TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nhân đọc bài của GS Nguyễn H. Vui và của H. Chang về ...
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nhân đọc bài của GS Nguyễn H. Vui và của H. Chang về ...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Apr 08, 2016 3:46 am    Tiêu đề: Nhân đọc bài của GS Nguyễn H. Vui và của H. Chang về ...



Nhân đọc bài của Nguyễn H. Vui và của H. Chang về...


      Nhân đọc bài của GS Nguyễn H. Vui và của H. Chang về...

      Nhân đọc bài của Nguyễn Hữu Vui, cựu GS và bài của Henry Chang, cựu HS Duy Tân viết về Nhật Bản và Việt Nam ; nguyên văn tựa đề: “Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa giữa người Việt Nam và người Nhật? ”. Trong đó có trích dẫn: “Nhạc sĩ Tuấn Khanh (ở VN) đã viết một câu thấm thía:... ”. [xin quí độc giả đọc lại bài nói trên để khỏi mất thời giờ chép lại ở nơi đây], chúng tôi rất cảm thán (nói theo XHCN bây giờ là rất tâm đắc!) – Chúng tôi chỉ viết theo các từ điển Việt Nam xuất bản trước 30-4-1975 thôi, từ cuốn xưa nhất: Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, Hanoi Imprimerie Trung-Bac Tân Văn, 1936; Mặc Lâm xuất bản) cho đến cuốn gần nhất và cũng đồ sộ nhất: Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức & một nhóm văn hữu với sự hiệu đính của Lê Ngọc Trụ, Khai Trí xuất bản, 1970, Saigon; ngót 2000 trang khổ lớn, chưa kể phần Nhân danh & Địa danh cùng Tục ngữ, Thành ngữ và Điển tích ngót gần 1000 trang.

      Trở lại vấn đề.

      Không phải đợi đến bây giờ mới có người nói về đề tài này. Thật ra, từ năm 1936 đã có cả một cuốn sách viết về nước Nhật & người Nhật rồi. Đó là quyển NƯỚC NHẬT-BỔN 30 NĂM DUY TÂN của Đào Trinh Nhất (1900-1951). Ảnh bìa có chân dung của Nhật Hoàng Vua Minh Trị, phía dưới là hàng chữ: Imprimerie Dac Lap, Bui-Huy-Tin, HUẾ- 1936; được in lại trong cuốn ĐÀO TRINH NHẤT, nhà văn nhà báo bực thầy của Ng. Q. Thắng, nxb Văn Học, 2010. [Sách này in chung hai tác phẩm: THẾ LỰC KHÁCH TRÚ VÀ VẤN ĐỀ DI DÂN VÀO NAM KỲ, nxb Thụy Ký, Hà Nội, 1924; và tác phẩm nói trên].
     
Ở đây chúng tôi chỉ chép lại vài đoạn quan trọng nhất của quyển sách để quí vị thấy một nhà báo rất thức thời ở thời đó – tức là trước 1945 – đã có tâm huyết và suy nghĩ ra sao về quê hương Việt Nam yêu dấu khi nghiên cứu về Nhật Bản.

      Ngay ở phần đầu, “Vài Lời Nói Trước... ” tác giả viết:

      “Không hiểu tại sao Nhựt-Bổn đựơc văn minh hùng cường mau lẹ quá? Ấy là một câu thường nghe nhiều bà con mình hỏi nhau. ” (tr. 356 sđd.)
      Sau khi nêu ra câu hỏi trên, tác giả kết luận: “Vậy thì cuốn sách này chính là một cuốn sách nên viết ra; mà viết ra chắc không đến nỗi vô ích cho quốc-nhơn đồng bào thì phải. ” (tr. 357 sđd.)
      ĐÀO TRINH NHẤT, Saigon, Octobre 1936.

      Sách gồm 10 chương bao trùm toàn bộ về lịch sử lập quốc từ khởi thủy đến hiện đại (tức năm1936), từ văn minh, văn hóa, giáo dục, duy tân, hiến pháp v. v..
      Sau đây chúng tôi chỉ trích ra vài đoạn để quí độc giả suy nghĩ và so sánh với đất nước ngày nay của chúng ta khi mà Việt Nam chúng ta, Nhật Bổn và Hàn quốc cùng chịu chung văn hóa Nho Giáo của Tàu, thế nhưng hai nước kia sao mà tiến nhanh quá và bây giờ là siêu cường của thế giới, thế thôi.

      (...)
      (...) Người Nhật tin rằng nước họ là Thần quốc, nghĩa là một nước do thần dựng lên. [Xin so sánh với nước ta: Con Rồng Cháu Tiên từ bao đời nay cho đến XHCN.... ]
     
(...) Bởi vậy, thuở nay Nhựt-Bổn không có cách mạng bao giờ; thiệt là một sự lạ lùng đặc biệt của họ. Cách mạng nói ở đây, nghĩa là một cuộc mưu toan đánh cướp hay thay đổi ngôi quyền thống trị. (tr. 366 sđd.)
   
 (...) Dân Nhật là một giống dân chuộng sự sạch sẽ nhất trong thiên hạ, không ai không biết. (tr. 368 sđd.)
   
 (...) Đạo kỉnh thần của họ cần nhứt là mỗi người lo giữ 6 căn cho được trong sạch. Sáu căn là: tai, mắt, mũi, miệng thân và tâm. Họ nói rằng nếu như giữ được sáu căn trong sạch, không có một điểm nhơ bợn nào dính vào, và 6 căn bao giờ cũng sáng suốt như thủy tinh, vậy thì có thể ở yên giữa trời đất thanh tịnh, rồi tự nhiên được thần ban phước cho, chớ tự mình không phải khấn vái cầu cạnh chi hết. (tr. 368 sđd.)
   
  (...) Tâm não người Nhật không chứa cái tánh cố chấp của nhà tôn giáo, thành ra như nước trong suốt, nay lấy màu sắc mà rót vào, tự nhiên thấy vẻ hồng hào tốt đẹp lộ ra được ngay. Sở dĩ người Nhật dễ tấn tới về vật chất và tinh thần là tại vậy đó. (tr. 369 sđd.)
     
(...) Nho giáo, Hán tự của ông thầy Trung quốc có ba cậu học trò ruột: Cao-ly, Nhựt-bổn và nước Nam mình. Sự giáo dục trong nước đã có phương pháp truyền bá: Họ lấy ngay Nho giáo làm quốc học, Hán tự làm quốc văn. (tr. 445 sđd.). [i]Chúng tôi cho in đậm đoạn này.
   
 (...) Nhưng mà giống người Nhật có cái đặc tánh lạ lùng ; họ cần bắt chước ai về chuyện gì thì cứ bắt chước, mà vẫn giữ nguyên cái đặc tánh tự lập của họ, chứ không phải bắt chước như khỉ thấy ai làm sao cũng làm y như vậy. Người mình học theo đạo Nho chữ Hán, chỉ trừ ra đọc âm là khác Tàu một chút thôi, còn thì bao nhiêu chế độ văn vật của Tàu bày đặt thế nào, mình đều rước lấy và phỏng theo giống y như thế ấy... (tr. 446 sđd.)
     
(...) Nghĩa là họ nhơn chữ Hán mà tạo thành một lối văn tự riêng của Nhật Bổn vậy. (tr. 447 sđd.)
   
 (...) Nói tới đây tôi chợt nhớ lại ông bà ta xưa cũng từng dựa theo Hán tự mà đặt ra lối chữ Nôm, nhưng chỉ vì cái óc mình quá sùng bái, quá nô lệ Hán tự, cho nên không có thể biến hóa trọng dụng để thành ra một thể quốc văn có lợi cho việc học vấn giáo dục như Hòa văn của Nhựt kia được, thật đáng tiếc! Hai là Nhựt bổn không nhiễm cái độc khoa cử làm quan. (tr. 448 sđd).
   
 (...) Đem minh chứng ra như vậy để tỏ cho biết người Nhựt thực là khôn. Thiệt, họ đón văn hóa chế độ Tàu đủ thứ, chỉ trừ ra cái chế độ khoa cử là không. (tr. 449 sđd.)

      ĐKP (Bakhativedantavidyaratna)



[/i]
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân