TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cao học, Thạc sĩ và Tiến sĩ ...
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cao học, Thạc sĩ và Tiến sĩ ...

 
Gửi bài mới   Chủ đề này đã bị khóa, bạn không thể sửa hay trả lời    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue Sep 15, 2015 11:54 pm    Tiêu đề: Cao học, Thạc sĩ và Tiến sĩ ...



Cao học, Thạc sĩ và Tiến sĩ...


      Cao học, Thạc sĩ và Tiến sĩ...

      Nhân đọc “7 bài học làm người” của em Henry Chang có em Lê Xuân Lộc góp ý thêm với hai điểm mà anh Phụng ở quê nhà rất quan tâm; đó là Giáo hội PGVN và các văn bằng hậu-đại-học (postgraduate). Sau đây anh xin được góp chút đỉnh đôi điều mà anh biết nhé. Anh chỉ viết về các văn bằng đại học thôi, còn về Giáo hội PGVN cho anh xin được miễn nhé – nó có vẻ policically sensitive  lắm!
     
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng ở VNCH trước 1975 có hai hệ thống văn bằng đại học:
      - hệ thống theo Pháp
      - hệ thống theo Mỹ.

      I- Hệ thống của Pháp có các văn bằng sau đây:
      - Cử nhân (Licencié) ; VD: cử nhân văn khoa (licencié ès-lettres), cử nhân khoa học (licencié ès-sciences), cử nhân luật khoa (licencié en droit).
      - Cao học (Diplôme d’études superieures) ; VD: Cao học triết (Diplôme d’étude superieures de philosophie) ; VD: Trần Nhựt Tân (anh ruột của Trần Thị Kim Hoàn, một thành viên của website Duy Tân, vừa mới qua đời ở Úc) là người đầu tiên đỗ bằng này năm 1969 tại đại học văn khoa Saigon.
      - Tiến sĩ chuyên khoa đệ tam cấp hay Tiến sĩ đệ tam cấp (Doctorat du 3ème cycle) ; VD: GS Hà Ngọc Bích là người đầu tiên đỗ bằng này, chuyên ngành hóa học, ngày 14-2-1966 tại đại học khoa học Saigon.
      - Tiến sĩ đại học (Doctorat d’univesité) ; VD: GS Lê Trung Nhiên (đậu ở Pháp) của đại học văn khoa Saigon, ban Pháp văn.
      - Tiến sĩ quốc gia (Doctorat d’État): sẽ nói sau đây.
      - Thạc sĩ (Agrégé de l’universite), dưới tiến sĩ; VD: GS Phạm Duy Khiêm (1908-1974), anh ruột của nhạc sĩ Phạm Duy và là con của Phạm Duy Tốn (1883-1924), được gọi là một trong Tứ trụ Pháp văn Bắc hà (Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn) đã đậu bằng này tại École Normale Supé rieur tại Pháp, gọi là Agrégé de Grammaire, Thạc sĩ Văn phạm.
      - Thạc sĩ (Agrégé des Facultés) trên tiến sĩ: sẽ nói sau đây.

      A- Về văn bằng Tiến sĩ Quốc gia (Doctorat d’État), đa số các vị giáo sư các trường đại học khoa học, văn khoa và luật khoa Saigon đều có văn bằng này, và tất cả đều đỗ đạt tại Pháp. Sau đây là một vài ví dụ nhé (trích từ cuốn Chỉ Nam Sinh Viên Đại học Saigon, do Bộ Giáo Dục VNCH xuất bản 1966):

      1- GS Nguyễn Quang Trình, cựu Bộ trưởng Giáo Dục VNCH và cựu Viện trưởng Viện đại học Saigon (1955-1963), đậu Tiến sĩ Quốc gia Khoa học tại Viện đại học Sorbonne, Paris;
      2- GS Lê Văn Thới, cựu Viện trưởng Viện Đại học Saigon (từ tháng 1/1963 đến tháng 10/1963) đậu tại Viện Đại học Bordeaux, Pháp.
      3- GS Nguyễn Chung Tú, cựu Khoa trưởng Đại học Khoa học Saigon, đậu Tiến sĩ Quốc gia Khoa học tại Pháp.
      4- GS Nguyễn Khắc Hoạch và GS Bùi Xuân Bào, cựu Khoa Trưởng Đại học Văn khoa Saigon, đậu Tiến sĩ quốc gia Văn chương tại Đại học Sorbonne, Paris.
      5- Và gần hết các giáo sư của Đại học Luật khoa Saigon (đậu tại Pháp) như quí vị giáo sư: Bùi Tường Huân (cựu Tổng trưởng Bộ Giáo dục), Châu Tiên Khương, Mai Văn Lễ, Trịnh Đình Khải, Lưu Văn Bình, Bùi Tường Chiểu (cựu Thủ lãnh Luật sư đoàn Tòa Thượng thẩm Saigon 1974-1975) v. v.. nhiều lắm.

      B- Về văn bằng Thạc sĩ (Agrégé des Facultés) trên tiến sĩ.
      Chỉ có hai ngành Y khoa và Luật khoa của Pháp mới có loại văn bằng này.

      1- Hầu như quí vị giáo sư của Đại học Y khoa Saigon (từ năm 1966 được nâng lên thành Trung Tâm Giáo dục Y khoa Saigon, một trong những đại học y khoa hàng đầu của Á châu thời đó) đều có văn bằng này, xin kể vài vị giáo sư danh tiếng:

      GS Trần Quang Đệ, Viện trưởng Viện Đại học Saigon; GS Phạm Biểu Tâm, Khoa trưởng Y khoa Đại học Saigon; GS Trịnh Văn Tuất, Phụ tá Khoa trưởng Y khoa Saigon, giáo sư Khẩu xoang; GS Nguyễn Hữu, Giám đốc Cơ thể học viện; GS Trần Vỹ, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Sinh lý; GS Trần Ngọc Ninh, Trưởng Khu giải phẫu chỉnh hình và nhi đồng; cựu Tổng trưởng Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên VNCH, giáo sư Đại học Phật giáo Vạn Hạnh SG; GS Nguyễn Đình Cát, Trưởng khu Bệnh lý Nhãn khoa; GS Lê Xuân Chất, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Huyết học và Đồng vị Phóng xạ; GS Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Tâm bệnh học; GS Bùi Quốc Hương, Trưởng khu Bệnh lý Nội thương; GS Phan Đình Tuân, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng; GS Đào Đức Hoành, Trưởng khu Giải phẫu Ung thư; GS Nguyễn Văn Út, Trưởng Khu Bệnh lý Bì phu;

      2- Về luật khoa thì ít hơn y khoa, xin kể vài vị tính đến năm 1966:
      - GS Vũ Văn Mẫu, Thạc sĩ Luật khoa, (Agrégé des Facultés de Droit), cựu Ngoại trưởng VNCH (1955-1963), cựu Khoa trưởng Luật khoa Saigon, cựu Chánh Nhất Tòa Phá Án (la Cour de Cassation du Vietnam) đầu tiên của VNCH;
      - GS Vũ Quốc Thúc, Thạc sĩ Kinh Tế, nguyên Thống đốc Ngân hàng Quốc gia VNCH ;
      - GS Nguyễn Văn Bông, Thạc sĩ Công pháp, nguyên Viện trưởng Học Viện Quốc gia Hành chánh VNCH;
      - GS Nguyễn Cao Hách, Thạc sĩ Kinh Tế, Trưởng Ban Kinh Tế, Đại học Luật khoa Saigon.

      II- Hệ thống của Hoa Kỳ có các văn bằng sau đây:
      - B. A., B. Sc., (cử nhân)
      - MA., M. Sc., LL. M. (bây giờ gọi là thạc sĩ)
      - Ph. D. (tiến sĩ).

      III- Trước 1975, người ta không dùng tiếng Thạc sĩ để trỏ bằng M. A. (cho các ngành văn khoa) hay M. Sc. (cho các ngành khoa học) và LL. M (cho ngành luật học) ; chỉ để nguyên như vậy thôi. Và văn bằng này thời đó tức là từ 1965 đến 1970 tính theo chỉ số lương chỉ tương đương với văn bằng Cử nhân Giáo khoa (tức là Licencié d’ensignment) của VNCH, để phân biệt với Cử nhân Tự do (Licencié libre), chỉ số lương thấp hơn.

      Xin nói thêm chỗ này: Tất cả bằng Cử nhân giáo khoa (cho văn khoa và khoa học) đều phải có đủ: 1 chứng chỉ dự bị + 4 chứng chỉ bắt buộc. Nếu vì lý do gì không hội đủ các chứng chỉ bắt buộc mà chỉ đủ tổng số 4 chứng chỉ riêng lẻ, thì chỉ được gọi là Cử nhân tự do thôi! (Bởi thế chỉ số lương mới thấp hơn người có bằng Cử nhân giáo khoa là vậy đó).

      Bây giờ thời XHCN gọi bằng Master là Thạc sĩ, theo thiển ý của chúng tôi là bắt chước Nhật Bản. Hệ thống văn bằng đại học ở Nhật là: Học sĩ (mình gọi là Cử nhân), Thạc sĩ (gọi là Cao học trước 1975) và Bác sĩ (mình gọi là Tiến sĩ) theo thứ tự tức là: Bachelor, Master và Doctor hay: BA., B. Sc., M. A., M. Sc., và Ph. D.

      Ví dụ, Việt Nam chúng ta có cố HT Thích Thiên Ân (1925-1980), thế danh là Đoàn Văn An, đã đậu văn bằng Bác Sĩ Văn học (Ph. D in Literature) tại đại học Waseda, Nhật Bổn, năm 1960. Thủa ấy Waseda là đại học số 1 của Nhật Bản (trên cả Đại học Quốc gia Tokyo) và là một trong các đại học lừng danh của thế giới; nhưng điều đáng nói thêm Ngài là người đầu tiên của thế giới đỗ Tiến sĩ tại đại học này, vì thế Tổng Hội Phật giáo Nhật Bản thời đó đã mở một buổi chiêu đãi trọng thể chúc mừng ngài đã làm rạng danh cho Phật giáo. Về nước, ngài giảng dạy ở Đại học Văn khoa Saigon và là Trưởng Ban Sử học của đại học này; và Khoa trưởng Phân khoa Văn học & Khoa học Nhân văn của Viện Đại học Phật giáo Vạn Hạnh. Đến năm 1966 Ngài là giáo sư thỉnh giảng của đại học South California, ở Los Angeles; cũng tại đây Ngài đã khai sáng Trung tâm Thiền học Quốc tế (International Buddhist Meditation Center) và sau đó là chùa Phật Giáo Việt Nam, ngôi chùa đầu tiên trên đất nước Hoa Kỳ. Từ năm đó Ngài lưu lại Hoa Kỳ cho đến khi qua đời.

      Để kết thúc, ang Phụng xin mượn lời của Henry Chang trong bài ngày 15-9-2015 đáp lời bạn thân Lê Xuân Lộc: THÍCH NHỚ, GÌN GIỮ, NÓI VỀ NHỮNG CÁI HAY CÁI TỐT.
Anh Phụng cũng rất muốn như vậy đã từ lâu nếu các em có đọc các bài của anh trên trang web này. Chúc hai em vui khỏe.

      Tây đô,
      Mưa suốt buổi sáng hôm nay 16-9-2015 (chắc do bị ảnh hưởng bão ở miền Trung)
      ĐKP



Về Đầu Trang
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Wed Sep 16, 2015 5:34 am    Tiêu đề: we admire you

thán phục,anh có trí nhớ siêu phàm
Về Đầu Trang
Le Xuan Loc



Ngày tham gia: 28 Aug 2008
Số bài: 32

Bài gửiGửi: Wed Sep 16, 2015 12:10 pm    Tiêu đề: Cao học, Thạc sĩ và Tiến sĩ ...


...Thấy bắt đầu hơi lộn xộn rồi nhen A. Phụng!

Ở lớp 9,10 gì Lộc không nhớ rõ nhưng cái này thì nhớ rất rõ là trước 1975:

Một hôm thầy Giám Học Nguyễn Tiêm dẫn đến lớp một thanh niên cao và đẹp người, thầy giới thiệu với cả lớp:

   Đây là thầy Nguyễn Thời Trân, thầy đổ Cử Nhân Văn Chương và Cao Học Sử Địa mới vừa được bổ về dạy ở trường chúng ta (sic*)

.... Biết tin ai đúng đây há?

Anh Phụng nên nghiên cứu lại cho kỹ nhé vì thầy Nguyễn Tiêm, cô Sương là những bậc thầy cô của DT. Họ là những người rất được học sinh kính trọng qua tư cách, kiến thức, việc làm và lòng nhân ái.

Khi nghe tin thầy Nguyễn Tiêm chết vì kiệt sức trong lúc thầy cứu người chết đuối thì Lộc đã phải ngừng nhiều phút để cầu nguyện cho Thầy!

Thầy Trân thì ăn nói có duyên lắm, giọng Bắc chuẩn và nhẹ nhàng. Học trò đặt cho thầy có cái tên tục là "tt", có lẽ thầy đã đọc cho cả lớp nghe một bài thơ rất lạ mà trước giờ có lẽ học sinh DT các anh cũng chưa nghe:

           Đương khi lửa tắt cơm sôi
           Lợn kêu con khóc, chồng đòi tòm tem !
           Bây giờ lửa đã nhóm lên,
           Lợn no con ngủ tòm tem thì tòm.

Chúc anh một ngày vui! Có tìm được tin gì mới thì xin anh bổ túc thêm cho mọi người cùng biết nhé!

Kính,

LXL


* sic: similar in context
Về Đầu Trang
doan thai thuy



Ngày tham gia: 12 Jul 2008
Số bài: 37

Bài gửiGửi: Thu Sep 17, 2015 2:16 am    Tiêu đề:

Anh Phụng viết không sai, thầy Tiêm nói cũng đúng. Chỉ có điều LXL nhìn vòng tròn theo chiều khác (giống như henry chang ví dụ) mà ngộ nhận.

Thầy Nguyễn Thời Trân đã đỗ Cao Học trước năm 1969, vì vậy mà thầy Tiêm phải giới thiệu đúng tên văn bằng mà Thầy Nguyễn Thời Trân đạt được, ngay cả khi bằng Cao Học đã được bãi bỏ. Chẳng hạn như học sử, chúng ta không thể thay thế các ngôi vị tể tướng, quốc sư v.v... thời phong kiến bằng các danh từ như bộ trưởng, tổng trưởng v.v....  thời bây giờ.

Tôi đã nghe danh từ Thạc Sĩ nhiều lần trước năm 1975, nhưng lúc đó chỉ hiếu mù mờ rằng Thạc Sĩ thấp hơn Tiến Sĩ, đọc bài của anh Phụng thì mới hiểu rõ hơn. Sau đó, tôi thử dùng Google search để tìm hiểu thêm, thì nhận thấy có bài này khá hay và tương đối đầy đủ:

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến

Nếu quý vị ở VN, không xem được đường link này thì quý vị thử đổi DNS automatic trong computer của quý vị sang DNS của google hay Norton, vì tôi nghe nhiều người nói, VN chặn các đường link bị cấm bằng cách đổi DNS ở nhà cung cấp dịch vụ internet. Khi quý vị đổi sang DNS của google hay Norton thì firewall bằng DNS của nhà mạng VN trở thành vô hiệu.

Quý vị có thể đổi DNS trong máy của mình bằng cách theo hướng dẫn của các đường link này:

Configure your network settings to use Google Public DNS

hay Manually Setting DNS Server
Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Sep 17, 2015 6:03 am    Tiêu đề: Cao học, Thạc sĩ và Tiến sĩ ...

Anh chỉ nói với em một câu này nữa , rồi thôi nhé .

Chỉ có một trong hai là :
- Cao học Sử học
- Cao học Địa lý .

Chứ không bao giờ có loại  Cao học Sử Địa cả .  Đơn cử vài dẫn chứng :

1- GS Phạm Cao Dương , nguyên giảng viên môn Sử ở đại học văn khoa Saigon và Đa-Lat; thầy đỗ Cao học Sử với luận văn "Chế độ nông dân dưới thời Pháp thuộc" và giáo sư bảo trợ của thầy là Tiến Sĩ Thích Thiên Ân, trưởng ban Sử học tại đại học Văn Khoa Saigon, năm 1966 .
2- Bà Lâm Thanh Liêm, nguyên giảng viên Địa lý ở đại học văn khoa Saigon; cô đã đỗ Cao học Địa lý
3- Cô Quách Thanh Tâm, nguyên giảng viên Địa lý ở đại học văn khoa Saigon; cô đã đỗ Cao học Địa lý .


Thôi nhé, anh không muốn tranh cãi gì cả .  Một đàng chỉ dựa vào câu nói của thầy Tiêm, còn anh thì căn cứ vào tài liệu do Bộ Giáo Dục VNCH xuất bản năm 1966  .

Chúc em vui khoẻ .
Về Đầu Trang
Le Xuan Loc



Ngày tham gia: 28 Aug 2008
Số bài: 32

Bài gửiGửi: Thu Sep 17, 2015 11:42 am    Tiêu đề:


Việc đầu tiên, Lộc cám ơn anh Doan Thai Thuy đã ghi cái Link, tôi nhớ đã gặp ở đâu đó mà không tìm lại được nên lung túng muốn biết sự thật

Tôi cẩn thận dùng "SIC" để phòng mình nhớ không rõ ! Thầy GH Nguyễn Tiêm giới thiệu CAO HỌC SỬ, vì còn là học sinh lúc ấy nên khi nói đến Sử có khuynh hướng bỏ Địa vào. Đó là lỗi của tôi, thầy GH giới thiệu đúng!

Có một điều bài A.P viết không hề nhận có Cao Học trước 75 theo chương trình IBM (Mỹ) nên tôi có phần lộn xộn như tôi đã viết rõ từ đầu. Anh không viết đã đổi chương trình sau 1969 (?) trong bài anh viết trên. Anh chỉ đi tìm một nơi khác đế bổ túc vấn đề này (không còn CAO HỌC nữa sau 1969) mà bây giờ đã bị gở xuống! Bài viết trên cũng có phần đổi khác! Bây giờ thì chỉ có lương tâm là toà án tối cao để phán xét cho mọi người. Xin không bàn thêm!

Tuy nhiên, theo tôi nghĩ thì nếu thầy Trân vừa xong Cao Học Sử (1972) và được bổ về DT để giảng dạy thì tại sao lại gọi tên bằng CAO HỌC trong khi nó đã bỏ từ 1969. Đó là vấn đề tôi thắc mắc và muốn tìm câu trả lời. Nhưng tất cả chỉ là việc nhỏ không cần nên bàn thêm !



LXL
Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Sep 18, 2015 3:34 am    Tiêu đề: Cao học, Thạc sĩ và Tiến sĩ ...

Rất tiếc, mấy cái LINK mà doan thai thuy cung cấp anh Phụng không thể truy cập được tại VN này (Giống y hệt có lần Lê Đình Đức có cho anh 1 cai LINK của một vị GS người Nhật viết về Phạm Công Thiện, anh cũng chẳng truy cập được !). Phải chi mà có được thì quí biết bao ! Vì mình có them tài lieu để bổ sung cho các HẬU DUỆ biết .

Còn về việc em Lộc thắc mắc việc thầy TIÊM giới thiệu thầy Trân có bằng Cao-học 1972 trong khi em (chắc nhờ qua cái LINK của doanthaithuy) biết bằng này đã bỏ từ 1969 rồi ! Từ đó em hãy nghĩ lại những điều anh viết (kể cả bài hôm nay : Học chế Đại học Văn khoa VNCH) mấy hôm nay .  

Nếu các em thường theo dõi các bài của anh Phụng viết từ các vấn đề Tôn giáo, Văn học v.v.., các em sẽ thấy anh luôn luôn trích dẫn tài liệu đàng hoàng bởi vì đó là qui luật bắt buộc cho các bài mang tính nghiên cứu & khảo luận - chứ đừng kể chi khi viết một luận văn Cao-học (dissertation) hay một luận án Tiến sĩ (thesis), phải không ?

Chúc mấy em vui khỏe . Em Lộc nhỏ tuổi hơn anh nhiều lắm , vì sao anh biết : vì em nói năm em học lớp 9 là năm 1972 . Ôi ! năm ấy là anh đang ở trong quân ngũ VNCH rồi !

ĐKP
Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Fri Sep 18, 2015 1:56 pm    Tiêu đề:

Đọc sách phải hiểu sách, mà trí nhớ con người cũng không phải thần tiên. Biên luận khảo cứu cũng không phải cái nào cũng hoàn toàn đúng.

DH chỉ thích những kỷ niệm về mái trường xưa, thầy cô thật là êm đềm DH khâm phục trí nhớ và sự hiểu biết của qúy vị bình an hạnh phúc là cái chúng ta cần cho tuổi vàng

Là gia đình chuyện lớn thì hóa nhỏ chuyện nhỏ thì hóa không

Cả nhà an vui nhé.



_________________

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Sep 18, 2015 9:08 pm    Tiêu đề: Vài hàng thô thiển

Cám ơn Cố Vấn Diệu Huyền đã lên tiếng !
Cổ nhân có câu "Vô Sự Là Tiểu Thần Tiên !"
Tuy nhiên !  Con người ai cũng muốn biết những điều mới lạ, hay ôn lại những cái hay, cái đẹp trong quá khứ !  "Ôn Cổ ~ Tri Tân" Mặc dù đã gần thất thập rồi, tôi vẫn thích :
Nhật Tân, Nhật Tân, Nhật Nhật Tân .
Ngày Mới, Ngày Mới, Ngày Ngày Mới .
Thành thật cám ơn Đỗ Kim Phụng đã đưa lên diễn đàn Trung Học Duy Tân những bài hay, có nghiên cứu tỉ mỉ, là món ăn tinh thần cho độc giả .  Số đông đọc giả thưởng thức bài của Phụng đã chứng tỏ điều đó .  Tôi khuyến khích & ca ngợi sự đóng góp của Phụng đối với diễn đàn T.H. Duy Tân .
Đọc giả Lê Xuân Lộc góp ý trong tinh thần tương kính Đỗ Kim Phụng cũng là điều hay .  Tuy nhiên LXL không nên dùng "Tôi nhớ..." lời thầy này, thầy kia vì lời nhớ của LXL không bảo đảm hoàn toàn 100% là lời của thầy này, thầy kia .  Ví dụ đã chứng minh ở trên .
Cao học Sử & Cao học Sử, Địa .  Nếu ai cũng dùng "Tôi nhớ..." cả thì sẽ ra sao đây ?  DH chắc là đau đầu lắm đó !!!
Vài hàng thô thiển của cá nhân xin góp ý .
MHT
Về Đầu Trang
Le Xuan Loc



Ngày tham gia: 28 Aug 2008
Số bài: 32

Bài gửiGửi: Sat Sep 19, 2015 7:47 am    Tiêu đề:

Thưa A. Mai Thọ

Nếu đọc kỹ vấn đề, điều chính yếu không phải là sử hay sử địa mà là văn bằng CAO HỌC có hay không trước 1975!
Trên diễn đàn này không chỉ mỗi mình tôi mà còn có rất nhiều người nghe lời giới thiệu của thầy GH vào thời điểm ấy và đọc bài viết trên diễn đàn.

Tôi muốn giải thích cho anh để biết rõ lý do. Chúng ta không nên bàn chuyện này thêm

Chúc cả nhà an lành.

LXL
Về Đầu Trang
HUONG XUA



Ngày tham gia: 26 Jan 2008
Số bài: 510

Bài gửiGửi: Sat Sep 19, 2015 10:05 am    Tiêu đề:

Thêm dầu mắm muối vào món ăn mà nêm không khéo là hỏng cả món ăn .

Chị Diệu Huyền đã nói :

DH chỉ thích những kỷ niệm về mái trường xưa, thầy cô thật là êm đềm DH khâm phục trí nhớ và sự hiểu biết của quý vị bình an hạnh phúc là cái chúng ta cần cho tuổi vàng


Ngừng lại nơi đây chúc cả nhà an lành

Anh Lê Xuân Lộc và anh Đỗ Kim Phụng
" mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười " ...

Laughing  Laughing  Laughing  Laughing
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Chủ đề này đã bị khóa, bạn không thể sửa hay trả lời    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân