TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NGƯỜI CAO TUỔI TẬP ÐI BỘ: LỢI VÀ HẠI!!
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NGƯỜI CAO TUỔI TẬP ÐI BỘ: LỢI VÀ HẠI!!

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Thu Apr 21, 2016 9:24 am    Tiêu đề: NGƯỜI CAO TUỔI TẬP ÐI BỘ: LỢI VÀ HẠI!!

NGƯỜI CAO TUỔI TẬP ÐI BỘ: LỢI VÀ HẠI!!


NGƯỜI CAO TUỔI TẬP ÐI BỘ: LỢI VÀ HẠI!!

Trong chúng ta, nhiều người thường nhầm lẫn vấn đề phòng bệnh với chữa bệnh. Phòng bệnh là các phương pháp được áp dụng cho những người khỏe mạnh hoặc có yếu tố nguy cơ của một bệnh nào đó. Còn chữa bệnh là những phương pháp được áp dụng để chữa khỏi các căn bệnh đã thể hiện ra. Ví dụ, người ta phòng ngừa loãng xương bằng cách uống sữa từ khi còn trẻ, chứ không phải đợi đến lúc bị loãng xương rồi mới tìm sữa để uống.

Ði bộ được xem là một phương pháp phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Nó tiện lợi vì bất cứ ai cũng có thể luyện tập được, không cần trang bị dụng cụ gì ngoài một đôi giày; không cần thể lực cường tráng cũng như năng khiếu. Vì thế được những người cao tuổi rất ưa chuộng.

NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ?

Giống như mọi môn thể thao khác, đi bộ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Nó thích hợp cho những bệnh nhân tim mạch vì không cần tốn nhiều sức lực, động tác đơn giản, có thể tự điều chỉnh cường độ và thời gian luyện tập. Tuy nhiên không phải ai tập đi bộ cũng cho kết quả tốt. Có nhiều người càng đi lại càng bị đau nhiều hơn, đặc biệt là những bệnh nhân đau khớp.

Với những khớp gối bình thường, khi duỗi gối, lực ép lên khớp chè đùi gần bằng 0. Khi đi bộ, lực ép này bằng 1/2 trọng lượng cơ thể, tức vào khoảng 25-40kg. Người càng béo thì tải trọng này càng lớn và lực càng tăng khi thời gian đi càng dài. Ðiều này giải thích nguyên nhân vì sao một số người cảm thấy đau gối sau khi tập đi bộ. Cơn đau này không giảm đi mà ngày một tăng dần, tỷ lệ thuận với thời gian đi bộ, trọng lượng cơ thể và mặt dốc, độ gập ghềnh của đường tập.

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đau khớp dù thấy đau cũng cố gắng tiếp tục tập đi bộ, vì vậy có thể dẫn đến hậu quả là khớp ngày càng tổn thương nhiều hơn. Mà đau chính là dấu hiệu báo động của cơ thể, khi đó cần phải giúp cơ quan bị bệnh được nghỉ ngơi để hồi phục trở lại. Khớp xương cũng vậy, khi đau nhức là do bị viêm khớp, sự nghỉ ngơi lúc này rất cần thiết và cũng là phương pháp giúp giảm đau. Nếu cứ đi bộ trong khi viêm khớp gối, chắc chắn bệnh nhân sẽ bị đau hơn.

Ða số người cao tuổi ai cũng bị thoái hóa khớp gối (osteoarthritis). Thực chất của bệnh là tình trạng lão hóa của khớp gối qua nhiều năm; Các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm. Lý do là khi đi đứng, sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa. Lớp sụn đó có tác dụng hấp thu lực đè ép. Nay tác dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng viêm khớp. Từ đó dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh nhân đứng hay đi. Vì thế với những bệnh nhân này, người ta khuyến cáo phải hạn chế đi lại; Khi đi bộ, cần phải có nạng hay gậy nâng đỡ để giúp giảm tải trọng lên bề mặt khớp hư.

Với những lý do trên, các chuyên gia về xương khớp đã đánh giá đi bộ không phải là môn thể thao tốt đối với người cao tuổi.

TẬP LUYỆN MÔN GÌ THÍCH HỢP CHO NGƯỜI CAO TUỔI?

Những người cao tuổi không có triệu chứng đau gối vẫn có thể tập đi bộ, nhưng cần lưu ý đến cường độ và thời gian tập luyện sao cho phù hợp với cơ thể. Khi có triệu chứng đau nhức, cần giảm bớt mức độ tập luyện hay nghỉ ngơi một thời gian rồi mới tập lại. Có nhiều người tập đi bộ từ thời còn trẻ không có vấn đề gì, nhưng một ngày nào đó khi tuổi đã cao bỗng thấy có vấn đề ở đầu gối. Ðó là vì họ không biết giảm bớt sự vận động cho phù hợp với tuổi tác. Chỉ cần đi ít lại, chậm hơn một chút sẽ giúp cơ thể dễ chịu ngay.

Người cao tuổi rất cần có sự vận động nhưng phải phù hợp với thể trạng. Nguyên tắc vận động ở người cao tuổi là nhẹ nhàng, chậm và liên tục. Tại sao phải như vậy? Vì cơ thể người cao tuổi như một cái máy cũ kỹ, quá trình lão hóa khiến các hệ thống cơ bắp, dây chằng không còn tính đàn hồi tốt nữa. Những cử động vừa nhanh, vừa mạnh có thể làm tổn thương các cơ bắp và dây chằng vốn dĩ đã chai cứng, tính giãn nở đã yếu nhiều. Sự cử động chậm và nhẹ sẽ giúp co giãn từ từ các dây chằng và cơ bắp. Nếu luyện tập liên tục và đều đặn, nó sẽ giúp cải thiện rất nhiều sự dẻo dai của các khớp xương.

Với người cao tuổi, đi xe đạp tốt hơn đi bộ. Tốt nhất là tập võ dưỡng sinh. Ðặc điểm của các động tác trong bài quyền được thực hiện thật chậm rãi, phong thái nhẹ nhàng, đặt ý nghĩ và hơi thở đi theo động tác của tay chân. Nguyên lý này hoàn toàn phù hợp với thể chất của người cao tuổi. Thực tế cho thấy nhiều người tập đã cảm thấy cơ thể ngày càng khỏe hơn, ít bệnh tật đau ốm vặt. Tuy nhiên cần lưu ý môn võ dưỡng sinh hiện nay đã bị người ta cải biến rất nhiều. Mỗi người thêm thắt một chút khiến nó không còn giữ được cái thần khí nguyên thủy của người xưa. Ví dụ người ta cho các cụ ông, cụ bà tập những bài tập khởi động của các môn thể dục thể thao phương Tây như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ. Những động tác này rất hại cho các khớp, đặc biệt là cột sống thắt lưng và khớp gối. Chúng chỉ thích hợp cho thanh niên luyện tập các môn thể thao mạnh mẽ, chứ không phù hợp với cơ thể người cao tuổi.

BỆNH NHÂN TIM MẠCH CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ?

Với những bệnh nhân trẻ tuổi, hệ thống khớp xương gân cơ còn tốt, thì đi bộ là môn vận động hàng đầu được chọn lựa để luyện tập, có thể giúp nâng cao sức chịu đựng và sức làm việc của tim. Tuy nhiên, sự vận động quá mức cũng sẽ làm xấu thêm tình trạng suy tim và bệnh thiếu máu cơ tim. Ðã có những bệnh nhân tử vong trong khi đi bộ do cố gắng tập quá sức. Thời gian đi bộ và quãng đường đi cần được theo dõi và giám sát bởi bác sĩ.

Với người cao tuổi bị bệnh tim mạch thì sao? Sở dĩ bác sĩ khuyên những bệnh nhân tim mạch nên đi bộ vì đây là một môn vận động nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức. Ai tập cũng được vì nó đơn giản, không cần sân tập và trang thiết bị kèm theo. Nhưng một khi đã có vấn đề xương khớp, tại sao bạn không chọn lựa những môn khác tốt hơn như tập võ dưỡng sinh, thể dục tay không, đạp xe đạp, bơi lội? Khi tập đi bộ, cần cân nhắc cường độ theo tuổi tác; Thời gian tập và quãng đường đi cần phải giảm dần theo thời gian (là điều căn bản khác với khi còn trẻ). Ði tập vào buổi sáng cần giữ ấm và mang giày thích hợp với bàn chân.

Khi có triệu chứng đau gối hay đau lưng thì lập tức phải nghỉ ngơi hoặc giảm ngay thời gian đi.

BS HUỲNH BÁ LĨNH


_________________

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Apr 22, 2016 3:09 am    Tiêu đề:

Cái ông BS này khuyên rất kỳ cục , sau khi viết cho đã đời, ông ta kết luận theo lối "ba phải" : KHI CÓ TRIỆU CHỨNG ĐAU GỐI HAY ĐAU LƯNG THÌ LẬP TỨC PHẢI NGHỈ NGƠI HOẶC GIẢM NGAY THỜI GIAN ĐI .

Anh Phụng năm nay 69 tuồi tây (70 tuổi ta); anh P. không bao giờ đi bộ từ 65 tuổi ! Ai mà nghe lời mấy cha BS này chắc XỤM BÀ CHÈ ! Chắc tay BS này chưa tới 70 tuổi đâu, nên chỉ tầm bậy . Tuổi già nên tập DƯỠNG SINH là tốt nhất không riêng gì ở Tây phương (trung tâm Y tế Tufts, New England và đặc san Americam Geriatrics Society v.v..) mà Đông phương , nhất là Ấn Độ, chứ chưa nói Trung Hoa cổ thời, từ mấy ngàn năm nay chưa hề thấy họ khuyên ÔNG GIÀ ĐI BỘ bao giờ !


Đi bộ mà ăn nhậu không kieng cữ thì ăn thua gì , vì : BỆNH TÒNG KHẨU NHẬP mà ! Chỉ có MINH TRIẾT ĐÔNG PHƯƠNG mới đủ thẩm quyền đưa ra các phương pháp giúp con người (nhất là tuổi từ 50 trở đi) đạt đến THÂN và TÂM going như tục ngữ VN có câu : Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện . Xung quanh tôi, mấy "cha nội làm quan to, chức lớn" tay nào cũng ĐI BỘ hay ĐẠP XE ĐẠP rốt cuộc thằng thì NGÃ (chưa chết, ngất ngư, liệt, báo hại vợ con) thằng thì chết không kịp ngáp !

DƯỠNG SINH là một ĐẠO SỐNG . Chỉ có những ai (tôi nói TUỔI GIÀ từ 60 trở đi thôi nhé) sống một cuộc song đơn giản từ ĂN UỐNG đến SINH HOẠT (từ TÂM LINH đến VIỆC LÀM TỪ THIỆN ) chỉ cần 4 hay 5 năm thôi tự nhiên sẽ thấy mình khác hẳn . Y học Tây phương rất giỏi về NGOẠI KHOA GIẢI PHẪU  (tức là chuyên về PHÂN TÍCH) trong khi Y học Đông phương rất giỏi về NỘI KHOA (tức là TỔNG HỢP) : THÂN và TÂM phải song hành .

Ở Tây phương nhất là các nước giàu có dư ăn dư mặc lối sống nặng về THỂ XÁC (từ đó quên bẵng NỘI TÂM) nhất là tuổi từ 50 trở đi  chỉ biết có: GÁI, RƯỢU, THỊT cho nên BỆNH TÒNG KHẨU NHẬP thôi !

Phải sống bằng TRÁI TIM thì chẳng lo sợ gì cả . Vì TỪ BI không có thời gian & không gian ; TỪ BI là SUỐI NGUỒN VI DIỆU của ƠN NGƯỜI (tức là NĂNG LƯỢNG UYÊN NGUYÊN của vũ trụ ) .  Chúng ta hay học cách tiếp nhận NĂNG LƯỢNG UYÊN NGUYÊN đó , mà ta cứ quen gọi là CHÚA , là PHẬT , là ALLAH ,là A-DI-ĐÀ v.v.. ƠN NGƯỜI KHÔNG CÓ HÌNH TƯỚNG ; vì cái gì có HÌNH TƯỚNG (tức Hình Danh Sắc Tướng - NAMA & RUPA) là hoại diet rồi !

Chúc Diệu Huyền và quí bạn tâm linh luôn TINH TẤN .

ĐKP (Bhaktivedantavidyaratna)

Về Đầu Trang
ledinhduc
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 12 Jan 2008
Số bài: 801
Đến từ: PR/SG/California/Arizona

Bài gửiGửi: Sat Apr 23, 2016 2:57 pm    Tiêu đề:

Đức xin chuyển cho anh Phụng hai bài sau đây: một liên quan đến đề tài anh nói, một về nhà thơ PCT ...


THIỀN với SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI
Author: Bac Si Do Hong Ngoc
• Thứ Sáu, Tháng Mười 02nd, 2015

Thư gởi bạn xa xôi,
Nhân Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi (IDOP) 1.10, mình nhận lời mời của nhóm các bạn trẻ SGC (Phùng Minh Bảo, Thùy Linh, người đã giúp thực hiện trang nhà www.dohongngoc.com) và Nha khoa Apona (Hồng Anh), có buổi giao lưu thân mật về  THIỀN với SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI cho một số bạn bè thân hữu.

Hóa ra người cao tuổi thì ít (có lẽ do đi lại khó khăn) mà người chưa cao tuổi thì nhiều! Lúc đầu dự kiến 25 bạn thôi, để có thể trao đổi sâu nhưng sau đó có hơn 40 bạn đến tham dự. BTC cũng có trực tuyến để các bạn ở xa cũng tham dự được.
 Phần mình chỉ giới thiệu một phương pháp thiền có tính khoa học cao, lại đơn giản, an toàn và hiệu quả… là Quán Niệm Hơi Thở (Anapanasati), rất phù hợp cho người cao tuổi, hay mắc nhiều bệnh mạn tính cùng lúc, nếp sống lại nhiều căng thẳng, lo âu…
Dĩ nhiên cũng dựa trên bảng nhu cầu của Maslow áp dụng cho người cao tuổi, gồm nhu cầu sinh lý (ăn, ngủ, vệ sinh….), nhu cầu an toàn, tình cảm, nhu cầu khẳng định mình và nhu cầu tâm linh.

Các bạn trẻ trong BTC
Phương pháp Thiền được giới thiệu để thực hành gồm các bước: THỞ BỤNG + NIỆM + QUÁN  hơi thở. Phần “trình diễn” nhờ Bảo thực hiện và sôi nổi nhất là phần trả lời thắc mắc, chia sẻ kinh nghiệm của mọi người.
Dưới đây là phần quay film buổi giao lưu do Trần Quang Hiếu thực hiện và đã đưa lên youtube. Chân thành cảm ơn Hiếu.
Có điều Hiếu quay tài tử, hình ảnh và âm thanh chưa được tốt lắm nhưng cũng xin chia sẻ trước với các bạn nơi đây.
Hy vọng phần quay film của BTC sẽ tốt hơn, sẽ giới thiệu sau. Vậy nhé!
Thân mến,
Đỗ Hồng Ngọc.
Viết thêm: Nhiều bạn bảo nghe không rõ nên xin gởi thêm một clip khác do BTC thực hiện:
https://mail.google.com/mail/u/0/?tab=wm#inbox/15046020e3109cac?projector=1



Kỷ niệm 5 năm ngày giỗ thi sĩ Phạm Công Thiện
Ngân Hà
Kỷ niệm 5 năm ngày giỗ thi sĩ Phạm Công Thiện, Phiên Chợ Sách (*) có nhận được một bài viết của Thầy Thích Phước An, chùa Hải Đức Nha Trang, người đã miệt mài viết trên 17 trang giấy với 6.475 chữ về Phạm Công Thiện khi nghe tin dữ đến vào buổi chiều mồng bốn tháng hai năm Tân Mão 2011.
Và hôm nay là mồng bốn tháng hai năm Bính Thân 2016
Vậy Thầy Thích Phước An có liên can gì đến ông Phạm Công Thiện?
“Ở đây, trên đồi cao vắng vẻ, vào mỗi chiều tôi vẫn thường ra đứng nhìn mặt trời khuất dần nơi các rặng núi phía xa, rồi chạnh lòng nhớ đến những người thân đã đến rồi ra đi không bao giờ về thăm lại ngọn đồi cao này. Tất nhiên, trong đó hình bóng của anh Phạm Công Thiện, một thanh niên tài hoa vừa mới từ giã Sài Gòn về đây suốt ngày tự nhốt mình trong một căn phòng đầy sách cùng những câu thơ mà anh đã từng sáng tác ở đây, vào những đêm dài heo hút hay những chiều buồn lê thê, lúc nào cũng sống lại đậm đà trong kí ức xa xôi của tôi:
Hồi chuông chùa vọng luân hồi
Chim chiền chiện hót ngang trời đau thương
Trùng dương nằm đợi vô thường
Đồi cao bạt gió hai đường âm u.
Hay hai câu mà gần như những ai đã từng đọc thơ Phạm Công Thiện thì đều thuộc nằm lòng:
Mưa chiều thứ Bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông
[…]
Phạm Công Thiện rời đồi cao chùa Hải Đức đến nay đã gần nửa thế kỷ. Nửa thế kỷ với biết bao thăng trầm, nói theo ngôn ngữ của Phạm Công Thiện thì nửa thế kỷ đầy “tang hoang dâu biển” … Nhưng chỉ có cái duy nhất không thay đổi với anh, theo tôi đó là cái tịch liêu, cái hoang vắng trong đời sống cô độc của anh. Dù anh sống ở đâu, dưới hình thức nào thì cái hoang vắng, tịch liêu của những buổi chiều vàng vọt ấy vẫn cứ bám riết lấy cuộc đời anh như bài thơ có tên là Một buổi chiều nào đó ở California trong tập thơ Trên tất cả đỉnh cao là lặng im vừa được xuất bản tại Việt Nam.
I
Một gian phòng nhỏ một buổi chiều
Một người tựa cửa đứng buồn thiu
Một cô gái nhỏ băng qua phố
Một tiếng chim xa lọt xuống đèo
II
Một gian phòng nhỏ một buổi chiều
Một người tựa cửa đứng đìu hiu
Một người lặng lẽ băng qua phố
Một kẻ xa buồn lén ngó theo
III
Một gian phòng tối một buổi chiều
Không người tựa cửa đứng đìu hiu
Không ai bước nhẹ băng qua phố
Không tiếng bông khô rụng xuống đèo”.
(Trích: Phạm Công Thiện, hiu hắt quê hương bến cỏ hồng. Thích Phước An).
Cô Hồ Đắc Thiếu Anh, người đã đọc sách Phạm Công Thiện từ hồi 16 tuổi với niềm đam mê kỳ lạ: “Từ nhỏ, tôi đọc Ý thức mới trong văn nghệ và triết học của thầy Phạm Công Thiện, lúc đó tôi đang học đệ nhị, đọc chẳng hiểu gì cả nhưng cứ bị cuốn đi, cuốn đi mãi. Tôi ôm cuốn sách cả ngày, có khi còn leo lên cây khế trong vườn ngồi đọc khiến cả nhà tưởng tôi cũng phát… điên. Rồi sau đó tôi tìm sách của thầy đọc nữa, mê mẩn “Ngày sinh của rắn, nhất là khổ thứ 8:
Mười năm qua gió thổi đồi tây
Tôi long đong theo bóng chim gầy
Một sớm em về ru giấc ngủ
Bông trời bay trắng cả rừng cây
Gió thổi đồi tây hay đồi đông
Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
Trong mơ em vẫn còn bên cửa
Tôi đứng trên đồi mây trổ bông
Gió thổi đồi thu qua đồi thông
Mưa hạ ly hương nước ngược dòng
Tôi đau trong tiếng gà xơ xác
Một sớm bông hồng nở cửa đông”
Cô Thiếu Anh tóm gọn rằng: “Sinh ra ông đã tài năng, lớn lên ông trở thành thiên tài”.
Nghe xong cô Thiếu Anh ngâm thơ “Ngày sinh của rắn” bằng giọng Huế ngọt ngào, ngay lập tức nhà sưu tập nhạc xưa Phan Dũng đã mở ngay cho mọi người nghe đoạn thơ này đã được phổ nhạc và nhạc sĩ Lê Uyên Phương hát với giọng liêu trai.
(…)
Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn đến nghe thơ, trước đó, ông nói với tôi ông sẽ không nói gì về Phạm Công Thiện. Tôi biết điều đó, và tôi mời ông đến ngồi, như một người đã từng sống qua thời kỳ ấy, cũng đủ cho chúng tôi có chút cảm nghiệm. Nhưng không ngờ chúng tôi lại được nghe câu chuyện thú vị từ nhà thơ Đỗ Nghê (bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc), ông kể:
“Năm 1960, một hôm tôi đi cùng ông cậu mình, nhà thơ Nguiễn Ngu Í xuống Mỹ Tho thăm ông Phạm Công Thiện, nhà ông ở chân cầu Quay. Bước vô nhà, ông không mời ngồi tầng khách mà rủ lên tầng trên vì ông đang ở trên đó gọi vói xuống. Khi lên tầng hai, tôi sững sờ khi thấy cả một tầng (nhà ông rộng và dài) chỉ để sách là sách, từ sàn nhà đụng đến trần, còn ông thì đang lơ lửng trên một cái thang tìm sách… Tôi chưa thấy nhà ai có sách nhiều đến vậy, khoảng giữa còn chút chỗ trống có kệ cao đặt sách để đứng đọc… Rồi tôi cho rằng, với một người mà đọc sách nhiều như vậy, thì đáng là một “thiên tài” rồi, quả thật hồi đó, ông được người ta đã gọi là thiên tài PCT”.

Từ trái: Hồ Đắc Thiếu Anh, Bùi Văn Nam Sơn, Đỗ Hồng Ngọc tại Phiên Chợ Sách, hôm đó có nhiều sách của Phạm Công Thiện.
***
Phạm Công Thiện mất đã 5 năm rồi, nhưng ngay cả khi ông đã rời khỏi trần gian này và biết đâu đã bay lên cùng với các vị Bồ Tát trên trời xanh hay đã tái sinh ở một cõi trần khác, thì lúc này đây, chúng ta vẫn cảm thấy hạnh phúc, lâng lâng với dư vị cõi thi ca mà ông để lại.
Vì tôi tin, tất cả những gì ông viết, dù là kinh sách hay những tác phẩm điên rồ, thì nó cũng tựa vào thế giới thi ca, ở trong ông.
(trích Ngân Hà,  ghi tại Phiên Chợ Sách, 11.03.2016),


Chúc anh và gia-đình , thân hữu luôn được an mạnh ....

Lê Đình Đức
San Jose, California , Xuân 2016
_________________
Thời gian trôi qua, tình quê không phôi pha.....
Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Sat Apr 23, 2016 3:27 pm    Tiêu đề:

Anh Phụng,
Bác sĩ khuyên như vậy tùy mỗi người, thấy thích hợp thì áp dụng vào đời sống của mình. Trong một buổi tập thể dục Acrobic, Tai chi, Yoga người hướng dẫn luôn khuyên tùy theo cơ thể của mình mà làm theo. Người khỏe mạnh nhưng hôm đó chớm bệnh uể oải phải chuyển động nhẹ nhàng hơn, người lớn tuổi hơn phải tập chậm chạp hơn, người đang khỏe thì tập nhanh ...
Đề tài này đã lâu quá rồi hôm nay DH thấy bài viết mạch lạc có dàn bài đàng hoàng nên post lên cho mọi người xem nhắc nhở và lựa chọn một vận động thích hợp cho cơ thể của mình. Đang tập Tai chi tự nhiên mắt cá chân và đầu gối đau thì phải ngừng rồi ...hi..hi...vì trời chuyển lạnh để vào xuân thấy khỏe rồi tập lại. Ông BS cuối cùng khuyên như vậy DH cũng không thấy gì sai, chắc DH cũng ba phải như vậy hi..hi... cám ơn anh Phụng...
Bàn xa hơn về ...về những chuyện khác thì cho DH xin ngừng nhé anh Phụng
Chúc anh luôn an vui và hạnh phúc tâm linh tăng tiến .

PS: Đề tài đã được Đức nới rộng vòng tay rồi các bạn cùng nhau vào đóng góp nhé làm sao giữ gìn sức khỏe cho tuổi vàng của chúng ta từ tinh thần đến thể chất nhé.

_________________



Được sửa bởi DIEU HUYEN ngày Tue Apr 26, 2016 10:04 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Apr 24, 2016 2:36 am    Tiêu đề:

Tưởng ai dạy THIỀN, hoá ra ĐỖ HỒNG NGỌC?! Đức ơi, DH bảo anh xem bài của em tải lên, cùng nhau đóng góp?! Em có để ý không? Anh ta viết: ít thấy người già mà đa phần là trẻ tuổi. Em và DH xa quê hương quá lâu rồi, em không biết gì nhiều đâu?!

Những người già, có thể là tuổi bằng anh ta và BS Trương Thìn (chết rồi) hay Lê Hiếu Đằng (cũng lìa đời rồi) cỡ sinh năm 1940, 1941, 1942 gì đó. Chỉ cần cỡ tuổi anh (nhỏ hơn mấy tay kia 6 hay 7 tuổi) thì ai mà chẳng biết anh ta và mấy tay này ! Nói chi trên trang web này.

Chỉ cần xem anh ta múa mỏ: Năm 1960 anh ta cùng N.N. Í về Mỹ Tho thăm Phạm Công Thiện (1941-2011) thấy nhà đầy sách, HẾT ! Thế tại sao lúc PCT mất anh ta không viết, để đến bây giờ (2015) mới nói?

NHẤT HẠNH được LÀNG MAI bên Pháp (cũng phe của ông ta thôi) tôn vinh TỔ SƯ: dạy THIỀN, và dùng THIỀN chữa bệnh NÃO. Bây giờ ông ta ra sao rồi chắc em biết.

Mình dối gạt người khác thì được, còn tự mình không dối gạt mình. ĐẤNG TỐI CAO sinh ra ta nên biết rõ ta, ta dối gạt người nhưng không dối gạt mình, vì TRÁI TIM biết hết: Trái Tim là THƯỢNG ĐẾ, là bất cứ danh xưng gì mình muốn định danh (Allah, God, A-Di-Đà, Brahman v.v..) Dối gạt mình là dối gạt ĐẤNG TỐI CAO, và như thế sẽ chịu hậu quả.

Nhất Hạnh viết văn rất hay và ĐHN cũng vậy. Anh khác em, anh chẳng bao giờ bao giờ nghe mấy CHA CÒN SỐNG dạy về THIỀN
. Chỉ những vị suốt một cuộc đời hành trì cho đến khi lâm chung như J. KRISHNAMURTI hay S.PRABHUPADA anh mới kính phục.

CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU.



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân