TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Đường Hóa Học Hay Đường Nhân Tạo
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Đường Hóa Học Hay Đường Nhân Tạo

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9633

Bài gửiGửi: Thu Mar 03, 2016 11:02 pm    Tiêu đề: Đường Hóa Học Hay Đường Nhân Tạo

Đường Hóa Học Hay Đường Nhân Tạo


Ngày nào chúng ta chẳng ăn đường, sáng đường, trưa đường, tối đường phải không các bạn?

Này nhá, một ly cà phê buổi sáng, một ly nước ngọt buổi trưa, cái bánh ngọt hay icecream tráng miệng. Đó là các bữa ăn hàng ngày thôi đấy. Trong các dịp tiệc tùng, thôi thì bánh mứt ê hề, đường còn được tiêu thụ nhiều hơn nữa. Đồ ngọt dễ làm cho người ta cảm thấy ngon miệng muốn ăn. Nhưng ăn nhiều đồ ngọt, cơ thể được cung cấp quá nhiều calories, hậu quả là lên cân, là béo phì. Thế là người ta quay ra dùng đường hóa học hay đường nhân tạo vì đường hóa học được quảng cáo là cho ta vị ngọt nhưng không khiến cơ thể tạo ra năng lượng, vì thế không làm lên cân cũng không làm tăng lượng đường trong máu. Đường hóa học trở thành đường tiêu dùng của các bệnh nhân tiểu đường, của các người béo mập. Đường hóa học được cho vào kẹo bánh với quảng cáo là kẹo bánh không đường (sugar free), được cho vào nước uống và được quảng cáo là diet drinks thí dụ như Diet Coke, Diet Pepsi, Dietyogurt, Diet ice cream, v.v...



Đường hóa học được cổ võ bởi các cơ quan y tế như Heart Foundation, như Diabetic Foundation,...

Nhưng nếu bạn vào internet, bạn có thể đọc được rất nhiều bài viết báo động về các độc hại của đường hóa học.

Mời các bạn cùng tôi tìm hiểu về đường hóa học.


SACCHARIN

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Ira Remsen (ngồi chính giữa)


Đường hóa học đầu tiên là đường saccharin, được khám phá vào năm 1879, bởi Ira Remsen, Giáo Sư Đại Học John Hopkins cùng với Constantin Fahlberg, a research fellow làm việc trong phòng thí nghiệm của Giáo Sư Remsen.

Trong khi làm các thử nghiệm với các biến chất của than đá, Remsen đi ăn cơm, vô tình rửa tay không sạch, ông khám phá được vị ngọt dính trên tay ông. Ông nói điều này với Fahlberg và hai ông tìm ra được chất saccharin.

Năm 1884, Fahlberg đem sự khám phá này ra xin bản quyền (patented) và sản xuất hàng loạt chất saccharin và trở nên giàu có. Điều đáng buồn là Fahlberg đã không hề nhắc nhở gì đến ông thầy Remsen.



Saccharin ngọt gấp 300 lần đường sucrose. Saccharin không bị hủy bởi nhiệt độ cao hay trong môi trường acid, cũng không gây phản ứng với các đồ ăn khác. Tuy nhiên với nồng độ cao, saccharin có vị đắng.

Ngày nay người ta thường trộn đường saccharin với các loại đường hóa học khác như aspartame trong các loại nước ngọt.

Đường saccharin được tiêu thụ mạnh trong trận Thế Chiến Thứ Nhất (1914) khi đường mía bị khan hiếm vì chiến tranh. Đến năm 1972, một cuộc thử nghiệm được thực hiện trên các con chuột và đưa ra kết luận là saccharin đưa đến ung thư bàng quang. Năm 1977, Canada ra lệnh cấm sử dụng saccharin. Cùng năm đó, Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm Thuốc Men của Mỹ (FDA) đề nghị (proposed) đưa ra lệnh cấm saccharin, trừ loại tabletop sweetener được bày bán ngoài quày. Lệnh cấm saccharin bị quần chúng phản đối mãnh liệt, dẫn đầu bởi giới truyền thông với lý luận saccharin dùng trong thử nghiệm trên chuột có phân lựợng quá cao.



Quốc Hội bèn ra nghị quyết “nghiên cứu thêm về sự an toàn của saccharin” trong hai năm và đòi hỏi các thực phẩm có saccharin phải ghi lời cảnh báo “Dùng sản phẩm này có thể có hại cho sức khỏe”. Quốc Hội gia hạn công trình nghiên cứu về sự an toàn của saccharin thêm vài lần nữa, và như thế saccharin còn tiếp tục hiện diện trên thị trường cho đến ngày nay. Saccharin có trong các gói đường để ở bàn ăn trong các tiệm ăn, trong nước soda, trong các bánh nướng (vì saccharin chịu được nhiệt độ cao), và trong rất nhiều loại thuốc dạng nước.


ASPARTAME

James Schlatter


Đường hóa học aspartame mới được tìm ra năm 1965 bởi James Schlatter, một nhà hóa học làm việc cho hãng Searle. Trong lúc điều chế thuốc anti-ulcer, ông chạm các ngón tay vào miệng, ông chợt nhận ra vị ngọt trên các đầu ngón tay của ông.



Aspartame là tên gọi của hợp chất L-aspartyl-L-phenylalanyl-methyl-ester.

Aspartame ngọt gấp 200 lần đường thường.

Khi được tiêu hóa, aspartame phân hóa ra 3 chất:

1- Phenylalanin (50%), một amino acid cần cho sự dẫn truyền hệ thần kinh. Song ở những người thiếu diếu tố tiêu hóa Phenylalanin, nếu nồng độ chất aspartame quá cao trong máu, óc sẽ bị tổn hại, gây ra chứng động kinh.

2- Aspartic acid (40%) cũng bị cho là chất gây độc hại cho não ở nồng độ cao.

3- Methanol (10%) là chất alcohol, ở nhiệt độ cao trong cơ thể, sẽ phân hóa thành “Formaldehyde” rồi biến thành “Formic acid”. Formic acid là một chất độc được tìm thấy ở ngòi chích của con kiến lửa.

Khởi đầu aspartame không được FDA (Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm Thuốc Men) chấp thuận vì nghi ngờ các sự độc hại kể trên. Đến năm 1981, Tổng Thống Ronald Reagan chỉ định Arthur Hull Hayes trong vai trò Commissioner của FDA. Hayes đã chấp thuận cho aspartame hiện diện trong các loại nước uống, kẹo bánh, v.v... với lý luận rằng Phenylalanin chỉ có hại cho các người bị bệnh Phenylketonuria, các thực phẩm có aspartame nên ghi rõ lời cảnh báo này. Còn như chất Aspartic acid tổn hại đến não bộ thì phải dùng với phân lượng cao, như thế khó ai có thể ăn và uống quá nhiều aspartame đến mức bị độc hại.



Ngày nay, aspartame hiện diện trong 6000 loại thực phẩm, nhiều nhất trong nước ngọt, trong kẹo cao su, trong các viên thuốc bổ của trẻ em, có khi hiện diện cả trong các thứ thuốc trị bệnh như trong thuốc Singulair dùng cho bệnh suyễn. Vì aspartame không bền ở nhiệt độ cao nên không có trong bánh nướng.

Aspartame được biết dưới tên Nutrasweet, Equal, Spoonful, E951.



Aspartame an toàn hay độc hại? Bây giờ chúng ta thử điểm qua các bài viết:

Trong bài “Aspartame, the real story”, Annemarrie Colbin đã đưa ra các dữ kiện lấy từ “Aspartame consumer safety Network Fact sheet” của Bác Sĩ Lendon Smith, người thường hay xuất hiện trên đài truyền hình NBC-TV, thì một khảo cứu vào năm 1971 trên những con khỉ được cho ăn aspartame, chúng đã chết vì lên cơn kinh giật. Các thử nghiệm trên con chuột cho thấy óc chuột trở nên xốp như có lỗ (spongiform encephalopathy) giống như bệnh “mad cow disease”.

Vì Phenylalanin và Aspartic acid độc hại đến não bộ, người dùng aspartame thường kêu than chứng nhức đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, chán nản (depression), mệt mỏi, lo âu, sợ hãi, trẻ em thì hyperactivity (hoạt động quá độ).

Formaldehyde động vào đáy mắt đưa đến chứng mờ mắt, động vào da thịt gây ra co giật bắp thịt, đau bắp thịt, có cảm giác tê, châm chích dưới da.

Các triệu chứng trên sẽ khiến bác sĩ định bệnh lầm là Multiple Sclerosis (một chứng bệnh thoái hóa thần khinh đi đến bại liệt), fibromyalgia, lupus, chronic fatigue, depression, v.v..., hoặc không định ra là bệnh gì.

May mắn thay, các triệu chứng này sẽ biến mất khi ta ngưng dùng aspartame.

Bác Sĩ Russell Blaylock, một bác sĩ giải phẫu thần kinh (neurosurgeon) đã viết sách Excitoxins, the Taste that kills, có nói rằng các ingredients của aspartame kích thích tế bào não đưa đến tổn hại não bộ (The ingredients stimulates the neurones of the brain to death, causing brain damage of varying degree).

Nếu người mẹ dùng aspartame trong thời gian mang thai, có thể sanh con bị dị dạng, chậm trí khôn.

Thượng Nghị Sĩ Howard Metzenbaum đã viết một dự thảo luật bắt buộc các sản phẩm có chứa aspartame phải ghi rõ lời cảnh báo các bà mẹ có thai, các trẻ em không nên dùng. Song dự luật này bị dìm chết không được đem ra thảo luận.

Bạn cũng biết các cơ sở sản xuất hóa chất, các hãng thuốc rất giàu có và có thế lực rất mạnh.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Nào bây giờ chúng ta thử đọc một vài bức thư cũng như các email của người tiêu thụ aspartame.

1- Năm nay tôi 28 tuổi, tôi bắt đầu uống Diet Soda từ năm 16. Tôi thường bị chứng hồi hộp. Bác sĩ chuyên khoa tim đã cho tôi làm đủ các thử nghiệm và kết luận tim tôi hoàn toàn tốt. Tôi bỏ cà phê, thuốc lá, junk foods, chứng hồi hộp tim vẫn không thay đổi. Thay đổi dinh dưỡng nhưng tôi vẫn tiếp tục uống Diet Coke, Diet 7-Up. Chứng hồi hộp tim của tôi còn kèm theo chứng lo âu sợ hãi. Tôi phải đi gặp bác sĩ tâm thần và được cho uống Prozac. Vốn không thích uống thuốc nên tôi từ chối. Những cơn lo âu sợ hãi xảy đến rất thường xuyên, mỗi tháng cũng phải một hoặc hai cơn. Có lúc tôi tưởng lên cơn điên, tâm tính thay đổi, giận dữ bất thường.

Vì Bác sĩ nói tôi bị chứng Anxiety và Obsessive compulsive disorder, tôi quyết định tìm hiểu bệnh trạng tôi qua Internet. Thế rồi tôi khám phá ra các tài liệu về Nutrasweet, thế là tôi ngừng ngay diet drink. Nay đã 2 tháng, tôi chẳng hề bị các cơn anxiety attack nữa. Nay thì tôi uống thêm Vitamin B complex, hy vọng giúp cơ thể tạo lập lại serotonin bị mất đi trong thời gian tôi uống nước ngọt có đường hóa chất.Tôi thật không ngờ rằng trong bao năm trời tôi khổ sở về chứng bệnh tim và bệnh tâm thần chỉ vì Nutrasweet.

2- Tôi muốn nói với quý vị kinh nghiệm của tôi về Nutrasweet. Tôi bị chứng nhức đầu kinh niên, chóng mặt, đôi khi lên cơn động kinh. Bác sĩ chuyên khoa thần kinh đã cho tôi làm đủ thử nghiệm, tất cả bình thường. Dù sao vì chứng động kinh, tôi phải uống thuốc Tegretol và Neurontin. Thế rồi một lần tôi phải đi làm ở Malaysia 3 tháng. Ở đây không có Nutrasweet cho tôi dùng. Ngạc nhiên 3 tháng ở Malaysia, tôi không bị nhức đầu, động kinh. Thế là tôi làm một cuộc thử nghiệm là không ăn uống bất cứ thứ gì có aspartame, tôi cũng ngưng uống thuốc động kinh. Đó là ngày 27/12/1997, ngày sinh nhật của tôi. Cho đến hôm nay – 31/01/1998 – tôi không còn bị nhức đầu, chẳng hề có cơn động kinh, trí nhớ cũng tốt hơn. Trùng hợp chăng? Chắc chắn là không. Tôi bị nhức đầu hàng ngày, các cơn động kinh thì xảy ra rất thường dù rằng tôi có uống Tegretol và Neurontin Bay, giờ thì không thuốc, không nhức đầu, không động kinh từ ngày tôi từ bỏ aspartame ra khỏi cuộc sống của tôi.

3- Trong hai năm qua, tôi tiêu thụ khá nhiều Diet Pepsi, phải tới 2 lít một ngày. tôi lại còn cho Nutrasweet vào cà phê nữa bởi vì người ta nói nó là đường diet và tôi thì đang muốn xuống ký. Chừng 6 tháng sau, tôi bắt đầu lên ký, mỡ cứ tập trung ở phần hông và phần đùi. Tâm tính tôi cũng thay đổi bất thường, người thì mệt mỏi, ngủ không được, mặt cứ bị nóng phừng (face flushing), tóc thì rụng, mình mẩy đau nhức, kinh nguyệt trở nên lung tung. Mới 21 tuổi mà tôi tưởng như tôi đã 85. Kiểm điểm lại tình trạng sức khỏe của tôi, tôi chợt ý thức rằng từ ngày tôi tiêu thụ nhiều Diet drink, tôi bắt đầu bệnh. Dứt bỏ tất cả Nutrasweet, Diet drink, 60 ngày sau, tôi thề trước Thượng Đế, tôi cảm thấy tôi là một con người khác. Chứng mệt mỏi, chán nản, bực bội không còn nữa. Tôi ăn ngon, ngủ yên như một người bình thường. Và bây giờ tôi 21 tuổi trở lại. Xin cám ơn những tài liệu về aspartame và tôi cũng muốn phổ biến các điều này cho mọi người.

4- Câu chuyện của Charles Fleming, 37 tuổi, một tay chơi bóng chuyền, vào một ngày tháng 6/2000, sau khi uống chai Gatorade trộn với Creatinin rồi đi ngủ. Sáng hôm sau anh cảm thấy bệnh, và được đưa vào nhà thương, Charles mê đi và chết. Autopsy tìm thấy anh bị ngộ độc bởi chất rượu Methanol, gan thi nhiễm mỡ, tim thì lớn, mà anh thì không uống rượu. Theo lời vợ anh, Diane Fleming thì anh uống rất nhiều Diet Spite, Ripped Fuel.

Aspartame trong các thứ nước ngọt có chứa methanol. Chất creatinin được các lực sĩ hay dùng để làm mạnh bắp thịt, song nó lại phản ứng với aspartame đưa đến trường hợp ngộ độc methanol cấp tính gây tử vong như trường hợp trên.



Hy vọng bài này giúp được các bạn nào đó đang thường uống các loại nước ngọt, nhất là các thứ nước diet mà cảm thấy bệnh và bạn hiểu tại sao. Có người đã nói “đường hóa học giết người không gươm dao” đấy.

Dr. Đặng Vũ Thúy Doan

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân