TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Truyện rất ngắn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Truyện rất ngắn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Fri Jul 24, 2015 1:27 am    Tiêu đề: Truyện rất ngắn


Truyện ngắn cảm động

DAY CON

Trong nỗi giày vò khôn nguôi, nàng thường ôm con vào lòng khuyên bảo:

-Con ạ, luôn nhớ rằng khi mình nói điều gì làm người khác vui thì nói, còn nói gì làm người khác buồn thì đừng nhé con.

Con trai nhìn đôi mắt thẳm sâu của mẹ, gật đầu.

- Còn nữa, nói làm người khác thương thì nói. Nói làm người khác ghét thì đừng!

- Vậy mẹ đã nói gì mà bố im lâu thế? - thằng bé hỏi ngây ngô.



TET

Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu.

Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.

Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.

Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi.

Thế mà bố mẹ rưng rưng: “Năm nay có tết rồi!


CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ…..MẸ

Trong 1 gia đình đông con:
– “Mẹ ơi ! Con muốn mua xe máy, mẹ mua cho con nhé !” -“Con muốn học anh văn !” -“Con muốn 1 cái váy mới !” -“Con cần 1 cái laptop mẹ à !”
– “Ừ, để mẹ lo”
20 năm sau:
– “Mẹ ơi! Con muốn làm chính trị gia, mẹ ủng hộ con nhé !” -“Con muốn học thạc sĩ, mẹ lo cho con nhé !” -“Con muốn làm ca sĩ !” -“Con muốn mở công ty điện tử !”
– “Ừ, để mẹ lo”
30 năm sau:
– “Mấy đứa có khỏe không ?” – “Con chuẩn bị đi họp rồi, mẹ sang nhà chú Ba chơi nha !” -“Con sắp đi làm đồ án, mẹ sang nhà em Tư nha” -“Con đi lưu diễn, mẹ sang nhà chú Út nha !” -“Con bận rộn rối trí lắm mẹ à ! Híc ..”
– “Ừ, để mẹ tự lo…”

MẸ GHẺ

Khi em 6 tuổi, theo cha về với mẹ ghẻ, làm đủ việc mà vết roi mới chồng lên dấu đòn cũ…
Dì muộn chồng, quá dữ dằn, ruột thịt chẳng ai muốn gần, đành lấy cha… Em 15 tuổi, cha mất. Đinh ninh em bỏ đi, ngày mở cửa mả, Dì đuổi khéo :
– Có muốn về với bà ngoại mày không ?
Em cúi đầu, nói trong nước mắt:
– Con đi rồi, mẹ ở với ai ?Từ sau câu nói, bà mẹ ghẻ trầm tư, về, đi chùa, ăn chay.
Em trở thành cậu ấm, rồi thành một thạc sĩ, mẹ con thân thương, đổi thay như phép màu.

CUA RANG MUỐI

Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu.
Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, mua cua biển gạch son, rang muối, mời mẹ. Các con vui :
– Cua biển rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém :
– Còn răng đâu mà ăn !

XÓT XA

Tần tảo dành dụm những đồng tiền từ mớ rau, củ khoai, con cá, con tôm bắt được, gởi lên cho chị Hai ăn học. Trãi dài năm tháng,… chị Hai làm lớn, một công ty du lịch. Dễ chừng mãi bốn năm năm, chị Hai mới về. Cả nhà vui khôn xiết. Tờ mờ sáng, Má chèo xuồng qua chợ nổi, về, làm bữa cơm thịnh soạn :
– Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu !
Đang ăn, chị Hai giật mình, khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào :
– Ai làm bê bối cẩu thả thế này ? Kiểu này trên con, con bắt đổ bỏ, phạt trừ lương !
Chị Hai ngoe nguẩy lên nhà trên. Má ngồi im như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi, la lên, giọng còn ngọng nghịu:
– Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi!


VAI DIEN CUOI CUNG

Có một diễn viên già đã về hưu, sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em ông là giáo viên cấp I trường làng.

Mỗi buổi chiều ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng.

Ở đó, chiều nào ông cũng thấy một cậu bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.

Cậu bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Cậu bé vụt đứng dậy và háo hức đưa tay vẫy với hy vọng mong manh rằng có một hành khách nào đó vẫy lại chú.

Nhưng hành khách – mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường – chẳng ai để ý vẫy lại cậu bé không quen biết.

Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy cậu bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của cậu bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

Ông nghĩ: “Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người.”


Và một ngày kia, người em thấy ông anh diễn viên giở chiếc vali hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm lên tàu đi ngược lên ga trên.

Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu…”

Tàu đi ngang qua thung lũng có cậu bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại cậu bé. Ông thấy cậu bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa, người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không lời thoại, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho cậu bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và cậu bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

Và, khi bạn nhận chân ra được khái niệm “sân khấu cuộc đời”, niềm vui của bạn sẽ tăng lên gấp bội, và dĩ nhiên nỗi buồn của bạn sẽ vơi đi rất nhiều.

Nguồn Net



---- ooo0ooo----



DAM CUOI VOI MOT CHANG TRAI UNG THU GIAI DOAN CUOI


Lễ cưới trong bệnh viện của chàng trai 24 tuổi, quốc tịch Pháp có tên William Kent và cô gái Emma, 25 tuổi cũng đã khiến cho rất nhiều người xúc động. Xúc động hơn cả là bởi vì, khi tổ chức đám cưới, William Kent đang trong cơn hấp hối, không còn khả năng nói.

Đám cưới được diễn ra tại bệnh viện khi William Kent đang trong cơn hấp hối, không còn khả năng nói vì căn bệnh ung thư.

Trong ngày trọng đại, William Kent đã không thể thề nguyện cùng cô dâu - người phụ nữ mà anh đã từng cầu hôn 3 năm trước vào ngày lễ Valentine. Anh chỉ biết nắm chặt tay cô dâu. Sau đó, phải nhờ cha giúp sức, William Kent mới có thể điền dấu vân tay lên tờ giấy đăng ký kết hôn trước sự chứng kiến của gia đình và bạn bè.

Chỉ 11 ngày sau khi tổ chức đám cưới, William qua đời.

Ngay sau đó, câu chuyện tình cảm động trên đã được đăng tải lên khắp các trang báo mạng, và đã có rất nhiều độc giả bày tỏ nỗi tiếc thương cho số phận của William Kent, cũng như sự sự ngưỡng mộ cho tình yêu son sắt của cặp đôi này.


ĐAM CUOI VOI MOT NGUOI DA CHET

Một ngày trước khi đám cưới diễn ra, cô dâu Sarinya Kamsock đã gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến cô mất đi mạng sống của mình.

Chú rể Deffy tuy rất đau khổ, nhưng anh cũng không muốn để cho bạn gái mình ra đi mà chưa thực hiện được ước muốn lớn nhất của cuộc đời cô. Do vậy, anh quyết định vẫn sẽ làm đám cưới với thi hài người bạn gái của mình.

Đám cưới vẫn được diễn ra khi cô dâu đã mất đi mạng sống của mình

Lễ cưới được diễn ra vào ngày 4/1/2012, tại thành phố Surin, miền bắc Thái Lan.

Trong lễ cưới, Deffy đã bày tỏ tình yêu sâu sắc mà anh dành cho cô. Anh đã hôn lên trán thi thể người bạn gái và đeo vào tay cô chiếc nhẫn cưới đã chuẩn bị từ trước với hy vọng linh hồn của cô sẽ cảm thấy bình yên.

Được biết, Deffy và Sarinya đã yêu nhau suốt 10 năm trước khi cả 2 quyết định tổ chức đám cưới. Họ đã từng lên kế hoạch cho lễ cưới nhiều lần nhưng vì nhiều lý do nên chưa thể tổ chức được, cho đến khi tai họa diễn ra.

Minh Minh (tổng hợp)


---ooo0oo---


Truyện ngắn

Mái tóc ngày xưa
Nguyễn Đức Thiện


Ông Ba hình như đã bị lẩn thẩn dù tuổi mới ngoài bảy mươi lăm. Nhiều khi, ông ngồi nhìn vợ thật lâu rồi lẩm bẩm: “ Tôi nhớ ngày xưa tóc bà dài lắm, mượt lắm kia mà. Sao độ này bạc quá, bạc hết mất rồi.” Những lúc đó bà cười đôn hậu: “ Già rồi ông ơi. Tóc không bạc mới là lạ đó.” Bà cười mà ông không cười. Ánh mắt rõ ràng một sự nuối tiếc.

Đúng là ngày xưa bà có một mái tóc dài thật. Quá khoeo chân và lúc nào cũng đong đưa, đong đưa trên cái lưng thon thả. Trời phú cho bà, đã có mái tóc dài lại còn thêm cái lúm đồng tiền nhỏ trên má trái. Mỗi khi cười, khối anh chàng đứng chết lặng mà ngắm. Người chết lặng nhiều nhất là ông Ba, sinh viên khoa ngoại trường đại học y, trước bà tới ba khóa. Thì cũng do ông tơ bà nguyệt bày trò nên hai người mới gặp nhau hoài trên sân trường. Nói cho có chuyện, thực ra là ông đã nghía được bà và thích được thấy nụ cười có cái núm đồng tiền chôn chết mấy anh si tình như ông.

Họ đã làm đám cưới bạc, rồi đám cưới vàng. Những đứa con khôn lớn bay tít mù khơi trên trường đời. Nên bây giờ đã về hưu trong nhà chỉ có hai ông bà. Mà khỉ cho ông, lúc này sao ông cứ phải nhắc đến cái lúm đồng tiền của bà. Nhưng nhắc nhiều hơn là mái tóc. Ông cứ lẩm bẩm: ngày xưa, mái tóc của bà nó dài có thể kê làm gối cho ông ngủ kia mà. Hồi mới yêu nhau, bà nhớ không, tôi lấy lóc bà quấn quanh cổ tôi và biểu: “ Nếu tôi phụ bà, bà cứ lấy tóc này mà xiết cổ tôi nghe”. Bà chẳng phải xiết cổ tôi bao giờ vì chẳng bao giờ tôi phụ bà, đúng không nào. Nhưng sao tóc bà bạc nhiều thế? Bạc hết cả rồi.

Một hôm ông biều bà:
- Bà ơi, tôi đi rừng ít bữa nghe bà.

Bà nghĩ: già rồi, chắc ông nhớ đến anh em đồng đội trong rừng xưa. Nhưng sao đi tới mấy ngày. Nghĩ vậy, nhưng bà không hỏi. Từ xưa đến nay là thế, ông đi và bà không hỏi. Bà biết có việc ông mới đi. Ông chẳng muốn xa bà dù chỉ một ngày.

Và ông đi. Vài ngày sau ông về với một bao bố lớn. Nghỉ xả hơi một hồi, ông mới mở bao bố, lôi ra một mớ cây dây leo. Vừa làm ông vừa biều: “ Hà thủ ô đó bà ơi. Nó tốt cho tóc lắm đó. Tôi làm cho bà uống. Đắng lắm đó. Ráng nghe bà. Rồi tóc bà nó đen lại cho mà coi”.

Rồi từ đó, lâu lâu ông lại lên rừng mang về một bao bố cây dây leo có tên là hà thủ ô. Sau đó là băm, là chặt, là phơi, là sắc vàng hạ thổ. Sau đó là đổ mười phân, nấu lấy ba phân nước. Bà muốn phụ giúp ông, ông không cho: “ Tôi phải tự làm. Thương tôi thì bà chịu khó uống, cho tóc bà đen lại nghe bà”. Bà uống. Uống ngon lành dù cái thứ nước ấy nó đắng như thuốc ký- ninh chống sốt rét ngày xưa.

Thế rồi một hôm ông reo lên: “ Tóc bà đen lại rồi kìa, đen được một mớ rồi kìa”. Tiếng reo của ông như tiếng reo của trẻ nít vậy. Bà cười, nụ cười thật đôn hậu. Chắc tại trời thương, Một năm sau, mái tóc của bà đen hẳn lại, mượt mà, chỉ có điều chẳng dài ra được như xưa.
Một hôm, lên giường nằm, ông biểu bà: “ Bà này, hôm nay bà trải tóc bà ra cho tôi gối đầu như xưa nghe. Lâu lắm rồi, tôi không gối tóc của bà mà ngủ. Ngày xưa, được gối tóc bà, tôi ngủ ngon lắm và toàn mơ thấy những điều tốt lành thôi. Thế nghe, bà cho tôi gối tóc bà nghe”. Đêm ấy, chiều ông, bà nằm xuống, thả mái tóc mình ra trên chiếc gối kề bên. Và ông nằm xuống, áp má mình vào mái tóc đen mun của bà. Giấc ngủ dịu êm đến với ông. Một giấc ngủ vĩnh hằng.

Ngày thứ ba không có ông bên cạnh, bà thắp một nén nhang lên bàn thờ ông, lầm rầm thủ thỉ:
- Ông ơi, tóc tôi đã bạc rồi, làm sao đen lại được. Thấy ông vất vả tìm lại mái tóc ngày xưa của tôi, những ngày ông lên rừng tìm dây hà thủ ô, tôi lén ông ra tiệm làm đầu. Tôi năn nỉ với mấy cô thợ tìm cho được thứ thuốc nhuộm tóc không có mùi hóa chất. Ông là bác sĩ dấu ông thế nào được khi tóc tôi có mùi hóa chất của thuốc nhuộm. Không dám nhuộm một lần. Mỗi lần một chút thôi, giống như tóc đang đen lại nhờ dây hà thủ ô ông đem về. Ông ơi, cả đời tôi không dối ông, mà cuối đời tôi đã dối ông.

Bà khóc. Tiếng khóc tan vào không gian, thấm vào nhang khói.
Thôi thì ông cũng được ngủ yên khi gối đầu vào mái tóc mà ông ngỡ là của ngày xưa.

Nguyễn Đức Thiện



Net
Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Tue Aug 04, 2015 8:54 pm    Tiêu đề: Truyện rất ngắn


Truyện ngắn cảm động

Anh Hai
Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố Mẹ giận dữ, mắng “ sanh ra.. giờ cãi lời bố mẹ… phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít… anh cười, “ Út ráng học ngoan…”
Miệt mài 4 năm DH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, “ Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”

******

Đưa đón
Nội từ quê vào thăm, mang quà quê vào cho cháu, nào là bánh đa gạo nếp, có cả chục trái dừa khô.
Thấy nội lỉnh kỉnh vất vả, con trách bố: Sao không đón nội. Bố bảo: Bận quá.
Ngoại nước ngoài về thăm quê. Các cậu, dì thuê hẳn một xe ôtô đi đón. Bố cũng đóng cửa hàng nghỉ buôn bán vài hôm, để cùng đi đón ngọai. Bố bảo: Ai cũng có mặt, bố không đi ngoại trách.

******

Tô mì
Em gái tôi rất thích ăn mì, nhưng hồi ấy nhà nghèo lắm, không phải thèm là ăn được.

Có bữa ba đến trường rước nó về, hai cha con ghé lại xe mì đầu hẻm, ba kêu một tô mì, đẩy về phía nó : "Con ăn đi, ba no rồi !"
Ăn xong, nó chợt nhìn thấy ba vét hết các túi mới đủ tiền trả tô mì .....

15 năm trôi qua . Em tôi đã là một cô giáo. Hôm lãnh tháng lương đầu tiên về , nó cầm xấp tiền tần ngần hoài . Tôi hỏi :
- Nhỏ định mua sắm gì đây ?
- Em sẽ mua tô mì thiệt ngon để cúng ba !

Rồi nó quay mặt hướng khác, giấu đi hai con mắt đỏ hoe ....

******

Bóng nắng, bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm...
...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

******


Nghe trong chiều mưa
      Có những lúc như sực tỉnh, anh ngồi yên lặng lắng nghe. Ngoài kia quay cuồng tiếng động bon chen phố phường, ngoài kia hăm hở kiếm tìm, rực rỡ thành công, ê chề thất bại, ngấm ngầm mưu mô, huyênh hoang thời vận. Quá thừa những bộ mặt nhưng lại thật thiếu vắng những tấm lòng. Rất ít khi còn gặp những cử chỉ đẹp, nghe một lời nói hay thật lòng. Người ta giả yêu giả ghét, giả phẫn nộ giả xót thương và lạ nhất đôi khi lại chân thật yêu những cái đẹp giả tạo. Anh lắng nghe và cười thầm khi nghĩ đến các hoa hậu trả lời ban giám khảo trong bất kỳ cuộc thi nào cũng hỏi về ý nghĩa câu tục ngữ " Cái nết đánh chết cái đẹp ". Thực lòng anh không thể hiểu nổi vì sao các cụ lại để cho hai thứ đều đẹp đẽ như vậy " đánh nhau ". Rồi lại dạy về Tứ đức " Công, dung, ngôn, hạnh " trong đó hạnh kiểm được xếp xuống hàng cuối cùng ? Có một khoảng trống rất mơ hồ trong tâm thức, ở đó rung lên những hồi chuông ngắn về thân phận của cái đẹp bị người ta sao nhãng. Anh ngạc nhiên khi thấy phần lớn những người yêu nghệ thuật chỉ quan tâm đến chuyện " thật giả " của một bức tranh, mà ít ai nghĩ đến chuyện " xấu đẹp ". Càng ngạc nhiên hơn khi thấy người ta lao tâm khổ tứ để " chơi " một chiếc ôtô, "ngắm" một lô đất, chứ không nghe một buổi hoà nhạc hay thưởng thức một tác phẩm hội hoạ. Nếu không còn nghệ thuật chả lẽ cuộc sống chỉ còn toàn đất và ôtô ? Nếu không còn những tấm lòng xót thương đồng loại chả lẽ cuộc sống chỉ còn toàn những " hoa hậu " thuộc bài như cháo chảy ? Chảy về đâu rất dễ biết.

Cơn mưa chiều ập xuống, tiếng ve chới với giây lát rồi cũng chìm vào mưa. Trong mưa anh vẫn nghe thấy tiếng lá cựa mình, tiếng đập cánh rối rít của đàn chim khuyên tìm chỗ ẩn nấp trong lùm hoa phượng đỏ rực. Vẫn còn một thiên nhiên tươi đẹp mà hy vọng...

Đỗ Phấn
5-2004

******

         
Con sáo biết nói
      Con chim sáo đá anh mua mãi tận trong Bích động Ninh Bình. Con chim non mép vàng lởm chởm lông măng rất phàm ăn và dạn dĩ. Nó kết thân với bọn trẻ trong xóm cùng lứa con anh, cũng líu lô chành choẹ đủ điều. Bẵng đi vài năm, nó như một thành viên của gia đình hoà nhập vào lối sống công chức hiền lành, giờ giấc, cam chịu.

Một chiều về đến nhà thằng con lớn khoe với anh : " Bố ơi ! con sáo biết nói rồi ! ". " Nó nói gì ? ". " Nó rao bánh mì, cả xóm chạy ra mua ". Từ hôm ấy anh mới để ý đến giọng hót của nó, không còn là những âm thanh hào sảng của núi rừng sông suối nữa, không còn cả những thảng thốt gọi bầy lúc chiều nhập nhoạng, không còn cả những ríu rít sớm mai theo đàn trâu kiếm mồi bên chân núi. Nó cũng không đáp lại tiếng gọi của đàn sáo hoang về tìm thức ăn trên cây gạo tháng ba đỏ rực bờ đê. Nó bắt chước tiếng chị. Nó cằn nhằn về  chuyện anh không chịu thay quần áo, nó kêu ầm lên " Bít tất kinh quá ! ". Vâng ! Rất kinh, anh biết nhưng chưa bao giờ dám kêu như thế. Nó giục cả nhà " Tắt đèn, ngủ đi ! " rồi rên hừ hừ như ông lão hàng xóm mắc bệnh suyễn. Chị và các con khen con sáo khôn ngoan sành sỏi cứ như thể là một tấm gương đạo đức, biết nhắc nhở nhiều điều anh quên. Anh ngán ngẩm như người trót đa mang.

Tối nay tôi đến thăm anh, chị thầm thì như hối lỗi : " Sáng dậy anh mở lồng cho con sáo bay đi rồi anh cũng đi từ sáng không về ". Vừa ngồi chưa ấm chỗ anh đã trở về huyên náo, con sáo theo chân anh bay về nhà chui tọt vào chiếc lồng tre rệu rạo. " Tớ vừa sang nhà cậu ! ", con sáo cãi " Giả vờ, giả vờ ".

Anh đã không gặp tôi, con sáo nói đúng. Tôi không mấy khi ở nhà vì một nhẽ rất giản đơn, nhà tôi cũng có một con sáo biết nói.

******

Chuyên mục: Truyện hay

Trong cơn giận dữ

Lời hiền triết  
Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:

“Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải thét thật to vào mặt nhau ?”

Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời:

“Bởi vì người ta mất bình tỉnh, mất tự chủ!”

Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo:

“Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?”

Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng. Sau cùng ông bảo:

“Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.”

Ngưng một chút, ngài lại hỏi:

“Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…”

Rồi ngài lại tiếp tục:

“Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì ..”

Ngài kết luận:

“Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau… Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về !”

******

Chuyện người Samurai

Một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá.

Người đánh cá nói:

“Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.”

Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức.

Rất nhanh trí, người đánh cá nói:

“Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”

Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống.

“Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”

Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai:

“Ðừng hành động khi đang giận dữ.”

Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.

Ông gào lên:

“Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”

Vợ ông giải thích:

“Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”

Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai.

“Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói.

“Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.”

Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi.”

******

Hòn Ðá Ném đi
Văn hào Nga Leon Tonstoï có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.

Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".

Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.

Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá và lòng thù hận này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".

Nguồn Net
Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Wed Aug 12, 2015 1:46 pm    Tiêu đề: Truyện ngắn


Bài học hạnh phúc

Viết bởi Đức Giáo Hoàng Francis
Chuyên mục: Truyện hay




Bài học hạnh phúc

từ  Đức Giáo Hoàng Francis.


Trên tạp chí Argentina Viva, Giáo hoàng Francis tiết lộ danh sách 10 bí quyết để sống hạnh phúc mà ông muốn gửi gắm tới tất cả mọi người:



Hãysống thật với chính bản thân mình :
Nhà thơ Mỹ Jay Parini cho rằng: trước đó Giáo hoàng Francis đã nhắn gửi thông điệp này, khi khẳng định ông không đủ tư cách để đánh giá người đồng tính. Giáo hoàng nói: “Hãy bước về phía trước, và để cho mọi người khác làm như vậy !”.



Hãy sống vì người khác :

Đó là hãy đóng góp thời gian và tiền bạc của bản thân mình cho những người cần đến chúng. Đừng nên sống thụ động, trơ lì. Giáo hoàng Francis cho rằng: mọi người cần cởi mở, vị tha, và hào phóng với người khác.



Hãy sống một cách điềm đạm và lặng lẽ :

Giáo hoàng dẫn lời Nhà văn Argentina Ricardo Guiraldes mô tả một người thời trẻ “giống như một dòng chảy mạnh qua tất cả”, nhưng khi trưởng thành thì nên trở thành “một dòng sông tĩnh lặng, thanh bình”.



Hãy tận hưởng những khoảnh khắc thư thái :
Giáo hoàng cho rằng: chủ nghĩa tiêu thụ quá mức đã gây những nỗi lo âu  đối với nhiều người. Do đó mọi người cần dành thời gian nghỉ ngơi, chơi đùa với con cái. Các gia đình khi ăn cơm, nên tắt tivi để có thể nói chuyện với nhau nhiều hơn.



Hãy dành chủ nhật cho gia đình :
Giáo hoàng cho biết đây là một trong những điều răn trong Kinh thánh, và đó là cách sống lành mạnh.



Hãy tìm việc làm cho người trẻ :
“Chúng ta phải sáng tạo trong tìm việc cho người trẻ. Nếu họ không có cơ hội việc làm, họ sẽ rơi vào các tệ nạn như ma túy” - Giáo hoàng nhấn mạnh. Ông cho rằng không cần phải giàu có, nhiều tiền, chỉ cần tìm thấy niềm vui trong công việc là đủ rồi.



Hãy tôn trọng tự nhiên :
Theo Giáo hoàng, suy thoái môi trường là một trong những thách thức lớn nhất đối với con người. “Câu hỏi mà chúng ta cần hỏi bản thân là phải chăng loài người đang tìm cách tự sát, khi đối xử với tự nhiên một cách bừa bãi và bạo ngược như vậy !” - Giáo hoàng nói.



Hãy ngừng những suy nghĩ tiêu cực :
Giáo hoàng cho rằng việc suốt ngày than thở về cái xấu, và sự tiêu cực của người khác cho thấy sự thiếu tự tin của chính bản thân mình. Hãy để cho những điều tiêu cực trôi nhanh.



Hãy tôn trọng tín ngưỡng của người khác :
Theo Giáo hoàng, mỗi người đều có quyền nhìn thế giới theo cách riêng của họ,  và chúng ta phải tôn trọng điều đó.



Hãy làm việc vì hòa bình :
Giáo hoàng khẳng định chúng ta đang sống trong một thời kỳ có nhiều xung đột, và cần phải kêu gọi hòa bình. Trên thực tế, Giáo hoàng từng đến Trung Đông  để  kêu gọi người Israel và Palestine đối thoại với nhau. Ông từng nhấn mạnh hậu quả  lớn nhất của chiến tranh chính là những đứa trẻ thiệt mạng, bị tật nguyền, hoặc trở thành mồ côi.



**********



"RÙA TRẢ ƠN"


Viết bởi Lily Huệ
Chuyên mục: Truyện hay

Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.


Một ngày, ngư dân dùng lưới bắt được một con rùa lớn, đúng lúc khi họ chuẩn bị giết làm thịt bán thì ông Lâm đi ngang qua, và thấy một đám đông vây quanh con rùa chuẩn bị giết nó, nhìn thấy cảnh tượng con rùa không ngừng vươn cổ cúi đầu lậy người xung quanh, hai mắt của chú rùa đầy nước mắt, dường như cầu cứu mọi người. Ông Lâm đã xuất tâm từ bi, không tiếc bỏ ra một số tiền lớn để mua con rùa, đồng thời nhờ mọi người giúp đưa nó trở lại biển để phóng sinh.
Do lo lắng rằng ai đó sẽ lại bắt lấy nó và giết, vì vậy ông đã viết lên mai của rùa 5 chữ là “Gặp duyên số phóng sinh”, thông qua đó hy vọng rằng người sau sẽ từ bi, khai ân cho nó được sống tự do, đừng tùy ý giết hại nó. Sau khi viết xong họ liền đưa chú rùa ra biển phóng sinh, rất nhiều người dân tại bãi biển lúc đó đều nhìn thấy con rùa khổng lồ nổi lên, không ngừng liên tục khấu đầu tạ ơn ông Lâm.
Mọi người chứng kiến cảnh tượng đó đều cảm thấy rất cảm động. Vì vậy, họ cũng tự hứa với nhau, nếu sau này gặp phải một con rùa lớn như vậy, thì họ sẽ không bắt, không giết và cũng không ăn. Với khẩu hiệu và phương châm “3 không” này, cho đến hôm nay nó vẫn còn được lưu giữ ở khu vực này.
Sự việc đã trôi qua 16 năm, cậu con trai thứ hai của ông Lâm đã được nhận vào trường thương nghiệp tại Đài Bắc, trong dịp nghỉ lễ cậu tranh thủ về thăm nhà. Lần đó, khi đang trong chuyến hành trình trở về, do thuyền đi ngược dòng biển, thật không may con tàu bị mắc cạn và chìm. Hơn 100 hành khách trên tàu, thì có tới 90 người bị dòng nước nhấn chìm.
Tại thời điểm này, con thuyền tràn đầy tiếng la hét cứu mạng, thực sự đinh tai nhức óc. Con trai ông Lâm mặc dù biết bơi, nhưng do sóng biển quá lớn, anh gần như bị nhấn chìm, cố gắng nỗ lực cuối cùng để sống sót trên biển. Đột nhiên anh cảm thấy cơ thể mình như được đẩy lên bởi một vật giống như chiếc bàn tròn lớn, nhìn kỹ, thì hóa ra anh đang nằm trên lưng một con rùa, sau đó nhìn kĩ hơn, anh thấy miệng của con rùa to giống như một chậu rửa mặt. Anh chợt hoảng sợ, nghĩ rằng chẳng lẽ mình sẽ phải chôn thân trong bụng con rùa này. Vì vậy, anh định quay người nhảy xuống dòng nước, nhưng do lúc đó đã quá đuối sức, không còn sức lực nào để mà tranh đấu tiếp nữa.
Sau đó, không biết đã qua một khoảng thời gian bao lâu, khi quay lưng lại, đột nhiên anh nhìn thấy trên lưng con rùa viết đúng 5 chữ “gặp duyên số phóng sinh”. Anh mới biết rằng, con rùa biển này chính là con rùa mà cha anh đã từng cứu mạng. Đột nhiên, tâm trạng của anh bỗng chuyển từ đau thương, sợ hãi thành niềm vui vô hạn cùng sự an ủi, hóa ra chú rùa chính là đến cứu mình. Vì vậy, anh đã ôm con rùa biển, để cho con rùa mang mình đi, trong miệng liên tụng niệm Phật hiệu và cầu nguyện.
Con rùa rất thoải mái khuấy động bốn chân, giống như đang chèo thuyền, cố gắng chống chọi lại với sóng to gió lớn để đưa anh lên bờ, khi vẫn còn chưa lên đến bờ, anh liền nhảy xuống vùng nước nông. Con trai ông Lâm liền hợp thập cảm tạ ơn cứu mạng của con rùa. Con rùa cũng vương cổ lên, gật gật đầu, giống như trả lễ lại, hơn nữa còn mở miệng cố nói gì đó, phát ra âm thanh, có vẻ như rất vui vẻ hạnh phúc chúc mừng, sau đó mới quay đầu và bơi đi, người dân trên bờ đều lo lắng vội tới chúc mừng.
Trong vụ đắm tàu lần này, chỉ có vài chục hành khách còn sống sót, sau cuộc điều tra mọi người phát hiện ra hóa ra họ thực sự đều là những người con hiếu thảo, những người phụ nữ đức hạnh, và thường ngày hay làm những việc thiện, chúng ta có thể nhìn thấy ông Trời đều đang ban phúc lành bảo hộ cho những người lương thiện, nhân từ và tốt bụng.
Những người dân địa phương khi biết về sự việc đều rất xúc động, đồng thời từ đó họ luôn vui vẻ hành thiện, ban đầu đã có một nhà chiêm tinh xem mệnh cho ông Lâm và nói rằng ông chỉ có thể sống tới năm 70 tuổi, nhưng ông Lâm đã sống tới 88 tuổi, hơn nữa không hề có bệnh nào hết và có được một kết thúc có hậu.
Quan hệ nhân quả một chút cũng không sai chệch, trong biển trời rộng lớn này, làm sao chú rùa biển lại có thể biết được sắp có hải nạn? Và cũng làm thế nào mà nó biết được người con trai thứ 2 của ân nhân mình ngày hôm nay sẽ bị gặp nạn trên biển? Họ đều chưa bao giờ gặp nhau, vậy thì làm thế nào con rùa lại có thể tìm thấy anh ấy trên biển cả, và lại còn có thể chở anh ta trên người? Nếu như chúng ta dùng nguồn nhân lực để tìm,cũng không nhất định là sẽ có thể thành công tìm thấy anh ấy đúng không! Điều này nếu dùng thuyết Duy vật biện chứng thì không cách nào lý giải được. Linh tính của chúng sinh cùng với Phật tính thực sự đáng kinh ngạc! Rùa cũng biết tri ân, cũng biết đền ơn đáp nghĩa, không ngại sóng to gió lớn mạo hiểm tính mạng mà đưa con trai của ân nhân an toàn trở về nhà, quả thực tinh thần này, nhân loại cũng không nhất định là có. Giá trị như vậy thật đáng để vinh danh !
Hiện nay có nhiều người cũng muốn phóng sinh, làm việc tốt với suy nghĩ đó là hành thiện sẽ có phúc báo. Cũng có người đi xem bói, thầy bói cho rằng trong năm có hạn cần phải hành thiện như phóng sinh thì mới tai qua nạn khỏi được. Thực ra làm việc thiện hay không là ở người đó có thiện tâm hay không, nhiều người phóng sinh với suy nghĩ sẽ được phúc báo hay làm theo lời thầy bói để tai qua nạn khỏi, đó là hoàn toàn xuất phát từ tư tâm, vì bản thân mình, đó không phải thiện tâm, người có thiện tâm thực sự là vì muốn điều tốt cho các con vật mà phóng sinh cho chúng. Khi một người có thiện tâm thì không chỉ phóng sinh mà mỗi hành vi lời nói hay suy nghĩ đều là có thiện ở đó rồi

Nguồn Net
Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Wed Aug 12, 2015 2:07 pm    Tiêu đề: Truyện rất ngắn



Từ Bi Bất Ngờ - B.S. Đỗ Hồng Ngọc


Giọt nước biển cuộn mình trong sóng, ào ạt xô vào bờ. Muốn dừng lại một chút cũng không được. Vun vút trôi đi. Lúc đỉnh cao. Lúc vực sâu. Lúc tung tóe trắng phau. Lúc thu mình mặn chát. Cứ cuồn cuộn thế, vừa tự hào, vừa kiêu hãnh, vừa hoang mang. Từ đâu? Đi đâu? Về đâu? Kìa làn sóng hung hãn ầm ào phía trước. Kìa làn sóng nhu mì lặng lẽ nối sau…Nó không muốn đi. Cũng không định đến. Nó bị cuốn trôi. Cái gì làm nó cuốn? Cái gì làm nó trôi? Chẳng biết. Người ta bảo cái nghiệp.

Nghiệp gì làm cho nó lỏng, nghiệp gì làm cho nó mặn? Chẳng biết. Dào dạt. Phẫn nộ. Ru êm. Cho đến khi xô vào bờ cát, xô vào bãi đá, tung tóe phân thân trăm nghìn hạt nhỏ li ti, hoặc căng mình mênh mông trải rộng trên bờ cát nóng. Làn sóng sau cũng vừa ầm ầm ập tới. Không chút xót thương! Nó thở hắt ra. Nhắm mắt đưa chân. Và bỗng nhiên bị nhấc bỗng lên. Tách mình ra khỏi lớp muối mặn chát lâu nay vẫn khư khư mang vác tưởng của riêng mình, tưởng là mình. Nó bốc lên. Không. Nó bay lên. Cao lên. Cao lên nữa. Thế là xong. Nhưng ơ kìa. Không. Không chỉ một mình nó bay. Mà cả lũ cả bọn cả lứa cùng bay. Dắt díu bay. Ngơ ngác bay. Nó không lỏng nữa. Nó hơi rồi. Bỗng dưng không biết từ đâu, những bọt bèo trôi giạt lại gom tụ thành từng đám. Từng đám bay. Thênh thang bay. Thì ra bây giờ nó đã là mây. Mây thì bay. Như nước thì cuốn. Vậy thôi. Nó chẳng còn nhớ chút gì về giọt nước biển mặn chát ngày xưa. Cũng chẳng nhớ chút gì về những làn sóng cuồn cuộn xô đẩy nhau ập vào bờ đá bãi cát. Bây giờ nó thênh thang, nghênh ngang, chễm chệ. Nó vui vầy tạo ra muôn hồng ngàn tía, muôn hình vạn trạng. Nó bay. Vừa tự hào, vừa kiêu hãnh...

Nó cùng đám bạn giăng tay ca hát, từ tầng trời này sang tầng trời khác, tung tăng vui thú, thảnh thơi. Những tưởng đời đời kiếp kiếp vậy bỗng một cơn gió lạnh vút qua, đám mây co rúm lại, lỏm bỏm rơi thành mưa, níu kéo không kịp nữa. Nó rơi. Lại một phen hốt hoảng. Cả đám rời nhau, dắt díu nhau rụng lộp bộp. Vậy là xong một đời mây! Nó khóc như mưa. Mặc kệ. Mưa cứ rơi. Chẳng thương tiếc. Nhưng ơ hay, mưa đã làm hồi sinh bao nhiêu cây cỏ, bao nhiêu cánh đồng, lúa mì lúa mạch lúa gạo, ngô bắp sắn khoai chẳng cần phân biệt. Nó thấy mình có ích. Nó len lỏi giữa những hàng cây, lặn ngụp khắp bãi bờ, vun vén, nuôi nấng những mầm xanh, những sinh vật, đàn ông đàn bà các thứ…Nhưng chưa yên. Nó lại bị cuốn đi, gom lại, cùng bạn bè róc rách thành suối ngọt, thành sông sâu để lại trôi về biển cả…

Thì ra nó không mất đi đâu cả. Nó chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu…Nó luẩn quẩn loanh quanh. Nó thay hình đổi dạng. Khi mặn chát, khi ngọt lịm, khi lỏng khi đặc khi hơi, khi bay khi chạy… Tại người ta đặt tên cho nó, người ta gọi nó nào nước nào mây, nào mưa nào tuyết, nào suối nào sông…Nó vẫn vậy. Nó vô ngã. Nó vô tướng. Vô tướng mà không phải không có tướng. Thế gian tướng thường trụ. Nhưng là tướng Không. Duyên sinh. Lúc bầu tròn lúc ống dài. Lúc xuôi ra biển lúc tuôn về nguồn. Những nguyên tố cứ kết tập. Những nguyên tử cứ xà quần. Những hạt những sóng… Vật chất và năng lượng, năng lượng và vật chất. Như Lai tủm tỉm cười! Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ. Chẳng đến từ đâu chẳng đi về đâu.

Còn chăng, một chút “Từ bi bất ngờ” ! …


B.S. Đỗ Hồng Ngọc

“Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ” TCS
Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Wed Aug 26, 2015 4:29 pm    Tiêu đề: Truyện rất ngắn



Truyện cực ngắn


Cuốc và Két

Đêm hè ngoài đồng cuốc kêu ra rả... Người cứ theo tiếng kêu mà tìm đến bắt mang về. Két thấy vậy mắng: “Ai bảo nhà ngươi cứ đau lòng kêu gào cuốc cuốc làm chi để bị bắt? Cứ như ta đây người nói gì ta nhái y vậy, có phải được ăn sung ở sướng trong lồng hay không?”.

Ít lâu sau xứ ấy tiệt hẳn giống cuốc mà ngày càng nhiều két, trong đó có những con két vốn là loài cuốc!


Bản chất

Một con mèo cả đời tận tâm tiêu diệt không biết bao nhiêu chuột. Về già bỗng “ngộ” ra và ân hận, bèn tu không sát sinh nữa.

Thế nhưng từ đó đêm nào nó cũng nằm mơ thấy cá.


Con của Thị Màu

Thị Kính bị chồng ngờ oan phải đi tu. Thị Màu lên chùa dụ dỗ Thị Kính, về nhà lại ngủ với anh Nô đầy tớ. Có thai rồi ra giữa làng đổ vạ cho Thị Kính.

Thị Kính cam chịu, sau thành Phật Bà. Thị Màu còn lại cái tiếng lẳng lơ.

Nghe thiên hạ đồn thật ra Thị Màu yêu anh Nô nhưng muốn con có học nên chọn Thị Kính làm cha, mang con cho nhà chùa dạy dỗ.

Không biết đứa con của nàng về sau thế nào... Tiếc là tích xưa không kể.


Trách nhiệm

An Dương Vương nhận Trọng Thủy làm con rể, không ngờ Thủy đánh cắp nỏ thần. Mất vũ khí lợi hại nên thành Cổ Loa thất thủ, An Dương Vương mang theo con gái chạy ra biển. Bị thần Kim Quy kết tội, Mỵ Châu chết do chính tay cha mình.

Mất nước là do phò mã phản bội, vua cha kém tài, sao ông rùa thần lại trút hết tội lỗi cho một nàng công chúa? Đàn ông thời xưa (đã) vô trách nhiệm thế a?!


Sách cũ

Đi mua sách cũ hay gặp những cuốn sách có lời đề tặng của tác giả. Câu chữ thân thiết, trân trọng cho biết người được tặng là người yêu, bạn bè, anh em, đồng nghiệp, tác giả tặng độc giả... Có cuốn đã cũ nhưng cũng có cuốn còn mới nguyên.

Chợt nhớ câu “mỗi người đàn bà như một cuốn sách...”. Ngậm ngùi, không hiếm người có số phận như những cuốn sách tặng nằm trong hiệu sách cũ...


Đẽo cày giữa làng

Anh nọ ngồi giữa làng đẽo cày, ai đi qua cũng góp ý chỉ bảo vài câu... Kết quả: cày không có mà có một đám oánh nhau vì người này chửi người kia ngu, người kia mắng người nọ không biết gì... Ai cũng tự cho mình là đúng.

Anh chàng thợ vụng đẽo cày rút ra một kinh nghiệm: cứ lẳng lặng mà làm, không thành cày thì cũng được cuốc. Sau đó thằng nào có ý kiến ý cò thì... lấy cuốc nện nó một trận là xong.


Ngựa Gióng

Lại nói dân làng thuê thợ rèn ngựa sắt, roi sắt cho Gióng đánh giặc. Lần đầu thất bại, Gióng chỉ vỗ nhẹ ngựa đã vỡ, roi đã gãy là do bớt xén nguyên liệu nhiều quá. Lần sau thành công, Gióng cưỡi ngựa cầm roi đánh tan giặc Ân rồi “bay về giời”. Nhưng nghe đồn Gióng chỉ bỏ làng ra đi, để lại cả ngựa lẫn áo giáp, người làng lập tức đem bán sắt vụn.

Tiếc thế, giá mà còn chắc hẳn sẽ là bảo vật quốc gia!


Lọ Lem

Khi tiếng chuông 12 giờ đêm vang lên, cỗ xe biến thành trái bí, tứ mã hiện nguyên hình những chú chuột tinh khôn, chỉ còn lại chiếc giày pha lê lấp lánh trong đêm.

Nhiều người đàn bà mơ ước số phận của nàng Lọ Lem, nhưng rồi cuối cùng nhận ra chỉ có tình yêu mà họ dành cho người đàn ông của họ - đẹp và trong vắt như chiếc giày pha lê kia - là có thực.


Mật khẩu

Bây giờ cái gì cũng cần mật khẩu: thẻ tín dụng, máy tính, điện thoại, tài khoản ngân hàng, những email, các mạng xã hội... Nhiều thứ thường xuyên đổi mật khẩu để bảo mật. Dùng nhiều thì mật khẩu thuộc lòng. Ít dùng sẽ quên mật khẩu, rồi mất tài khoản, khó khăn lắm mới sử dụng lại được.

Một ngày cô đột ngột ra đi. Anh chợt nhận ra từ lâu mình đã quên “mật khẩu” đăng nhập vào trái tim cô.

Đơn giản chỉ là “anh yêu em”.

Nguồn Net
Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Wed Aug 26, 2015 4:45 pm    Tiêu đề: Truyện rất ngắn



Truyện rất ngắn

Nhà Sư và Cô Lái Đò

Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng ngườì, sau hết đến nhà sư.

- Cô lái đò đòi tiền “gấp đôi” so với các khách khác.

- Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?

Cô lái mỉm cười:

- Vì Thầy nhìn em…

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền “gấp ba.”

- Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái cười bảo:

- Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định. Đò cập bến cô lái đò thu tiền “gấp năm” lần.

- Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái đáp:

- Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.

Nhà sư trả tiền và lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò… Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?

Cô lái đáp:

- Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.

Thiền sư hỏi:

- Vì sao vậy?

Cô lái cười đáp:

- Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa…

Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi…

(Vô Danh)
Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Wed Oct 07, 2015 4:01 pm    Tiêu đề: Truyên ngắn



Truyện ngắn cảm động
TÓC XƯA - Nguyễn Mạnh Tiến



Tôi sắp kể cho các bạn nghe một chuyện tình. Đây không phải là chuyện tình ly kỳ, lãng mạn của những người trẻ yêu nhau.Cũng không phải là một chuyện tình gay cấn, đầy tình tiết  éo le như trong tiểu thuyết. Mà đây là một chuyện tình nhẹ nhàng, êm đềm, một chuyện tình đơn giản nhưng sâu đậm, mà dấu ấn của nó sẽ tồn tại suốt đời ngay cả khi một trong hai người đã vĩnh viễn ra đi.

Niên khoá 1967-1968, tôi học năm thứ nhất Y Khoa Saigon. Khi đi thực tập mổ xác người chết tại Cơ Thể Học Viện, đường Trần Hoàng Quân gần trường Chu Văn An, trong nhóm thực tập với tôi năm ấy có Th., cựu học sinh trường Petrus Ký, người miền Nam, cao ráo trắng trẻo, tương đối đứng đắn, ít đùa giỡn bông lơn như đa số chúng tôi. Sau khi ra trường cuối năm 1973, tôi gia nhập binh chủng Biệt Động Quân, sống đời lính thú "trấn thủ lưu đồn" nơi núi rừng biên ải. Th. được hoãn dịch vì lý do gia cảnh, ở lại Saigon làm việc cho một nhà thương.

Th. lấy vợ tương đối sớm. Anh quen bà xã, T.C., khi còn là sinh viên Y Khoa, gặp chị khi ấy đang học trường Dược. Sau 30/4/1975, anh tiếp tục làm việc trong nhà thương........ nhưng một thời gian sau, Th. chán nản, chịu hết nổi nên tìm đường vượt biên cùng vợ và con nhỏ. May mắn được tàu Anh quốc vớt, gia đình anh được đưa vào định cư tại xứ sở Nữ hoàng năm 1979.

Sau vài năm định cư, cả anh lẫn chị đều lấy lại được bằng hành nghề. Anh chị dọn về ở Bolton, một thành phố nhỏ gần Manchester. Th. hành nghề bác sĩ gia đình, được nhân viên và bệnh nhân (đại đa số là dân địa phương người Anh) quí mến. Chị thì làm việc cho một dược phòng. Đời sống của họ trôi qua êm đềm hạnh phúc. Các cháu đều học hành giỏi giang, tốt nghiệp đại học và đều có việc làm vững chắc. Ngoài công việc làm ở phòng mạch, anh cũng tích cực tham gia các sinh hoạt đấu tranh chống CSVN của cộng đồng người Việt tại Anh quốc, luôn luôn có chị bên cạnh hỗ trợ.


Tháng 3 năm 2012, anh chị sang Úc thăm cô con gái út, đã đỗ bác sĩ bên Anh và sang Sydney làm việc tại một bệnh viện. Vợ chồng tôi và vợ chồng anh N. - cũng là người bạn cũng lớp - có dịp tiếp đón hai người, đưa đi chơi đây đó.  Chúng tôi cũng đưa anh chị  vào tham dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm đó trong Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng ở Bonnyrigg. Chị TC rất vui tính và dễ thương, nói chuyện có duyên nên mấy bà trò chuyện cười đùa với nhau rất thoải mái.

Chỉ mấy tháng sau đó, chúng tôi bàng hoàng nhận được tin chị TC đã qua đời. Sau này hỏi ra, mới biết rằng chị đã mắc bệnh ung thư phổi từ năm 2010, và bệnh đã chuyển di đến các cơ quan khác, cho nên dù chữa trị cũng chỉ để kéo dài thêm thời gian chứ khó có thể mong hết bệnh. Biết chị không còn nhiều thời gian nữa, Th. đã nghỉ hưu sớm để săn sóc chị, đưa chị đi du lịch các nơi để chia sẻ với nhau những tháng ngày ngắn ngủi còn lại. Té ra là khi gặp chúng tôi lần trước, chị đã biết mình không còn sống bao lâu nữa, nhưng vẫn bình thản vui vẻ với bạn bè, không hề hé lộ một dấu hiệu bệnh hoạn hay rầu rĩ nào để tránh gây buồn bã hay bối rối cho mọi người chung quanh! Thật khó tìm được một người đàn bà can đảm và bản lĩnh như chị!

Chị mất đi, tinh thần Th. suy sụp đáng kể. Anh biếng ăn, ngủ không được vì cảm giác hụt hẫng, thiếu vắng hình bóng của người bạn đời đã bốn mươi năm chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau trải qua biết bao nhiêu khổ đau nguy hiểm. Căn nhà vốn đã vắng vẻ vì các con của anh chị đều đã lớn, rời nhà đi làm xa, nay càng trống trải dễ sợ. Anh cô đơn lủi thủi ra vào, nhìn đâu cũng thấy đầy ắp kỷ niệm của chị. Nỗi đau mất mát tưởng chừng như không bao giờ nguôi.

Một vài tháng sau khi chị mất, Th. gửi cho tôi bài thơ này, cảm tác trong một đêm mất ngủ, quay quắt nhớ chị.



NGUYỆT LẠNH
Đánh thức dùm ta trăng của ta,
Chưa khuyết mà sao bóng nguyệt tà.
Đêm soi trên gối, giờ đâu thấy,
Có phải vì ta mắt nhạt nhòa?

Bao đêm say đắm khúc nghê thường,
Ngờ đâu giờ cất tiếng thê lương!
Trăng hỡi đêm dài chưa muốn sáng,
Hãy giấu dùm ta nỗi đoạn trường.

Xin cho đôi cánh để ta bay,
Tìm trăng mòn mỏi suốt đêm dài.
Hình đây sao vẫn chưa thấy bóng,
Không rượu nhưng mà muốn tỉnh say.

Say không men rượu giấc chẳng nồng,
Tỉnh thức mình ta chốn thinh không.
Trăng ta ai nỡ đem đi giấu,
Hay đã lạc vào cõi mênh mông?

Ta hẹn chờ trăng suốt canh thâu
Có lẽ từ đây đến bạc đầu
Gối lạnh từ ngày trăng xa vắng
Hãy chỉ cho ta trăng ở đâu?

Ta mộng trăng về từ nẻo xa,
Đêm nay ta đón trăng về nhà.
Trăng ấm giờ sao là nguyệt lạnh,
Thức dậy đi trăng, trăng của ta...

DVTh


Năm ngoái, trong chuyến đi du lịch Âu Châu, vợ chồng tôi ghé Anh quốc, đến Bolton thăm Th. và ngủ lại một đêm để có thời giờ hàn huyên tâm sự. Căn nhà rất xinh xắn và gọn ghẽ của anh tọa lạc tại một khu vực yên tĩnh, có mảnh vườn nhỏ phía sau trồng đầy hoa. Anh đưa chúng tôi vào xem phòng của chị, vẫn giữ nguyên trạng như khi chị còn sống. Tấm ảnh chị trên bàn thờ, hai con mắt đen láy nhìn xuống chúng tôi, lấp lánh như chứa nụ cười.

Gần đây, Th. lại gửi cho tôi một bài thơ nữa anh mới sáng tác. Thuở trước trong khi chị đang phải chữa bệnh ung thư bằng hoá trị và xạ trị, tóc chị rụng nhiều. Ngày nào Th. cũng phải đi vòng vòng nhặt tóc rụng của chị rơi rớt quanh nhà. Anh cũng cất giữ một số tóc rụng đó để làm kỷ niệm. Nay nhìn tóc nhớ người, anh cảm tác nên bài thơ này:



Ảnh minh họa  

TÓC XƯA
Ngày nào nhặt tóc quanh đây,
Sợi nằm trong gối, sợi bay ra vườn.
Sợi dài buộc mối yêu thương,
Sợ ngắn cột lấy nỗi buồn xa quê

Mượt mà một thuở tóc thề,
Gió lùa qua tóc mân mê vai mềm.
Sợi nào đánh rớt bên thềm,
Nhặt về chờ tối ru đêm giấc nồng.

Sợi nào sáng gội, chiều hong,
Gió đưa hương tóc qua song cửa mành.
Lạc vào ngõ vắng nhà anh,
Quen người quen cảnh, không đành rời xa.


Tóc nào đen óng hôm qua,
Gởi vào trang sách, bên ta mỗi ngày.
Sợi nào là sợi tóc mai,
Loà xoà bên trán làm ai phải lòng.

Để mà sáng đợi chiều trông,
Sợi kề bên má, sợi hôn môi người.
Sợi nào từ thuở đôi mươi,
Tóc tơ se kết, tiếng cười nỗi đau.

Sợi nhìn ngày tháng qua mau,
Tóc xanh hôm trước, bạc màu hôm nay.
Tóc xưa giờ đã xa bay,
Sợi buồn ở lại, ngắn dài xót xa...

DVTh
Lời thơ thật thấm thía, mỗi chữ đọc chậm tưởng như một giọt nước mắt rơi đều xuống tim, lột tả tâm trạng đau đớn của người ở lại nhớ thương người đã ra đi. Hai câu kết nghe bâng khuâng như một tiếng thở dài...

Theo suy nghĩ của tôi, những bài thơ hay phải là những rung  động đi thẳng từ tim ra mặt giấy mà không qua quá trình sàng lọc, chọn chữ, suy nghĩ của óc. Bài Tóc Xưa này, với tôi, là một bài thơ hay theo cách nhìn đó. Tôi đã xin phép tác giả để kể lại câu chuyện và đăng bài thơ lên số báo Xuân này, để mọi người cùng đọc và chia sẻ.


Nguyễn Mạnh Tiến

Nguồn Net


Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Wed Oct 07, 2015 4:16 pm    Tiêu đề: Truyện rất ngắn


Truyện ngắn
Thiên Sứ Tình Yêu - Anh Tử



Lại một cái Tết nữa sắp đến. Hôm đó một người bạn học của vợ chồng tôi đem biếu đôi gà rừng, nói rằng do người dân miền núi nơi họ ở bắt được bằng lưới. Anh nhốt chúng vào chiếc lồng che kín và mang đến, chúng tôi chỉ nghe thấy tiếng kêu quắc quắc vọng ra.


Người bạn còn cho biết chú gà trống rất khoẻ, bất kỳ ai thò tay chạm vào là nó chống cự quyết liệt, anh còn giơ cánh tay đã bị trầy xước để minh chứng.

Gần tối chồng tôi đi làm về, tiện trên tay còn đeo đôi găng bảo hộ, anh nhanh nhẹn thò tay túm được chúng và nhốt vào một chuồng gà bằng sắt cũ trong sân nhà. Anh nói vẻ đắc ý: "Thật tuyệt, nhà ta sẽ được một bữa súp gà thật ngon vào đêm 30 Tết…”. Đêm hôm đó tiếng kêu cứu và tiếng đạp lồng tìm lối thoát của đôi gà khiến tôi trằn trọc không ngủ.

Sáng dậy, tôi vội mang thức ăn cho chúng, vừa mở cửa, tôi giật thót mình thấy một bóng đen hình con gà in trước cửa. Tôi ngước lên nhìn thì ra con gà trống đêm qua đã phá được cửa chuồng bay ra đậu ngay đầu hồi nhà. "Hỏng rồi, con gà trống sổng chuồng rồi”. Tôi vội vàng kêu to, chồng và con trai tôi đang ngủ cũng chồm dậy lao ra cửa để truy bắt kẻ "vượt ngục”. Hai bố con tìm đủ mọi cách mà không tài nào bắt được, nó bay mất hút. Trước tình thế không an toàn ấy, ngay tức thì chồng tôi gia cố lại chuồng, chằng thêm dây thép xung quanh, cẩn thận hơn, anh ấy còn dùng dây buộc nốt chân con gà mái lại, vừa làm vừa tự an ủi: "Còn mày, chạy đằng trời! Thôi thì còn một con mái này cũng đủ ăn Tết”.

Thế rồi chúng tôi mỗi người một việc. Chập tối đi làm về, việc đầu tiên là tôi vào kiểm tra chuồng gà. Thật kỳ lạ, dưới chân tôi lại hiện lên bóng đen con gà trống sáng nay "vượt ngục”. Không hiểu tại sao gà trống lại quay trở lại, tôi trân trân đứng nhìn nó mà trong lòng bao thắc mắc lạ kỳ.

Rồi tôi chợt phán đoán. Nó bay trở lại không phải nơi đây có thức ăn no đủ hơn nơi nó đang sống! Càng không phải nó quay lại để tìm cuộc sống trong "ngục tù”. Phải chăng vì nó không nỡ bỏ rơi bạn gái đang bị giam cầm và sắp phải đương đầu với cái chết được báo trước. Có lẽ nó cũng hiểu rằng trước khi giã biệt cõi đời, cô bạn gà mái xinh đẹp kia đang phải sống trong sự cô đơn thảm thương đến nhường nào!

Trong thế giới thiên nhiên chỉ con người được Thượng đế ban tặng có thêm chức năng "ý thức” để được cảm xúc sinh động về tình yêu, hận thù, hờn ghen… nhưng lạ thay hiện hữu trước mắt tôi hôm nay, chú gà rừng kia cũng mang trong mình một trái tim của sức mạnh tình yêu mãnh liệt. Sẵn sàng đương đầu với hiểm hoạ để bảo vệ người tình. Biết đâu nơi rừng núi xanh thẳm kia, chúng là một đôi tình nhân, một đôi uyên ương hay một cặp vợ chồng đang tuần trăng mật…

Tôi lặng lẽ ngắm nhìn chú gà trống đang thế thủ trên đầu hồi nhà, trong lòng xốn xang. Như chợt tỉnh, tôi vào nhà lấy rổ thức ăn và một chậu nước sạch cho cả đôi gà ăn, chắc chúng đã bị đói suốt ngày hôm qua.
"Lại có chuyện gì vậy, con gà trống quay lại phải không?”. Chồng tôi chạy lại xem đầu đuôi ra sao, anh há hốc miệng vẻ kinh ngạc vì sự thể đúng như vậy! Chú gà trống cứ nhảy lên lại nhảy xuống từ đầu hồi nhà đến khúc gỗ gác lên nóc chuồng, nửa muốn tiến đến gần cửa chuồng, nửa vẫn như cảnh giác để tự bảo vệ mình. Đoán được ý định, chồng tôi liền mở cửa chuồng và để ngỏ, chúng tôi lánh ra một chỗ chờ đợi, vài phút sau chú gà trống quả cảm lao xuống cửa và chui vào chuồng. Nó áp mình bên cạnh cô gà mái, dùng thân và đôi cánh dang rộng che chở. Cô gà mái tìm thấy hơi ấm người bạn đời, nó run rẩy dũi mình nép vào thân gà trống. Có lẽ cô ta đang có được sự che chở mạnh mẽ và đầy tin tưởng. Chú gà trống cất tiếng kêu "Ri, ri…” giọng trầm ấm như an ủi người bạn gái: "Chúng ta sẽ không bao giờ ly biệt”.

Tối hôm đó gia đình chúng tôi không ngớt bàn luận về tình cảnh của đôi gà. Ai cũng cảm thấy trong lòng vướng mắc khi chứng kiến được tình yêu thiêng liêng mà chúng dành cho nhau. Điều đó khiến trong mỗi chúng tôi đều muốn cưỡng lại ý định giết chúng để ăn thịt. Miếng thịt gà đó thật thơm ngon đối với bất kỳ ai có nhu cầu hưởng thụ, nhưng sẽ đắng ngắt và khó nuốt trôi khi biết rằng mình đang huỷ diệt một tình yêu cao thượng. Chồng tôi chợt nói trong sâu lắng: "Có lẽ…” Anh dừng lời ở đó nhưng tôi và cậu con trai như chung một dòng suy nghĩ cùng bật lên: "Có lẽ chúng ta không thể giết thịt chúng để ăn phải không ạ!”- "Đúng vậy!” Anh khẽ nói. Kể từ giây phút này chúng tôi sẽ trả lại cho thiên nhiên một mắt xích liên hoàn của sự sinh tồn trên trái đất, nó đã dành cho chúng tôi sự cảm kích thiêng liêng- đó là cảm xúc lương tâm.

Ai ngờ đêm xuống lại xảy ra một chuyện kinh hoàng. Khoảng quá nửa đêm một gã mèo hoang to khoẻ móng vuốt sắc nhọn, đôi mắt hung dữ, xuất hiện trong sân nhà tôi. Cách đây hơn một tháng con mèo hoang này đã từng ăn thịt một con thỏ mà chúng tôi nhốt trong lồng để ngoài sân. Đêm nay có lẽ mèo hoang đánh hơi thấy mùi thịt mới, nó rón rén như kẻ săn mồi lành nghề, trườn tới cửa chuồng gà thò đôi chân móng vuốt sắc nhọn bất ngờ quặp chặt đúng cổ gà mái, tiếng kêu thảm thiết của gà mái làm chấn động màn đêm khiến chúng tôi bừng tỉnh chạy ra sân. ánh đèn pin của chúng tôi quét về phía mèo hoang, nó đang dùng răng cậy cửa chuồng. Quả thực ánh mắt của mèo sắc lạnh trong một đêm tuyết rơi rét thấu xương.

Chúng tôi không thể làm gì hơn. Chúng tôi chỉ đám đứng từ xa dùng đèn quét lia lịa đánh động đuổi mèo hoang, một mặt muốn gà trống cùng chúng tôi phản kích để bảo vệ sự sống cho chúng. Quả nhiên gà trống bật tung mình dùng đôi cánh chắc khoẻ lao về phía mèo, vỗ đập tới tấp chống trả quyết liệt để bảo vệ con mái. Đôi móng cựa của gà trống lách qua những khe chuồng như lò xo vồ vào mắt mèo hoang. Bị đánh trả quyết liệt, mèo hoang bị thương tích đau đớn đành bỏ lại con mồi chạy hút bóng đêm.

Sáng hôm sau, chúng tôi lại nghe hàng xóm xôn xao không biết nhà ai có con gà trống đêm qua bị mèo hoang ăn thịt mất một nửa, còn một nửa nó bỏ lại rặng tre. Con gà trống này được gia chủ nuôi nấng đầy đủ, nên to cao đến nửa mét, đôi cánh rộng như cánh đại bàng, màu sắc đẹp lộng lẫy như đuôi công. Sáng nào nó cũng ngạo nghễ đi trên đường làng cất tiếng gáy vang khoe mẽ khiến những cô gà mái trong làng nhìn thấy đầy vẻ ngưỡng mộ thèm khát, vậy mà nó chịu để lại một nửa thân xác thảm hại trước móng vuốt của kẻ săn mồi đêm qua.

Nhìn đám tuyết trên sân nhà, còn đỏ những vệt máu của mèo hoang bị thương trước sự trống trả quyết liệt của đôi gà rừng đêm qua càng thôi thúc vợ chồng tôi quyết định dứt khoát trả lại cho chúng bầu trời tự do, nơi mà tạo hoá ban quyền cho chúng được hưởng trọn.

Đúng vào sáng 30 Tết, hai vợ chồng tôi dậy từ sớm. Việc đầu tiên chúng tôi mang thức ăn vào cho đôi gà, khi nhìn vào cửa chuồng, tôi thấy đôi mắt của chúng nhìn chúng tôi vẻ căng thẳng lo âu. Phải chăng chúng ngỡ đoán đây là bữa ăn cuối cùng trước khi bị con người hoá kiếp. Sau khi chúng ăn xong, chồng tôi bắt đôi gà cho vào chiếc lồng tre. Chúng tôi ngồi trên thuyền xuôi theo dòng sông hướng về nơi mà người bạn đã mang gà biếu. Đi được nửa đường, nhìn bên bờ sông hiện lên một dãy núi với những cánh rừng xanhngát hùng vĩ. Chồng tôi dừng thuyền, anh trầm ngâm ngắm một lúc và bảo tôi xách lồng gà cùng leo lên núi. Bầu trời xanh ngát, gió rừng rào rạt điệp trùng, những cành lá lay động nghiêng ngả như vẫy chào chúng tôi… Tôi mở nắp lồng, đôi gà rừng trống, mái ngỡ ngàng không bay ra ngay, ngừng một lát chúng như mới chợt hiểu và từ từ vỗ cánh chui ra khỏi lồng. Chúng không bay ngay mà đậu trước mắt chúng tôi, hướng đôi mắt trong vắt như rớm lệ hàm ơn rồi mới vỗ cánh bay xa… Bóng đôi gà nhỏ dần và khuất vào màu xanh bạt ngàn. Trước khi quay về, chúng tôi còn kịp nhìn thấy trên mặt tuyết, nơi đôi gà vừa đứng, dấu chân chúng tôi để lại như một ấn tích liên hệ sự sống còn giữa con người với thiên nhiên, như ghi lại dấu ấn một Thiên sứ Tình yêu…

Truyện ngắn của Anh Tử (Trung Quốc)
Tạ Đỗ Hiền dịch

Nguồn Net

Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Fri Dec 11, 2015 6:02 pm    Tiêu đề: Truyện rất ngắn


 Chùm truyện ngắn cực ngắn
 Phùng Thành Chủng


 Bố.

 Về già, bố hay uống rượu. Nhà nghèo, mẹ vẫn lo cho bố đủ ngày ba bữa. Được cái, chưa bao giờ thấy bố say. Ngược lại, rượu vào hình như bố tỉnh ra...
Không hiểu bố, một lần tôi bảo: Bố uống ít thôi! Bố nhìn tôi, mặt bệch ra. Mẹ chạy vào: Ai cho phép con được nói với bố như thế ?!
... Tôi đi làm xa. Bố mất! Ngày giỗ đầu, tôi mua một chai rượu Tây trị giá tương đương hai chỉ vàng. Hết tuần nhang, mẹ bảo hạ mâm. Nhìn chén rượu rót cho bố vẫn còn nguyên, tôi khóc...

 Trả công!

 Người bố gương mặt ngời ngời hạnh phúc, vừa chăm chú theo dõi từng bước đi chập chững của đứa con, vừa nựng: Con trai của bố giỏi lắm! Một, hai, ba, nào... hoan hô!
Bốn mươi năm sau.
Người bố dò dẫm từng bước từ nhà ra sân như đứa trẻ mới tập đi, không may bị trượt chân, ngã tím cả mặt. Thằng con quát: Thật đúng là câm hay nói, què hay đi, cho chết!
... Hai giọt nước mắt rỉ ra từ hai hố mắt già nua. Người bố bây giờ mới thấy đau nơi bị ngã.


  Tro ấm

 Bọn cháu gái chúng tôi chẳng ai học được cách nhóm bếp của bà nội cả. Bà chỉ cần gạt bỏ lớp tro phủ trên mặt bếp lò, bỏ củi vào thổi nhẹ là có một bếp lửa đỏ rực.
Sáng nào cũng vậy, bà nội dậy thật sớm. Bà lặng lẽ nấu nước, lấy bộ đồ ông nội trên mắc áo đi giặt. Xong bà quay vào chuẩn bị bữa cơm, châm sẳn một bình trà nóng, rồi ra cửa gọi lớn:
“Ông ơi vào ăn cơm”
Cả nhà tôi đều im lặng.
Ông nội đã mất 20 năm rồi!
-------------------------------------

  Đợi
 “Mẹ ơi, sao bà hay ngồi ngoài cửa chiều chiều thế mẹ? Bà lãng mạn quá mẹ nhỉ!” Nó cười tít mắt, tưởng tượng vu vơ ở chân trời nào chả rõ. Mẹ chẳng nói gì, chỉ lặng im, lâu lâu lại ngẩng lên nhìn bà, mắt mẹ thoáng buồn, nó chẳng hiểu vì đâu…
Sau đó nó biết ông khi xưa đi chiến trường không về, bà thì luôn bảo ông “chưa” về nên hay ra ngồi ngoài ngõ đợi.
Có lúc nó dỗi bà, bảo bà không chơi với nó mà cứ ngồi đợi ông “Ông không về đâu, ông chết rồi!” Nó hét lên giận dữ, khóc thảm thiết. Bà vuốt má nó nựng nịu, rồi cõng nó vào trong.
Mãi sau này, khi bà mất đi, mẹ kể nó nghe rằng: bà muốn đợi ông về, dẫn hồn ông đi kẻo lạc. Bà sợ năm tháng dài, mấy con ngõ trở thành lạ xa.
Nó lặng im thẫn thờ, mắt thả về miên man… thấy nhớ bà vô hạn…
Rồi chiều chiều, cũng tự khi nào không biết, nó ngồi trước hiên nhà, đợi bà ngang qua…
..........................................


  Ca dao thương mẹ (Trung Dung)

 Ba bị tai nạn mất khi mẹ chưa bước vào tuổi bốn mươi. Mẹ ở vậy nuôi con.
Con lêu lổng chơi bời, mẹ khóc.
Con ngoan, học giỏi... Mẹ cũng khóc khi đốt nhang cho ba.
Hồi đó, con đâu hiểu sao ít thấy mẹ cười.
Lớn lên, nghe câu hát "... Mẹ đi lấy chồng con ở với ai..." Con lại khóc vì thương mẹ.


  Mẹ và con

 Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.


  Ăn cơm(Nguyễn Thanh Bình)


 Thằng Tèo ngồi tiu nghỉu. Tựa lưng vào cây trứng cá bên hông nhà, thỉnh thoảng nó giơ tay gạt nước mắt.
Không biết chuyện gì? Cả buổi sáng nay ba má nó liên hồi ẩu đả. Bỏ ông táo lạnh tanh. Giờ mỗi người mỗi góc.
Rồi cuộc chiến lại tiếp tục. Từ võ ba càng chuyển sang võ miệng. Bỗng má nó lớn giọng :
- Ông ăn chả, tôi ăn nem. Mặc xác ông!
Đến đây, cái bao tử thúc giục, Tèo tham chiến :
- Con không thèm ăn thứ đó, con chỉ muốn ăn cơm thôi!


  Nhớ mẹ (An Hạ)

 Dưới quê học hành khó khăn nên mới lớp 2, thằng Út đã được gởi lên thành phố ở với chị Hai.
Lâu lắm mẹ mới ra thăm. Lần nào chị Hai cũng nhằn vì mẹ cứ nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày, lại vứt bã trầu lung tung. Lần nào cũng vậy.
Đưa mẹ ra bến xe về quê xong, chị Hai về thấy nhà vắng ngắt. Tìm mãi mới thấy thằng Út đứng khóc sau kẹt cửa, tay cầm mấy cái bã trầu khô.


 Euro(Đặng Quang Vinh)

 Euro lần trước nhằm lúc má đang bệnh.
Nhà có mỗi cái ti vi là đáng giá, ba đem cầm để thuốc thang cho má. Hễ đến giờ trực tiếp, ba vừa lo canh thuốc vừa lắng nghe tiếng bình luận câu được câu mất ở ti vi nhà hàng xóm.
Nhưng một năm sau, ba lại ra đi trước má.
Euro lần này, tuy không hiểu thế nào là bóng đá nhưng đêm nào cũng vậy, đến giờ má lại thức mở ti vi và ngồi khóc một mình.


  Nỗi niềm(Kim Thuý)

 Cái điệp khúc ấy má tôi nhắc hoài mỗi khi soạn tủ:
-Ba con không thích má cho ai quần áo cũ. Ổng nói: "Thà cho họ một số tiền, anh không thích hương áo em lại đưa cho người khác mặc."
Giờ, hương xưa còn giữ lại, người xưa đã đi xa...
Chiều nay, má đẩy sang tôi mớ quần áo cũ. Tôi chọn một bộ cho chị bán cơm ở vỉa hè, để rồi sau đó bao lần phải ngoảnh mặt đi mỗi khi thấy chị ấy tất tả ngược xuôi trên hè phố trong thấp thoáng bóng dáng của má tôi.

 
  Bạn
 Nguyên Vũ

Năm cuối. Được đăng đôi bài trên báo, tôi đâm tự phụ

. Bạn bè chung chỗ rủ dạy thêm, tôi lắc đầu. Phụ quán

cà phê, bĩu môi. Chạy xe ôm, không bao giờ.

Ra trường. Thời gian thử việc bài được bài mất, nhuận

bút chẳng là bao.

Hôm qua, đành muối mặt khất nợ tiền trọ, bà chủ cười:

- Tụi nó đóng luôn cho em rồi.

Chao ôi! Những đồng tiền bạn tôi chạy xe ôm.



  Ước mơ

  Phương Anh


 Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn

lựa, chị hỏi nó:

- Nếu cô trúng số, con chịu cô mua cho con cái gì?

Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:

- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy

tới trường liền không bị trễ học nữa.

Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:

- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.

Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày  

đi qua nhà với chân trần, đầu không nón...


  Cảnh ngộ
  Phạm Thị Kim Anh


- Chú ơi, mua vé số dùm con đi chú. Làm ơn mua giúp

con một vé đi chú

- Đưa coi.

- Anh ơi, mua tặng chị một hoa hồng đi anh.

Người đàn ông nhìn tấm vé số rồi nhìn cô bạn gái của

mình. Người đàn ông chọn hoa hồng.

Đêm thành phố nhộn nhạo những ánh đèn xanh đỏ.

thằng bé bán vé số lủi thủi bước đi, vai nó run lên

không biết vì căm ghét con bé bán hoa. Nó đâu biết

rằng con bé bán hoa ấy cũng có một đứa em bán vé số

và một người cha đang hấp hối

-------------------------


  Khoảng cách

 Anh lớn hơn nàng già con giáp. Sợ cảnh chồng già vợ

trẻ sau này, anh dằn lòng nói lời chia tay. Nàng nước

mắt lưng tròng.

 Ba năm sau, nàng cũng lên xe hoa. Chồng nàng bằng

tuổi anh.

- Sao ngày xưa em không giữ anh lại? Giọng anh đầy

tiếc nuối và trách móc.

Nàng nhìn anh trân trối:

- Cứ nghĩ anh không muốn cưới em...

 Nguồn Net
Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Sat Jan 23, 2016 1:36 am    Tiêu đề: Truyện rất ngắn


Chiếc ấm trà - Thầy Hồ Thành Huân


Ngày xưa có một phú ông rất thích trà, phàm là người đến nhà dùng trà, dù là người nghèo hay giàu thì ông đều sẽ sai gia nhân chiêu đãi.

Một hôm, có một tên ăn mày rách rưới đứng trước cửa, không xin cơm, chỉ xin bát trà. Gia nhân cho hắn vào nhà, đun trà cho hắn. Tên ăn mày nhìn nhìn rồi nói:

“Trà không ngon."

Gia nhân nhìn hắn lấy làm lạ, rồi cũng đổi một bát trà khác ngon hơn.

Tên ăn mày ngửi ngửi, nói:

“Trà này ngon, nhưng nước vẫn chưa được, phải dùng nước suối trong.”

Gia nhân ngạc nhiên nhìn hắn, liền vội đi lấy nước suối cất trữ từ sáng sớm ra để pha trà.
Tên ăn mày nhấp thử một ngụm, nói:

“Nước rất tốt, nhưng củi sao trà không được, củi phải dùng củi sau danh sơn. Bởi vì củi phía đón nắng của núi chất củi xốp, còn sau danh sơn kia chất củi chắc cứng.”

Gia nhân thấy người này không hề tầm thường, rất tinh thông trà đạo, liền dùng loại củi tốt đun nước pha lại trà, rồi mời lão gia ra tiếp.

Sau khi trà được mang lên, phú ông và tên ăn mày đối ẩm một bát. Tên ăn mày nói:

“Ừm, bát trà lần này, nước, củi, lửa đều tốt, chỉ có ấm pha trà không ổn."

Phú ông nói:

“Đây là chiếc ấm tốt nhất của ta."

Tên ăn mày lắc đầu, cẩn thận lấy từ trong tay áo ra một ấm trà bằng đất tử sa đen bóng cao trà, đưa gia nhân pha lại trà. Phú ông vừa nhấp thử, kinh ngạc trước mùi vị ngào ngạt, mê hoặc của trà, lập tức chắp tay thi lễ:

“Kính nể, ta xin mua lại chiếc ấm này. Lão cho giá đi, bao nhiêu cũng được."

Gã ăn mày nhất định không bán, dứt khoát trả lời:

“Không được, chiếc ấm này là cuộc sống của ta, ta không thể bán”  rồi vội vàng rót trà ra, cất lại chiếc ấm, vội vàng bước đi.

Phú ông ngăn lại, nói:

“Ta đổi một nửa gia sản để lấy chiếc ấm của ngươi.”

Tên ăn mày vẫn bước tiếp. Phú ông nôn nóng:

“Ta xin đổi toàn bộ tài sản để lấy chiếc ấm của ngươi.”

Tên ăn mày nghe vậy, mỉm cười nói:

“Nếu không phải tôi tiếc chiếc ấm này thì cũng không lâm vào bước đường như hôm nay.”  Nói xong quay mặt bỏ đi.

Phú ông sốt ruột:

“Như vầy đi, ấm là của ngươi, ngươi hãy ở lại nhà ta, ta ăn gì ngươi ăn đó, nhưng có một điều kiện là ngày nào cũng dùng chiếc ấm ấy pha trà chúng ta cùng uống, ngươi thấy thế nào?”

Giật mình trước lời đề nghị, lão nhíu mày nghĩ, cũng vì miếng ăn qua ngày mà túng quẫn, chuyện tốt như vậy sao lại không nhỉ! Vậy là hắn ở lại.

Ngày qua ngày tên ăn mày ăn cùng ở cùng phú ông, ngày ngày cùng nâng niu chiếc ấm trà, chia sẻ với nhau tâm tư, thưởng trà ẩm rượu vô cùng ăn ý. Cứ thế hơn mười năm qua đi, hai người trở thành hai lão già tri kỷ thấu hiểu nhau.

Thời gian trôi mau, phú ông và tên ăn mày cũng ngày càng già đi. Một hôm phú ông nói:

“Ông già hơn tôi, không có con cháu nối dõi, không có ai thừa kế chiếc ấm trà, chi bằng một mai, khi ông khuất núi, để tôi giúp ông giữ gìn nó, ông thấy thế nào?”

Lão ăn mày rưng rưng đồng ý.

Không lâu sau, lão ăn mày thanh thản ra đi, phú ông thỏa ước vọng có được chiếc ấm tử sa. Lúc đầu, ông chìm trong cảm giác vui sướng, cho đến một ngày, lúc phú ông đang ngắm nghía trên dưới trước sau chiếc ấm, đột nhiên cảm thấy bản thân như thiếu thứ gì đó, cảm thấy lẻ loi. Lúc này trước mắt ông hiện lên hình ảnh ngày trước cùng lão ăn mày vui vẻ thưởng trà. Chợt hiểu, lão lạnh lùng ném mạnh chiếc ấm xuống đất...

Trong cuộc sống có được một người bạn tri kỷ là quá đủ! Đây là điều mà bao người từng trải đúc kết được! Tình tri kỷ, như một thứ ấm áp không lời, một sự đồng hành vô hình.
Theo dòng thời gian, có rất nhiều thứ đổi thay, tình nghĩa giữa lão và tên ăn mày đã vượt qua cái giá trị ban đầu của ấm trà, thứ dù có tốt đến đâu nếu không có ai cùng thưởng thức thì cũng mất đi ý nghĩa của nó, thứ đáng giá đến đâu cũng không đáng giá bằng tri kỷ.

Trong cuộc sống có được một người bạn tri kỷ là quá đủ! Đây là điều mà bao người từng trải đúc kết được! Tình tri kỷ, như một thứ ấm áp không lời, một sự đồng hành vô hình.

Tri kỷ thật sự, là hiểu, là thân thiết, là đồng điệu. Giống như một chén trà xanh, chan chát mà thấm vào tận trong tim. Có những khi chỉ cần một cái ôm, một ánh mắt, là hiểu tất cả mà không cần dùng đến lời nói; có những khi chỉ cần một đoạn tin nhắn là có thể cảm động mãi sau này.

Tri kỷ, không cần che đậy, cũng không cần giải thích, tự nó đã hiểu, tự nó cảm nhận. Không cần dốc hết sức, cũng không cần chuẩn bị, tự nó sẽ đem đến niềm vui, tự nó sẽ như ý thơ. Không tác động vào thế giới mỗi người, chỉ đồng hành trong tâm hồn; không trở ngại cuộc sống mỗi người, chỉ mang cùng tiếng nói tâm hồn.

Net
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân