: “Đấy, thầy cũng trông cho in mau ra để thầy thấy, mà chưa phát hành. ” Thầy cũng nói luôn: “Đó là luận văn Cao học Sử của thầy đệ trình cách đây một năm, do Thượng tọa Tiến sĩ Thích Thiên Ân làm patron. ” Tôi hỏi thêm thầy “ Thượng tọa Thích Thiên Ân chuyên ngành Phật học mà lại là patron ngành Sử?. ” Thầy cười lớn và nói: “Theo qui định của Đại học Văn khoa Saigon, người bảo trợ (tức patron) phải có học vị Tiến sĩ và ít nhất giảng dạy 1 năm đại học. Đại học mình hiện nay đâu có vị tiến sĩ sử học nào đâu! ”

      Nhân tiện, tôi cũng thử tìm tiểu sử của thầy trên Google, nhưng không thấy, chỉ thấy mấy bài viết và nói của thầy thôi.



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Sư Trọng Đạo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân