TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vì sao vừa đến cửa đã quên việc cần làm?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vì sao vừa đến cửa đã quên việc cần làm?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9611

Bài gửiGửi: Mon Mar 14, 2016 11:05 pm    Tiêu đề: Vì sao vừa đến cửa đã quên việc cần làm?

Vì sao vừa đến cửa đã quên việc cần làm?

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Tất cả chúng ta đều đã trải qua điều này.

Chạy lên lầu để lấy chìa khoá, nhưng lại quên mất mình đang tìm cái gì khi vào đến phòng ngủ. Mở tủ lạnh và nhìn vào ngăn giữa để rồi nhận ra mình không biết vì sao lại mở tủ lạnh.

Hay ngắt lời một người bạn để rồi nhận ra vấn đề cấp bách bạn muốn đề cập đã biến mất khỏi tâm trí. "Tôi đã định nói gì nhỉ?" Chúng ta hỏi những người đối diện, vốn đang vô cùng lúng túng. "Làm sao chúng tôi biết được?"

Mặc dù những lỗi này đối lúc khiến chúng ta rơi vào những tình huống đáng xấu hổ, chúng cũng thường xuyên xảy ra. Chúng được biết đến dưới tên gọi 'Hiệu ứng Lối ra vào', và nó cho chúng ta biết những đặc điểm quan trọng về cách mà trí óc mình được tổ chức.

Việc hiểu biết về điều này sẽ giúp chúng ta trân trọng những giây phút lơ đãng tạm thời này thay vì cảm thấy khó chịu về chúng.

Cách tư duy

Những tính năng này của trí óc có lẽ được minh hoạ tốt nhất qua câu chuyện của một người phụ nữ bắt gặp ba người thợ xây đang nghỉ trưa.

"Anh làm gì hôm nay?" bà hỏi người thợ đầu tiên.

"Tôi đặt hết viên gạch này đến viên gạch khác lên nhau, " người đầu tiên thở dài.

"Anh làm gì hôm nay?" bà hỏi người thứ hai.

"Tôi xây một bức tường, " người này đáp ngắn gọn.

Thế nhưng người thợ thứ ba đáp một cách đầy tự hào, "tôi xây một nhà thờ."


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Có lẽ bạn sẽ cho rằng câu chuyện này là nhằm mục đích khuyến khích con người nghĩ đến đại sự. Thế nhưng ý nghĩa thực sự của câu chuyện ở đây, đó là bất cứ hành động nào cũng cần được suy xét ở nhiều tầng nếu muốn có thành công.

Người thợ thứ ba có thể có cái nhìn lạc quan nhất về công việc của mình, nhưng không ai có thể xây một nhà thờ mà không tìm được cách chồng các viên gạch lên nhau.

Trong một ngày, sự chú ý của chúng ta giao động giữa những tầng này, từ các mục tiêu, tham vọng đến các kế hoạch, chiến lược, và đến tầng thấp nhất - hành động cụ thể.

Khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thường là trong những tình huống quen thuộc, chúng ta tập trung sự chú ý vào những gì mình muốn làm và mọi thứ dường như diễn ra một cách tự động.

Nếu như bạn là một tài xế lão luyện, các thao tác cần số, đèn tín hiệu và bẻ lái của bạn gần như diễn ra một cách tự động, và sự tập trung của bạn dồn vào việc luồn lách và nói chuyện với những người trong xe.

Đối với những thứ ít xảy ra thường xuyên hơn, chúng ta thường dồn sự tập trung vào chi tiết, thay vì những vấn đề đại sự. Thế nên các tài xế thường dừng cuộc nói chuyện khi đi vào những ngả rẽ phức tạp, hoặc khi động cơ phát ra tiếng kỳ quặc.

'Hiệu ứng Lối ra vào'

Cách mà sự chú ý của chúng ta di chuyển lên xuống chính là yếu tố giúp chúng ta thực hiện những hành động phức tạp.

Hiệu ứng Lối ra vào xảy ra khi sự chú ý của chúng ta di chuyển giữa các cấp độ, và nó phản ánh sự phụ thuộc vào ký ức, ngay cả những ký ức về những việc mà chúng ta sắp làm, đối với môi trường xung quanh chúng ta.

Hãy tưởng tượng bạn đi lên cầu thang để lấy chìa khoá và khi vừa lên đến phòng ngủ thì đã quên mình muốn lấy gì.

Về phương diện tâm lý học, điều đã xảy ra là kế hoạch (chìa khoá) đã bị lãng quên ngay ở giữa quy trình thực hiện một khâu quan trọng của chiến lược (đi đến phòng ngủ).


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Có lẽ bản thân kế hoạch là một phần của kế hoạch lớn hơn (chuẩn bị rời khỏi nhà), và bản thân kế hoạch này cũng là một phần của một kế hoạch lớn hơn khác (đi làm hoặc giữ công việc, hoặc là một công dân hữu ích).

Mỗi cấp sẽ yêu cầu sự tập trung của bạn vào một thời điểm nào đó. Trong một nơi nào đó giữa hệ thống cấp bậc này, nhu cầu tìm chìa khoá hiện lên trong đầu, và giống như một nghệ sỹ gánh xiếc đang cân bằng những chiếc đĩa xoay trên các cây gậy, bạn đã tập trung đủ lâu để xây dựng một kế hoạch, nhưng sau đó lại nhảy sang một chiếc đĩa khác.

Đôi khi, những chiếc đĩa xoay sẽ rơi xuống. Ký ức của chúng ta, ngay cả các mục tiêu của chúng ta, được kết nối trong một hệ thống các sự kiện liên quan. Đó có thể là môi trường nơi mà chúng ta đã tạo ra chúng.

Đây là lý do vì sao khi quay lại những nơi gắn bó với thời thơ ấu có thể mang lại nhiều ký ức mà chúng ta đã quên. Hoặc đó có thể là môi trường phi hình thể - ví dụ như những điều mà chúng ta đang nghĩ đến khi điều đó xuất hiện trong trí óc.

Hiệu ứng Lối ra vào xảy ra vì chúng ta thay đổi cả môi trường hữu hình lẫn vô hình, vì chúng ta đi vào một căn phòng khác và nghĩ về những điều khác. Và mục tiêu được đề ra một cách vội vàng đó, cũng giống như một trong nhiều chiếc đĩa chúng ta đang tìm cách xoay, bị quên lãng.

Điều này hé mở cánh cửa về cách mà chúng ta điều phối những hoạt động phức tạp, biến kế hoạch thành hành động theo cách cho phép chúng ta đặt từng viên gạch vào đúng vị trí để có thể hoàn tất nhà thờ của cuộc đời mình.

Tom Stafford
Nguồn: bbc.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân