TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vì sao tôi vẫn dùng các tự điển xuất bản trước 1975 (bài 3)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vì sao tôi vẫn dùng các tự điển xuất bản trước 1975 (bài 3)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Jan 11, 2016 11:20 am    Tiêu đề: Vì sao tôi vẫn dùng các tự điển xuất bản trước 1975 (bài 3)



Tại sao tôi vẫn dùng các tự điển Việt Nam xuất bản trước 1975 (bài 3)


      Vì sao tôi vẫn dùng các tự điển xuất bản trước 1975
      (bài 3)

      Trong bài trước (bài 2) tôi có đề cập đến cuốn tự điển TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Trung Tâm Từ Điển Học, của Hoàng Phê và các tác giả khác, dùng để đối chiếu với các tự điển/từ điển xuất bản trước 1975.

      Trước khi chúng tôi làm công việc đó, chúng tôi xin mời quí độc giả đọc vài đoạn sau đây của Nguyễn Q. Thắng, nguyên giảng sư đại học văn khoa và đại học sư phạm Cần Thơ trước 1975, viết về Hoàng Phê:

      “Đọc bài Lời nói đầu và bài Báo cáo khoa học tại Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học do GS Hoàng Phê phát biểu tại Hà Nội vào tháng 7-1998 có nhan đề: Chữ viết tiếng Việt đặc điểm và một vài vấn đề in ở đầu sách cùng nội dung cuốn sách, tôi xin có mấy ý kiến nhỏ sau đây. Và nếu các ý kiến của chúng tôi đôi chỗ quá thành thật (với GS và Tiếng Việt nói chung) đưa đến ngã mạn thì cũng xin GS vì tiền đồ Tiếng Việt niệm tình tha thứ cho.
      Về nhan sách gọi là Chánh tả Tiếng Việt, chúng tôi chưa được chuẩn xác lắm vì các lí do sau: (...)

      (...) Trong bài Chữ viết Tiếng Việt đặc điểm và một vài vấn đề ở một số trang tác giả tỏ ra mâu thuẫn và xem thường một thực tế ngôn ngữ mà không một người Việt Nam có kiến thức chính tả Tiếng Việt có thể sử dụng được! Tác giả cho rằng ở “một số âm tiết – hình vị chỉ dùng trong cấu tạo của những từ phương ngữ khác, mà bản thân chúng ta (nói phương ngữ miền Bắc) thực tế không biết, không bao giờ dùng, năm thì mười họa mới đọc thấy trên sách báo, ví dụ tràu (cá tràu=cá quả), trộng (nuốt trộng) = nuốt chửng) thì thực tế không cần nắm chính tả (sđd, trang V). Trong sách GS cho rằng nuốt trộng = nuốt chửng. Viết như vậy e không đúng. Thực tế nuốt trộng chỉ gần với nuốt chửng chớ không phải hoàn toàn giống nhau, vì nuốt trộng chỉ việc nuốt đồ ăn, còn nuốt chửng là nuốt bất kỳ thứ gì vào cổ họng.

      (...) Phải chăng GS muốn áp đặt (!) trên đất đất nước này chỉ có cá quả, chia sẻ, nuốt chửng... Ngoài ra không có từ nào hay, đẹp, đúng, lạ khác thay thế! Nếu tiếng Việt ngày nay chỉ có vốn từ như GS nghĩ và viết trong sách thì không biết việc đó có làm phong phú (giàu) hay khó khăn (nghèo) thêm tiếng Việt! Thiển nghĩ ngôn ngữ là vốn chung của toàn dân chứ nào đâu có phải là của riêng ai, của riêng địa phương nào, giai cấp nào... mà ai đó độc quyền giành riêng cho mình làm tiếng nói riêng.

      (...) Ráng trong sách viết là ráng chiều, ráng vàng, ráng sức chịu đựng... đều có g ở cuối. Thiển nghĩ ráng (sức) phải viết là rán sức mới đúng với chính tả tiếng Việt. Theo chúng tôi có lẽ (?) tác giả nghĩ, rồi viết chủ quan theo cách nói và viết của “bản thân chúng ta” của đồng bào miền Bắc thì đúng hơn. Trong các từ điển trước đây: Tự vị An Nam La Tinh của P. Pigneaux de Béhaine, Từ điển Việt-Hán-Pháp của Gustave Hue, Đại Nam Quấc Âm tự vị của Hùinh Tịnh Paulus Của, Dictionaire Annamite-Francais của Génibrel (Saigon), Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội), Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ, Việt Nam Tân từ điển của Thanh Nghị (Saigon)... đều viết rán sức có kèm theo chữ Nôm.

      (...) Chia sẻ. Gần đây từ chia xẻ các bạn trẻ và nhất là đồng bào miền Bắc viết là chia sẻ. Nếu có người cho rằng gần đây trên mặt báo chí ai cũng viết chia sẻ ; xin thưa: Phần lớn những người viết báo đều là bạn trẻ và nếu có các vị trung niên thì các vị ấy đều học tập ở miền Bắc về Nam sau ngày 30-4-1975 mà thôi. Còn tuyệt đại đa số đồng bào Việt Nam có trau giồi chính tả tiếng Việt, tất cả đều nói chia xẻ thay vì chia sẻ.

      (...) Gần đây các báo đều viết “Cầu dây văng Mỹ Thuận”. Không biết các nhà viết báo viết theo cách phiên âm tùy tiện của mình là do tiếng Pháp hautban [dây neo chung quanh một trụ cho thẳng đứng chăng? ] mà thành dây văng (?). Như vậy thì phải phiên âm cho chính xác. Xin thưa! Đây cũng là một cách nói, biến giọng đớt, viết sai chính tả hoàn toàn. Mà đau đớn thay! Cái ngọng, cái sai này đã thành một sự thật, một sự chuẩn xác cho chính tả tiếng Việt. Thiển nghĩ, cầu Mỹ Thuận có thể là cầu có dây giăng trên lan can cầu (?). Đau đớn thay! Sai hóa đúng, chẳng biết đâu mà mò!...

      (Xin xem TÌM TÒI VÀ CẢM NHẬN của Nguyễn Q. Thắng, nxb Văn hóa Thông tin, 2001; từ trang 249 đến 257).

      Trên đây chúng tôi chỉ xin trích ra vài đoạn của tác giả Nguyễn Q. Thắng viết về GS Hoàng Phê, người được báo chí XHCN mô tả là nhà từ điển học và chuyên gia về chính tả tiếng Việt, để quí độc giả nhận xét, trước khi chúng tôi đối chiếu các định nghĩa của TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Trung Tâm Từ Điển Học, và các tự-diển/từ-điển xuất bản trước 1975.
      (còn tiếp)

      ĐKP (Bakhativedantavidyaratna)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân