TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - VIẾT CHO THẾ HỆ MAI SAU
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

VIẾT CHO THẾ HỆ MAI SAU

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sinh Hoạt của hậu duệ trung học Duy Tân
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
LE-HOA
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 02 Feb 2009
Số bài: 1005

Bài gửiGửi: Fri Mar 11, 2016 8:02 am    Tiêu đề: VIẾT CHO THẾ HỆ MAI SAU

Nhân kỷ niệm 41 năm ngày Quốc hận, với tư cách là một nhà giáo rất yêu nghề, đã từng dìu dắt một thế hệ trước đây hơn 50 năm, tôi xin chuyển bài viết nầy gọi là Bài học (Tóm tắt những sự kiện quan trọng trong khoảng 40 năm từ ngày CS cưỡng chiếm Miền Nam), cho các Cháu thuộc những thế hệ mai sau hiểu rõ ý nghĩa của ngày 30 tháng 4 năm 1975, một ngày lịch sử đen tối đã cáo chung chế độ VNCH, một chế độ Tự do, Dân chủ, Nhân quyền để người dân phải chịu sự áp bức của một chế độ Độc tài, Đảng trị, vô nhân tính.. Và cũng hiểu rõ tại sao mình là người VN lại bỏ nước ra đi sinh sống khắp nơi trên thế giới và nhận những nước ở các châu Âu, Mỹ, Úc làm quê hương thứ hai..

PTLH



                *Nghĩ Về  MỘT GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ:

           NỖI ĐAU BỐN MƯƠI NĂM VẪN ĐẾN BAO GIỜ…

  Đất nước ta đã trải qua hơn 40 năm dưới chế độ CS, một quê hương vẫn ngập tràn đen tối, thử hỏi những kẻ mang danh "Giải phóng miền Nam, Thống nhất Nam Bắc một nhà" đã làm được gì để đem đến cái gọi là "Hòa bình - Hạnh phúc- Tự do- Ấm no" cho người dân?
  Trái lại người dân đen càng ngày càng chịu nhiều khổ nạn, luôn chịu cảnh nghèo đói, thường xuyên bị áp bức, bị bắt bớ, tù đày không biết ngày nào được tự do?!
  Dân trí thấp kém, đạo lý suy đồi, cuộc sống lầm than với bao thảm cảnh trong xã hội: nạn trộm cắp, lừa đảo, cướp giật…xảy ra nhan nhản thường ngày, trong khi tầng lớp cán bộ cao cấp, những kẻ có chức quyền với mỹ từ là " đầy tớ của nhân dân", không thấy làm điều gì ích nước lợi dân mà chỉ đua nhau bóc lột, tham nhũng, ngang nhiên lấy của công làm của tư, cho con cháu đi du học và chuyển tài sản bóc lột của nhân dân ra nước ngoài để đảm bảo cuộc sống về sau luôn được vinh thân một đời, mặc cho đất nước lâm cảnh nghèo đói và có nguy cơ rơi vào tay ngoại bang.
                                                            *  
  Ngày 30 tháng 4 năm 75, hơn bốn mươi năm trước là nỗi đau đớn, nỗi bàng hoàng, phẫn hận khôn cùng của những người miền Nam dưới chế độ VNCH bỗng chốc rơi vào giấc mộng hãi hùng trước cảnh nước mất nhà tan.. Thêm vào đó mấy trăm ngàn quân dân cán chính chế độ cũ bị bắt đi tù đày đến các vùng rừng sâu núi thẳm, khí hậu khắc nghiệt, lao động gian khổ, đói rét triền miên, còn bị đối xử hà khắc, vô nhân đạo biến con người thành những thân thể tàn tạ xác xơ, bệnh hoạn..Còn gia đình họ, vợ yếu con thơ ở nhà càng ngày càng đói khổ, trẻ con phải  rời khỏi nhà trường lang thang khắp các hang cùng ngõ hẽm để tìm từng miếng ăn qua những tháng ngày đen tối.
  Không bao lâu sau ngày 30.04.1975 người dân còn phải trải qua những cơn kinh hoàng trong các chiến dịch "Đánh tư sản" và "Đổi tiền".
-Nhà nước XHCN đã làm những cuộc càn quét rộng lớn tại Miền Nam hầu vơ vét hết tài sản của người còn chút của cải , người buôn bán có chút vốn một đời làm lụng khổ nhọc chắt chiu dành dụm đã bị gán tội "Tư sản mại bản". Trong một đêm bất ngờ họ bị những kẻ gọi là "nhân viên kiểm soát kinh tế" xông vào nhà kiểm kê và tịch biên tài sản!
- Vào tháng 9.1975 chiến dịch "Đổi tiền" bất ngờ áp đặt trên cả Miền Nam. Mỗi hộ gia đình chỉ được đổi tối đa 100.000 đồng (tiền của "chánh quyền Saigòn cũ") đổi được 200 đồng tiền mới Ngân hàng VN! (500 đồng tiền cũ chỉ bằng 1 đồng tiền XHCN!)
  Những người khá giả, giới trung lưu trước kia trong phút chốc trở nên trắng tay, với viễn ảnh một tương lai đen tối lòng luôn mang nặng nỗi xót xa, tuyệt vọng. Còn những người nghèo thì lại càng nghèo khổ rách rưới hơn…
-Nhà cửa bị tịch thu, tài sản bị cưỡng đoạt trắng trợn, nhiều gia đình còn phải bị đày đến những nơi đèo heo hút gió, đất đai cằn cỗi, gọi là "Kinh tế mới", để sinh sống. Một số không chịu đựng nỗi cuộc sống thiếu thốn khắc nghiệt đã liều trở lại thành phố dẫu muôn vàn khổ cực hằng ngày kiếm sống nơi đầu đường xó chợ  trong kiếp không nhà. Cuộc đời bỗng chốc trở nên cơ cực tận cùng khổ đau.
  Một xã hội bị xáo trộn đến tận gốc, bao nỗi phẫn hận của kẻ thua cuộc phải chịu nhục trước sự áp bức lăng mạ của kẻ chiến thắng. Họ chỉ còn một lối thoát duy nhất là tìm đủ mọi cách vượt thoát ra nước ngoài với hy vọng mong manh để con cháu có được một tương lai sáng sủa hơn.

 Từng năm lại từng năm lại còn xảy ra những thảm cảnh bán người làm nô lệ sang các nước láng giềng. Đã có biết bao nhiêu thiếu nữ trong những gia đình nghèo khổ phải lìa xứ đi "làm dâu xứ người", là vợ người phương xa nhưng thực chất chỉ là kiếp nô lệ đọa đày mong đem chút ít tiền bạc về cứu giúp gia đình ở quê nhà đang lâm cảnh bần cùng đói khổ.

  Thêm vào đó, cả một giang san gấm vóc mà tiền nhân đã đổ bao nhiêu xương máu và nước mắt kể từ các thời vua  Lý, Trần, Lê, Tây Sơn...để bảo vệ và gìn giữ mấy nghìn năm đã bị lũ hậu sinh bán nước mưu cầu lợi riêng, đem biết bao tài nguyên nước nhà từ nông sản, hải sản, các hầm mỏ quý giá, cả đất đai trù phú cùng các đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài biển Đông thuộc hải phận nước nhà cũng đem dâng cho giặc TQ tham tàn bạo ngược. Những người yêu nước đứng lên chống đối, đòi lại từng tấc đất, kêu gọi nhân quyền..đều bị bắt bớ, hành hạ, giam cầm không được xét xử công minh.
                                                               *
  Bốn mươi năm sau, và còn đến bao giờ, nỗi bàng hoàng, đau đớn, phẫn hận vẫn còn lắng đọng trong tim. Có bao nhiêu người đã liều chết vượt ngàn dặm đại dương, bao nhiêu người đã chôn thây ngoài biển cả, chỉ mong thở được bầu không khí tự do nơi xứ người, đành lìa xa muôn dặm tổ quốc thân yêu đã không còn nơi nương tựa!  Sau khi đến được bến bờ tự do, họ đã phải trải một thời gian dài làm nhiều việc nặng nhọc không phù hợp với khả năng rồi cố gắng miệt mài học hỏi từng bước để làm lại cuộc đời, và hiện nay đã có không ít người  đã có cuộc sống ổn định nơi xứ ngưới. Giờ đây các con cháu họ lần lượt thành công trên đất nước tạm dung, nay đã là quê hương thứ hai. Những thế hệ nối tiếp càng ngày càng được thành đạt vẻ vang làm rạng rỡ giống nòi.
Nhưng còn những người thuộc thế hệ thứ nhất, những kẻ đã chứng kiến những giờ phút hãi hùng, đau đớn lúc Lịch sử sang trang ngày 30 tháng tư năm xưa? Họ ngày càng già yếu với bao tuổi đời chồng chất, nhưng vẫn luôn canh cánh bên lòng nỗi xót xa trước những thảm họa trên quê hương. Họ cảm thấy bất lực trước những đổi thay trên những vết thương đã lở lói vì cuộc nội chiến tương tàn hơn hai mươi năm chưa kịp lành càng thêm tệ hại, làm băng hoại cả một quê hương tươi đẹp đã bốn nghìn năm văn hiến. Chính những lớp người nầy sẽ để lại những trải nghiệm đau thương một thời vô cùng đen tối để cho các thế hệ mai sau hiểu rõ một giai đoạn lịch sử đáng ghi nhớ với những hiểu biết sâu sắc, những kinh nghiệm đau đớn bằng máu, bằng nước mắt, và cả tấm lòng xót xa của họ trước một biến cố lớn lao trên đất nước khiến cho một Miền Nam đang trù phú ấm no bỗng chốc nghèo khổ, khốn cùng, tan tác, chia ly…
                                                             *  
  Ngày nào tập đoàn CS cầm quyền chưa bị giải thể, ngày nào những kẻ chuyên chế độc tài đảng trị vẫn còn ngạo nghễ trong các chức quyền cao cấp, nhà cao cửa rộng còn đi cướp nhà cướp đất đám dân đen phải chịu nhiều nỗi oan khiên.., ngày nào nhân quyền chưa được tôn trọng, nền tự chủ chưa được thiết lập trên toàn dãi đất hình chữ S, cuộc sống người dân chưa được tự do no ấm, vẫn còn trong cảnh tối tăm nghèo đói, thì nỗi đau mấy mươi năm sẽ còn tồn tại mãi trong lòng những ai còn biết nghĩ đến sự tồn vong của tổ quốc của người ở nơi quê nhà cũng như những kẻ tha hương nơi xứ người. Ai là người con dân của đất nước nầy không cảm thấy hỗ thẹn khi biết hiện tại nước VN đã bị xếp gần cuối hàng trong số những nước nghèo và chậm tiến nhất thế giới!

  Biết bao giờ hơn 90 triệu người dân của đất nước khốn khổ nầy nhìn được ánh sáng mặt trời, ngẩng cao đầu hãnh diện chen vai thích cánh với các nước văn minh trên thế giới ngày càng tiến xa trên mọi lãnh vực…

         Thu Trang
(Đức quốc, mùa xuân 2016)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sinh Hoạt của hậu duệ trung học Duy Tân Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân