TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Magnesium - khoáng chất cần thiết để có một sức khỏe tốt hơn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Magnesium - khoáng chất cần thiết để có một sức khỏe tốt hơn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Thu May 05, 2016 11:12 pm    Tiêu đề: Magnesium - khoáng chất cần thiết để có một sức khỏe tốt hơn

Magnesium - khoáng chất cần thiết để có một sức khỏe tốt hơn


Magnesium có lẽ là một trong những khoáng chất ít được chú ý nhất. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì khoảng 80 phần trăm người Mỹ đang thiếu nó. Những hậu quả về sức khỏe vì thiếu hụt Magnesium có thể khá đáng chú ý, và có thể trở nên trầm trọng do nhiều, nếu không phải là hầu hết các phương pháp điều trị bằng thuốc.

Trong video trên, Carolyn Dean, một bác sĩ y khoa và nhà trị liệu tự nhiên, đã thảo luận về tầm quan trọng của khoáng chất này.

Bác sĩ Dean là tác giả chính của bài báo chuyên đề “Cái chết bởi thuốc” (Death by Medicine) vào năm 2003, cho thấy rằng y học hiện đại trong thực tế lại là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ. Cô cũng là tác giả cuốn sách Cái chết bởi Y học hiện đại. (Death by Modern Medicine)

Năm ngoái, cô đã được trao giải thưởng Đóng góp Y tế Nổi bật cho Hội chứng Loạn nhịp tim năm 2012 (Award for Outstanding Medical Contribution to Cardiac Rhythm Management Services). Giải thưởng được trao bởi Hội Nhịp Tim của Anh, một tổ chức lớn về điều trị y học đối chứng.

Bác sĩ Dean đã nghiên cứu và viết về Magnesium trong khoảng 15 năm. Vào tháng Giêng năm 2003, cô xuất bản ấn bản đầu tiên của tác phẩm Phép màu của Magnesium (TheMagnesium Miracle), và hiện cô đang hiệu chỉnh lại cuốn sách để chuẩn bị cho lần tái bản thứ ba.

“Những gì tôi muốn truyền tải hiện nay là tầm quan trọng của Magnesium, bằng cách nào bạn có được chúng, cách nhận biết nhu cầu Magnesium của cơ thể, và những lợi ích đáng kinh ngạc từ việc sử dụng  khoáng chất đơn giản này,” cô nói.


Magnesium - Một trong những  khoáng chất quan trọng nhất

Hạt bí là nguồn cung Magnesium tuyệt vời. (triggerpics/iStock)


Magnesium là một khoáng chất quan trọng quyết định sức khỏe tối ưu, thực hiện một loạt các chức năng sinh học, bao gồm (và không chỉ giới hạn trong) những chức năng sau:

  • Kích hoạt cơ bắp và các dây thần kinh

  • Tạo ra năng lượng trong cơ thể bằng cách kích hoạt adenosine triphosphate (ATP)

  • Giúp tiêu hóa protein, carbohydrates và các chất béo

  • Là một nhân tố không thể thiếu trong sự tổng hợp RNA và DNA

  • Là một tiền chất dẫn truyền thần kinh như serotonin

Như đã đề cập, ngày nay có rất ít người nạp đủ lượng Magnesium cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày của họ. Trong khi đó, calcium lại có xu hướng bị lạm dụng quá mức và được nạp với liều cao. Điều này có thể gây nhiều tác hại hơn lợi ích, vì sự cân bằng thích hợp giữa hai khoáng chất này là rất quan trọng.

Nếu cơ thể bạn có quá nhiều calcium và không đủ Magnesium, cơ bắp của bạn sẽ có xu hướng bị co thắt, và điều này sẽ gây hậu quả cho tim nói riêng.

“Những gì xảy ra là, chức năng cơ bắp và thần kinh mà Magnesium chịu trách nhiệm bị suy giảm. Nếu bạn không có đủ Magnesium, cơ bắp của bạn sẽ bị co thắt. calcium sẽ làm cơ co lại. Nếu có sự cân bằng giữa calcium và Magnesium, các cơ bắp sẽ hoạt động bình thường. Chúng sẽ giãn, co, và tạo ra các hoạt động, ” cô giải thích.

Magnesium có lẽ rất trọng yếu với sức khỏe tim mạch, bởi khi thừa calcium mà không có Magnesium để cân bằng thì có thể dẫn đến đau tim và đột tử. Theo bác sĩ Dean, tim là nơi chứa nhiều Magnesium nhất trong cơ thể của bạn, đặc biệt là tâm thất trái. Khi thiếu Magnesium, tim của bạn chỉ đơn giản là không thể thực hiện đúng các chức năng của mình.

Chú ý vào tỉ lệ calcium – Magnesium trong cơ thể

Hơn 30 năm qua, phụ nữ thường được khuyên bổ sung calcium để tránh loãng xương. Nhiều loại thực phẩm cũng đã được tăng cường thêm calcium để ngăn ngừa thiếu hụt calcium trong dân số nói chung. Mặc cho các biện pháp đó, tình trạng loãng xương vẫn tiếp tục leo thang.

Tôi đã nghe các thống kê nói về sự gia tăng 700 phần trăm bệnh loãng xương trong khoảng 10 năm qua, thậm chí ngay cả khi đã dùng thêm calcium”, bác sĩ Dean nói.

“Có một câu chuyện hoang đường về calcium nói rằng chúng ta cần gấp hai lần lượng calcium so với Magnesium. Hầu hết các chế phẩm bổ sung đều phản ánh điều này. Chúng ta đang gặp phải tình cảnh có nhiều người đang sử dụng từ 1.200 đến 1.500 mg calcium nhưng có thể chỉ vài trăm mg Magnesium.

2:1 – đây là một tỷ lệ sai lầm; một sự chuyển ngữ nhầm từ công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Jean Durlach, người đã nói không bao giờ nên vượt mức hai phần calcium và một phần Magnesium trong thực phẩm, nước, hoặc trong tổng số các chế phẩm bổ sung”.

Câu nói trên đã được diễn giải rằng tỷ lệ 2:1 là một tỷ lệ thích hợp, nhưng không phải như thế. Tỷ lệ thích hợp hơn giữa calcium và Magnesium là 1: 1.


Nên có sự nhận thức về tỉ lệ Vitamin K2 và Vitamin D

Hạt hướng dương là nguồn cung Magnesium tuyệt vời. (Karen Sarraga/iStock)


Mặc dù không được đề cập cụ thể trong video trên, tôi muốn nhắc bạn rằng calcium và Magnesium cũng cần phải được cân bằng với vitamin D và K2. Nhiều bài viết trên blog của bác sĩ Dean đã đề cập đến vấn đề này và cô lo ngại rằng khi nạp nhiều vitamin D, cơ thể cần nhiều Magnesium hơn và dẫn đến sự thiếu hụt Magnesium.

Bốn chất dinh dưỡng này như cùng nhau thực hiện một điệu nhảy phức tạp, trong đó mỗi một chất đều hỗ trợ các chất khác. Sự thiếu cân bằng giữa các chất này là lý do tại sao việc bổ sung calcium lại liên quan đến sự gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, và tại sao một số người có trải nghiệm bị ngộ độc vitamin D.

Một phần trong lời giải thích cho những tác dụng phụ bất lợi này là vì vitamin K2 giúp giữ calcium ở vị trí thích hợp. Nếu bạn đang thiếu vitamin K2, việc bổ sung calcium có thể gây ra nhiều vấn đề hơn những gì nó có thể giải quyết, bởi sự tích lũy ở sai nơi.

Tương tự như vậy, nếu bạn lựa chọn nạp vitamin D qua đường ăn uống, bạn cũng cần dùng chung với thực phẩm hoặc dùng các chế phẩm bổ sung vitamin K2 và nhiều Magnesium hơn. Khi bổ sung vitamin D liều lớn mà cơ thể không có đủ lượng vitamin K2 và Magnesium có thể dẫn đến ngộ độc vitamin D và các triệu chứng thiếu Magnesium, trong đó bao gồm hiện tượng vôi hóa bất bình thường.

Magnesium và vitamin K2 bổ sung cho nhau, chẳng hạn như Magnesium giúp giảm huyết áp, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Vì vậy, nhìn chung, khi bạn muốn nạp thêm chất nào trong các chất: Magnesium, calcium, vitamin D3, hoặc vitamin K2, bạn cần xem xét nạp thêm tất cả các chất còn lại, bởi chúng hiệp trợ với nhau.


Nguồn cung cấp calcium và Magnesium trong bữa ăn

Quả bơ cũng chứa Magnesium.


Bạn thường có thể nạp đủ calcium từ chế độ ăn của mình bằng cách ăn các loại hạt, hột, rau lá xanh đậm, và các chế phẩm từ sữa. Canh xương tự làm cũng là một nguồn cung tuyệt vời. Đơn giản chỉ cần ninh nhỏ lửa những phần xương còn sót lại trong một ngày để lấy calcium từ xương. Hãy nhớ thêm vào một vài thìa giấm. Bạn có thể sử dụng nước dùng này cho các món súp, món hầm, hoặc uống trực tiếp. Phần “vỏ” hình thành ở mặt ngoài cùng là phần tốt nhất bởi nó cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị khác nhau, chẳng hạn như lưu huỳnh, cùng với các chất béo lành mạnh. Magnesium, mặt khác, có xu hướng khan hiếm hơn trong nguồn cung thực phẩm hiện đại của chúng ta.

“Lượng Magnesium lấy được từ các sản phẩm trồng trọt nhiều hơn so với calcium”, bác sĩ Dean giải thích. “Một trăm năm trước đây, chúng ta sẽ có được khoảng 500 mg Magnesium trong một khẩu phần ăn bình thường. Bây giờ chúng ta cảm thấy may mắn khi nạp được 200 mg. Người ta cần phải bổ sung Magnesium.“

Tôi đồng ý với bác sĩ Dean về vấn đề bổ sung vi chất, bởi sự công nghiệp trong nền nông nghiệp đã làm cạn kiệt phần lớn các khoáng chất có lợi trong đất như Magnesium. Nếu bạn tìm đến các loại thực phẩm hữu cơ được trồng sinh học (trồng trên đất đã được xử lý với phân khoáng), chúng có thể cũng còn chứa nhiều Magnesium. Chất diệp lục có một nguyên tử Magnesium trong trung tâm của nó, cho phép thực vật tận dụng năng lượng từ mặt trời. Rong biển và các loại rau lá xanh như rau bina và củ cải Thụy Sĩ có thể là nguồn cung Magnesium tuyệt vời, cũng như một số loại đậu, các loại hạt và hột, như hạt bí ngô, hướng dương và vừng. Quả bơ cũng chứa Magnesium. Nước ép rau củ cũng là một lựa chọn tuyệt vời để đảm bảo bạn hấp thu đủ lượng Magnesium trong chế độ ăn.

Tuy nhiên, hầu hết các loại thực phẩm được trồng hiện nay đều thiếu Magnesium và các khoáng chất khác. Thuốc diệt cỏ, như glyphosate, cũng hoạt động như những chất sêlat, ngăn chặn cây cối hấp thu và sử dụng các loại khoáng chất. Kết quả là, tôi tin rằng không phải bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được các loại thực phẩm giàu Magnesium, và đó là lý do tại sao việc bổ sung Magnesium nên được xem xét cẩn thận. Đây là kế hoạch cá nhân của tôi mặc dù tôi được tiếp cận các loại thức ăn rất giàu chất dinh dưỡng.


Các dấu hiệu khi thiếu Magnesium

Sự thiếu hụt Magnesium liên tục có thể dẫn đến các cơn co thắt cơ và chuột rút.


Thật không may, hiện tại xét nghiệm mang tính thương mại trong phòng thí nghiệm khó mà cho biết thực sự chính xác về tình trạng Magnesium trong các mô của bạn. Chỉ có một phần trăm Magnesium trong cơ thể bạn được phân bổ trong máu, vậy nên một mẫu Magnesium đơn giản được lấy từ một xét nghiệm Magnesium huyết thanh sẽ có độ chính xác không cao. Một số phòng thí nghiệm chuyên ngành cung cấp xét nghiệm Magnesium RBC là khá chính xác. Nó cho phép bạn nhìn ra các dấu hiệu và triệu chứng của sự thiếu hụt Magnesium. Dấu hiệu sớm khi thiếu Magnesium bao gồm chán ăn, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và suy nhược. Sự thiếu hụt Magnesium liên tục có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm

  • Tê và ngứa ran

  • Thay đổi tính cách

  • Co thắt cơ và chuột rút

  • Nhịp tim bất thường

  • Động kinh

  • Co thắt mạch vành

Trong cuốn sách của mình, Phép màu của Ma giê (The Magnesium Miracle), bác sĩ Dean liệt kê 100 yếu tố giúp bạn có thể nhận định xem mình có bị thiếu Magnesium hay không. Bạn cũng có thể làm theo các hướng dẫn trong một bài viết trên blog của cô ấy, “Các triệu chứng đánh giá sự thiếu hụt Magnesium”, sẽ cung cấp cho bạn một danh sách kiểm tra qua mỗi vài tuần. Điều này sẽ giúp đánh giá lượng Magnesium mà bạn cần, qua đó giải quyết các triệu chứng thiếu hụt của bạn.

Magnesium ở dạng nào là tốt nhất?

Một cách khác để cải thiện tình trạng Magnesium của bạn là thường xuyên tắm muối Epsom hoặc ngâm chân


Nếu bạn lựa chọn bổ sung Magnesium theo khuyến cáo của bác sĩ Dean, hãy nhận thức rằng có nhiều dạng Magnesium khác nhau. Các nguồn cung Magnesium rẻ nhất là các chế phẩm bổ sung Magnesium oxit, được cơ thể hấp thụ rất ít. Chỉ bốn phần trăm được hấp thụ khi bạn dùng loại này. 96 phần trăm còn lại sẽ đi vào đường ruột của bạn, đó là lý do Magnesium ôxít thường có tác dụng nhuận tràng, có thể hữu ích nếu bạn đang mắc chứng táo bón.

Bên cạnh việc bổ sung, một cách khác để cải thiện tình trạng Magnesium của bạn là thường xuyên tắm muối Epsom hoặc ngâm chân. Muối Epsom là một loại Magnesium sulfat có thể hấp thụ vào cơ thể qua da. Dầu Magnesium (từ magnesium chloride) cũng có thể được sử dụng ngoài da và hấp thụ qua da.

Lý do cho sự đa dạng các chế phẩm bổ sung Magnesium trên thị trường là bởi vì Magnesium phải liên kết với một chất khác. Không có chế phẩm nào bổ sung 100% Magnesium (trừ Magnesium pico-ion). Các chất được sử dụng trong bất kỳ hợp chất bổ sung nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và khả dụng sinh học của Magnesium, và có thể mang lại các lợi ích khác nhau, hoặc mục tiêu khác nhau, đối với sức khỏe.


Chú ý: Nhiều loại thuốc kê theo toa làm suy giảm lượng Magnesium dự trữ của cơ thể

Theo bác sĩ Dean, có hai nhân tố chính trong lối sống làm suy giảm Magnesium trong cơ thể là tình trạng stress và dùng thuốc theo toa. Thật không may, cách tiếp cận y tế thông thường cho những người bị stress lại thường là dùng thuốc theo toa, như thế làm cho tình hình của bạn dần tồi tệ hơn. Bác sĩ Dean giải thích:

“Tình huống mà tôi muốn nói đến là rất cơ bản. Bạn sẽ ngay lập tức nhận ra nó qua chính bản thân mình hoặc từ các thành viên trong gia đình. Bạn đến gặp bác sĩ. Bạn đang rất căng thẳng. Điều này có nghĩa là bạn đang mất Magnesium. Cơ thể bạn đang kiệt quệ Magnesium, bởi vì nó giúp hỗ trợ tuyến thượng thận của bạn. Nó giúp bạn tránh lo âu và trầm cảm. Nó giúp thư giãn cơ bắp của bạn.

Nếu bạn bị căng thẳng và áp lực, Magnesium trong cơ thể của bạn đang bị mất đi, [làm cho] các cơ bắp của các mạch máu thắt chặt lại. Sự thắt chặt lại này sẽ gây tăng huyết áp. Bác sĩ của bạn... sẽ nói, ‘Ồ, huyết áp của bạn đang tăng cao. Chúng tôi sẽ kê cho bạn một đơn thuốc lợi tiểu. ‘

Một đơn thuốc lợi tiểu sẽ giảm mức chất lỏng trong cơ thể của bạn, để làm giảm áp lực lên các mạch máu, do đó huyết áp của bạn sẽ giảm xuống. Nhưng thuốc lợi tiểu cũng làm kiệt quệ lượng Magnesium trong cơ thể của bạn... Một tháng sau bạn quay lại, và bác sĩ thấy huyết áp của bạn thậm chí còn cao hơn. Đúng vậy – vì cơ thể bạn vừa bị mất nhiều Magnesium hơn! Vị bác sĩ của bạn sau đó kê cho bạn một đơn thuốc ức chế calcium. Bây giờ thì họ đã đúng một phần. Họ biết rằng nếu không có Magnesium, lượng calcium của bạn sẽ trở nên cao lên và sẽ thắt chặt các mạch máu của bạn, vì vậy họ cố gắng ngăn mức calcium tăng cao. Nhưng họ không biết rằng Magnesium chính là kênh chặn calcium tự nhiên.

Bác sĩ cũng có thể đưa cho bạn một chất ức chế angiotensin-converting enzyme (ACE), một loại thuốc huyết áp khác... Như vậy là bạn rời khỏi phòng khám với ba loại thuốc trong tay. Sau hai hoặc ba tháng, bạn trở lại và lấy máu để đảm bảo rằng các loại thuốc này không gây tổn thương cho gan của bạn... Bỗng nhiên, cholesterol của bạn cao lên. Thình lình, lượng đường trong máu của bạn cao lên. Bác sĩ nói gì? “Ồ, chúng tôi thấy chỉ số cholesterol của bạn có vấn đề. Chúng tôi thấy lượng đường trong máu của bạn có vấn đề. Chúng tôi có thể phải cấp thuốc cho bạn”. Nhưng họ không nắm bắt được vấn đề. Họ đã gây ra những tình trạng đó.“

Bác sĩ Dean cảnh báo rằng khi bạn càng cạn kiệt Magnesium, bạn càng mất kiểm soát cholesterol của mình, vì Magnesium giúp cân bằng các enzyme tạo ra cholesterol trong cơ thể của bạn, do đó giúp chuẩn hóa mức cholesterol trong cơ thể. Một điều thú vị và quan trọng là thuốc statin phá hủy các loại enzyme mà Magnesium giúp cân bằng, cô nói. Thiếu hụt Magnesium cũng là một triệu chứng thường gặp trong bệnh tiểu đường, vậy nên thuốc uống có thể vô tình góp phần gây ra bệnh tiểu đường đơn giản bằng cách làm suy kiệt Magnesium của cơ thể.


Fluoride rất hiệu quả trong việc làm cạn kiệt Magnesium của cơ thể

Một mối quan tâm cụ thể là fluoride, chất được sử dụng trong hàng loạt các loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc kháng sinh fluoroquinolon như Cipro được biết đến nhiều nhất với chất florua và các vấn đề liên quan của nó. Nhưng fluoride cũng được thêm vào các loại thuốc khác, bao gồm cả một số thuốc về cholesterol, thuốc chống lo âu, thuốc giảm đau và viêm khớp. Magnesium gắn với florua tạo thành Magnesium fluoride, và rất hiệu quả trong việc rút Magnesium từ cơ thể của bạn ra.

Nhiều loại thuốc cũng có xu hướng gây viêm mãn tính. Theo bác sĩ Dean, calcium là một tiền chất của hiệu ứng viêm, trong khi Magnesium là một dưỡng chất chống viêm hiệu quả. Đây là lý do tại sao việc duy trì tỷ lệ Magnesium và calcium thích hợp là rất quan trọng. Một lần nữa, quá nhiều calcium mà không đủ Magnesium có thể thực sự góp phần vào sự phát triển của bệnh tim.

“Chúng tôi đã có ba nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Anh (British Medical Journal). Một cơ sở nghiên cứu nằm ngoài New Zealand cho thấy những phụ nữ đơn giản chỉ uống bổ sung calcium có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn rất nhiều. Magnesium thì không được đề cập đến. Người ta chỉ không chắc chắn về sự trái ngược này. Một số bác sĩ nói, ‘Yeah, đừng nạp thêm calcium nữa.’ Nhưng không ai nói về Magnesium như là điểm cân bằng, ” cô nói.


Các thông tin hữu ích khác

Bạn có thể tìm hiểu thêm về khoáng chất quan trọng này bằng cách truy cập vào trang web của Bác sĩ Dean, DrCarolynDean.com, hoặc qua cuốn sách của cô ấy, Phép màu của Magnesium (The Magnesium Miracle). Cô ấy cũng thuộc ban y tế của Hiệp hội Dưỡng chất Magnesium (Nutritional Magnesium Association), một tổ chức phi lợi nhuận, nơi bạn có thể nhận được thông tin miễn phí về Magnesium. Hiệp hội cũng cung cấp một trang web hữu ích mà bạn có thể sử dụng để xác định xem mình có cần thêm Magnesium trong chế độ ăn uống không. Bạn cũng có thể tìm thấy trang Facebook của Bác sĩ Dean, The Magnesium Advocacy Group (MAG).

Tác giả: Joseph Mercola, www.mercola.com
Dịch giả: Phương Chính
Nguồn: vietdaikynguyen.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân