TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 7 bài học làm Người
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

7 bài học làm Người

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Lời Hay Ý Đẹp
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Sat Sep 12, 2015 11:30 pm    Tiêu đề: 7 bài học làm Người

7 bài học làm Người
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

         


Thứ nhất,
“học nhận lỗi“. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai,
“học nhu hòa“. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba,
“học nhẫn nhục“. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư,
“học thấu hiểu“. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm,
“học buông bỏ“. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

Thứ sáu,
“học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy,
“học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Phật giáo Việt Nam
PGVN.VN
Về Đầu Trang
Le Xuan Loc



Ngày tham gia: 28 Aug 2008
Số bài: 32

Bài gửiGửi: Mon Sep 14, 2015 10:46 am    Tiêu đề: 7 bài học làm Người

Phát ơi,

Cám ơn bài sưu tầm đăng trên mạng của Phát. Bài viết này hay về một vài điều nên học hỏi và một vài điều nên cần phải thận trọng ... thành ra giá trị của nó mất đi nhiều:

1. Nó xuất phát từ nguồn PGVN, là một cơ sở Quốc Doanh ở VN bi giờ, khác với PGVNTN, độc lập, và đúng ý nghĩa với cơ sở Phật Học mà thời xưa mình biết!

2. Do vậy nó có phần viết hơi thiếu tính trung thực vì là nguồn không phải thực sự từ đạo lý và căn bản: Khi xưa làm gì có Thạc sĩ !?! Ngay cả trước 1975, từ này cũng không có mà người ta chỉ nghe nói về Cao Học thôi, như thầy Phạm Đăng Phụng hay thầy Nguyễn Thời Trân ... dạy tụi mình khi xưa! Còn ở VN sau 75, vào năm 1998, có một số chuyên gia VN từ HN đi tham quan chương trình điện hạt nhân của Canada (mới coi lại business card của họ!) thì dùng từ Phó tiến sĩ, hỏi nghĩa thì họ nói là dưới tiến sĩ !

3. Ai học lên cao cũng biết rằng sự học vô cùng tận không bao giờ thu thập hết được kiến thức của nhân loại. Ngay trong một xã hội thiếu văn minh và khoa học thời xưa còn dùng lừa để đưa tin (chứ không có phương tiện tryền thông hiện đại như bây giờ) mà kiến thức của chỉ dân gian trong một nước nhỏ hẹp cũng thấy bao la vô cùng! Nên anh học trò này về lại tư vấn với thầy hay chỉ muốn dò thăm sức khoẻ của thầy trong cái cung cách khiêm tốn đó là một điều tốt lắm chứ! Ông Thầy vì thấy cuộc đổi đời tạo ra nhiều hư đốn trong xã hội nên khuyên trò phải quan tâm mà làm người tốt cho xã hội thì cũng đúng là bậc thầy tri thức (giống như Ns Anh Bằng**). Tình trạng tiến sĩ hay thạc sĩ ở VN bây giờ cũng làm cho dân lo lắm vì những lý do như sau:

4. Ở VN bi giờ thì trình trạng giáo dục đang xuống cấp như một anh bạn của tôi ở Úc đã viết và đăng tải trên mạng như sau. Trước kia anh có viết mạng riêng, và được nhiều thanh thiếu niên trẻ ưa chuộng, bị đánh xập hòai, anh chán nhưng không chịu bỏ cái nghiệp dư mà đổi cách:

Nguyễn Tuấn   August 1, 2015 at 4:09am
Tị nạn giáo dục hay tị nạn chính trị?

https://www.facebook.com/drtuanvnguyen/posts/1472614406385014


Chúc bạn vui tươi và an lành.

LXL

**Có một nhạc sĩ lão thành của VN, nhạc sĩ Anh Bằng, ông viết nhiều nhạc phẩm mà bi giờ nghe lại cũng thấy hay ... như bài Nỗi Lòng Người Đi, Căn Nhà Ngoại Ô ... Bây giờ ông đã ngoài 90 tuổi nhưng lòng yêu nước vẫn còn nồng nàn. Nhìn về đất nước và con người hiện tại, ông viết nhạc kêu gọi thanh niên phải biết dấn thân cho lý tưởng và trách nhiệm chung của đất nước và dân tộc, nên "phải lên tiếng" khi thấy bất công và bạo quyền, mà không nên "im tiếng" hay có thái độ "mackeno".



Vì sợ nhiều người không đọc được bài viết của Gs. Tuấn, nên tôi đăng nguyên bài:
______________________________________

Tị nạn giáo dục hay tị nạn chính trị?

Hôm qua đọc được một bài báo mà cái tựa đề [nói theo tiếng Anh là] rất "revealing": Thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp: Có làm được việc đâu mà kêu ca (1). Bài báo liệt kê vài nhược điểm của tình trạng đào tạo trong các đại học Việt Nam, nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề chất lượng. Dĩ nhiên, câu chuyện không mới, nhưng nó một lần nữa nhắc nhở vấn đề chất lượng đào tạo, và dẫn đến vấn nan "tị nạn giáo dục" như hiện nay. Nhưng tôi nghĩ trong thực tế thì đó là một cuộc tị nạn chính trị, chứ không hẳn là tị nạn giáo dục.

Vấn đề này đã được đề cập đến gần 20 năm trước đây. Lúc đó tôi bắt đầu có những tìm hiểu về vấn đề, và đọc được một báo cáo của UNDP (Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc). Trong báo cáo đó, tác giả nhận xét rằng sinh viên ra trường chưa đảm nhận được công việc mà đáng lẽ những người được đào tạo như thế phải làm được: "Hệ thống GD-ĐT [giáo dục và đào tạo] lâu nay của Việt Nam còn bất cập. Tỉ lệ người được đào tạo ra đạt tiêu chuẩn quốc tế là rất ít." Một nghiên cứu của bà Maureen Chao thuộc Trường Đại học Seattle (Mĩ) vào thập niên 1990s, trong nhiều công ti liên doanh với Việt Nam, như Intel chẳng hạn, hầu hết sinh viên Việt Nam đều phải được đào tạo lại cả về chuyên môn lẫn kĩ năng giao tiếp!

Một trong những vấn đề mà ít ai đề cập đến là sinh viên VN tiêu ra khá nhiều thì giờ học những môn mà [nói theo ông Hồ Ngọc Nhuận] là "thầy không muốn dạy và trò thì không muốn học". Đó là những môn cách mạng Việt Nam, lịch sử đảng, kinh tế mác lê, v.v. Chưa có một hệ thống giáo dục nào trên thế giới mà có chương trình quái đản như thế! Thật ra, sau này tôi tìm hiểu thi mới biết là bên Tàu họ cũng dạy như thế. Một em nghiên cứu sinh của tôi (nay đã đi Mĩ) kể rằng em ấy phải học mấy môn học vô bổ đó, và nó chiếm 20% chương trình. Một lần nữa, VN lại bắt chước cách tẩy não của Tàu. Một hệ thống giáo dục lẫn lộn giữa tuyên truyền chính trị và giáo dục thì làm sao đào tạo ra con người giỏi được.

Đến nay vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Một bài báo trên tạp chí công nghệ thông tin cnet (do Zing dịch) cho biết "Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Việt Nam phải được đào tạo thêm để đứng máy ở các dây chuyền sản xuất. Đây là thực tế được hàng chục nhà tuyển dụng xác nhận. Quá trình đào tạo này mất vài tháng, có khi vài năm" (2). Các nhà tuyển dụng còn phê bình hệ thống giáo dục VN không linh động, và không cải tiến nhanh để theo kịp tình hình phát triển kinh tế.

Nhưng các công ti lại thấy đó là cơ hội cho họ, để họ liên kết với đại học nước ngoài đào tạo lại các giảng viên và giáo sư Việt Nam (2). Nói cách khác, họ không tin tưởng vào hệ thống đại học VN, nên họ phải nhờ nước ngoài làm giúp. Đào tạo lại giảng viên, giáo sư Việt Nam? Trong thực tế, theo như bài báo cho biết, công ti Intel liên kết cùng một cơ sở khác "đã đào tạo 291 giảng viên người Việt Nam, trong đó có 71 giảng viên nữ, với các khoá học kéo dài 6 tuần cùng hàng trăm giáo sư khác."

Có lẽ điều này cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì trước đây một vị trưởng lão trong làng giáo dục đã từng nhận xét rằng hệ thống đào tạo tiến sĩ trong nước còn có nhiều bất cập. Trong một bài viết năm 2007, Gs Hoàng Tuỵ cho rằng “Có những công trình khoa học, những luậnvăn tiến sĩ của ta ngay cả về những ngành học thuậtcó tính quốc tế như khoa học cơ bản, kinh tế,...,nếu xét theo tiêu chuẩn thông thường ở các nước thì thậm chí chỉ là những mớ giấy lộn. Đội ngũ GS của ta thì nhiều người hữu danh vô thực, số khá đông dưới xa chuẩn mực quốc tế bình thường nhất” (3).

Nhưng GS Tuỵ không phải là người duy nhất nhận định như thế; Gs Trần Văn Thọ cũng từng có nhận xét giống như thế trong ngành kinh tế. Anh Thọ viết: "Cách suy nghĩ về việc chọn đề tài ở VN chỉ làm cho luận án tiến sĩ thiếu tính học thuật và phần lớn thiếu tính độc sáng. Nội dung, trình độ của luận án do đó còn rất xa mới đạt được tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới và người được cấp bằng trong trường hợp đó khó có thể thảo luận khoa học với chuyên gia nước ngoài trong cùng ngành" (4).

Đặt những nhận xét đó trong bối cảnh chung thì chúng ta sẽ có một bức tranh logic. Do cách đào tạo người thầy bậc đại học đã có vấn đề, nên từ đó dẫn đến hàng loạt vấn đề về trò. Tôi cũng từng viết trong cuốn sách về giáo dục là chất lượng đào tạo phải bắt đầu từ thầy cô. Chẳng có gì là một sáng kiến mới, mà rất ư hiển nhiên. Thầy cô là "thợ giảng" thì làm sao có thể đào tạo ra trò giỏi được. Nhưng nói như thế có thể không công bằng cho những bạn được đào tạo ở trong nước nhưng được đào tạo đàng hoàng. Nhưng con số "đàng hoàng" đó chẳng bao nhiêu, nên cả hệ thống phải ở trong tình trạng vàng thau lẫn lộn như hiện nay.

Nói một cách nôm na, thầy dỏm "sản xuất" ra một thế hệ dỏm I. Thế hệ dỏm I lại cho ra một thế hệ dỏm II, và cứ thế cả hệ thống theo thời gian là dỏm nhiều thế hệ. Nói như thế để thấy việc gác "đền thiêng" giáo dục rất quan trọng. Nhưng rất tiếc, việc đó đã bị lơ là cả 40 năm nay, nên để lọt và dung túng những kẻ bất tài có mặt trong cái đền thiêng giáo dục. Những kẻ bất tài đó đã làm cho nền giáo dục trở nên tầm thường hoá, có khi dung tục hoá. Và, hệ quả là cả nước phải hứng chịu tình trạng như ngày nay.

Nhớ ngày xưa, những người gác đền thiêng rất nghiêm (như Gs Phạm Biểu Tâm) nên còn giữ được phẩm giá giáo dục một thời. Xin nhắc lại thời đó Gs Tâm từ chối không cho con gái của ông Ngô Đình Nhu theo học y khoa chỉ vì cô ấy thiếu một chút xíu điểm. Dù có áp lực gián tiếp từ hệ thống chính trị (chứ không phải từ ông Nhu) nhưng Gs Tâm nhất định giữ vững quyết định. Còn sau 1975 thì có một thời gian dài người ta nhận sinh viên theo chế độ lí lịch, thì việc gác đền thiêng giáo dục coi như vô hiệu hoá.

Cái khó là có một số người dỏm và "ngồi nhầm chỗ" lại đang cầm trịch hệ thống giáo dục và đào tạo ở khắp nơi. Thành ra, việc cải cách giáo dục có thể xem là gần như vô vọng, không có lối ra. Có lẽ đó là một cái nhìn hơi bi quan, nhưng quả thật đã 20 năm qua từ lúc tôi quan tâm đến vấn đề cho đến nay, tôi vẫn chưa thấy tín hiệu gì tích cực để thay đổi cái nhìn đó.

Vì thế, xin đừng trách tại sao Việt Nam có hiện tượng "tị nạn giáo dục" ở nước ngoài. Người nước khác thì đi tị nạn chính trị, còn Việt Nam thì tị nạn giáo dục. Những người biết rõ nhất sự vô vọng của nền giáo dục chính là các quan chức trong chính quyền, vì con cháu họ thường được gửi đi tị nạn giáo dục. Thật ra, tị nạn giáo dục của Việt Nam cũng là một hình thức tị nạn chính trị, vì các em ấy khi ra nước ngoài là để giải phóng khỏi những môn học vô bổ và sau đó là xin định cư luôn ở nước ngoài. Khi định cư, các em ấy lại bảo lãnh anh em và cha mẹ sang tị nạn tiếp! Tị nạn khỏi nền giáo dục lẫn lộn giữa tuyên truyền chính trị và giáo dục. Do đó, nói là tị nạn giáo dục, nhưng phải hiểu là tị nạn chính trị.

===

(1) http://dantri.com.vn/…/thac-si-cu-nhan-that-nghiep-co-lam-d…

(2) http://news.zing.vn/Bao-My-Sinh-vien-cong-nghe-VN-ra-truong…

(3) http://tiasang.com.vn/Default.aspx…

(4) http://vietsciences.free.fr/…/tranvant…/vandehocvitiensi.htm
Về Đầu Trang
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Tue Sep 15, 2015 12:41 am    Tiêu đề:

Lộc thân,
Úi chà phải gọi là Dr.Lê,thôi bạn bè gọi tên cho thân,Ok ?
Trước, Phát cảm ơn bạn đã bỏ thời giờ đọc bài viết Phát gởi vào web và những ý kiến của bạn

Nếu nhớ không lầm bài 7 bài học làm Người được Phát đọc trong trang báo :vietdaikynguyen.com
http://vietdaikynguyen.com/v3/72291-7-bai-hoc-lam-nguoi/

nhưng daikynguyen là một tờ báo rất quyết liệt chống đường lối và chủ trương của đảng Cộng Sản Trung Quốc bởi vậy người VN trong nước mình không thể nào mở được những trang báo loại này (anh chị trong Nước mở thử coi,tôi nói có thực không ?)

Thêm vào đó Phát có vào Google Search để tìm giá trị chân thật của bài viết thấy nhiều trang mạng khả dỉ tin tưởng được có đăng
trong đó có :Phật giáo Việt Nam ,
https://www.google.com/search?rls=aso&client=gmail&q=7%20b%C3%A0i%20h%E1%BB%8Dc%20l%C3%A0m%20Ng%C6%B0%E1%BB%9Di&authuser=0

Lộc ơi,
Cái hay của chúng ta ngày nay là :thích,nhớ, gìn giữ,nói về những cái hay cái tốt còn những cái không được như mình muốn làm lơ nó đi,ngay cả bạn cũng nói " Bài viết này hay về một vài điều",gạch đít nó ,đóng khung nó ,nếu sau này có dùng thì ráng nhớ còn không thì bỏ thùng rác,giữ làm gì cho chật chổ , bạn đồng ý ?

Trong nhà mình đang ở cũng có nhiều món đồ đẹp ưng ý và cũng có những món đồ không còn dùng nữa không lẻ đem bỏ hết ?

Thôi vài hàng tán dóc với ông
Tiến Sĩ
cho VUI
Chúc bạn luôn được VUI & KHỎE
Thoại Phát
Về Đầu Trang
Le Xuan Loc



Ngày tham gia: 28 Aug 2008
Số bài: 32

Bài gửiGửi: Tue Sep 15, 2015 11:36 am    Tiêu đề: 7 bài học làm Người


Phát à,

Thôi mình nên gọi nhau bằng "mày tao" như khi xưa nhen!

Tao không biết từ đâu mà mày đem gắn cho tao cái tiền đề như vậy! Tao thường viết bài dưới tiền đề "ls" trên Diễn Đàn DT khi chia sẻ buồn vui với các "hiền bác" xưa! Mà mỗi khi viết như vậy là buồn nhiều hơn vui như để gợi lại kỹ niệm mà bạn bè khắn khít nhau của một thời xa xưa ở cái tuổi đầy ước mơ và tham vọng rồi bây giờ thì mỗi đứa cứ tự tiện bỏ nhau ra đi không một lời báo trước.

        pl Trương Thoại Phát
        td Thái Duy Tuấn
        đt Trương Xuân Dũng
        bt Nguyễn Phúc Bình
        hd Nguyễn Đình Hà
        bn Lê Đình Đức
        ls  Lê Xuân Lộc

Còn Nguyễn Minh Tuấn, nó có bị đặt cho cái tên tục nào hông dị? Chỉ nhớ khi xưa đi học và tan trường nó đi thẳng về nhà chứ không la cà, ghẹo phá như tụi mình! (Những người bạn vắng số không viết tên ra ở đây)

Đi kiếm hết trong Diễn Đàn DT thì thấy Lê Đình Đức, mới đây, viết t.s. Lê Xuân Lộc là vì viết nhầm cho cái tên tục 'ls' mà khi xưa khi bạn bè mình hay đặt cho mỗi đứa như trên. Ai ngoài tụi mình ra mà biết hết các tên tục trên chết liền á ! Tao nghĩ có lẽ mày cũng quên và không nhớ hết đâu Phát à!

Tao chúc mày một ngày vui !

l.s. Lê Xuân Lộc



Về Đầu Trang
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Tue Sep 15, 2015 1:14 pm    Tiêu đề:

Thanks for your thoughts, take care.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Lời Hay Ý Đẹp Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân