TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 3 x 8 = 23?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

3 x 8 = 23?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Sun Aug 16, 2015 4:37 pm    Tiêu đề: 3 x 8 = 23?

Ba nhân tám rõ ràng là 24, vì sao lại là 23?

Câu chuyện Nhan Uyên và Khổng Tử sẽ cho bạn biết tại sao…


Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử. Một ngày nọ trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa một tiệm vải. Ông bước đến hỏi, mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải. Ông nghe người mua hét lớn:

- Ba nhân tám là 23, sao ông đòi 24 đồng?Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói:
- Đại ca ơi, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn nữa.Người kia không nghe, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói:
- Ai nhờ ngươi phân xử? Ngươi giỏi tính toán lắm hay sao?Rồi đề nghị:
- Chỉ có Khổng Phu Tử mới biết đúng sai, vậy chúng ta hãy tìm ông ấy và để ông ấy phân xử!Nhan Uyên đáp:
- Được. Nếu Khổng Phu Tử nói anh sai thì sao?Người mua nói:
- Nếu ta sai, ngươi hãy lấy đầu ta. Nếu ngươi sai thì sao?Nhan Uyên trả lời:
- Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan.Hai người cùng đi tìm Khổng Tử.
Sau khi nghe rõ câu chuyện, Khổng Tử nói:- Ba nhân tám là 23, đúng rồi. Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đưa cho người ta đi!Nghe Khổng Tử nói mình sai, Nhan Uyên đành tháo mũ xuống giao cho người kia. Người mua nhận mũ, đắc ý ra đi.Nhan Uyên trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ. Ông không phục trong lòng nhưng không dám nói ra.Ông cho rằng Khổng Tử già đâm ra lú lẫn và không muốn ở lại học tập Khổng Tử nữa.
Hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc nên xin nghỉ học…
Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.Trước khi ra đi, Nhan Uyên cáo biệt Khổng Tử. Khổng Tử chúc Nhan Uyên trở về nhà bình an, và dặn dò thêm:
“Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.
Nhan Uyên nói “Con xin ghi nhớ”, rồi ra đi.
Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to. Nhan Uyên đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường để tránh mưa. Vửa tới gần, ông nhớ lời Khổng Tử: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”… vội vã tránh xa khỏi thân cây rỗng.
Vừa đi khỏi không xa bao nhiêu, Nhan Uyên nghe một tiếng sấm, rồi thấy sét đánh tan cây cổ thụ kia. Hoảng sợ ông nghĩ trong đầu, “Câu sư phụ nói đã ứng nghiệm! Vậy còn câu sát nhân không rõ chớ động thủ thì sao?”
Khi về tới nhà thì trời đã khuya, không muốn đánh thức người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử của anh đang ngủ. Ông tới bên giường, sờ soạng lại có thấy hai người nằm trên giường. Nhan Uyên vô cùng tức giận, giơ kiếm định chém, nhưng bỗng nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn dừng tay. Ông đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là em gái của mình.
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại tìm Khổng Tử và ông quỳ xuống thưa:

- Sư phụ đã cứu ba người là con, vợ con và em gái của con! Con ngạc nhiên không hiểu sao Thầy lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?
Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói:- Ngày hôm qua thấy thời tiết khô nóng Ta đoán chừng sẽ có cơn dông, nên nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”. Thây con lại  đang bực bội trong người, trên thân lại đeo bảo kiếm cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!”
Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói:- Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử vô cùng kính nể!
Khổng Tử lại nói tiếp:- Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra con nghĩ rằng ta đã già nên ăn nói hồ đồ, nên không muốn học ta nữa. Con nghĩ đi, khi ta nói ba nhân tám bằng 23 là đúng bất quá con chỉ thua cái mũ quan, nhưng nếu ta nói ba nhân tám bằng 24 thì người kia sẽ thua, và mất đi một mạng người! Vậy theo con, chức vị hay mạng người quan trọng?Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, liền quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa:- Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết là đúng quá, đệ tử hổ thẹn xin bái phục sư phụ!
Từ đó về sau, Khổng Tử đi đến đâu Nhan Uyên theo đến đó, không rời sư phụ nửa bước.


Triết Lý Sống
Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Sun Aug 16, 2015 9:49 pm    Tiêu đề:

Ai bảo Khổng Phu tử chỉ là trết gia không có thần thông ?khi nghe lý luận rất sáng sủa của Khổng phu Tử Nhan Uyên vẫn cứ nói sư phụ liệu việc như thần và sao từ đó Nhan Uyên theo thầy không rời nữa bước ...Thế giới bên khi thật là huyền ảo

Câu chuyện rất hay
Cám ơn Henry

_________________

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân